100 câu trắc nghiệm Đường thẳng - Mặt phẳng trong không gian (P1)
100 câu trắc nghiệm Đường thẳng - Mặt phẳng trong không gian (P1) (Đề số 1)
-
1341 lượt thi
-
25 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
21/11/2024Cho hình tứ diện ABCD. Khẳng định nào sau đây là đúng?
Đáp án đúng: B
*Lời giải:
Tứ diện ABCD sẽ có 4 điểm A,B,C,D không đồng phẳng với nhau
*Phương pháp giải:
- Nắm kỹ lại định nghĩa cũng như tính chất về đường thẳng và mặt phẳng trong không gian
*Lý thuyết nắm thêm và các dạng toán về đường thẳng và mặt phẳng trong không gian:
Các tính chất thừa nhận
- Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.
- Có một và chỉ một mặt phẳng đi qua 3 điểm không thẳng hàng.
- Tồn tại 4 điểm không cùng thuộc một mặt phẳng.
- Nếu có một đường thẳng có 2 điểm phân biệt thuộc một mặt phẳng thì tất cả các điểm của đường thẳng đều thuộc mặt phẳng đó.
- Nếu mọi điểm của đường thẳng d đều thuộc mặt phẳng (P) thì ta nói d nằm trong (P) hoặc (P) chứa d. Kí hiệu d⊂(P) hoặc .
- Nếu hai mặt phẳng phân biệt có điểm chung thì các điểm chung của hai mặt phẳng là một đường thẳng đi qua điểm chung đó. Đường thẳng đó được gọi là giao tuyến, kí hiệu .
- Trên mỗi mặt phẳng, tất cả các kết quả đã biết trong hìnd=(P)∩(Q)h học phẳng đều đúng.
Xác định một mặt phẳng
Một mặt phẳng hoàn toàn được xác định khi biết nó đi qua 3 điểm không thẳng hàng.
Một mặt phẳng được hoàn toàn xác định khi biết nó đi qua một điểm và chứa 1 đường thẳng không đi qua điểm đó.
Một mặt phẳng được hoàn toàn xác định khi biết nó chứa hai đường thẳng cắt nhau.
Hình chóp và hình tứ diện
Cho đa giác lồi A1A2...An và một điểm S nằm ngoài mặt phẳng chứa đa giác đó. Nối S với các đỉnh A1,A2,...,Anđể được n tam giác SA1A2,SA2A3,...,SAnA1. Hình gồm n tam giác SA1A2,SA2A3,...,SAnA1và đa giác A1A2...Anđược gọi là hình chóp và kí hiệu là S.A1A2...An.
Trong hình chóp S.A1A2...Anđiểm S được gọi là đỉnh và đa giácA1A2...An được gọi là mặt đáy, các tam giác SA1A2,SA2A3,...,SAnA1được gọi là các mặt bên; các cạnh SA1,SA2,...,SAnđược gọi là cạnh bên; các cạnhA1A2,A2A3...,AnA1 được gọi là các cạnh đáy.
xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian – Toán 11 Kết nối tri thức
Toán 11 Bài 10 (Kết nối tri thức): Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian
Câu 4:
18/07/2024Xét thiết diện của hình chóp tứ giác khi cẳt bởi mặt phẳng.Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
Đáp án C
Thiết diện của hình chóp khi cắt bởi 1 mặt phẳng có thể là tam giác, tứ giác hoặc ngũ giác
Câu 5:
10/10/2024Trong không gian cho 4 điểm không đồng phẳng. Có thể xác định được bao nhiêu mặt phẳng phân biệt từ các điểm đã cho?
Đáp án đúng: B
*Phương pháp giải:
- Nắm lại tính chất được thừa nhận của mặt phẳng trong không gian từ 4 điểm phân biệt sẽ tạo thành 1 tứ diện ( tứ diện 4 mặt phẳng ).
*Lời giải
Cách 1: Vì 4 điểm đã cho là không đồng phẳng nên tạo thành 1 tứ diện. Mà tứ diện có 4 mặt phẳng
Cách 2.Vì 4 điểm đã cho không đồng phẳng nên chọn 3 điểm bất kì cho ta 1 mặt phẳng
Do đó số mặt phẳng được xác định từ 4 điểm đã cho là
* Một số lý thuyết nắm thêm vê đường thẳng và mặt phẳng trong không gian:
Các tính chất thừa nhận
Tính chất 1: Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.
Tính chất 2:Có một và chỉ một mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng hàng.
