Bộ 15 đề thi học kì 1 Địa lí 12 có đáp án - Đề 7

  • 3974 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

19/07/2024

Hiện tượng nào sau đây không phải do tác động của biển?  

Xem đáp án

Hiện tuợng hạn hán không phải đo tác động chủ yếu của biển gây ra. Những vùng hạn hán thường là những thung lũng khuất gió hoặc noi địa hình song song vói huóng gió, không nhận đuợc gió ẩm từ biển.

=> Chọn đáp án A


Câu 2:

19/07/2024

Giải pháp hợp lí nhất để bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta hiện nay là 

Xem đáp án

Giải pháp hợp lí nhất để bảo vệ đa dạng sinh học ở nuớc ta hiện nay là xây dụng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên để lưu giữ những nguồn gen quý giá, hạn chế tình trạng suy giảm đa dạng sinh học

=> Chọn đáp án A


Câu 3:

18/07/2024

Khác nhau giữa địa hình vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc là:

Xem đáp án

Những điểm khác nhau cơ bản giữa địa hình vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc là độ cao và hướng địa hình (hướng núi). Tây Bắc có các dãy núi cao đồ sộ, nhiều đỉnh cao >3000m, cao nhất nuớc ta, địa hình có huớng Tây Bắc - Đông Nam. Còn Đông Bắc chủ yếu là núi trung bình và núi thấp, địa hình chạy theo hướng vòng cung là chủ yếu

 => Chọn đáp án D


Câu 4:

23/07/2024

Lãnh thổ Việt Nam tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia trên vùng biển?

Xem đáp án

Lãnh thổ Việt Nam tiếp giáp với 8 quốc gia trên vùng biển: Trung Quốc, Philippin, Bruney, Malayxia, Xingapo, Indonexia, Thái Lan, Campuchia

=> Chọn đáp án D

Câu 5:

18/07/2024

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em cho biết rừng ngập mặn có diện tích nhiều nhất ở vùng nào?

Xem đáp án

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, rừng ngập mặn tập trung nhiều nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

=> Chọn đáp án C

Câu 6:

18/07/2024

Trở ngại lớn nhất mà Biển Đông gây ra vói nước ta là

Xem đáp án

Trở ngại lớn nhất mà Biền Đông gây ra với nuóc ta là hằng năm, biển Đông xuất hiện các cơn bão nhiệt đới, bão kèm theo sóng lừng, mua lớn, gió giật mạnh, nước dâng gây lũ lụt. Đây là loại thiên tai bất thường, khó phòng tránh gây nhiều thiệt hại về người và tài sản

=> Chọn đáp án A


Câu 7:

21/07/2024

Đặc điểm nào sau đây không phải biểu hiện tính chất nhiệt đói ẩm gió mùa của sông ngòi nước ta?

Xem đáp án

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của sông ngòi nước ta được thể hiện ở mạng lưới sông ngòi dày đặc, sông nhiều nước, giàu phù sa, chế độ nước sông thay đồi theo mùa. Còn hướng chảy chủ yếu Tây Bắc - Đông Nam là do đặc điểm địa hình quy định chứ không phải là tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của sông ngòi nước ta

 => Chọn đáp án B


Câu 8:

19/07/2024

Khí hậu nước ta không khắc nghiệt như nhiều nước cùng vĩ độ là do

Xem đáp án

Khí hậu nước ta không khắc nghiệt như nhiều nước cùng vĩ độ là do nước ta giáp biển Đông, nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào, cung cấp ẩm cho các khối khí qua biển làm cho nước ta có lượng mưa trung bình năm lớn, thiên nhiên bốn mùa xanh tốt. Khác vói các nước cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và châu Phi, do nằm sâu trong lục địa, khu vực này ít chịu tác động của biển nên khí hậu khô hạn, khắc nghiệt

=> Chọn đáp án A


Câu 9:

19/07/2024

Với bảng số liệu: Diện tích và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1980-2010

Năm

1980

1990

2000

2005

2010

Diện tích (triệu ha)

5,6

6,0

7,6

7,3

7,5

Sản lượng (triệu tấn)

11,6

19,2

32,5

36,0

40,0

(Nguồn:Niên giám thống kê 2011)

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện đồng thòi cả diện tích và sản lượng lúa của nước ta từ năm 1980 đến năm 2010 là

Xem đáp án

Dựa vào kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện các đối tượng có đon vị khác nhau (ha; tấn) là biểu đồ kết hợp

=> Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện đồng thòi cả diện tích và sản lượng lúa của nước ta từ năm 1980 đến năm 2010 là biểu đồ kết hợp cột đường, trong đó diện tích (triệu ha) vẽ cột, sản lượng (triệu tấn) vẽ đường

=> Chọn đáp án B


Câu 10:

23/07/2024

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy cho biết hệ thống sông nào có tiềm năng thuỷ điện lớn nhất trên lãnh thổ Việt Nam?

