Bộ 15 đề thi học kì 1 Địa lí 12 có đáp án
Bộ 15 đề thi học kì 1 Địa lí 12 có đáp án - Đề 3
-
4272 lượt thi
-
35 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
21/07/2024Loại gió có cơ chế hoạt động quanh năm ở nước ta là:
Đáp án D
Loại gió có cơ chế hoạt động quanh năm ở nước ta là gió Tín phong hay gió Mậu dịch vì nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu. Tuy nhiên do hoạt động của gió mùa châu Á nên gió Mậu dịch hoạt động xen kẽ gió mùa chỉ mạnh lên rõ rệt vào thời kì chuyển tiếp giữa 2 mùa gió
Câu 2:
20/07/2024Gió mùa Đông Nam hoạt động ở miền bắc vào thời gian:
Đáp án A
Gió mùa Đông Nam hoạt động ở miền bắc vào giữa và cuối mùa hạ. Do ảnh hưởng áp thấp Bắc, khối khí ẩm (xuất phát từ chí tuyến bán cầu Nam) di chuyển theo hướng Đông Nam vào Bắc Bộ, tạo nên “gió mùa Đông Nam” cho miền Bắc nước ta (sgk Địa lí 12 trang 42)
Câu 3:
23/07/2024Hiện tại cơ cấu dân số nước ta có đặc điểm:
Đáp án C
Hiện tại cơ cấu dân số nước ta có đặc điểm là cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có sự biến đổi nhanh theo hướng già hóa, tuổi thọ trung bình tăng, số người già ngày càng đông
Câu 4:
21/07/2024Ở vùng đồi núi thấp nhóm đất chủ yếu là
Đáp án A
Ở vùng đồi núi thấp nhóm đất chủ yếu là feralit. Đất vùng đồi núi thaaos chiếm hơn 60% diện tích tự nhiên cả nước, chủ yếu là nhóm đất feralit (sgk Địa lí 12 trang 51)
Câu 5:
23/07/2024Ở Trung Bộ, nguyên nhân gây ngập lụt mạnh vào các tháng IX-X là do:
Đáp án A
Ở Trung Bộ, nguyên nhân gây ngập lụt mạnh vào các tháng IX-X là do mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về (sgk Địa lí 12 trang 63)
Câu 6:
23/07/2024Căn cứ vào trang 15 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết phát biểu nào sau đây không đúng với dân số Việt Nam qua các năm từ 1960 đến năm 2007.
Đáp án D
Căn cứ vào trang 15 của Atlat Địa lí Việt Nam nhận xét thấy dân số Việt Nam qua các năm từ 1960 đến năm 2007:
- Dân số cả nước tăng => A đúng
- Dân số thành thị tăng nhanh hơn dân số nông thôn => B đúng (dân số thành thị tăng 4,9 lần; dân số nông thôn tăng 2,4 lần)
- Quy mô dân số nông thôn luôn lớn hơn dân số thành thị => C đúng
=> nhận xét không đúng là “dân số nông thôn tăng nhanh là xu thế chung” vì so với tốc độ gia tăng của tổng dân số hay dân số thành thị, dân số nông thôn đều tăng chậm hơn
Câu 7:
21/07/2024Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở vùng đồi núi nước ta chủ yếu do tác động của.
Đáp án B
Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở vùng đồi núi nước ta chủ yếu do tác động của Gió mùa với hướng của các dãy núi (sgk Địa lí 12 trang 49)
Câu 8:
18/07/2024Hiện tại nước ta đang trong giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”, điều đó có nghĩa là:
Đáp án A
“Cơ cấu dân số vàng” là cơ cấu dân số mà số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao trong tổng cơ cấu dân số, cao gấp đôi số người phụ thuộc (số người dưới độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động)
Hiện tại nước ta đang trong giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”, điều đó có nghĩa là Số người ở độ tuổi 15-59 chiếm hơn 2/3 dân số
Câu 9:
18/07/2024Một trong những nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng phòng hộ là:
Đáp án C
Một trong những nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng phòng hộ là có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc (sgk Địa lí 12 trang 59)
Câu 10:
18/07/2024Dãy núi cao, đồ sộ Hoàng Liên Sơn nằm trong vùng núi :
Đáp án D
Dãy núi cao, đồ sộ Hoàng Liên Sơn nằm trong vùng núi Tây Bắc (xem Atlat trang 13)
Câu 11:
18/07/2024Các đỉnh núi Rào Cỏ, Hoành Sơn nằm trong vùng núi :
Đáp án C
Các đỉnh núi Rào Cỏ, Hoành Sơn nằm trong vùng núi Trường Sơn Bắc (xem Atlat trang 13)
Câu 12:
21/07/2024Hai vấn đề lớn nhất trong bảo vệ môi trường nước ta hiện nay:
Đáp án D
Hai vấn đề lớn nhất trong bảo vệ môi trường nước ta hiện nay là mất cân bằng sinh thái môi trường và ô nhiễm môi trường (sgk Địa lí 12 trang 62)
Câu 13:
21/07/2024Đặc điểm về nhiệt độ của khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) là:
Đáp án D
Đặc điểm về nhiệt độ của khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) là nhiệt độ trung bình năm trên 200C. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn (mùa hạ nóng, mùa đông lạnh => biên độ nhiệt lớn)
Câu 14:
05/10/2024Thiên nhiên vùng núi thấp ở nước ta có đặc điểm nào dưới đây:
Đáp án đúng là : D
- Thiên nhiên vùng núi thấp ở nước ta có đặc điểm,cảnh quan thiên nhiệt đới gió mùa.
Đồi núi thấp chủ yếu là đai nhiệt đới gió mùa, khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt, hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm và rừng nhiệt đới gió mùa phổ biến.
→ D đúng.A,B,C sai.
* Đặc điểm chung của địa hình
a) Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
- Địa hình dưới 1000m chiếm 85%; 1000 - 2000m chiếm 14%; trên 2000m chiếm 1%.
- Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ.
b) Cấu trúc địa hình khá đa dạng
- Địa hình thấp dần từ Tây Bắc đến Đông Nam.
- Địa hình trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.
- Cấu trúc địa hình có 2 hướng chính: Tây Bắc - Đông Nam (Tây Bắc, Trường Sơn Bắc) và vòng cung (Đông Bắc, Trường Sơn Nam).
c) Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
- Xói mòn, rửa trôi ở miền núi.
- Bồi tụ nhanh ở vùng đồng bằng.
d) Địa hình chịu sự tác động mạnh mẽ của con người
- Tích cực: Trồng rừng phủ đất trống, đồi trọc,…
- Tiêu cực: Thông qua các hoạt động kinh tế (Các công trình thủy lợi, thủy điện, xây dựng kênh mương, đê sông - biển,…) làm biến đổi các dạng địa hình.
ng đồi núi |
Đông Bắc |
- Vị trí: Nằm ở tả ngạn sông Hồng. - Hướng: Vòng cung; hướng nghiêng chung: Tây Bắc – Đông Nam. - Độ cao: Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích. - Đặc điểm hình thái: + Gồm 4 cánh cung lớn chụm đầu ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. + Các dãy núi cao trên 2000m ở rìa phía Bắc, núi trung bình ở giữa, đồng bằng ở phía Đông, Đông Nam. + Các thung lũng sông: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. |
Tây Bắc |
- Vị trí: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả. - Hướng: Tây Bắc – Đông Nam. - Độ cao: Địa hình cao nhất nước ta. - Đặc điểm hình thái: địa hình với 3 mạch núi lớn. + Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn. + Phía tây là địa hình núi trung bình với dãy sông Mã chạy dọc biên giới Việt – Lào. + Ở giữa thấp hơn là dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi. |
|
Trường Sơn Bắc |
- Vị trí: Từ nam sông Cả tới dãy Bạch Mã. - Hướng: Tây Bắc – Đông Nam. - Đặc điểm hình thái + Gồm các dãy núi song song và so le. + Địa thế thấp, hẹp và được nâng cao ở hai đầu. |
|
Trường Sơn Nam |
- Vị trí: Phía Nam dãy Bạch Mã. - Hướng: Vòng cung. - Đặc điểm hình thái: Có sự bất đối xứng giữa sườn hai sườn đông, tây của Tây Trường Sơn. + Địa hình núi ở phía đông với những đỉnh núi trên 2000m và thấp dần ra biển. + Phía Tây gồm các cao nguyên tương đối bằng phẳng thành các bề mặt cao 500-800-1000m và địa hình bán bình nguyên xen đồi. |
|
Bán bình nguyên và vùng đồi trung du |
Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. |
|
Bán bình nguyên |
- Vị trí: Đông Nam Bộ. - Đặc điểm: Bậc thềm phù sa cổ và bề mặt phủ badan. |
|
Đồi trung du |
- Vị trí: Rìa phía Bắc, phía Tây đồng bằng sông Hồng, ven biển ở dải đồng bằng miền Trung. - Đặc điểm: Phần nhiều do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ. |
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 6-7: Đất nước nhiều đồi núi
Câu 15:
08/08/2024Cảnh quan trong đai nhiệt đới gió mùa gồm:
Đáp án đúng là: C
Cảnh quan trong đai nhiệt đới gió mùa gồm rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh và rừng nhiệt đới gió mùa.