Tính chất 3: Tồn tại bốn điểm không cùng thuộc một mặt phẳng.
Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng.
Cho đường thẳng d và mặt phẳng (α). Tùy theo số điểm chung của d và (α), ta có ba trường hợp sau:
- d và (α) không có điểm chung. Khi đó ta nói d song song với (α) hay (α) song song với d và kí hiệu là d // (α) hay (α) // d.
- d và (α) chỉ có một điểm chung duy nhất M. Khi đó ta nói d và (α) cắt nhau tại điểm M và kí hiệu .
- d và (α) có từ hai điểm chung trở lên. Khi đó, d nằm trong (α) hay (α) chứa d và kí hiệu .
- Định lí. Nếu đường thẳng d không nằm trong mặt phẳng (α) và d song song với đường thẳng d’ nằm trong (α) thì d song song với (α).
- Định lí. Cho đường thẳng a song song với mặt phẳng (α). Nếu mặt phẳng (β) chứa a và cắt (α) theo giao tuyến b thì b song song với a.
- Hệ quả. Nếu hai mặt phẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thì giao tuyến của chúng (nếu có) cũng song song với đường thẳng đó.
- Định lí. Cho hai đường thẳng chéo nhau. Có duy nhất một mặt phẳng chứa đường thẳng này và song song với đường thẳng kia.
Xem thêm các câu hỏi ôn tập Toán chọn lọc, hay khác:
100 câu trắc nghiệm Đường thẳng - Mặt phẳng trong không gian (P1)
Trắc nghiệm Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng (có đáp án)
Câu 6:
21/07/2024Có bao nhiêu vị trí tương đối của 2 đường thẳng trong không gian?
Đáp án C
song song, cắt nhau, chéo nhau, trùng nhau
Câu 7:
22/07/2024Cho hai đường thẳng phân biệt cùng nằm trong một mặt phẳng. Có bao nhiêu vị trí tương đối giữa hai đường thẳng đó?
Đáp án B
Vì hai đường thẳng này là phân biệt nên không xảy ra trùng nhau
Vì 2 đường thẳng này cùng nằm trong 1 mặt phẳng nên không thể chéo nhau
Do đó, chúng chỉ có thể song song hoặc cắt nhau.
Câu 8:
18/07/2024Trong không gian cho mặt phẳng (P) và ba điểm A, B, C không nằm trong (P). Gọi M, N, K lần lượt là giao điểm của các đường thẳng AB, AC, BC với mặt phẳng (P)( A, B, C không thẳng hàng). Khẳng định nào sau đây là đúng.
Đáp án A
Vì 3 điểm A, B, C không thẳng hàng nên 3 điểm này tạo thành mp (ABC)
Ta có: 3 điểm M; N và K cùng thuộc hai mp ( ABC) và (P)
Suy ra: 3 điểm này cùng nằm trên giao tuyến của hai mặt phẳng này
Do đó, 3 điểm này thằng hàng.
Câu 9:
21/07/2024Để biểu diễn một hình trong không gian, quy tắc nào sau đây không đúng:
Đáp án B
Phương án B cần sửa thành: hình biểu diễn của 2 đoạn thẳng bằng nhau là 2 đoạn thẳng bằng nhau.
Câu 10:
23/07/2024Nếu hai mặt phẳng phân biệt có điểm chung thì tất cả những điểm chung của chúng sẽ nằm trên:
Đáp án C
Câu 11:
03/12/2024Một mặt phẳng được xác định nếu biết:
Đáp án đúng là D
Lời giải
Một mặt phẳng được xác định khi biết:
+ 3 điểm không thẳng hàng
+ Hai đường thẳng cắt nhau
+ Hai đường thẳng song song
+ Một điểm và 1 đường thẳng thuộc mặt phẳng
*Phương pháp giải:
Một mặt phẳng hoàn toàn xác định khi biết nó đi qua ba điểm không thẳng hàng.
Một mặt phẳng được hoàn toàn xác định khi biết nó đi qua một điểm và chứa một đường thẳng không đi qua điểm đó.
Một mặt phẳng được hoàn toàn xác định khi biết nó chứa hai đường thẳng cắt nhau.
*Lý thuyết:
Các tính chất thừa nhận của hình học không gian
Tính chất thừa nhận 1: Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt cho trước.
Tính chất thừa nhận 2: Có một và chỉ một mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng hàng cho trước.
Tính chất thừa nhận 3: Tồn tại bốn điểm không cùng nằm trên một mặt phẳng.