Xem đáp án

Hệ thống sông Hồng có tiềm năng thuỷ điện lớn nhất trên lãnh thổ Việt Nam (37% cả nước - sgk Địa lí 12 trang 121)

=> Chọn đáp án B


Câu 11:

19/07/2024

Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thuong mại Thế giới vào năm

Xem đáp án

Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thưong mại Thế giói (WTO) vào năm 2007 (sgk Địa lí 12 trang 9)

=> Chọn đáp án A


Câu 12:

19/07/2024

Với bảng số liệu:

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo ngành kinh tế của nước ta giai đoạn 2000 - 2014

(Đơn vị: tỉ đồng)

Năm

2010

2014

Nông - Lâm - Ngu nghiệp

407 467

696 969

Công nghiệp và xây dụng

824 904

1 307 935

Dịch vụ

925 277

1 537 197

Tổng số

2 157 648

3 937 856

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015)

  Để thể hiện sụ thay đổi quy mô và co cấu GDP phân theo ngành kinh tế qua hai năm, biểu đồ thích hợp nhất là

Xem đáp án

Dựa vào kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và co cấu từ 1-3 năm là biểu đồ tròn

=> biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi quy mô và co cấu GDP phân theo ngành kinh tế qua hai năm 2010, 2014 là biểu đồ tròn có bán kính khác nhau (tính bán kính dựa vào quy mô tổng sản phẩm trong nước)

=> Chọn đáp án c


Câu 13:

19/07/2024

Cho số liệu: Tình hình diện tích rùng nước ta thời kì 1983 - 2012

Năm

Tổng diện tích rừng (triệu ha)

Trong đó

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

1983

7,2

6,8

0,4

2012

              13,9

11,0

2,9

 

  Nhận xét nào sau đây không phù hợp ?       

Xem đáp án

Dựa vào bảng số liệu đã cho, nhận xét thấy Diện tích rừng tự nhiên và rùng trồng đều có xu hướng tăng

 => Nhận xét “Diện tích rùng tự nhiên và rùng trồng đều giảm” là chưa đúng => Chọn đáp án D


Câu 14:

19/07/2024

Đỉnh núi cao nhất nước ta thuộc

Xem đáp án

Đỉnh núi cao nhất nước ta thuộc vùng núi Tây Bắc (Đỉnh Fanxipan cao 3143m thuộc dãy Hoàng Liên Sơn)

=> Chọn đáp án A


Câu 15:

19/07/2024

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang Các miền tự nhiên (trang 13,14), em hãy cho biết đỉnh núi nào cao nhất vùng Đông Bắc

Xem đáp án

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, đỉnh núi cao nhất vùng Đông Bắc là đỉnh Tây Côn Lĩnh 2419m

 => Chọn đáp án B


Câu 16:

19/07/2024

Nhân tố làm phá võ nền tảng nhiệt đói của khí hậu nuớc ta và làm giảm sút nhiệt độ mạnh mẽ, nhất là trong mùa đông là do

Xem đáp án

Nhân tố làm phá vỡ nền tảng nhiệt đói của khí hậu nước ta và làm giảm sút nhiệt độ mạnh mẽ, nhất là trong mùa đông là do địa hình nhiều đồi núi và gió mùa Đông bắc. Địa hình nhiều đồi núi làm khí hậu cao, những vùng núi cao có khí hậu cận nhiệt đói gió mùa trên núi hoặc ôn đói gió mùa trên núi. Gió mùa Đông Bắc làm nhiệt độ miền Bắc giảm sâu trong mùa đông, làm cho nuóc nhiệt đới có rét đậm, rét hại thậm chí là băng giá mùa đông

 => Chọn đáp án B


Câu 17:

18/07/2024

Biểu hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta là

Xem đáp án

Biểu hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta là nhiệt độ trung bình năm trên 20°C; tổng số giờ nắng cao (sgk Địa lí 12 trang 40)

=> Chọn đáp án B


Câu 18:

24/10/2024

Vùng nào ít chịu ảnh hướng của bão ở nước ta?

