Giải KHTN 8 Bài 1 (Cánh diều): Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học

Với lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 1: Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 8 Bài 1.

1 9,694 22/10/2024


Giải KHTN 8 Bài 1: Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học

Giải KHTN 8 trang 12

Mở đầu trang 12 Bài 1 KHTN 8: Quan sát hình 1.1, dự đoán hình nào mô tả hiện tượng chất bị biến đổi thành chất khác, hình nào chỉ mô tả sự thay đổi về tính chất vật lí (trạng thái, kích thước, hình dạng, ….)?

Giải KHTN 8 Bài 1 (Cánh diều): Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học (ảnh 1)

Trả lời:

- Hình mô tả hiện tượng chất bị biến đổi thành chất khác:

d) Đốt mẩu giấy vụn.

e) Đun đường.

g) Đinh sắt bị gỉ.

- Hình chỉ mô tả sự thay đổi về tính chất vật lí (trạng thái, kích thước, hình dạng, ….):

a) Xé mẩu giấy vụn.

b) Hoà tan đường vào nước.

c) Đinh sắt bị uốn cong.

I. Sự biến đổi chất

Thực hành 1 trang 12 KHTN 8:

Chuẩn bị:

- Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh (loại 100 mL (ml)), bát sứ loại nhỏ, kiềng đun, lưới thép, đèn cồn.

- Hoá chất: Muối ăn, nước.

Tiến hành:

Bước 1: Lấy khoảng một thìa cafe muối ăn cho vào cốc, sau đó thêm vào cốc khoảng 30 mL nước, khuấy đều cho tới khi muối ăn tan hết.

Bước 2: Lấy ra khoảng 1 mL dung dịch muối ăn trên cho vào bát sứ đặt trên kiềng đun có lưới thép, đun trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi cạn dung dịch.

- Mô tả hiện tượng khi hoà tan muối ăn trong cốc và hiện tượng khi cô cạn.

- Nhận xét về trạng thái (thể) của muối ăn.

Trả lời:

- Hoà tan muối ăn vào nước thu được dung dịch đồng nhất, không màu.

Sau khi cô cạn thu được chất rắn, màu trắng bám trên đáy bát sứ.

- Nhận xét về trạng thái của muối ăn: muối ăn là chất rắn, tan tốt trong nước, không bị nhiệt phân huỷ.

Câu hỏi 1 trang 12 KHTN 8: Vẽ sơ đồ bằng chữ mô tả quá trình (sự thay đổi về trạng thái, kích thước, …) và hiện tượng ở thí nghiệm 1 (thể hiện tính chất vật lí của muối ăn).

Trả lời:

Giải KHTN 8 Bài 1 (Cánh diều): Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học (ảnh 1)

Giải KHTN 8 trang 13

Luyện tập 1 trang 13 KHTN 8: Trong các quá trình được mô tả ở hình 1.1, quá trình nào diễn ra sự biến đổi vật lí? Giải thích.

Giải KHTN 8 Bài 1 (Cánh diều): Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học (ảnh 1)Trả lời:

Các quá trình vật lí trong hình 1.1 là:

a) Xé mẩu giấy vụn: Quá trình này là quá trình vật lí do chỉ có sự thay đổi kích thước, số lượng mầu giấy, không có sự tạo thành chất mới.

b) Hoà tan đường vào nước: Quá trình này là quá trình vật lí do có sự thay đổi trạng thái của đường (từ rắn sang lỏng), không có sự tạo thành chất mới.

c) Đinh sắt bị uốn cong: Quá trình này là quá trình vật lí do chỉ có sự thay đổi về hình dạng, không có sự tạo thành chất mới.

Vận dụng 1 trang 13 KHTN 8: Kể thêm 2 – 3 hiện tượng xảy ra trong thực tế có sự biến đổi vật lí.

Trả lời:

Một số hiện tượng vật lí trong thực tế:

+ Khi nước được đưa vào ngăn làm đá của tủ lạnh, nước lỏng chuyển thành nước đá.

+ Thuỷ tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.

+ Uốn cong thanh sắt.

Thực hành 2 trang 13 KHTN 8:

Chuẩn bị

• Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, mẩu nam châm, thìa xúc hoá chất.

• Hoá chất: Bột sắt, bột lưu huỳnh.

Tiến hành

Bước 1: Trộn đều hỗn hợp bột sắt (Fe) với bột lưu huỳnh (S) theo tỉ lệ về khối lượng Fe : S khoảng 1,5 : 1 (hoặc theo thể tích là 1 : 3) cho vào hai ống nghiệm 1 và 2 (hình 1.2a).

Giải KHTN 8 Bài 1 (Cánh diều): Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học (ảnh 1)

Bước 2: Lấy ống nghiệm 2 đem hơ nóng, sau đó đun nóng tập trung vào đáy ống nghiệm cho đến khi thấy hỗn hợp nóng đỏ thì ngừng đun (hình 1.2b).

Giải KHTN 8 Bài 1 (Cánh diều): Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học (ảnh 1)

Bước 3: Đưa đồng thời hỗn hợp đã nguội (ống nghiệm 2) và ống nghiệm 1 lại gần mẩu nam châm (hình 1.2c).

Giải KHTN 8 Bài 1 (Cánh diều): Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học (ảnh 1)

• Mô tả hiện tượng khi đun nóng hỗn hợp ở bước 2.

• Ở bước 3, mẩu nam châm có bị hút vào đáy ống nghiệm 2 không? Giải thích.

Trả lời:

- Khi đun nóng hỗn hợp ở bước 2, hiện tượng: sắt tác dụng mạnh với lưu huỳnh hỗn hợp cháy nóng đỏ, phản ứng toả nhiều nhiệt.

- Ở bước 3, mẩu nam châm không bị hút vào đáy ống nghiệm 2. Do ở thí nghiệm này chất ban đầu đã bị biến đổi tạo thành chất khác, không còn những đặc tính như chất ban đầu.

Giải KHTN 8 trang 14

Luyện tập 2 trang 14 KHTN 8: Trong các quá trình được mô tả ở hình 1.1, quá trình nào diễn ra sự biến đổi hoá học? Giải thích.

Giải KHTN 8 Bài 1 (Cánh diều): Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học (ảnh 1)Trả lời:

Trong các quá trình được mô tả ở hình 1.1, quá trình diễn ra sự biến đổi hoá học:

d) Đốt mẩu giấy vụn: Quá trình này là quá trình hoá học do sau khi đốt, mẩu giấy vụn đã bị biến đổi tạo thành chất khác.

e) Đun đường: Quá trình này là quá trình hoá học do sau khi đun, đường đã bị biến đổi thành chất khác (màu đen, mùi khét…)

g) Đinh sắt bị gỉ: Quá trình này là quá trình hoá học do phần sắt gỉ đã biến đổi thành chất khác, không còn những đặc tính của sắt ban đầu.

Vận dụng 2 trang 14 KHTN 8: Kể thêm 2 – 3 hiện tượng xảy ra trong thực tế có sự biến đổi hoá học.

Trả lời:

Một số hiện tượng xảy ra trong thực tế có sự biến đổi hoá học là:

+ Đốt cháy than để đun nấu.

+ Dây xích xe đạp bị gỉ do tiếp xúc với oxygen và hơi nước có trong không khí.

+ Tượng đá bị hư hại do mưa acid.

+ Xăng cháy trong động cơ xe máy.

II. Phân biệt sự biến đổi vật lí và sự biến đổi hoá học

Thực hành 3 trang 14 KHTN 8:

Chuẩn bị

• Dụng cụ: Đĩa sứ, bật lửa

• Hoá chất: Cây nến

Tiến hành

• Gắn cây nến (có thành phần chính là paraffin) trên đĩa sứ, đốt nến cháy trong khoảng 1 phút.

• Mô tả các hiện tượng xảy ra trong quá trình nến cháy, chỉ ra giai đoạn diễn ra sự biến đổi vật lí, giai đoạn diễn ra sự biến đổi hoá học. Biết rằng nến cháy trong không khí chủ yếu tạo ra khí carbon dioxide và hơi nước.

Trả lời:

- Mô tả các hiện tượng xảy ra trong quá trình nến cháy: Khi đốt nến (có thành phần chính là paraffin), nến chảy lỏng thấm vào bấc. Sau đó, nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo thành carbon dioxide và hơi nước.