Tính chất thừa nhận 4: Nếu hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung thì chúng có một đường thẳng chung duy nhất chứa tất cả các điểm chung của hai mặt phẳng đó.
Tính chất thừa nhận 5: Trong mỗi mặt phẳng, các kết đã biết của hình học phẳng đều đúng.
Định lí: Nếu một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt của một mặt phẳng thì mọi điểm của đường thẳng đều thuộc mặt phẳng đó.
3. Điều kiện xác định mặt phẳng
Có bốn cách xác định trong một mặt phẳng:
Cách 1: Một mặt phẳng được xác định nếu biết nó đi qua ba điểm A, B, C không thẳng hàng của mặt phẳng, kí hiệu (ABC).
Cách 2: Một mặt phẳng được xác định nếu biết nó đi qua một đường thẳng d và một điểm A không thuộc d, kí hiệu (A, d).
Cách 3: Một mặt phẳng được xác định nếu biết nó đi qua hai đường thẳng a, b cắt nhau, kí hiệu (a, b).
Cách 4: Một mặt phẳng được xác định nếu biết nó đi qua hai đường thẳng a, b song song, kí hiệu (a, b).
Xem thêm
Lý thuyết Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian – Toán 11 Cánh diều
Câu 12:
23/07/2024Cho mp(P), điểm A thuộc mp(P) và điểm B không thuộc mp(P). Đường thẳng d đi qua hai điểm A và B. Giữa d và (P) sẽ có:
Đáp án B
Các vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng:
+ Song song: Khi đó không có điểm chung
+ Cắt nhau: Khi đó có đúng 1 điểm chung
+Đường thẳng nằm trên mặt phẳng: thì có vô số điểm chung
Dựa vào dữ kiện đề bài, suy ra đường thẳng cắt mặt phẳng .
Câu 13:
21/07/2024Cho hai mặt phẳng (P) và (Q) cắt nhau theo giao tuyến d. Trong (P) cho đường thẳng a, trong (Q) cho đường thẳng b. Giả sử . Phát biểu nào sau đây là đúng:
Đáp án B
Đường thẳng a và b cắt đường thẳng d lần lượt tại N và K nên 2 điểm N và K cùng nằm trên đường thẳng d. (1)
Lại có a và b cắt nhau tại M nên M thuộc giao tuyến của 2 mặt phẳng ( P) và (Q).
Mà 2 mặt phẳng này có giao tuyến là d nên M nằm trên đường thẳng d. (2)
Từ (1) và (2) suy ra 3 điểm M; N; P cùng nằm trên đường thẳng d hay 3 điểm này thẳng hàng
Câu 14:
18/07/2024Hình biểu diễn nào sau đây là hình biểu diễn của một vật thể trong không gian:
Đáp án A
Chú ý các đường nhìn thấy thì biểu diễn nét liền và đường không nhìn thấy vẽ bằng nét đứt. Chỉ có hình A biểu diễn đúng.
Câu 15:
22/07/2024Hình biểu nào sau đây không phải là hình biểu diễn của một khối vật thể trong không gian:
Đáp án C
Câu 16:
20/07/2024Những quy tắc nào sau đây không đúng với quy tắc vẽ hình trong không gian:
Đáp án B
Hình biểu diễn của 2 đường thẳng song song là 2 đường thẳng song song
Câu 17:
23/07/2024Có bao nhiêu quy tắc vẽ hình biểu diễn trong không gian:
Đáp án D
Một số quy tắc vẽ hình trong không gian:
1:Đường thẳng được biểu diễn bởi đường thẳng, đoạn thẳng được biểu diễn bởi đoạn thẳng
2. Hai đường thẳng song song ( hoặc cắt nhau) được biểu diễn bởi 2 đường thẳng song song ( hoặc cắt nhau).
3. Giữ nguyên qua hệ thuộc giữa điểm và đường thẳng .
4. Dùng nét liền để biểu diễn những hình nhìn thấy, dùng nét đứt để biểu diễn những hình không nhìn thấy.....
Câu 18:
18/07/2024Cho các phát biểu sau, số phát biểu đúng:
1. Có một và chỉ một đường thẳng đi qua 2 điểm phân biệt
2. Có một và chỉ một mặt phẳng đi qua 3 điểm phân biệt
3. Nếu 1 đường thẳng có 1 điểm thuộc một mặt phẳng thì mọi điểm của đường thẳng đều thuộc mặt phẳng đó
4. Tồn tại 4 điểm không cùng thuộc một mặt phẳng
5. Tồn tại 4 điểm cùng thuộc một mặt phẳng
6. Nếu 2 mặt phẳng phân biệt có 1 điểm chung thì chúng sẽ còn 1 điểm chung khác
7. Trên mỗi mặt phẳng, các kết quả đã biết trong hình học phẳng có thể không đúng
Đáp án B
Các phát biểu đúng: 1; 4; 5; 6
2. Có một và chỉ một mặt phẳng đi qua 3 điểm phân biệt không thẳng hàng
3. Nếu 1 đường thẳng có 2 điểm phân biệt thuộc một mặt phẳng thì mọi điểm của đường thẳng đều thuộc mặt phẳng đó
7. Trên mỗi mặt phẳng, các kết quả đã biết trong hình học phẳng đều đúng
Câu 19:
20/07/2024Trong các cách sau, có bao nhiêu cách để xác định một mặt phẳng
1. Đi qua 3 điểm phân biệt
2. Đi qua 1 điểm và chứa 1 đường thẳng không đi qua điểm đó
3. Đi qua 2 đường thẳng bất kì
4. Đi qua đường thẳng (d1) và song song với đường thẳng (d2) cho trước, sao cho d1 và d2 không cắt nhau
5. Song song với 2 đường thẳng cắt nhau
6. Song song với 2 đường thẳng chéo nhau
7. Đi qua 1 điểm và song song với một đường thẳng cho trước
8. Đi qua 1 điểm và song song với một mặt phẳng cho trước
Đáp án B
Các cách xác định mặt phẳng đúng: 2; 4 ; 8
1. Đi qua 3 điểm phân biệt không thẳng hàng
3. Trong trường hợp 2 đường thẳng chéo nhau thì không thể xác định được mặt phẳng
5. Song song với 2 đường thẳng cắt nhau Có vô số mặt phẳng như vậy.
Phương pháp xác định mặt phẳng chỉ đúng khi mặt phẳng này đi qua 1 điểm cho trước
6. Song song với 2 đường thẳng chéo nhau Có vô số mặt phẳng như vậy
Phương pháp xác định mặt phẳng chỉ đúng khi mặt phẳng này đi qua 1 điểm cho trước
7. Đi qua 1 điểm và song song với một đường thẳng cho trước. Có vô số mặt phẳng như vậy
Câu 20:
10/10/2024Cho đường thẳng a và mp (P) trong không gian. Có bao nhiêu vị trí tương đối của a và (P):
Đáp án đúng: C
*Phương pháp giải:
- Có 3 vị trí: Song song, nằm trên, cắt nhau
*Lời giải
Đường thẳng (a) và mặt phẳng (P) trong không gian có ba vị trí tương đối chính:
- Song song: Đường thẳng (a) không có điểm chung với mặt phẳng (P).
- Cắt nhau: Đường thẳng (a) cắt mặt phẳng (P) tại một điểm duy nhất.
- Nằm trên: Đường thẳng (a) nằm hoàn toàn trong mặt phẳng (P).
* Một số lý thuyết nắm thêm vê đường thẳng và mặt phẳng trong không gian:
Các tính chất thừa nhận
Tính chất 1: Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.
Tính chất 2:Có một và chỉ một mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng hàng.
Tính chất 3: Tồn tại bốn điểm không cùng thuộc một mặt phẳng.
Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng.
Cho đường thẳng d và mặt phẳng (α). Tùy theo số điểm chung của d và (α), ta có ba trường hợp sau:
- d và (α) không có điểm chung. Khi đó ta nói d song song với (α) hay (α) song song với d và kí hiệu là d // (α) hay (α) // d.
- d và (α) chỉ có một điểm chung duy nhất M. Khi đó ta nói d và (α) cắt nhau tại điểm M và kí hiệu d∩(α)=M.
- d và (α) có từ hai điểm chung trở lên. Khi đó, d nằm trong (α) hay (α) chứa d và kí hiệu d⊂(α).
- Định lí. Nếu đường thẳng d không nằm trong mặt phẳng (α) và d song song với đường thẳng d’ nằm trong (α) thì d song song với (α).
- Định lí. Cho đường thẳng a song song với mặt phẳng (α). Nếu mặt phẳng (β) chứa a và cắt (α) theo giao tuyến b thì b song song với a.
- Hệ quả. Nếu hai mặt phẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thì giao tuyến của chúng (nếu có) cũng song song với đường thẳng đó.
- Định lí. Cho hai đường thẳng chéo nhau. Có duy nhất một mặt phẳng chứa đường thẳng này và song song với đường thẳng kia.