Xem đáp án

Đáp án đúng là : D

- Vùng ít chịu ảnh hướng của bão ở nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long.

Xem Atlat trang 9 dễ nhận thấy các mũi tên bão không hướng về Đồng bằng sông Cửu Long, nếu vùng chịu ảnh hưởng của bão thường là những con bão cuối mùa có cường độ yếu

 =>  D đúng.A,B,C sai.

* Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống

Thiên tai

Thời gian

Khu vực

Hậu quả

Biện pháp

Bão

Tháng 6 - 11 (mạnh nhất tháng 8, 9, 10).

Chậm dần từ Bắc vào Nam.

- Gây thiệt hại lớn về người và của.

- Ngập lụt ở đồng bằng, lũ quét ở miền núi.

- Dự báo chính xác.

- Sơ tán dân.

- Tích cực phòng chống bão.

Ngập lụt

 

Tháng 9 - 10.

- Vùng đồng bằng châu thổ, hạ lưu sông.

- Vũng trũng.

- Ngập úng hoa màu, ruộng đồng.

- Gây tắc nghẽn giao thông,…

- Trồng rừng.

- Xây dựng công trình ngăn thủy triều, thoát nước lũ.

Lũ quét

 

Tháng 6 - 10 (phía Bắc); Tháng 10 - 12 (Hà Tĩnh đến NTB).

Vùng núi.

- Thiệt hại về người và của.

- Sạt lở đất, cản trở giao thông.

- Trồng rừng, sử dụng đất hợp lí.

- Quy hoạch điểm dân cư tránh lũ quét.

Hạn hán

 

Diễn ra vào mùa khô (tùy từng khu vực).

- Các thung lũng khuất gió ở miền Bắc.

- Tây Nguyên, ĐNB.

- BTB và ven biển NTB.

- Cháy rừng.

- Ảnh hưởng đến nông nghiệp, đời sống sản xuất và sinh hoạt.

- Xây dựng công trình thủy lợi.

 

Các thiên tai khác

Diễn ra tùy từng nơi, khu vực và năm (Động đất, lốc, mưa đá,…).

Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng ven biển

Ảnh hưởng lớn đến đời sống sản xuất và sinh hoạt.

Chủ động phòng chống vì các thiên tai này xảy ra bất thường, khó dự báo.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai


Câu 19:

23/07/2024

Tiêu chí khác biệt nhất giữa khí hậu Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là

Xem đáp án

Tiêu chí khác biệt nhất giữa khí hậu Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là biên độ nhiệt. Hà Nội có mùa hạ nóng, mùa đông lạnh, biên độ nhiệt cao còn TP Hồ Chí Minh nóng quanh năm, biên độ nhiệt thấp

=> Chọn đáp án A


Câu 20:

19/07/2024

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang Hành chính (trang 4, 5), em hãy cho biết tỉnh nào có diện tích nhỏ nhất nước ta?

Xem đáp án

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5 tỉnh có diện tích nhỏ nhất nước ta là Bắc Ninh 822,7 km2

 => Chọn đáp án C


Câu 21:

01/11/2024

Lợi thế do sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao mang lại là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Lợi thế do sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao mang lại là tạo nên sự đa dạng về sản phẩm nông nghiệp và du lịch nghỉ dưỡng. Sản phẩm nông nghiệp nước ta không chỉ có sản phẩm nhiệt đói mà có cả các sản phẩm cận nhiệt, ôn đới. Vùng núi cao cũng mang lại khí hậu mát mẻ, cảnh quan đẹp hấp dẫn du khách

=> B, C, D sai

*Tìm hiểu thêm: "Đai nhiệt đới gió mùa"

- Độ cao: Có độ cao trung bình 600-700m (miền Bắc) và đến 900-1000m (miền Nam).

- Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 250C). Độ ẩm thay đổi tuỳ nơi, từ khô đến ẩm.

- Thổ nhưỡng: Nhóm đất phù sa (24%), nhóm đất feralit vùng đồi núi thấp (chiếm 60% diện tích đất tự nhiên).

- Sinh vật: Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới:

+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở những vùng núi thấp mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ. Rừng có cấu trúc nhiều tầng.

+ Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa: rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô. Các hệ sinh thái phát triển các loại thổ nhưỡng đặc biệt.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 12: Thiên nhiên phân hoá đa dạng (tiếp theo)

 


Câu 22:

19/07/2024

Giải pháp nào hiệu quả nhất trong những năm gần đây về sử dụng và bảo vệ tài nguyên rùng ?

Xem đáp án

Giải pháp hiệu quả nhất trong những năm gần đây về sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng là giải pháp giao đất giao rừng cho nông dân. Nông dân vừa có quyền, vừa có trách nhiệm khai thác và bảo vệ ràng được giao

=> Chọn đáp án D


Câu 23:

18/07/2024

Cho số liệu: Tình hình diện tích rừng nước ta thời kì 1983 - 2012

Năm

Tổng diện tích rừng (triệu ha)

Trong đó

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

1983

7,2

6,8

0,4

2012

13,9

11,0

2,9

 Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự biến động diện tích rùng của nước ta qua hai năm là

Xem đáp án

Dựa vào kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị thực của các đối tượng là biểu đồ cột Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự biến động diện tích rừng: vừa thể hiện được tổng diện tích rừng, vừa thể hiện được sự thay đổi diện tích rừng trồng, rừng tự nhiên qua các năm là biểu đồ cột chồng (cột chồng vừa thể hiện được giá trị các thành phần, vừa thể hiện được tổng các thành phần)

=> Chọn đáp án D


Câu 24:

18/07/2024

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, em hãy cho biết tỉnh nào có diện tích lớn nhất nước ta?

Xem đáp án

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, tỉnh có diện tích lớn nhất nước ta là Nghệ An với diện tích 166493,7 km2

=> Chọn đáp án C


Câu 25:

22/07/2024

Hạn chế về tự nhiên ở khu vực đồi núi nước ta là

Xem đáp án

Hạn chế về tự nhiên ở khu vực đồi núi nước ta là địa hình bị chia cắt gây trở ngại cho giao thông, gây khó khăn cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng

=> Chọn đáp án D


Câu 26:

19/07/2024

Vị trí thuộc khu vực nội chí tuyến tạo ra ý nghĩa nào sau đây đối với tự nhiên nước ta?

Xem đáp án

Vị trí thuộc khu vực nội chí tuyến là nguyên nhân tạo nên tính chất nhiệt đới của tự nhiên nước ta. Nhờ nằm trong vùng nội chí tuyến nên nuóc ta nhận đuợc luợng bức xạ mặt trời lớn do có góc nhập xạ lớn và Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm

=> Chọn đáp án C

Câu 27:

22/07/2024

Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi thể hiện 

Xem đáp án

Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi thể hiện ở địa hình đồi núi chiếm 3/4diện tích tự nhiên cả nuóc

 => Chọn đáp án D


Câu 28:

19/07/2024

Vườn quốc gia nào sau đây có bộ phận thuộc tỉnh Thái Nguyên?

Xem đáp án

Vuờn quốc gia có bộ phận thuộc tỉnh Thái Nguyên là Tam Đảo (Atlat trang 12)

=> Chọn đáp án D


Câu 29:

27/10/2024

Điểm cực Tây trên đất liền của nước ta thuộc tỉnh nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Điểm cực Tây trên đất liền của nuóc ta thuộc tỉnh Điện Biên (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên)

→ B đúng 

- A, C, D sai vì Nghệ An nằm ở khu vực trung tâm miền Bắc, Lai Châu ở phía Tây Bắc nhưng không phải cực Tây, còn Kiên Giang thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, giáp biển Tây Nam. Điểm cực Tây thực sự là tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Điểm cực Tây trên đất liền của nước ta thuộc tỉnh Điện Biên, cụ thể là xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé. Đây là một trong những địa điểm quan trọng về mặt địa lý, không chỉ đánh dấu biên giới Tây Bắc của Việt Nam mà còn thể hiện sự đa dạng về văn hóa và dân tộc. Tỉnh Điện Biên nằm giáp biên với Lào và có những đặc điểm địa hình phong phú với nhiều núi đồi và thung lũng. Sự hiện diện của điểm cực Tây cũng mang lại nhiều ý nghĩa lịch sử, đặc biệt là trong bối cảnh kháng chiến chống thực dân Pháp, khi vùng này là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng. Ngoài ra, địa điểm này cũng thu hút du khách nhờ vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ và bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số sinh sống tại đây. Sự phát triển của hạ tầng giao thông và du lịch tại Điện Biên cũng ngày càng nâng cao, giúp kết nối với các tỉnh khác trong cả nước và nước láng giềng.