Theo độ cao, thiên nhiên nước ta có 3 đai cao:
* Đai nhiệt đới gió mùa
- Độ cao: Có độ cao trung bình 600-700m (miền Bắc) và đến 900-1000m (miền Nam).
- Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 250C). Độ ẩm thay đổi tuỳ nơi, từ khô đến ẩm.
- Thổ nhưỡng: Nhóm đất phù sa (24%), nhóm đất feralit vùng đồi núi thấp (chiếm 60% diện tích đất tự nhiên).
- Sinh vật: Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới:
+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở những vùng núi thấp mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ. Rừng có cấu trúc nhiều tầng.
+ Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa: rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô. Các hệ sinh thái phát triển các loại thổ nhưỡng đặc biệt.
* Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi
- Miền Bắc có độ cao từ 600 - 700m đến 2600m, miền Nam có độ cao từ 900 - 1000m đến độ cao 2600m.
- Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 250C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng.
+ Từ 600 - 700 đến 1600 - 1700m: Khí hậu mát mẻ, độ ẩm tăng. Đất feralít có mùn, chua, tầng mỏng. Hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng, lá kim. Động vật: chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc.
+ Từ trên 1600 - 1700m: Khí hậu lạnh. Đất mùn. Rừng kém phát triển, đơn giản về thành phần loài. Xuất hiện các loại cây ôn đới, chim di cư thuộc khu hệ Himalaya.
* Đai ôn đới gió mùa trên núi
- Có độ cao từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn).
- Khí hậu: Tính chất ôn đới, nhiệt độ < 150C, mùa đông xuống dưới 50C.
- Đất: Chủ yếu mùn thô.
- Thực vật: Ôn đới: đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/ly-thuyet-thien-nhien-phan-hoa-da-dang-dia-li-12-c95a9117.html
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 12: Thiên nhiên phân hoá đa dạng (tiếp theo)
Giải Địa lí 12 Bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo)
Câu 16:
21/07/2024Về dân số, nước ta đứng thứ 3 khu Đông Nam Á, sau :
Đáp án B
Về dân số, nước ta đứng thứ 3 khu Đông Nam Á, sau Indonexia, Philippin (sgk Địa lí 12 trang 67)
Câu 17:
21/07/2024Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm khí hậu nào dưới đây:
Đáp án B
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm khí hậu nổi bật là mùa hạ, nhiều nơi chịu tác động mạnh mẽ của gió phơn Tây Nam
=> Chọn đáp án B
Chú ý:
Loại trừ A,D vì đây là đặc điểm của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Loại trừ B vì đây là đặc điểm của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
Câu 18:
18/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10 và trang 13,14, hãy cho biết hệ thống sông nào sau đây thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ:
Đáp án C
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10 và trang 13,14, hệ thống sông Ba (sông Đà Rằng) thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Câu 19:
07/10/2024Trong những năm qua, tổng diện tích rừng nước ta đang tăng dần lên nhưng:
Đáp án đúng là : B
- Trong những năm qua, tổng diện tích rừng nước ta đang tăng dần lên nhưng: Tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái
Vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi (sgk Địa lí 12 trang 58).
+ Chất lượng rừng suy giảm: Mặc dù diện tích rừng có thể tăng do các chương trình trồng rừng và tái sinh tự nhiên, nhưng chất lượng của rừng lại không đồng đều. Nhiều diện tích rừng trồng mới là rừng sản xuất, với cây trồng như keo, bạch đàn, có giá trị đa dạng sinh học thấp hơn so với rừng tự nhiên.