Xem thêm các câu hỏi ôn tập Toán chọn lọc, hay khác:
Giải Toán 11 Bài 10: Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian
Trắc nghiệm Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng (có đáp án)
Trắc nghiệm Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng (có đáp án)
Câu 21:
23/07/2024Cho 2 đường thẳng (d1) và (d2). Trong trường hợp nào thì (d1) và (d2) không thể đồng phẳng
Đáp án D
Câu 22:
20/07/2024Khi 2 đường thẳng a, b không có điểm chung, ta có thể khẳng định:
Đáp án D
2 đường thẳng a, b không có điểm chung nếu a, b song song hoặc a, b chéo nhau
Câu 23:
18/07/2024Số phát biểu đúng
1. Trong không gian qua 1 điểm không nằm trên đường thẳng cho trước, có một và chỉ một đường thẳng song song với đường thẳng đã cho
2. Nếu 3 mặt phẳng đôi một cắt nhau theo 3 giao tuyến phân biệt thì 3 giao tuyến ấy đồng quy
3. Nếu 2 mặt phẳng phân biệt lần lượt chứa 2 đường thẳng song song thì giao tuyến của chúng ( nếu có ) cũng song song với 2 đường thẳng đó hoặc trùng với một trong 2 đường thẳng đó
4. 2 đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ 3 thì chúng song song với nhau
5. Nếu đường thẳng d không nằm trong mặt phẳng (P ) và d song song với đường thẳng d’ nằm trong (P ) thì d song song với ( P)
6. Cho đường thẳng a song song với mặt phẳng (P) . Nếu mặt phẳng (Q) chứa a và cắt (P) theo giao tuyến b thì b song song với a
7. Nếu 2 mặt phẳng cùng song song với 1 đường thẳng thì giao tuyến của chúng ( nếu có ) cũng song song với đường thẳng đó
8. Cho 2 đường thẳng chéo nhau. Có vô số mặt phẳng chứa đường thẳng này và song song với đường thẳng kia.
Đáp án C
2. Nếu 3 mặt phẳng đôi một cắt nhau theo 3 giao tuyến phân biệt thì 3 giao tuyến ấy hoặc đồng quy, hoặc đôi một song song với nhau
8. Cho 2 đường thẳng chéo nhau. Có duy nhất một mặt phẳng chứa đường thẳng này và song song với đường thẳng kia
Câu 24:
18/07/2024Chọn phát biểu sai:
Đáp án B
Cần sửa thành:
Nếu 2 mặt phẳng phân biệt cùng song song với mặt phẳng thứ 3 thì chúng song song với nhau
Bài thi liên quan
-
100 câu trắc nghiệm Đường thẳng - Mặt phẳng trong không gian (P1) (Đề số 2)
-
25 câu hỏi
-
50 phút
-
-
100 câu trắc nghiệm Đường thẳng - Mặt phẳng trong không gian (P1) (Đề số 3)
-
25 câu hỏi
-
50 phút
-
-
100 câu trắc nghiệm Đường thẳng - Mặt phẳng trong không gian (P1) (Đề số 4)
-
25 câu hỏi
-
50 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Ôn chương 2 - hình học (có đáp án) (520 lượt thi)
- 100 câu trắc nghiệm Đường thẳng - Mặt phẳng trong không gian (P1) (1340 lượt thi)
- 100 câu trắc nghiệm Đường thẳng, Mặt phẳng trong không gian nâng cao (phần 1) (1192 lượt thi)
- Trắc nghiệm Ôn tập Toán 11 Chương 2 Hình học có đáp án (301 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Đường thẳng và mặt phẳng song song (có đáp án) (1107 lượt thi)
- Trắc nghiệm Hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song (có đáp án) (968 lượt thi)
- Trắc nghiệm Hai mặt phẳng song song (có đáp án) (719 lượt thi)
- Trắc nghiệm Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng (có đáp án) (543 lượt thi)
- Trắc nghiệm Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian (có đáp án) (523 lượt thi)
- Trắc nghiệm Hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song có đáp án (506 lượt thi)
- Trắc nghiệm Hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song có đáp án (Vận dụng) (404 lượt thi)
- Trắc nghiệm Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng có đáp án (400 lượt thi)
- Trắc nghiệm Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng có đáp án (Vận dụng) (396 lượt thi)
- Trắc nghiệm Đường thẳng và mặt phẳng song song có đáp án (Nhận biết) (394 lượt thi)