Câu 30:

18/07/2024

Ảnh hưởng tích cực của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến nông nghiệp nước ta là

Xem đáp án

Ảnh hưởng tích cực của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến nông nghiệp nước ta là làm cho nông nghiệp phân chia thành các mùa vụ và co cấu sản phẩm đa dạng.

=> Chọn đáp án C

Chú ý: dễ dàng loại các đáp án còn lại do đều là ảnh hưởng tiêu cực


Câu 31:

13/08/2024

Gió mùa Đông bắc lạnh chỉ ảnh huởng đến phạm vi lãnh thổ phía bắc của vĩ tuyến nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là : C

Gió mùa Đông bắc lạnh ảnh huởng đến phạm vi lãnh thổ phía bắc của vĩ tuyến 16°B  

Gió mùa Đông bắc lạnh chỉ ảnh hưởng đến phạm vi lãnh thổ phía bắc của vĩ tuyến 16°B - ranh giới phân chia 2 phần lãnh thổ Bắc - Nam theo phân hóa tự nhiên

=> C đúng.A,B,D sai

* Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

a) Tính chất nhiệt đới

- Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.

- Trong năm Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời và qua thiên đỉnh hai lần.

- Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm khiến cho nhiệt độ trung bình năm cao. Nhiệt độ trung bình năm lớn hơn 200C. Tổng số giờ nắng tuỳ nơi từ 1400-3000 giờ/năm.

b)Lượng mưa, độ ẩm lớn

- Lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500-2000mm, ở sườn đón gió biển và các khối núi cao có thể lên đến 3500-4000mm.

- Độ ẩm không khí cao, trên 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương.

 c)Gió mùa

- Việt Nam có hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió Tín phong chỉ hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào thời kỳ chuyển tiếp giữa 2 mùa gió.

- Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu.

+ Ở miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

+ Ở miền Nam: có hai mùa: mùa khô và mùa mưa ẩm rõ rệt.

* Gió mùa mùa đông

- Hướng: Đông Bắc.

- Nguồn gốc: Áp cao Xibia.

- Phạm vi: Miền Bắc.

- Thời gian: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Tính chất: Nửa đầu mùa đông khô, lạnh; nửa cuối mùa đông lạnh, ẩm.

- Hệ quả: Mùa đông lạnh ở miền Bắc. Trong thời gian này, từ Đà Nẵng trở vào, tín phong bán cầu bắc cũng thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa ven biển Trung bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

* Gió mùa mùa hạ

- Hướng: Tây Nam (riêng Bắc Bộ có hướng Đông Nam).

- Nguồn gốc: Nửa đầu mùa (áp cao Bắc Ấn Độ Dương); Giữa, cuối mùa (áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu).

- Phạm vi: Cả nước.

- Thời gian: Từ tháng 5 đến tháng 10.

- Tính chất: Nóng, ẩm.

- Hệ quả:

+ Đầu mùa: Gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

+ Giữa và cuối mùa: Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ.

Xem các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)

 


Câu 32:

23/07/2024

Vùng nào có gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh nhất vào đầu mùa hạ?

Xem đáp án

Dựa vào Atlat trang 9, Vùng Bắc Trung Bộ có gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh nhất vào đầu mùa hạ do các mũi tên gió Tây khô nóng tập trung ở vùng này nhiều nhất

 => Chọn đáp án A

Câu 33:

18/07/2024

Thế mạnh về tự nhiên không phải của khu vực đồng bằng nước ta là

Xem đáp án

Thế mạnh về tụ nhiên không phải của khu vực đồng bằng nước ta là tiềm năng thủy điện. Do sông ngòi chảy ở đồng bằng đều có độ dốc nhỏ, sông chảy êm đềm nên trữ năng thủy điện không lớn. Tiềm năng thủy điện là thế mạnh của thiên nhiên vùng đồi núi chứ không phải thế mạnh của đồng bằng

=> Chọn đáp án C


Câu 34:

