120 câu trắc nghiệm Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng nâng cao
120 câu trắc nghiệm Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng nâng cao (P2)
-
1490 lượt thi
-
25 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Lập phương trình đường thẳng đi qua điểm M( 5; -3) và cắt hai trục tọa độ tại hai điểm A và B sao cho M là trung điểm của AB.
Đáp án A
Do A và B lần lượt nằm trên trục Ox, Oy nên tọa độ của chứng có dạng :
A( xA ; 0) và B ( 0 ; yB)
Ta có M là trung điểm của AB nên :
Suy ra phương trình đường thẳng AB là :
Hay 3x- 5y- 30 =0
Câu 2:
22/07/2024Cho Tam giác ABC có A( 4; -2) . Đường cao BH: 2x + y – 4= 0 và đường cao CK: x- y-3= 0. Viết phương trình đường cao kẻ từ đỉnh A.
Đáp án A
Gọi AI là đường cao kẻ từ đỉnh A của tam giác. Gọi M là trực tâm của tam giác ABC
Khi đó tọa độ điểm M thỏa mãn hệ phương trình
Hay 4x+ 5y – 6= 0
Câu 3:
10/11/2024Cho tam giác ABC biết trực tâm H (1; 1) và phương trình cạnh AB: 5x- 2y+ 6=0, phương trình cạnh AC: 4x+ 7y -21= 0. Phương trình cạnh BC là:
Đáp án đúng là:D
Lời giải
+Ta có hai đường thẳng AB và AC cắt nhau tại A nên tọa độ điểm A là nghiệm hệ phương trình:
+Ta có BH vuông góc với AC nên đường thẳng BH qua H(1;1) và nhận vecto làm VTCP và làm VTPT. Suy ra phương trình đường thẳng BH là:
7( x-1) – 4( y-1) =0
=> 7x- 4y -3= 0
+ ta có AB và BH cắt nhau tại B nên tọa độ điểm B là nghiệm hệ phương trình:
+Phương trình BC nhận là VTPT và qua
Suy ra phương trình (BC) :
Hay x-2y-14= 0 .
*Phương pháp giải :
Lập hệ phương trình AB và AC suy ra toạ độ điểm A và Vecto AH
BH đi qua H có vtcp là 7,-4
BC ssi qua B nhận AH làm vtcp suy ra phương trình BC
*Lý thuyết:
Phương trình ax + by + c = 0 (a và b không đồng thời bằng 0) được gọi là phương trình tổng quát của đường thẳng.
Nhận xét:
– Đường thẳng ∆ đi qua điểm M0 (x0 ; y0) và nhận = (a ; b) làm vectơ pháp tuyến có phương trình là: a(x – x0) + b(y – y0) = 0 ⇔ ax + by + (–ax0 – by0) = 0.
– Mỗi phương trình ax + by + c = 0 (a và b không đồng thời bằng 0) đều xác định một đường thẳng ∆ trong mặt phẳng tọa độ nhận một vectơ pháp tuyến là = (a ; b).
Xem thêm
Phương trình đường thẳng (Lý thuyết, công thức), các dạng bài tập và cách giải
TOP 40 câu Trắc nghiệm Phương trình đường thẳng trong không gian (có đáp án 2024) - Toán 12
Câu 4:
21/07/2024Cho tam giác ABC có A( 1; -2), đường cao CH: x-y+1= 0, đường phân giác trong BN: 2x+ y + 5= 0. Tọa độ điểm B là:
Đáp án C
+Ta có AB và CH vuông góc với nhau nên đường thẳng AB nhận làm VTCP và làm VTPT.
Đường thẳng AB nhận (1 ; 1) làm VTPT và đi qua điểm A( 1 ; -2) nên có phương trình là :
1( x-1) + 1( y+ 2) =0 hay x+ y+ 1= 0
+ Mà 2 đường thăng AB và BN cắt nhau tại B nên Toạ độ B là nghiệm hệ phương trình
Vậy tọa độ điểm B( -4 ; 3) .
Câu 5:
23/07/2024Có mấy đường thẳng đi qua điểm M( 2; -3) và cắt hai trục tọa độ tại hai điểm A và B sao cho tam giác OAB vuông cân.
Đáp án A
Gọi điểm A(a; 0) và B( 0; b)
+ Phương trình đoạn chắn (AB):
+Do tam giác OAB vuông cân tại O nên do đó a= b hoặc a= -b.
+ TH1:b= a
Khi đó (*) trở thành: hay x+ y= a
Mà M( 2; -3) thuộc AB nên 2-3= a hay a= -1; b= -1
Khi đó phương trình đường thẳng AB là: x+ y+ 1 = 0 .
+ TH2: b= -a
Khi đó (*) trở thành: hay x- y= a
Mà M( 2; -3) thuộc AB nên 2+ 3= a hay a= 5; b= -5
Khi đó phương trình đường thẳng AB là: x- y- 5= 0
Câu 6:
21/07/2024Hai đường thẳng d1: mx+ y= m+ 1 và d2: x+ my= 2 song song khi và chỉ khi:
Đáp án C
+ Để 2 đường thẳng đã cho song song với nhau thì:
Mà nếu m2= 1 hay m = ± 1
+ Khi m= 1 ta có: khi đó 2 đường thẳng đã cho trùng nhau ( loại ).
+ Khi m= -1 ta có: khi đó 2 đường thẳng đã cho song song với nhau.
Câu 7:
23/07/2024Cho 3 đường thẳng d1 : 2x+ y -1= 0 ; d2 : x+ 2y+1= 0 và d3 : mx-y-7= 0 Để ba đường thẳng này đồng qui thì m bằng ?
Đáp án B
+Giao điểm của d1 và d2 là nghiệm của hệ:
Vậy 2 đường thẳng d1 và d2 tại A( 1 ; -1) .
+Để 3 đường thẳng đã cho đồng quy thì d3 phải đi qua điểm A nên tọa độ A thỏa phương trình d3
Suy ra : m+ 1-7= 0 hay m= 6.
Câu 8:
10/07/2024Cho 4 điểm A(0; -2) ; B( -1; 0) ; C( 0; -4) và D( -2; 0) . Tìm tọa độ giao điểm của 2 đường thẳng AB và CD.
Đáp án D
+ Đường thẳng AB có vectơ chỉ phương là và đường thẳng CD có vectơ chỉ phương là .
Do đó cùng phương và A, B, C, D không có ba điểm nào thẳng hàng nên AB và CD không có giao điểm.
Câu 9:
13/07/2024Xác định vị trí tương đối của 2 đường thẳng:
Đáp án B
+Ta có đường thẳng (a) có vtcp và đường thẳng (b) có vtcp
+Ta thấy: không cùng phương và
nên 2 đường thẳng đó cắt nhau nhưng không vuông góc
Câu 10:
17/07/2024Tìm điểm M trên trục hoành sao cho nó cách đều hai đường thẳng: (a) : 3x+ 2y -6= 0 và ( b) : 3x+ 2y + 6= 0 ?
Đáp án B
Do M nằm trên trục hoành nên tọa độ điểm M( x; 0)
Khi đó:
và
Để điểm M cách đều 2 đường thẳng đã cho thì:
Suy ra:
Suy ra : 3x- 6= - (3x+ 6)
Do đó: x= 0.
Vậy tọa độ điểm M cần tìm là (0; 0)
Câu 11:
20/07/2024Cho hai điểm A( 2; -1) ; B( 1; -1) và C(1; 5). Khi đó diện tích tam giác ABC là:
Đáp án C
+Ta có: nên AB= 1
+ Ta viết phương trình đường thẳng AB .
Đi qua điểm A( 2; -1) nhận làm VTCP nên nhận làm VTPT
Suy ra: 0( x-2)+ 1( y+1) = 0 hay y + 1= 0.
Khoảng cách từ điểm C đến đường thẳng AB là:
+ Diện tích của tam giác ABC là:
Câu 12:
10/07/2024Cho hai điểm A(1; 2) và B( 4; 6).Hỏi có mấy điểm M trên trục tung sao cho diện tích tam giác MAB bằng 1 ?
Đáp án C
+ Ta có: và AB= 5.
Do điểm M nằm trên trục tung nên tọa độ điểm M có dạng M(0; y)
+Khi đó diện tích tam giác MAB là
Thay số 1= 1/2.5.d( M; AB) nên
+ Viết phương trình đường thẳng AB: đi qua A( 1; 2) và nhận làm VTCP nên nhận làm VTPT.
Suy ra phương trình tổng quát: 4( x-1)- 3( y-2) =0
Hay 4x- 3y+ 2= 0
+ ta có:
+ TH1: nếu -3y+ 2= 2 thì y= 0 và M( 0;0)
+ TH2: Nếu -3y+ 2= -2 thì y=4/3 và M( 0; 4/3).
Câu 13:
22/07/2024Tìm tọa độ điểm M trên trục hoành và cách đều hai đường thẳng: (a) : 3x-2y-6= 0 và (b) : 3x- 2y+ 3 =0 .
Đáp án B
Do điểm M nằm trên trục hoành nên M( x; 0)
Khoảng cách từ M đến mỗi đường thẳng lần lượt là:
Theo bài ra ta có: d( M; a) = d( M; b) nên
Do đó:
Sut ra 3x- 6= -3x-3 nên x= 1/2
Vậy điểm M ( 1/2; 0)
Câu 14:
23/07/2024Phương trình của đường thẳng qua A( 2; 5) và cách B( 5; 1) một khoảng bằng 3 là:
Đáp án C
Đường thẳng ( d) đi qua A( 2; 5) và nhận vecto làm VTPT có phương trình:
a( x- 2)+ b( y- 5) =0 hay ax+ by -2a- 5b= 0.
Khi đó:
Suy ra : - 24ab+ 7b2= 0
Nên b= 0 hoặc 7b= 24a
+ nếu b= 0; chọn a= 1 thì đường thẳng ( d) có phương trình là: x= 2.
+ Nếu 7b= 24a thì chọn a= 7 và b= 24 thì đường thẳng ( d) là 7x+ 24y – 134= 0
Câu 15:
23/07/2024Cho đường thẳng d: x- 2y + 2=0.Viết phương trình các đường thẳng song song với d và cách d một đoạn bằng là:
Đáp án A
Gọi ∆ là đường thẳng song song với d thỏa ,mãn đầu bài
Do ∆ song song với đường thẳng d nên đường thẳng ∆ có dạng:
∆: x- 2y+ c= 0
Theo giả thiết:
Suy ra:c= 7 hoặc c= -3
Vậy có 2 đường thẳng thỏa mãn là : x- 2y+ 7 =0 và x- 2y – 3= 0
Câu 16:
12/07/2024Cho hai điểm A(3; -1) và B( 0;3) Tìm tọa độ điểm M trên trục Ox sao cho khoảng cách từ M đến đường thẳng AB bằng AB?
Đáp án D
Ta gọi M(a ; 0)
Đường thẳng AB qua B(0 ; 3) và nhận làm VTCP và làm VTPT nên có pt :
4(x-0) + 3( y-3) =0 hay 4x + 3y -9= 0 và AB= 5.
Vậy có hai điểm M() và M thỏa mãn yêu cầu đầu bài.
Câu 17:
20/07/2024Cho điểm M(1;2) và đường thẳng d: 2x+ y- 5= 0. Toạ độ của điểm đối xứng với điểm M qua d là:
Đáp án A
Ta thấy:
Gọi H( a; b) là hình chiếu của điểm M lên đường thẳng d.
Ta có đường thẳng d có vtpt:
Suy ra là vectơ chỉ phương của đường thẳng d.
Do đó:
Gọi M’(x; y) đối xứng với M qua đường thẳng d. Khi đó ; H là trung điểm của MM’
Ta có:
Vậy tọa độ điểm đối xứng với M qua d là:
Câu 18:
15/07/2024Cho đường thẳng d: 2x-3y +3=0 và M (8;2) .Tọa độ của điểm M’ đối xứng với M qua d là:
Đáp án C
+phương trình ∆ đi qua M (8; 2) và vuông góc với d là:
3 (x-8) +2(y-2) =0 hay 3x+2y -28= 0.
+ Gọi
+ Khi đó H là trung điểm của đoạn MM’. Áp dụng công thức trung điểm ta suy ra
Vậy M’( 4;8) .
Câu 19:
15/07/2024Toạ độ hình chiếu của M(4; 1) trên đường thẳng ∆: x-2y +4= 0 là:
Đáp án C
Đường thẳng ∆ có 1 VTPT
Gọi H( 2t-4; t) là hình chiếu của M trên đường thẳng ∆ thì: và cùng phương khi và chỉ khi
Câu 20:
15/07/2024Tìm hình chiếu của A( 3; - 4) lên đường thẳng:
Đáp án C
Lấy điểm H( 2+ 2t ; -1-t) thuộc d. Ta có:
Vectơ chỉ phương của d là:
Do H là hình chiếu của A trên
Hay : 2( 2t-1) – 1( - t+ 3) =0
Nên t=1
Với t= 1 ta có H( 4 ; -2) .
Vậy hình chiếu của A trên d là H( 4 ; -2) .
Câu 21:
14/07/2024Cho hai đường thẳng d1 : x+ 2y -1 = 0 và d2 : x- 3y +3 = 0. Phương trình đường thẳng d đối xứng với d1 qua là:
Đáp án D
Gọi I là giao điểm của hai đường thẳng d1; d2 . Tọa độ điểm I là nghiệm của hệ:
Lấy điểm . Đường thẳng qua M và vuông góc với d2 có phương trình: 3x + y-3= 0
Gọi suy ra tọa độ điểm H là nghiệm của hệ:
Lấy điểm N đối xứng với M qua , khi đó:
Do d đối xứng với qua nên N thuộc d.