+ Phá rừng bất hợp pháp: Việc khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ bất hợp pháp vẫn diễn ra ở nhiều khu vực, gây tổn hại đến tài nguyên rừng, đặc biệt là các khu rừng giàu tài nguyên sinh học.
+ Mất rừng tự nhiên: Những khu vực rừng tự nhiên giàu tài nguyên sinh học bị thay thế bởi rừng trồng, hoặc bị chuyển đổi sang mục đích sử dụng đất khác như nông nghiệp, công nghiệp hoặc phát triển cơ sở hạ tầng.
+ Sự xâm lấn của con người: Áp lực từ sự gia tăng dân số và nhu cầu phát triển kinh tế dẫn đến việc lấn chiếm đất rừng để làm nông nghiệp, xây dựng và các hoạt động khác.
+ Cháy rừng và biến đổi khí hậu: Những hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán và cháy rừng ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu, làm tổn hại đến hệ sinh thái rừng.
+ Sử dụng tài nguyên rừng không bền vững: Việc khai thác tài nguyên từ rừng mà không có kế hoạch bảo vệ và tái tạo tài nguyên dẫn đến sự suy giảm về cả số lượng và chất lượng rừng.
Tất cả những yếu tố này đều ảnh hưởng đến sự suy thoái tài nguyên rừng dù tổng diện tích có tăng lên. Việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng cần một cách tiếp cận toàn diện, bao gồm quản lý bền vững, sự tham gia của cộng đồng, và các chính sách hiệu quả.
→ B đúng .A,C,D sai.
* Ngành lâm nghiệp
a) Ngành lâm nghiệp ở nước ta có vai trò về mặt kinh tế và sinh thái
Lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ do nước ta 3/4 diện tích là đồi núi, lại có vùng rừng ngập mặn ven biển.
Ngành lâm nghiệp
a) Ngành lâm nghiệp ở nước ta có vai trò về mặt kinh tế và sinh thái
Lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ do nước ta 3/4 diện tích là đồi núi, lại có vùng rừng ngập mặn ven biển.
- Công nghiệp bột giấy và giấy được phát triển. Lớn nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng (tỉnh Phú Thọ), Liên hiệp giấy Tân Mai (Đồng Nai).
- Rừng còn được khai thác để cung cấp nguồn gỗ củi và than củi.
Xem thêm các bìa viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thuỷ sản và lâm nghiệp
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp
Câu 20:
22/07/2024Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí:
Đáp án D
Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, góc nhập xạ và lượng nhiệt nhận được lớn
Câu 21:
19/07/2024Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt là vào:
Đáp án D
Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt là vào nửa cuối thế kỉ XX, đã dẫn tới hiện tượng bùng nổ dân số (sgk Địa lí 12 trang 67)
Câu 22:
18/07/2024Nước ta có lượng mưa lớn, trung bình năm 1500 – 2000mm/năm, nguyên nhân chính là do:
Đáp án A
Nước ta có lượng mưa lớn, trung bình năm 1500 – 2000mm/năm, nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của biển Đông và các khối khí qua biển được tăng cường độ ẩm, mang lại lượng mưa lớn
Câu 23:
20/07/2024Ở nước ta nơi có thềm lục địa hẹp nhất là :
Đáp án D
Quan sát Atlat trang 6-7, dễ thấy ở nước ta nơi có thềm lục địa hẹp nhất là vùng biển Nam trung bộ, nơi có các đường đẳng sâu xếp xít nhau, đổ mau xuống độ sâu 1000-2000m
Câu 24:
22/07/2024Gió phơn Tây Nam (còn gọi là gió Lào, gió Tây) thổi ở vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ vào đầu mùa hạ có nguồn gốc là:
Đáp án A
Gió phơn Tây Nam (còn gọi là gió Lào, gió Tây) thổi ở vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ vào đầu mùa hạ có nguồn gốc là gió Tây Nam xuất phát từ Bắc Ấn Độ Dương. Sau khi trút mưa tại sườn Tây dãy Trường Sơn, gió vượt núi tràn xuống đồng bằng ven biển Trung Bộ gây hiện tượng phơn (sgk Địa lí 12 trang 41-42)
Câu 25:
18/07/2024Tỉ trọng của các nhóm tuổi trong cơ cấu dân số ở nước ta đang chuyển biến theo hướng:
Đáp án B
Tỉ trọng của các nhóm tuổi trong cơ cấu dân số ở nước ta đang chuyển biến theo hướng Nhóm 0-14 tuổi giảm, nhóm 15-59 tuổi tăng, nhóm 60 tuổi trở lên tăng (bảng 16.1 sgk Địa lí 12 trang 68)
Câu 26:
18/07/2024Gia tăng dân số nhanh không dẫn tới hậu quả nào dưới đây:
Đáp án C
Gia tăng dân số nhanh không ảnh hưởng tới cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn mà quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa mới là nguyên nhân làm thay đổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn
=> “Làm thay đổi cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn” không phải hậu quả của gia tăng dân số nhanh
Câu 27:
21/07/2024Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây:
Đáp án C
Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta thể hiện ở sự suy giảm về số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm (sgk Địa lí 12 trang 59)
=> Sự suy giảm về thể trạng của các cá thể loài chưa phải biểu hiện của Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta
Câu 28:
18/07/2024Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ trọng dân số thành thị nước ta ngày càng tăng là:
Đáp án A
Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ trọng dân số thành thị nước ta ngày càng tăng là do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa.
Câu 29:
18/07/2024Đặc điểm địa hình cơ bản của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là:
Đáp án B
Đặc điểm địa hình cơ bản của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là cấu trúc địa hình có hướng Tây Bắc – Đông Nam, hướng nghiêng Tây Bắc – Đông Nam (cao ở Tây Bắc thấp dần xuống Đông Nam) và các dãy núi cũng chủ yếu chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam như dãy Hoàng Liên Sơn, các dãy biên giới Việt – Lào, dãy Trường Sơn Bắc....
Câu 30:
18/07/2024Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là:
Đáp án A
Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là Đồng bằng sông Hồng (sgk Địa lí 12 trang 69)
Câu 31:
06/08/2024Bão ở Việt Nam có đặc điểm nào dưới đây:
Đáp án đúng là ; D
Bão ở Việt Nam có đặc điểm Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam
Bão ở Việt Nam có đặc điểm mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam (sgk Địa lí 12 trang 62). Quan sát Atlat trang 9, dễ nhận thấy bão xuất hiện ở miền Bắc trước (tháng 6,7,8) rồi lùi dần về phía Nam
Ở Việt Nam các cơn bão lớn lại hay đổ bộ ở miền Trung. Bão chỉ có thể hình thành khi có đủ 3 điều kiện: Nhiệt, ẩm và động lực để tạo xoáy.
→ A sai
Bão tập trung nhiều nhất ở nước ta vào tháng 9, tiếp đến là tháng 10 và tháng 8. Tổng số cơn bão của 3 tháng này chiếm đến 70% số cơn bão toàn mùa.
→ B sai
Trung bình mỗi năm có 12 cơn bão và ATNĐ hoạt động trên Biển Đông, bao gồm cả những cơn hình thành tại chỗ và những cơn di chuyển từ Thái Bình Dương vào. Trong số đó chỉ có khoảng 6-7 cơn bão và ATNĐ ảnh hưởng đến Việt Nam.
→ C sai
* Ảnh hưởng của biển đông đối với thiên nhiên Việt Nam
a) Khí hậu
- Nhờ có Biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương, điều hòa.
- Lượng mưa nhiều, độ ẩm tương đối của không khí trên 80%.
- Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hòa hơn.
b) Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển
- Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, tam giác châu thổ, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô,...
- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: Hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái trên đất phèn, nước mặn, nước lợ và hệ sinh thái rừng trên đảo.
c) Tài nguyên thiên nhiên vùng biển
- Tài nguyên khoáng sản: Dầu khí (có trữ lượng lớn và giá trị nhất), các bãi cát, muối,…
- Tài nguyên hải sản: sinh vật giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở ven bờ. Biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực,…
d) Thiên tai
- Bão: Mỗi năm trung bình có 3 đến 4 cơ bão trực tiếp từ Biển Đông đổ vào nước ta, gây nhiều thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sống.
- Sạt lở bờ biển: xảy ra nhiều ở dải bờ biển Trung Bộ.
- Cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang hóa đất đai ở vùng ven biển miền Trung.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 8: Thiên nhiên chịu sâu sắc ảnh hưởng từ biển
Câu 32:
22/07/2024Cho bảng số liệu sau:
Diện tích đất phân theo vùng năm 2016 ( ĐV: Nghìn ha )
Để thể hiện cơ cấu hiện trạng sử dụng đất phân theo vùng năm 2014, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất.
Đáp án B
Dựa vào kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ tròn thích hợp thể hiện cơ cấu trong vòng <= 3 năm
=> đề yêu cầu thể hiện cơ cấu hiện trạng sử dụng đất phân theo vùng của 1 năm => biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ tròn
Câu 33:
19/07/2024Cho bảng số liệu sau:
Diện tích đất phân theo vùng năm 2016 ( ĐV: Nghìn ha )
Theo bảng số liệu trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về diện tích đất phân theo vùng năm 2014 của Việt Nam.
Đáp án B
Dựa vào bảng diện tích đất phân theo vùng năm 2016 dễ nhận thấy Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có diện tích lớn nhất (9.583,2 nghìn ha)
Câu 34:
19/11/2024Thuận lợi của dân số đông đối với phát triển kinh tế đất nước là :
Đáp án đúng là: C
Giải thích: Thuận lợi của dân số đông đối với phát triển kinh tế đất nước là dân số đông mang lại nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn
*Tìm hiểu thêm: "Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc"
* Số dân nước ta là 84,2 triệu người (năm 2006); 97,4 triệu người (2020).
- Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Khó khăn: Trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
* Dân tộc: 54 dân tộc, nhiều nhất là dân tộc Việt (Kinh), chiếm khoảng 86,2% dân số, các dân tộc khác chỉ chiếm 13,8% dân số cả nước. Ngoài ra, còn có khoảng 3,2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư
Câu 35:
23/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết diện tích đất cát biển ở những nơi nào sau đây lớn hơn cả:
Đáp án D
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, Các đồng bằng ở Duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ có diện tích đất cát biển lớn hơn cả. Vì ở đồng bằng ven biển miền Trung, biển đóng vai trò chủ yếu trong quá trình hình thành đồng bằng, đất đai nhiều cát, ít phù sa sông
Bài thi liên quan
-
Bộ 15 đề thi học kì 1 Địa lí 12 có đáp án - Đề 1
-
40 câu hỏi
-
45 phút
-
-
Bộ 15 đề thi học kì 1 Địa lí 12 có đáp án - Đề 2
-
24 câu hỏi
-
45 phút
-
-
Bộ 15 đề thi học kì 1 Địa lí 12 có đáp án - Đề 4
-
40 câu hỏi
-
45 phút
-
-
Bộ 15 đề thi học kì 1 Địa lí 12 có đáp án - Đề 5
-
40 câu hỏi
-
45 phút
-
-
Bộ 15 đề thi học kì 1 Địa lí 12 có đáp án - Đề 6
-
40 câu hỏi
-
45 phút
-
-
Bộ 15 đề thi học kì 1 Địa lí 12 có đáp án - Đề 7
-
40 câu hỏi
-
45 phút
-
-
Bộ 15 đề thi học kì 1 Địa lí 12 có đáp án - Đề 8
-
40 câu hỏi
-
45 phút
-
-
Bộ 15 đề thi học kì 1 Địa lí 12 có đáp án - Đề 9
-
40 câu hỏi
-
45 phút
-
-
Bộ 15 đề thi học kì 1 Địa lí 12 có đáp án - Đề 10
-
19 câu hỏi
-
45 phút
-
-
Bộ 15 đề thi học kì 1 Địa lí 12 có đáp án - Đề 11
-
40 câu hỏi
-
45 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 12 Học kì 1 (Lần 1) (1209 lượt thi)
- Đề thi giữa kì 1 Địa Lí 12 (44743 lượt thi)
- Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 12 Học kì 1 (Lần 2) (1980 lượt thi)
- Đề thi Học kì 1 Địa Lí 12 (1502 lượt thi)
- Đề kiểm tra giữa học kì 1 Địa lí 12 có đáp án (Mới nhất) (10797 lượt thi)
- Bộ 15 đề thi học kì 1 Địa lí 12 có đáp án (4271 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Đề thi giữa kì 2 Địa Lí 12 (9867 lượt thi)
- Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 12 Học kì 2 (Lần 1) (1093 lượt thi)
- Đề kiểm tra học kì 2 Địa lí 12 có đáp án (Mới nhất) (1042 lượt thi)
- Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 12 Học kì 2 (Lần 2) (775 lượt thi)
- Đề thi Địa Lí Học kì 2 Địa Lí 12 (775 lượt thi)