Giáo án Anken mới nhất - Hóa học 11
Với Giáo án Anken mới nhất Hóa học lớp 11 được biên soạn bám sát sách Hóa học 11 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.
Giáo án Hóa học 11 Bài 29: Anken
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS biết được:
- Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học.
- Cách gọi tên thông thường và tên thay thế của anken.
- Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan) của anken.
- Phương pháp điều chế anken trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. ứng dụng.
2. Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, mô hình rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo và tính chất.
- Viết được công thức cấu tạo và tên gọi của các đồng phân tương ứng với một công thức phân tử (không quá 6 nguyên tử C trong phân tử).
3. Thái độ: Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của học sinh
4. Phát triển năng lực:
- Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- Phát triển năng lực sáng tạo
II. PHƯƠNG PHÁP
- Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
- PPDH đàm thoại tái hiện.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Mô hình đồng phân hình học của But-2-en; etilen. Máy chiếu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung:
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
Hoạt động 1: Đồng đẳng - Gv: giới thiệu chất đơn giản nhất của dãy anken là CH2 = CH2 (cho Hs xem mô hình) Hs: Nhận xét về đặc điểm cấu tạo của C2H4, từ đó nêu khái niệm anken. - Gv: Từ công thức và khái niệm đồng đẳng hs đã biết, yêu cầu hs: + Viết tiếp dãy đồng đẳng của C2H4. + Viết CTTQ của anken Hs: trả lời Hoạt động 2: Đồng phân - Gv: Trên cơ sở những khái niệm đồng phân hs đã biết, yêu cầu hs khái quát về các loại đồng phân có thể có của anken. Hs: Đp mạch cacbon, đp về vị trí lk đôi. Hs: Vận dụng viết các ctct của C4H8. - Gv giới thiệu: Trái với ankan phân tử có thể xoay chung quanh trục C – C, trong anken ko có chuyển động quay đó nên với 2 CTCT: cis, trans (dùng mô hình sau: lấy vd) * Cis-: 2 nhóm giống nhau hoặc tương tự nhau ở cùng phía mặt phẳng lk đôi C=C * Trans-: … khác phía … + Viết ctct của but-2-en dưới dạng cis và dạng trans. - Gv: Giới thiệu đồng phân mạch vòng → Xicloankan Hoạt động 3: Danh pháp anken - Gv: Yêu cầu hs nghiên cứu sgk và nêu quy tắc gọi tên, phân biệt 2 cách gọi tên: theo tên thông thường và tên hệ thống. - Gv: Yêu cầu hs gọi tên các anken ở phần 2 Hs: Vận dụng quy tắc gọi tên một số anken khác - Gv lưu ý: Cách đánh số thứ tự mạch chính (từ phía gần đầu nối đôi hơn sau đó mới xét tới nhánh). Hoạt động 4: Tính chất vật lí anken - Gv: Hướng dẫn hs nghiên cứu sgk và trả lời các câu hỏi liên quan đến t/c vật lý: trạng thái, quy luật biến đổi về tnc, ts, khối lượng riêng, tính tan. Hs: trình bày t/c vật lý của anken. Hoạt động 5: Điều chế và ứng dụng - HS dựa vào kiến thức đã biết nêu phương pháp điều chế anken như dựa vào phản ứng tách hiđro, phản ứng crăckinh. - HS nghiên cứu SGK rút ra ứng dụng cơ bản của anken. |
I. Đồng đẳng,đồng phân,danh pháp: 1.Dãy đồng đẳng etilen: (anken) - C2H4 , C3H6 ,C4H8 …. - CTTQ: Cn H2n (n ≥ 2) → Anken: Hiđrocacbon không no, mạch hở, có 1 liên kết đôi trong phân tử 2.Đồng phân: - Từ C4H10 trở đi có đồng phân mạch C và vị trí liên kết đôi. Vd: Viết các đp của C4H8 - Đồng phân mạch C và vị trí lk đôi: CH2=CH-CH2-CH3 but-1-en CH3-CH=CH-CH3 but-2-en - Đồng phân hình học. cis-but-2-en trans-but-2-en Vd: Viết các đồng phân có thể có của C5H10 (làm việc nhóm) 3.Danh pháp: a) Tên thông thường: Từ tên ankan thay đuôi an thành đuôi ilen Ví dụ : b) Tên thay thế: Tên ankan – an + en Số chỉ nhánh – tên nhánh – tên mạch C chính – số chỉ liên kết đôi – en * Ví dụ : CH2=CH2 Eten CH2=CH-CH3 Propen II.Tính chất vật lí: sgk III. Điều chế và ứng dụng: 1. Điều chế: a) Trong PTN: b) Trong CN: Tách hiđro 2. Ứng dụng: - Tổng hợp polime: P.E, P.P, … - Tổng hợp các hoá chất khác: etanol, etilen oxit, etilen glicol,… |
4. Củng cố: Cho học sinh gọi tên một số anken, viết phương trình điều chế một số anken
5. Dặn dò:
- Học bài, làm bài tập 1,2/132
- Chuẩn bị: Phần tính chất hoá học
........................................
Tài liệu còn nhiều trang, mời các bạn tải xuống để xem đầy đủ!
Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 11 hay, chi tiết khác:
Giáo án Luyện tập: Anken và ankađien
Giáo án Bài thực hành 4: Điều chế và tính chất của etilen và axetilen
Xem thêm các chương trình khác:
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ Văn 11 (sách mới)
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) | Để học tốt Ngữ văn 11 (sách mới)
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 11 | Giải bài tập Toán 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Các dạng bài tập Toán lớp 11
- Lý thuyết Toán lớp 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 11
- Giáo án Toán lớp 11 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 11 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 11 | Giải bài tập Tiếng anh 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 11
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Lịch sử 11 | Giải bài tập Lịch sử 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch Sử 11(sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch Sử 11
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 11
- Giải sgk Vật Lí 11 | Giải bài tập Vật lí 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Vật Lí 11 (sách mới) | Sách bài tập Vật Lí 11
- Lý thuyết Vật Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Vật Lí 11
- Các dạng bài tập Vật Lí lớp 11
- Giáo án Vật lí lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Sinh học 11 | Giải bài tập Sinh học 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Sinh học 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Sinh 11
- Giải sgk Giáo dục công dân 11
- Lý thuyết Giáo dục công dân 11
- Lý thuyết Địa Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa lí 11
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 11
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 11