Khi đó là VTCP của d nên d nhận là VTPT
Phương trình đường thẳng d đi qua và nhận có dạng:
hay 2x-y + 2= 0
Câu 22:
13/07/2024Cho hai đường thẳng d : x+ 2y -1= 0 và d’ : x- 2y -1= 0. Câu nào sau đây đúng ?
Đáp án B
Đường thẳng d cắt trục Ox tại A( 1; 0) và A d’.
Lấy điểm:
Gọi N là điểm đối xứng với M qua Ox
Khi đó
Thay tọa độ điểm N vào phương trình d', ta được:
Nên .
Do đó d và d' đối xứng với nhau qua Ox.
Câu 23:
20/07/2024Cho đường thẳng và điểm M( 3;3) .Tọa độ hình chiếu vuông góc của M trên đường thẳng là:
Đáp án B
Gọi H là hình chiếu của M trên ∆.
Ta có: H thuộc ∆ nên H( 1+ 3t ; -2t),
Đường thẳng có vectơ chỉ phương là:
Ta có nên 3( -2 + 3t) -2( -3-2t) = 0
13t= 0 nên t= 0.
Khi đó; H( 1; 0)
Câu 24:
22/07/2024Cho điểm A(-1; 2) và đường thẳng .Tìm điểm M sao cho AM ngắn nhất.
Đáp án A
Điểm M( t-2; -t- 3) thuộc ∆.
Có MA2= (t-1) 2+ (-t-5) 2= 2t2+ 8t +26= 2( t2+ 4t +4)+18=2(t+2)2+ 18 18 với mọi t.
Do đó suy ra
Vậy khi t= -2 . Khi đó M( -4; -1)
Câu 25:
11/07/2024Tìm điểm A’ đối xứng với A( 3; -4) qua đường thẳng:
Đáp án B
+ Lấy điểm H( 2+ 2t; -1- t ) thuộc d là hình chiếu của A trên d. Ta có:
Vectơ chỉ phương của d là
+ Do H là hình chiếu của A trên d
Hay 2( 2t -1) – 1( -t+3) = 0 suy ra t= 1
+Với t= 1 ta có H( 4; -2)
+ điểm A’ đối xứng với A( 3; -4) qua đường thẳng d nên H là trung điểm của AA’
Suy ra tọa độ A’( 5; 0) .
Bài thi liên quan
-
120 câu trắc nghiệm Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng nâng cao (P1)
-
25 câu hỏi
-
30 phút
-
-
120 câu trắc nghiệm Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng nâng cao (P3)
-
25 câu hỏi
-
30 phút
-
-
120 câu trắc nghiệm Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng nâng cao (P4)
-
25 câu hỏi
-
30 phút
-
-
120 câu trắc nghiệm Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng nâng cao (P5)
-
20 câu hỏi
-
30 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Hình học Ôn tập chương 3 (có đáp án) (543 lượt thi)
- 160 câu trắc nghiệm Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng (1785 lượt thi)
- 120 câu trắc nghiệm Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng nâng cao (1489 lượt thi)
- Trắc nghiệm Ôn tập chương 3: Phương pháp toạ độ trong mặt phẳng có đáp án (336 lượt thi)
- Trắc nghiệm Ôn tập Toán 10 Chương 3 Hình học có đáp án (Nhận biết) (256 lượt thi)
- Trắc nghiệm Ôn tập Toán 10 Chương 3 Hình học có đáp án (Thông hiểu) (354 lượt thi)
- Trắc nghiệm Ôn tập Toán 10 Chương 3 Hình học có đáp án (Vận dụng) (249 lượt thi)
- Trắc nghiệm Ôn tập Toán 10 Chương 3 Hình học có đáp án (318 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Phương trình đường elip (có đáp án) (858 lượt thi)
- Trắc nghiệm Phương trình đường tròn (có đáp án) (753 lượt thi)
- Trắc nghiệm Phương trình đường thẳng (có đáp án) (612 lượt thi)
- Trắc nghiệm: Phương trình đường tròn có đáp án (410 lượt thi)
- Trắc nghiệm Phương trình đường thẳng có đáp án (Thông hiểu) (395 lượt thi)
- Trắc nghiệm Phương trình đường elip có đáp án (395 lượt thi)
- Trắc nghiệm: Phương trình đường thẳng có đáp án (385 lượt thi)
- Trắc nghiệm Phương trình đường tròn có đáp án (Vận dụng) (379 lượt thi)
- Trắc nghiệm Phương trình đường thẳng có đáp án (Nhận biết) (373 lượt thi)
- Trắc nghiệm Phương trình đường elip có đáp án (Vận dụng) (355 lượt thi)