- Giai đoạn diễn ra sự biến đổi vật lí: nến chảy lỏng thấm vào bấc và nến lỏng chuyển thành hơi do các giai đoạn này là sự thay đổi về trạng thái, không có sự tạo thành chất mới.

- Giai đoạn diễn ra sự biến đổi hoá học: hơi nến cháy trong không khí tạo thành carbon dioxide và hơi nước. Do ở giai đoạn này có chất mới được tạo thành (carbon dioxide và hơi nước).

Câu hỏi 2 trang 14 KHTN 8: Trong thí nghiệm 3, dấu hiệu nào dùng để phân biệt sự biến đổi vật lí và sự biến đổi hoá học?

Trả lời:

Trong thí nghiệm 3, dấu hiệu dùng để phân biệt sự biến đổi vật lí và sự biến đổi hoá học là sự tạo thành chất mới.

+ Sự biến đổi vật lí: không tạo thành chất mới.

+ Sự biến đổi hoá học: có sự tạo thành chất mới.

Luyện tập 3 trang 14 KHTN 8: Quan sát hình 1.3 và cho biết quá trình nào diễn ra sự biến đổi vật lí, quá trình nào diễn ra sự biến đổi hoá học.

Giải KHTN 8 Bài 1 (Cánh diều): Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học (ảnh 1)Trả lời:

+ Quá trình diễn ra sự biến đổi vật lí: b và d.

+ Quá trình diễn ra sự biến đổi hoá học: a và c.

Luyện tập 4 trang 14 KHTN 8: Nêu những điểm khác nhau giữa sự biến đổi vật lí và sự biến đổi hoá học.

Trả lời:

Điểm khác nhau giữa sự biến đổi vật lí và sự biến đổi hoá học:

+ Biến đổi vật lí: chất có sự biến đổi về trạng thái, kích thước, … nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

+ Biến đổi hoá học: chất có sự biến đổi tạo ra chất khác.

Vận dụng 3 trang 15 KHTN 8: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào diễn ra sự biến đổi vật lí, trường hợp nào diễn ra sự biến đổi hoá học?

a) Khi có dòng điện đi qua, dây tóc bóng đèn (làm bằng kim loại tungsten) nóng và sáng lên.

b) Hiện tượng băng tan.

c) Thức ăn bị ôi thiu.

d) Đốt cháy khí methane (CH4) thu được khí carbon dioxide (CO2) và hơi nước (H2O).

Trả lời:

+ Trường hợp a và b diễn ra sự biến đổi vật lí do không có sự tạo thành chất mới.

+ Trường hợp c và d diễn ra sự biến đổi hoá học do có sự tạo thành chất mới.

Kiến thức trọng tâm KHTN 8 Bài 1: Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học

I. Sự biến đổi chất

1. Sự biến đổi vật lí

Biến đổi vật lí là hiện tượng chất có sự biến đổi về trạng thái, kích thước, … nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

Ví dụ:

- Nước hoa khuếch tán trong không khí;

- Hoà tan đường vào nước.

- Đun sôi nước.

2. Sự biến đổi hoá học

Biến đổi hoá học là hiện tượng chất có sự biến đổi tạo ra chất khác.

Ví dụ:

- Trứng để lâu ngày bị thối.

- Nung đá vôi thành vôi sống.

- Đốt cháy than.

II. Phân biệt sự biến đổi vật lí và sự biến đổi hoá học

- Khi vật thể bị biến đổi về hình dạng, trạng thái, kích thước, … mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu được gọi là biến đổi vật lí.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 1: Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học

Thí nghiệm làm biến đổi hình dạng của sợi dây dẫn điện

- Khi chất bị biến đổi tạo ra chất khác, được gọi là biến đổi hoá học.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 1: Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học

Cồn (ethanol) cháy trong không khí tạo thành carbon dioxide và nước

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 2: Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học

Bài 3: Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hóa học

Bài 4: Mol và tỉ khối của chất khí

Bài 5: Tính theo phương trình hóa học

Bài 6: Nồng độ dung dịch

1 9,694 22/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: