Giải KHTN 8 Bài 13 (Cánh diều): Phân bón hóa học
Với lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 13: Phân bón hóa học sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 8 Bài 13.
Giải KHTN 8 Bài 13: Phân bón hóa học
Trả lời:
Câu tục ngữ: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” thể hiện kinh nghiệm trồng lúa nước nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung. Trong đó nước là yếu tố quan trọng nhất được đặt lên hàng đầu, tiếp theo là phân bón. Điều đó cho thấy phân bón có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
I. Khái niệm về phân bón hoá học
Trả lời:
- Phân bón hoá học là những hoá chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng dùng để bón cho cây nhằm nâng cao năng suất của cây trồng.
- Phân bón hoá học được chia thành ba loại:
+ Phân bón đa lượng: cung cấp cho cây các nguyên tố dinh dưỡng: N, P, K.
+ Phân bón trung lượng: cung cấp cho cây các nguyên tố dinh dưỡng: Ca, Mg, S.
+ Phân bón vi lượng: cung cấp một lượng rất nhỏ các nguyên tố dinh dưỡng: Si, B, Zn, Fe, Cu, …
II. Một số loại phân bón đa lượng
Trả lời:
- Phân đạm là những hợp chất cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nitrogen (N) cho cây trồng.
- Phân đạm kích thích quá trình sinh trưởng giúp cây trồng phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ hoặc quả và làm tăng tỉ lệ protein thực vật.
Trả lời:
- Phân lân là những hợp chất cung cấp cho cây trồng nguyên tố dinh dưỡng phosphorus (P) dưới dạng các muối phosphate.
- Phân lân kích thích sự phát triển của rễ cây, quá trình đẻ nhánh và nảy chồi; thúc đẩy cây ra hoa, quả sớm; tăng khả năng chống chịu của cây.
III. Tác động của phân bón hoá học đến môi trường
Câu hỏi 4 trang 70 KHTN 8: Phân bón hoá học có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?
Trả lời:
Nếu sử dụng không hợp lí, phân bón hoá học có thể gây nên một số ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
Phân bón hoá học dư thừa có thể theo nguồn nước ngấm sâu vào đất dẫn đến ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước ngầm. Phân bón bị rửa trôi cũng làm ô nhiễm nguồn nước mặt.
IV. Một số biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm của phân bón hoá học
Câu hỏi 5 trang 71 KHTN 8: Khi sử dụng phân bón hoá học cần tuân thủ những nguyên tắc nào?
Trả lời:
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, trong quá trình sử dụng cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Bón đúng loại phân: cần căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng trong từng giai đoạn sinh trưởng, từng loại đất để lựa chọn loại phân phù hợp.
- Bón đúng lúc: cần chia ra nhiều lần bón và đúng thời điểm cây đang có nhu cầu được cung cấp chất dinh dưỡng.
- Bón đúng liều lượng: không bón thiếu, không bón thừa; thường xuyên theo dõi quá trình phát triển của cây trồng, đất đai, biến đổi thời tiết để có thể điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp.
- Bón đúng cách: cần lựa chọn đúng cách bón cho từng loại cây trồng, từng vụ sản xuất, từng loại phân và từng loại đất, để hạn chế phân bị rửa trôi, phân huỷ hoặc làm cây bị tổn thương …
Trả lời:
- Quá trình sinh trưởng của cây lúa có thể được chia thành 4 giai đoạn: giai đoạn mạ; giai đoạn đẻ nhánh; giai đoạn làm đòng; giai đoạn tạo hạt.
- Kĩ thuật bón phân cho lúa trong từng giai đoạn:
+ Giai đoạn mạ, thực hiện bón lót.
Trước khi bón lót, nên bón thêm phân chuồng khi bừa đất lần cuối. Điều này giúp đất phì nhiêu màu mỡ, rất tốt cho cây trồng.
Trong giai đoạn sinh trưởng đầu, cây lúa sẽ hấp thụ khá nhiều phân lân. Vì thế, phân lân cần phải bón lót toàn bộ hoặc bón lót và bón thúc sớm. Ngoài ra chúng ta nên bón kèm theo phân đạm và phân kali.
+ Giai đoạn đẻ nhánh, thực hiện bón thúc cây đẻ nhánh.
Đây là giai đoạn bón khi lúa được 2 – 3 lá (sau khi cấy khoảng 15 đến 20 ngày) giúp mạ phát triển nhanh, đẻ nhánh sớm.
Trong giai đoạn này chúng ta nên kết hợp phân đạm với phân lân. Đây là thời điểm nhu cầu cần phân đạm của cây tăng lên đáng kể. Bón đạm sẽ giúp cây đẻ nhánh nhanh hơn. Đối với đất phèn hoặc đất quá chua, việc bón thúc lân cho lúa là rất cần thiết.
+ Giai đoạn làm đòng, bón thúc cây lúa trổ đòng
Giai đoạn này bón thúc sau khi gieo cấy từ 40 – 45 ngày. Đây chính là khâu quan trọng quyết định đến năng suất cây trồng.
Nên sử dụng phân bón kali để thúc đòng nếu như chúng ta gieo cấy với giống lúa đẻ nhánh ít, giống dài ngày, hoặc giống gieo cấy thưa, gieo cấy ở đất phèn, đất kiềm hoặc mưa nhiều.
+ Giai đoạn tạo hạt
Đây là giai đoạn bón đón đòng, trước khi trổ bông khoảng 15-20 ngày. Sau khi lúa trổ có thể nuôi hạt bằng cách phun phân bón lá 1 – 2 lần nhằm tăng lượng hạt chắc, tăng năng suất lúa.
Kiến thức trọng tâm KHTN 8 Bài 13: Phân bón hóa học
I. Khái niệm về phân bón hoá học
Phân bón hoá học là những hoá chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng dùng để bón cho cây nhằm nâng cao năng suất của cây trồng.
Phân bón hoá học được chia thành ba loại:
- Phân bón đa lượng cung cấp cho cây các nguyên tố dinh dưỡng: N, P, K.
- Phân bón trung lượng cung cấp cho cây các nguyên tố dinh dưỡng: Ca, Mg, S.
- Phân bón vi lượng cung cấp một lượng nhỏ các nguyên tố dinh dưỡng: Si, B, Zn, Fe, Cu …
II. Một số loại phân bón đa lượng
1. Phân đạm
Phân đạm là những hợp chất cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nitrogen cho cây trồng.
Phân đạm kích thích quá trình sinh trưởng giúp cây trồng phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ hoặc quả và làm tăng tỉ lệ protein thực vật.
Có ba loại phân đạm phổ biến:
+ Urea – (NH)2CO là chất rắn màu trắng, tan tốt trong nước; dùng để bón lót hoặc bón thúc; phù hợp với nhiều loại cây, nhiều loại đất.
+ Ammonium nitrate – NH4NO3 là chất rắn màu trắng, tan tốt trong nước; thường dùng để bón thúc; phù hợp với nhiều loại đất.
+ Ammonium sulfate – (NH4)2SO4 là chất rắn màu trắng, tan tốt trong nước, dùng để bón thúc. Ammonium sulfate làm tăng độ chua của đất vì vậy không phù hợp với đất chua, mặn.
|
|
Phân urea |
Phân ammonium sulfate |
2. Phân lân
Phân lân là những hợp chất cung cấp cho cây trồng nguyên tố dinh dưỡng phosphorus dưới dạng các muối phosphate.
Phân lân kích thích sự phát triển của rễ cây, quá trình đẻ nhánh và nảy chồi; thúc đẩy cây ra hoa, quả sớm, tăng khả năng chống chịu của cây.
Có hai loại phân lân phổ biến:
+ Phân lân nung chảy chứa các muối phosphate của calcium và magnesium. Phân lân nung chảy có tính kiềm, ít tan trong nước; dùng để bón lót; phù hợp cho đất chua, phèn, đất đồi núi dốc; thích hợp cho lúa, ngô và cây lâu năm.
+ Superphosphate – Ca(H2PO4)2 dễ tan trong nước, làm chua đất, dùng để bón lót hoặc bón thúc; thích hợp với cây ngắn ngày, với đất chua cần khử acid trước khi bón.
|
|
Phân lân nung chảy |
Phân superphosphate |
3. Phân kali
Phân kali là các hợp chất cung cấp cho cây trồng nguyên tố dinh dưỡng potassium ở dạng các muối.
Phân kali làm tăng hàm lượng tinh bột, protein, vitamin, đường, … trong quả, củ, thân; tăng khả năng chống chịu của cây trồng với hạn hán, rét hại, sâu bệnh.
Có hai loại phân kali phổ biến:
+ Potassium chloride – KCl: dễ tan trong nước; dùng để bón lót, bón thúc; thích hợp cho cây lấy tinh bột, lấy củ, lấy dầu; không thích hợp với đất nhiễm mặn.
+ Potassium sulfate – K2SO4: dễ tan trong nước; dùng để bón lót, bón thúc; thích hợp cho cây lấy tinh bột, củ, lấy dầu, rất thích hợp cho cây trồng không ưa nguyên tố chlorine nhưng cần nguyên tố sulfur, rất phù hợp với đất bazan và đất xám.
|
|
Phân potassium chloride |
Phân potassium sulfate |
4. Phân hỗn hợp
Phân hỗn hợp là loại phân chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, thường gặp nhất là phân hỗn hợp chứa cả ba nguyên tố N, P, K và được gọi là phân NPK.
Loại phân này được tạo ra khi trộn các loại phân đơn theo tỉ lệ N : P : K nhất định.
Độ dinh dưỡng của mỗi loại phân N, P, K được tính theo % khối lượng N, P2O5, K2O và được ghi trên bao bì chứa chúng.
Phân hỗn hợp đảm bảo cho cây trồng phát triển ở tất cả các giai đoạn của quá trình sinh trưởng.
III. Tác động của phân bón hoá học đến môi trường
- Việc sử dụng phân bón hoá học sẽ giúp tăng năng suất, chất lượng cây trồng và góp phần cải tạo đất. Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lí, phân bón hoá học có thể gây nên một số ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
- Phân bón hoá học dư thừa có thể theo nguồn nước ngầm ngấm sâu vào đất dẫn đến ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước ngầm. Phân bón bị rửa trôi cũng làm ô nhiễm nguồn nước mặt.
IV. Một số biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm của phân bón hoá học
- Trước khi sử dụng, cần phải biết được nguồn gốc, chất lượng của loại phân bón; đọc kĩ hướng dẫn trên bao bì để nắm rõ loại phân, liều lượng, cách thức và hiệu quả sử dụng.
- Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình sử dụng cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
+ Bón đúng loại phân: Cần căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng trong từng giai đoạn sinh trưởng, từng loại đất để chọn loại phân phù hợp. Chẳng hạn, đất chua cần hạn chế bón phân có tính acid, đất kiềm cần hạn chế bón phân có tính kiềm.
+ Bón đúng lúc: Cần chia ra nhiều lần bón và đúng thời điểm cây đang có nhu cầu được cung cấp chất dinh dưỡng.
+ Bón đúng liều lượng: Cần bón đúng liều lượng, không bón thiếu, không bón thừa; thường xuyên theo dõi quá trình phát triển của cây trồng, đất đai, biến đổi thời tiết để có thể điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp.
+ Bón đúng cách: Cần lựa chọn đúng cách bón cho từng loại cây trồng, từng vụ sản xuất, từng loại phân và từng loại đất, để hạn chế phân bị rửa trôi, phân huỷ hoặc làm cây bị tổn thương.
Chẳng hạn, với phân bón lót thì cần tưới đủ nước, vùi phân xuống đất ở vị trí và độ sâu thích hợp.
Xem thêm lời giải bài tập KHTN 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 8 Cánh diều (hay nhất)
- Văn mẫu lớp 8 - Cánh diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 8 – Cánh diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 8 – Cánh diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 8 - Cánh diều
- Giải SBT Ngữ văn 8 – Cánh diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 8 – Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Toán 8 – Cánh diều
- Giải sbt Toán 8 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 8 – iLearn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 8 - ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 8 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 8 ilearn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 8 iLearn Smart World theo Unit có đáp án
- Giải sgk Lịch sử 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Lịch sử 8 - Cánh diều
- Giải sbt Lịch sử 8 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Địa lí 8 - Cánh diều
- Giải sbt Địa lí 8 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục công dân 8 – Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sbt Công nghệ 8 – Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sbt Tin học 8 – Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 – Cánh diều