Giải KHTN 8 trang 201 Cánh diều

Với giải bài tập KHTN 8 trang 201 trong Bài 43: Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học sách Cánh diều  hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KHTN 8 trang 201.

1 235 16/04/2023


Giải KHTN 8 trang 201

Luyện tập trang 201 KHTN 8: Tại sao vùng ven bờ lại có thành phần sinh vật phong phú hơn vùng khơi?

Trả lời:

Vùng ven bờ có thành phần sinh vật phong phú hơn vùng khơi vì: Vùng ven bờ có sự đa dạng về địa hình, khí hậu, môi trường đất (đất mặn, đất phèn, đất cát,…), môi trường nước (nước từ mặn cho đến lợ),… tạo ra nhiều loại môi trường sống đa dạng, thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của nhiều nhóm loài.

Câu hỏi 4 trang 201 KHTN 8: Hệ động vật, thực vật ở các hệ sinh thái nước đứng và nước chảy có đặc điểm gì thích nghi với điều kiện môi trường sống?

Trả lời:

Đặc điểm thích nghi của hệ động vật, thực vật ở các hệ sinh thái nước đứng và nước chảy với điều kiện môi trường sống:

- Hệ sinh thái nước đứng:

+ Vùng nước nông có các loài thực vật có rễ bám trong bùn, khả năng chịu đựng khi mực nước thay đổi; có các động vật đáy có cơ chế dinh dưỡng chủ yếu là ăn mùn bã hữu cơ.

+ Vùng nước sâu vừa có các sinh vật phù du có cấu tạo thích nghi cho phép chúng nổi tự do trong nước.

+ Vùng nước sâu có các động vật thích nghi với bóng tối, một số có có quan khứu giác phát triển giúp chúng xác định con mồi trong môi trường thiếu ánh sáng.

- Hệ sinh thái nước chảy:

+ Thực vật sống ở hệ sinh thái nước chảy thường có rễ sâu để bám giữ hoặc thân nổi thích nghi với điều kiện nước chảy; lá và thân mềm, thuôn dài giúp giảm lực cản từ dòng nước.

+ Động vật sống ở vùng thượng lưu – nơi thường có nước chảy xiết thường có khả năng bơi giỏi.

Xem thêm lời giải bài tập KHTN 8 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giải KHTN 8 trang 198

Giải KHTN 8 trang 200

Giải KHTN 8 trang 201

1 235 16/04/2023


Xem thêm các chương trình khác: