Giáo án Ankađien mới nhất - Hóa học 11

Với Giáo án Ankađien mới nhất Hóa học lớp 11 được biên soạn bám sát sách Hóa học 11 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 388 lượt xem
Tải về


Giáo án Hóa học 11 Bài 30: Ankađien

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được khái niệm về ankadien.

- Đọc được tên của ankadien theo danh pháp thay thế.

- Nêu được tính chất hóa học ( phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp và phản ứng oxi hóa khử ) và ứng dụng của ankadien.

- Nêu được phương pháp điều chế một số ankadien tiêu biểu: buta-1,3-dien và isopren.

2. Kĩ năng:

- Viết được phương trình hóa học thể hiện tính chất hóa học của ankadien.

- Viết được phương trình điều chế một số ankadien tiêu biểu: buta-1,3-dien và isopren.

- Làm được một số bài tập về ankadien.

3. Thái độ:

- Nâng cao lòng yêu thích môn học.

- Học sinh tích cực, chủ động tiếp thu bài mới

- Học sinh tập trung nghiêm túc, cố gắng giải quyết vấn đề giáo viên đưa ra

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Nghiên cứu tài liệu, thiết kế kế hoạch dạy học

2. Học sinh:

- Ôn lại kiến thức về anken và đọc trước bài ankadien.

III. PHƯƠNG PHÁP

- Đàm thoại

- Sử dụng phương tiện trực quan

- Hoạt động nhóm

IV. KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
Hoạt động 1: Ổn định lớp học, kiểm tra bài cũ và vào bài mới ( 5 phút )

-GV kiểm tra sĩ số và ổn định lớp học.

-GV gọi 1 HS trả lời câu hỏi.

Câu 1: Nêu đặc điểm trong cấu tạo của anken từ đó cho biết phản ứng đặc trưng của anken? Nêu phương pháp điều chế anken?

-GV nhận xét câu trả lời của HS.

-GV: “ Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về 1 loại hợp chất tương tự anken đó là ankadien.”

-Lớp trưởng báo cáo sĩ số.

-HS trả lời câu hỏi.

Câu 1: anken có 1 liên đôi C=C và phản ứng đặc trưng của anken là phản ứng cộng. Phương pháp điều chế anken là đề hidro hóa ankan.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về định nghĩa và phân loại ankadien ( 8 phút )

-GV: “ Từ tên gọi 1 bạn hãy giúp cô định nghĩa ankadien.” GV gọi HS trả lời câu hỏi.

-GV đưa ra định nghĩa ankadien.

-GV : “ Các em hãy dựa vào vị trí của 2 liên kết đôi, phân loại ankadien giúp cô.” GV gọi 1 HS trả lời câu hỏi.

-GV nhận xét và chốt kiến thức.

-GV: đưa ra danh pháp thay thế.

-GV lấy 1 vài ví dụ yêu cầu HS gọi tên theo danh pháp thay thế

+ CH2=C=CH2 : propađien

+ CH2=CH-CH=CH2 : buta-1,3-đien

+ CH2=CH-CH2-CH=CH2 : penta-1,4-đien

+ CH2=C(CH3)–CH=CH2 : 2-metylbuta-1,3-dien

-GV chú ý cho HS biết 1 vài ankadien có tên riêng ( anlen, butadien , isopren).

-HS trả lời câu hỏi.

-HS lắng nghe và ghi chép kiến thức vào vở.

I.ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI

1. Định nghĩa

- Ankađien là hiđrocacbon mạch hở chứa 2 liên kết đôi C=C trong phân tử.

- Công thức phân tử tổng quát: CnH2n-2 (n ≥ 3).

2. Phân loại

+ Ankađien có 2 liên kết đôi cạnh nhau.

Ví dụ: CH2=C=CH2 : propađien

+ Ankađien có 2 liên kết đôi cách nhau 1 liên kết đơn (ankađien liên hợp).

Ví dụ: CH2=CH-CH=CH2 : buta-1,3-đien

+ Ankađien có 2 liên kết đôi cách nhau từ 2 liên kết đơn trở lên.

Ví dụ: CH2=CH-CH2-CH=CH2 : penta-1,4-đien

- Danh pháp thay thế: số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + tên mạch chính + a + số chỉ vị trí nối đôi + đien.

- Quan trọng nhất là các ankađien liên hợp như buta-1,3- đien CH2 = CH - CH = CH2, isopren CH2=C(CH3)–CH=CH2 vì chúng có nhiều ứng dụng thực tế.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về tính chất hóa học của ankadien ( 15 phút )

-GV : “ Chúng ta thấy trong cấu tạo của ankadien có 2 liên kết π vì thế tính chất học đặc trưng của ankadien chính là phản ứng cộng tương tự anken.”

-GV : Mời 2 HS lên bảng viết phương trình thể hiện tính chất hóa học của ankadien. Lấy buta-1,3-đien làm ví dụ. ( thời gian cho mỗi HS là 3 phút)

+ HS 1: Viết PTHH cho buta-1,3-đien tác dụng với H2 dư, Br2 ( 1:1), Br2 (1:2).

+ HS 2: Viết PTHH cho buta-1,3-đien tác dụng với hidro halogenua tỉ lệ 1:1 và 1:2 ( HBr), phản ứng trùng hợp và oxi hóa buta-1,3-đien.

-GV : Nhận xét và chốt kiến thức.

-GV đưa ra lưu ý về tỉ lệ phản ứng và điều kiện phản ứng.

- HS lắng nghe và làm theo yêu cầu giáo viên.

-HS ghi chép vào vở.

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1.Phản ứng cộng

a. Cộng hiđro:

Giáo án Hóa học 11 Bài 30 : Ankađien mới nhất

b. Cộng Brom:

Giáo án Hóa học 11 Bài 30 : Ankađien mới nhất

c. Cộng hiđro halogenua:

Giáo án Hóa học 11 Bài 30 : Ankađien mới nhất

* Chú ý

- Ở nhiệt độ cao: ưu tiên hướng cộng 1,4.

- Ở nhiệt độ thấp: ưu tiên hướng cộng 1,2.

- Nếu dùng dư tác nhân thì sẽ cộng vào 2 nối đôi.

2. Phản ứng trùng hợp:

Giáo án Hóa học 11 Bài 30 : Ankađien mới nhất

3. Phản ứng oxi hóa:

a. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn:

Giáo án Hóa học 11 Bài 30 : Ankađien mới nhất

b. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn:

Làm mất nàu dung dịch KMnO4

........................................

Tài liệu còn nhiều trang, mời các bạn tải xuống để xem đầy đủ!

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 11 hay, chi tiết khác:

Giáo án Luyện tập: Anken và ankađien

Giáo án Ankin

Giáo án Luyện tập: Ankin

Giáo án Bài thực hành 4: Điều chế và tính chất của etilen và axetilen

Giáo án Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác

1 388 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: