Giáo án Bài thực hành 2: Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho mới nhất - Hóa học 11

Với Giáo án Bài thực hành 2: Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho mới nhất Hóa học lớp 11 được biên soạn bám sát sách Hóa học 11 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 356 lượt xem
Tải về


Giáo án Hóa học 11 Bài 13: Bài thực hành 2: Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Biết được:

Mục đích, cách tiến hành và kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:

- Phản ứng của dung dịch HNO3 đặc, nóng và HNO3 loãng với kim loại đứng sau hiđro.

- Phản ứng KNO3 oxi hoá C ở nhiệt độ cao.

- Phân biệt được một số phân bón hoá học cụ thể (cả phân bón là hợp chất của photpho).

2. Kĩ năng:

- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

- Quan sát hiện tượng thí nghiệm và viết các phương trình hoá học.

- Loại bỏ được một số chất thải sau thí nghiệm để bảo vệ môi trường.

- Viết tường trình thí nghiệm.

3. Thái độ: Làm thí nghiệm nghiêm túc, có tinh thần tập thể

4. Phát triển năng lực:

- Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

- Phát triển năng lực sáng tạo

II. PHƯƠNG PHÁP

- Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

- PPDH đàm thoại tái hiện.

III. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất

2. Học sinh:

+ Chuẩn bị nội dung thực hành

+ Kẻ bản tường trình vào vở:

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Nội dung:

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Nội dung thí nghiệm và cách tiến hành

- Gv: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

- Gv thông báo mục tiêu của bài.

Hoạt động 2: Thí nghiệm thể hiện tính oxh của axit nitric

- Gv: Cho hs tiến hành thí nghiệm 1 như sgk yêu cầu các hs quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích.

- Gv: Quan sát hs làm thí nghiệm và nhắc nhở hs làm thí nghiệm với lượng hoá chất nhỏ, không để hoá chất bắn vào người, quần áo.

- Hs tiến hành thí nghiệm: Tổ 1,4 làm thí nghiệm 1 trước, tổ 2 làm thí nghiệm 2, tổ 3 làm thí nghiệm 3, sau đó làm thí nghiệm tiếp theo

Gv bao quát lớp, kiểm tra thao tác học sinh, kiểm tra kết quả

Hoạt động 3: Tính oxh của muối kali nitrat nóng chảy

- Gv: Cho hs tiến hành thí nghiệm 2.

Yêu cầu các em quan sát thí nghiệm và giải thích.

 

Hoạt động 4: Phân biệt một số loại phân bón hóa học

- Gv: Cho hs tiến hành thí nghiệm 3.

Yêu cầu các em quan sát thí nghiệm và giải thích

 

 

Hoạt động 5:Nhận xét và đánh giá

- Gv nhận xét, đánh giá

- Hs viết bản tường trình, dọn dẹp vệ sinh phòng thí nghiệm

I. Nội dung thí nghiệm và cách tiến hành:

1. Thí nghiệm 1: Tính OXH của HNO3 đặc và loãng.

- Cho 1ml HNO3 68% vào ống nghiệm 1.

- Cho 1 ml HNO3 15% vào ống nghiệm 2

→ Cho vào mỗi ống nghiệm 1 mảnh Cu, nút đầu ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch NaOH và đun nóng.

→ Lưu ý:

- Dùng kẹp sắt kẹp bông tẩm dung dịch NaOH tránh ăn da

- Lấy lượng ít axit để tránh tạo ra nhiều khí NO2, độc

* Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích.

-Cho mảnh Cu vào ống nghiệm chứa HNO3 đặc có khí NO2 màu nâu bay ra vì HNO3 đặc bị khử đến NO2. Dung dịch chuyển sang màu xanh do tạo ra Cu(NO3)2.

- Cho mảnh Cu vào ống nghiệm chứa HNO3 loãng và đun nóng có khí NO không màu bay ra, sau chuyển thành NO2 màu nâu đỏ. Dung dịch chuyển sang màu xanh lam của Cu(NO3)2

 

 

2. Thí nghiệm 2: Tính oxi hoá KNO3 nóng chảy.

* Tiến hành: Lấy tinh thể KNO3 cho vào ống nghiệm khô đặt trên giá sắt, đun đến khí KNO3 nóng chảy, cho que đóm vào

* Quan sát, giải thích, viết phương trình hoá học:

- Que đóm sẽ bùng cháy trong KNO3 nóng chảy, có tiếng nổ lách tách đó là do KNO3 nhiệt phân giải phóng khí oxi.

- PTHH:       to

2KNO3 → 2KNO2 + O2

Oxi làm cho que đóm bùng cháy.

3. Nhận biết:

* Tiến hành: Nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn đánh số 1,2,3: KCl, Na3PO4; (NH4)2SO4

* Quan sát hiện tượng và giải thích.

- Nhỏ dd NaOH vào các ống nghiệm, đun nhẹ, ống nào có mùi khai NH3 bay ra, làm quì tím ẩm hoá xanh: nhận biết được (NH4)2SO4.

NH4+ + OH- → NH3 + H2O

- Nhỏ dd AgNO3 vào 2 ống nghiệm đựng KCl, Na3PO4, ống nghiệm nào xuất hiện kết tuả màu vàng Ag3PO4: nhận biết được Na3PO4, kết tủa trắng là KCl

II. Viết tường trình:

4.Củng cố: Kiểm tra cách nhận biết và kết quả thực hành của học sinh

5. Dặn dò

- Hoàn thành vở thực hành, nộp cho giáo viên

- Dọn rửa dụng cụ

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 11 hay, chi tiết khác:

Giáo án Cacbon

Giáo án Hợp chất của cacbon

Giáo án Silic và hợp chất của silic

Giáo án Luyện tập : Tính chất hóa học của cacbon, silic và các hợp chất của chúng

Giáo án Mở đầu về hóa học hữu cơ

1 356 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: