Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 22 (Kết nối tri thức): Hệ thống truyền lực
Tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 11 Bài 22: Hệ thống truyền lực hay, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Công nghệ 11.
Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 22: Hệ thống truyền lực
A. Lý thuyết Hệ thống truyền lực
I - Cấu tạo hệ thống truyền lực
Cấu tạo chung của hệ thống truyền lực (Hình 22.2) bao gồm các bộ phận chính: li hợp (1), hộp số (2), trục các đăng (3), truyền lực chính và bộ vi sai (4), các bản trục (5).
a) Nhiệm vụ
- Li hợp là bộ phận đầu tiên của hệ thống truyền lực.
- Li hợp có nhiệm vụ ngắt tạm thời dòng truyền mô men của động cơ đến hộp số để có thể dừng xe hoặc chuyển số.
- Li hợp còn nối êm dịu dòng truyền mô men của động cơ đến hộp số và đảm bảo an toàn cho động cơ và các bộ phận khác của hệ thống truyền lực.
b) Cấu tạo
- Có nhiều loại li hợp khác nhau được sử dụng trên các loại ô tô.
- Loại li hợp ma sát khô một đĩa thường đóng được sử dụng phổ biến trên ô tô con.
- Đĩa ma sát (2) được lắp trên trục li hợp (5).
- Đĩa ma sát nằm giữa bánh đà động cơ (1) và đĩa ép (3).
- Đĩa ma sát luôn quay cùng với trục li hợp (5).
- Đĩa ma sát có thể di chuyển trượt dọc trục.
c) Nguyên lí hoạt động
- Trong trạng thái bình thường (li hợp đóng), đĩa ma sát được kẹp chặt giữa bánh đà và đĩa ép, mô men của động cơ được truyền từ bánh đà đến đĩa ma sát qua trục li hợp đến hộp số.
- Bộ phận dẫn động điều khiển li hợp truyền lực điều khiển của người lái từ bàn đạp đến đĩa ép để mở li hợp.
- Đĩa ma sát bị mài mòn và mỏng dần đi theo thời gian, ảnh hưởng đến khả năng truyền mô men của li hợp.
- Thiết kế cơ cấu điều chỉnh hành trình của bàn đạp trong bộ phận dẫn động điều khiển để đảm bảo khả năng truyền mô men của li hợp.
- Thêm bộ trợ lực trong bộ phận dẫn động để giúp người lái xe điều khiển li hợp được nhẹ nhàng hơn.
a) Nhiệm vụ
Các nhiệm vụ của hộp số trên ô tô động cơ đốt trong bao gồm:
- Nối hoặc ngắt (lâu dài) dòng truyền mô men từ động cơ đến các bánh xe chủ động, thay đổi tỉ số truyền
- Để thay đổi mô men chủ động và vận tốc của bánh xe chủ động cho phù hợp với các điều kiện hoạt động của xe
- Đổi chiều mô men chủ động đến bánh xe để ô tô có thể chuyển động lùi.
b) Cấu tạo
Cấu tạo của hộp số trên ô tô hiện nay được phân thành loại tự động và loại thường. Hộp số thường bao gồm ba trục:
- Trục sơ cấp có bánh răng luôn ăn khớp với một bánh răng gắn liền với trục trung gian và trục thứ cấp được lắp tựa vào lỗ tròn trong lòng bánh răng trên trục sơ cấp.
- Trên trục thứ cấp có lắp các bánh răng đối một ăn khớp với bánh răng trên trục trung gian để tạo ra các tỉ số truyền khác nhau của hộp số.
- Hộp số thường phổ biến trên ô tô con là loại hộp số hai trục, không có trục trung gian.
- Hộp số tự động sử dụng các bộ bánh răng thường xuyên ăn khớp để tạo ra các tỉ số truyền khác nhau và có cần số
- Tuy nhiên việc chuyển số do bộ điều khiển điện tử quyết định, người lái xe dịch chuyển cần số để xác định các chế độ hoạt động của hộp số.
c) Nguyên lí hoạt động
- Người lái xe mở li hợp sau đó dịch chuyển cần số để nối trục thứ cấp với một bánh răng đang quay trên trục đó.
- Mô men chủ động từ trục sơ cấp được truyền đến trục thứ cấp với một tỉ số truyền nhất định.
- Khi dịch chuyển cần số đến vị trí số lùi, bánh răng trung gian số lùi ăn khớp đồng thời với bánh răng và bánh răng số lùi.
- Nhờ đó trục thứ cấp quay ngược chiều với chiều quay của trục sơ cấp.
3. Truyền lực chính và bộ vi sai
a) Nhiệm vụ
- Bộ truyền lực chính nhận mô men chủ động từ hộp số và biến đổi độ lớn, phương quay (nếu cần) trước khi truyền đến bộ vi sai.
- Bộ vi sai phân phối mô men chủ động đến các bánh xe chủ động và cho phép chúng quay với các vận tốc góc khác nhau.
- Bộ vi sai làm cho ô tô có thể điều khiển được khi di chuyển trên đường cong và các bánh xe cần phải quay với các vận tốc khác nhau.
b) Cấu tạo
- Bộ truyền lực chính thường được thiết kế chế tạo chung với bộ vi sai thành một cụm ở trong cầu chủ động
- Bộ truyền lực chính gồm bánh răng chủ động và bánh răng bị động để tạo tỉ số truyền lực chính
- Trên ô tô con có động cơ nằm ngang tại cầu chủ động, cụm truyền lực chính và vi sai được thiết kế gắn liền với hộp số
- Bộ vi sai phổ biến là loại bộ vi sai bánh răng côn
- Các bánh răng hành tinh lắp quay trơn trên trục gắn liền với bộ vi sai.
c) Nguyên lí hoạt động
- Khi xe vào đường vòng, các bánh răng hành tinh có thể tự quay quanh mình
- Các bánh răng nối đến các bánh xe chủ động qua các bản trục
- Các bản trục có thể quay với vận tốc khác nhau
- Các bản trục vẫn đồng thời tiếp nhận mô men chủ động được phân phối đến.
- Khi vận hành li hợp cần mở và đóng nhanh chóng và dứt khoát
- Cần chuyển số từ từ, êm dịu khi khởi hành xe
- Trên cần chuyển số có kí hiệu các vị trí tay số trên hộp số thường
- Cần kiểm tra vị trí cần chuyển số trước khi khởi động động cơ để đảm bảo hộp số đang ở vị trí trung gian.
- Khi chuyển số cần mở li hợp và đẩy dứt khoát chuyển số đến vị trí mong muốn trước khi đóng li hợp. Chỉ chuyển số lùi khi xe đã phanh và dừng hẳn.
- Đối với hộp số tự động, khi dừng xe cần đạp phanh để xe dừng hẳn và chuyển cần chuyển số về vị trí đỗ xe (P).
- Cần kiểm tra và điều chỉnh hành trình bàn đạp li hợp, thay dầu bôi trơn và thay đĩa ma sát li hợp khi mòn quá giới hạn.
- Nếu thao tác chuyển số khó thực hiện hoặc có tiếng ồn bất thường từ hệ thống, cần đưa xe đến cơ sở dịch vụ kĩ thuật để được kiểm tra, khắc phục.
- Các bộ phận của ô tô nói chung và hệ thống truyền lực nói riêng cần được kiểm tra và bảo dưỡng định kì để đảm bảo hoạt động tốt, an toàn, kéo dài tuổi thọ, giảm phát thải ô nhiễm và giảm chi phí sửa chữa.
B. Bài tập Hệ thống truyền lực
Đang cập nhật…
Xem thêm các bài lý thuyết Công nghệ 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại:
Lý thuyết Bài 23: Bánh xe và hệ thống treo
Lý thuyết Bài 24: Hệ thống lái
Lý thuyết Bài 25: Hệ thống phanh. An toàn khi tham gia giao thông
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 11 Kết nối tri thức - hay nhất
- Văn mẫu lớp 11 - Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức
- Giải SBT Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 11 – Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Toán 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 11 – Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 11 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 11 – Global success
- Giải sbt Tiếng Anh 11 - Global Success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 11 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 11 Global success
- Giải sgk Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Vật lí 11 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hóa 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Hóa 11 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Kinh tế pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Kinh tế pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa lí 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng an ninh 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 – Kết nối tri thức