19/07/2024

Theo Công ước về Luật biển Quốc tế 1982, vùng đặc quyền kinh tế được giới hạn từ đường cơ sở đến tối đa

Xem đáp án

Theo Công ước về Luật biển Quốc tế 1982, vùng đặc quyền kinh tế được giới hạn từ đường cơ sở đến tối đa 200 hải lí (sgk Địa lí 12 trang 15)

=> Chọn đáp án C


Câu 35:

15/07/2024

Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự phân hóa cảnh quan thiên nhiên theo Bắc - Nam là

Xem đáp án

Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự phân hóa cảnh quan thiên nhiên theo Bắc - Nam là do tác động của gió mùa Đông Bắc. Phần lãnh thổ phía Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên có mùa đông lạnh; phần lãnh thổ phía Nam do không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nóng quanh năm, khí hậu mang tính cận xích đạo.

=> Chọn đáp án B


Câu 36:

19/07/2024

Khác biệt nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long so với Đồng bằng Sông Hồng là

Xem đáp án

 Khác biệt nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long so vói Đồng bằng Sông Hồng là Đồng bằng sông Cửu Long có khí hậu nóng quanh năm, biên độ nhiệt thấp (còn Đồng bằng sông Hồng có mùa đông lạnh)

=> Chọn đáp án D


Câu 37:

19/07/2024

Mốc thời gian mà nước ta chính thức thực hiện công cuộc Đổi mới nền kinh tế - xã hội là năm

Xem đáp án

Mốc thời gian mà nước ta chính thức thực hiện công cuộc Đồi mới nền kinh tế - xã hội là năm 1986 (sgk Địa lí 12 trang 7)

=> Chọn đáp án B


Câu 38:

19/07/2024

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang Khí hậu (trang 9), em hãy cho biết khu vực nào của nước ta có nhiệt độ trung bình năm cao nhất?

Xem đáp án

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, vùng có nhiệt độ trung bình năm cao nhất là Đồng bằng sông Cửu Long do vùng này có vĩ độ thấp, không chịu ảnh huởng của gió mùa Đông Bắc, nóng quanh năm, nhiệt độ các tháng luôn trên 25°c

 => Chọn đáp án D


Câu 39:

30/09/2024

Đường cơ sở của nước ta được xác định là đường :

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Đường cơ sở của nuóc ta đuợc xác định là đường nối các mũi đất xa nhất vói các đảo ven bờ.

C đúng 

- A sai vì đường cơ sở phải dựa trên đường bờ biển tự nhiên hoặc các đảo ven bờ theo quy định của UNCLOS 1982, chứ không phụ thuộc vào độ sâu đáy biển.

- B sai vì theo UNCLOS 1982, đường cơ sở phải dựa trên các điểm nhô ra của bờ biển và đảo ven bờ, còn 12 hải lý là giới hạn của lãnh hải tính từ đường cơ sở.

- D sai vì đường cơ sở phải được xác định từ các điểm nhô ra nhất của đất liền hoặc các đảo ven bờ, còn mức nước thủy triều chỉ là mốc tham chiếu tạm thời, không cố định và dễ thay đổi theo thời gian.

Đường cơ sở của nước ta được xác định dựa trên nguyên tắc nối các điểm nhô ra xa nhất của bờ biển, bao gồm các mũi đất và các đảo ven bờ tạo thành một hệ thống khép kín. Đường cơ sở này thường là đường thẳng gãy khúc, nối từ điểm này sang điểm khác, dùng làm cơ sở để tính toán chiều rộng của lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Trong trường hợp Việt Nam, đường cơ sở được xác định từ Mũi Nai (Hà Tiên) đến đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), qua các điểm nổi bật như mũi đất, cửa sông và các đảo ven bờ như đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Cát Bà,... Việc xác định đường cơ sở này không chỉ dựa trên nguyên tắc tự nhiên mà còn tuân theo các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982). Đường cơ sở giúp xác định ranh giới chủ quyền quốc gia trên biển và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của Việt Nam đối với các vùng biển tiếp giáp.


Câu 40:

19/07/2024

Phạm vi lãnh thổ Việt Nam là khối thống nhất gồm các bộ phận:

Xem đáp án

Phạm vi lãnh thổ Việt Nam là khối thống nhất gồm các bộ phận vùng đất, vùng biển và vùng trời (sgk Địa lí 12 trang 13)

=> Chọn đáp án C


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương