Giải KHTN 8 Bài 12 (Cánh diều): Muối

Với lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 12: Muối sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 8 Bài 12.

1 2,422 22/10/2024


Giải KHTN 8 Bài 12: Muối

Giải KHTN 8 trang 62

Mở đầu trang 62 Bài 12 KHTN 8: Muối là loại hợp chất có nhiều trong tự nhiên, trong nước biển, trong đất, trong các mỏ (hình 12.1). Vậy muối là gì? Muối có những tính chất hoá học nào? Mối liên hệ giữa muối với các loại hợp chất khác được thể hiện như thế nào?

Giải KHTN 8 Bài 12 (Cánh diều): Muối (ảnh 1)

Trả lời:

- Muối là những hợp chất được tạo ra khi thay thế ion H+ trong acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium (NH4+).

- Tính chất hoá học của muối:

+ Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.

+ Muối có thể tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối mới và acid mới.

+ Muối có thể tác dụng với dung dịch base tạo thành muối mới và base mới.

+ Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.

- Mối liên hệ giữa muối và các hợp chất khác được thể hiện bằng sơ đồ sau:

Giải KHTN 8 Bài 12 (Cánh diều): Muối (ảnh 1)

I. Khái niệm muối

Giải KHTN 8 trang 63

Câu hỏi trang 63 KHTN 8: Cho biết các muối: Na3PO4, MgCl2, CaCO3, CuSO4, KNO3 tương ứng với acid nào trong số các acid sau: HCl, H2SO4, H3PO4, HNO3, H2CO3.

Trả lời:

Muối

Na3PO4

MgCl2

CaCO3

CuSO4

KNO3

Acid tương ứng

H3PO4

HCl

H2CO3

H2SO4

HNO3

II. Tên gọi của muối

Luyện tập 1 trang 63 KHTN 8: Gọi tên các muối sau: KCl, ZnSO4, MgCO3, Ca3(PO4)2, Cu(NO3)2, Al2(SO4)3.

Trả lời:

Công thức hoá học

Tên gọi

KCl

Potassium chloride

ZnSO4

Zinc sulfate

MgCO3

Magnesium carbonate

Ca3(PO4)2

Calcium phosphate

Cu(NO3)2

Copper(II) nitrate

Al2(SO4)3

Aluminium sulfate

III. Tính tan của muối

Luyện tập 2 trang 63 KHTN 8: Sử dụng bảng tính tan, cho biết muối nào sau đây tan được trong nước: K2SO4, Na2CO3, AgNO3, KCl, CaCl2, BaCO3, MgSO4

Trả lời:

Các muối tan trong nước là: K2SO4, Na2CO3, AgNO3, KCl, CaCl2, MgSO4.

IV. Tính chất hoá học của muối

Giải KHTN 8 trang 64

Luyện tập 3 trang 64 KHTN 8: Dung dịch CuSO4 có màu xanh lam, dung dịch ZnSO4 không màu. Viết phương trình hoá học xảy ra khi ngâm Zn trong dung dịch CuSO4, dự đoán sự thay đổi về màu của dung dịch trong quá trình trên.

Trả lời:

- Phương trình hoá học xảy ra: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu.

- Dự đoán sự thay đổi màu của dung dịch: Dung dịch nhạt màu dần đến mất màu.

Luyện tập 4 trang 64 KHTN 8: Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau:

a) Cho Fe vào dung dịch CuSO4.

b) Cho Zn vào dung dịch AgNO3.

Trả lời:

Phương trình hoá học xảy ra:

  • a) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

    b) Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag.

Thực hành 1 trang 64 KHTN 8:

Chuẩn bị

Dụng cụ: Giá để ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, miếng bìa màu trắng.

Hoá chất: Mẩu dây đồng, dung dịch AgNO3.

Tiến hành

Cho mẩu dây đồng (dài khoảng 2 cm) vào ống nghiệm, thêm vào ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch AgNO3. Đặt miếng bìa trắng sau ống nghiệm.

Mô tả các hiện tượng xảy ra.

Bề mặt sợi dây đồng và màu dung dịch trong ống nghiệm thay đổi như thế nào? Giải thích.

Trả lời:

- Hiện tượng: Mẩu dây đồng tan dần, có lớp kim loại trắng bạc bám ngoài dây đồng, dung dịch sau phản ứng có màu xanh.

- Bề mặt sợi dây đồng có lớp kim loại trắng bạc, dung dịch trong ống nghiệm đậm màu dần. Do dung dịch AgNO3 đã phản ứng với kim loại Cu theo phương trình hoá học sau:

2AgNO3 + Cu → Cu(NO3)2 + 2Ag↓.

Dung dịch Cu(NO3)2 có màu xanh.

Thực hành 2 trang 64 KHTN 8:

Chuẩn bị

Dụng cụ: Giá để ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.

Hoá chất: Dung dịch BaCl2, dung dịch H2SO4 loãng.

Tiến hành

Lấy khoảng 2 ml dung dịch BaCl2 cho vào ống nghiệm, sau đó nhỏ từ từ từng giọt H2SO4 vào ống nghiệm (khoảng 5 giọt).

Mô tả các hiện tượng xảy ra. Giải thích.

Trả lời:

- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.

- Giải thích: Dung dịch BaCl2 phản ứng với dung dịch H2SO4 tạo thành kết tủa trắng là BaSO4. Phương trình hoá học:

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl.

Giải KHTN 8 trang 65

Luyện tập 5 trang 65 KHTN 8: Dự đoán các hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sau:

a) Nhỏ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch Na2CO3.

b) Nhỏ dung dịch HCl loãng vào dung dịch AgNO3.

Giải thích và viết phương trình hoá học xảy ra (nếu có).

Trả lời:

  • a) Hiện tượng: có khí thoát ra.

    Giải thích: H2SO4 loãng tác dụng với Na2CO3 sinh ra khí CO2 theo phương trình hoá học: H2SO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + CO2↑ + H2O.

    b) Hiện tượng: xuất hiện kết tủa trắng.

    Giải thích: HCl tác dụng với AgNO3 sinh ra kết tủa trắng là AgCl theo phương trình hoá học: HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3.

Thực hành 3 trang 65 KHTN 8:

Chuẩn bị

Dụng cụ: Giá để ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.

Hoá chất: Dung dịch CuSO4, dung dịch NaOH.

Tiến hành

Lấy khoảng 2 mL dung dịch CuSO4 cho vào ống nghiệm, sau đó nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm.

Mô tả các hiện tượng xảy ra. Giải thích.

Trả lời:

- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa xanh, dung dịch nhạt màu dần.

- Giải thích: CuSO4 tác dụng với NaOH sinh ra kết tủa Cu(OH)2 có màu xanh. Phương trình hoá học: CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4.

Luyện tập 6 trang 65 KHTN 8: Viết phương trình hoá học xảy ra trong các trường hợp sau:

a) Dung dịch FeCl3 tác dụng với dung dịch NaOH.

b) Dung dịch CuCl2 tác dụng với dung dịch KOH.

Trả lời:

a) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl

  • b) CuCl2 + 2KOH → Cu(OH)2↓ + 2KCl.

Luyện tập 7 trang 65 KHTN 8: Hoàn thành các phương trình hoá học theo các sơ đồ sau:

a) MgO + ? MgSO4 + H2O

b) KOH + ? Cu(OH)2↓ + ?

Trả lời:

a) MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O

b) 2KOH + CuCl2 → Cu(OH)2↓ + 2KCl.

Giải KHTN 8 trang 66

Thực hành 4 trang 66 KHTN 8:

Chuẩn bị

Dụng cụ: Giá để ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.

Hoá chất: Dung dịch Na2CO3, dung dịch CaCl2.

Tiến hành

Lấy khoảng 2 mL dung dịch Na2CO3 cho vào ống nghiệm, sau đó nhỏ từ từ từng giọt CaCl2 vào ống nghiệm.

Báo cáo kết quả, thảo luận

Mô tả các hiện tượng xảy ra. Giải thích.

Trả lời:

- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.

- Giải thích: Dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch CaCl2 sinh ra kết tủa trắng là CaCO3 theo phương trình hoá học:

Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3↓ + 2NaCl.

V. Mối quan hệ giữa acid, base, oxide và muối

Luyện tập 8 trang 66 KHTN 8: Viết phương trình hoá học xảy ra giữa các dung dịch sau:

a) Dung dịch NaCl với dung dịch AgNO3.

b) Dung dịch Na2SO4 với dung dịch BaCl2.

c) Dung dịch K2CO3 với dung dịch Ca(NO3)2.

Trả lời:

a) NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3.

b) Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl.

c) K2CO3 + Ca(NO3)2 → CaCO3↓ + 2KNO3.

Luyện tập 9 trang 66 KHTN 8: Viết các phương trình hoá học theo sơ đồ chuyển hoá sau:

CuO (1) CuSO4 (2) CuCl2 (3) Cu(OH)2

Trả lời:

Các phương trình hoá học theo sơ đồ:

(1) CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O.

  • (2) CuSO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + CuCl2.

    (3) CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + 2NaCl.

  • VI. Một số phương pháp điều chế muối

Giải KHTN 8 trang 67

Luyện tập 10 trang 67 KHTN 8: Viết ba phương trình hoá học khác nhau để tạo ra Na2SO4 từ NaOH.

Trả lời:

Ba phương trình hoá học khác nhau để tạo ra Na2SO4 từ NaOH là:

(1) 2NaOH + SO3 → Na2SO4 + H2O.

(2) 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O.

(3) 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓.

Luyện tập 11 trang 67 KHTN 8: Viết ba phương trình hoá học khác nhau để điều chế CuCl2.

Trả lời:

Ba phương trình hoá học khác nhau để điều chế CuCl2:

(1) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O.

(2) Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O.

  • (3) CuSO4 + BaCl2 → CuCl2 + BaSO4↓.

Vận dụng trang 67 KHTN 8: Muối Al2(SO4)3 được dùng trong công nghiệp để nhuộm vải, thuộc da, làm trong nước, … Tính khối lượng Al2(SO4)3 tạo thành khi cho 51 kg Al2O3 tác dụng hết với dung dịch H2SO4.

  • Giải KHTN 8 Bài 12 (Cánh diều): Muối (ảnh 1)

    Trả lời:

    Đổi 51 kg = 51 000 gam.

  • Giải KHTN 8 Bài 12 (Cánh diều): Muối (ảnh 1)
  • Phương trình hoá học:

    Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O

    Theo phương trình hoá học có:

  • Giải KHTN 8 Bài 12 (Cánh diều): Muối (ảnh 1)
  • Khối lượng Al2(SO4)3 tạo thành là:

    m = 500 × [27 × 2 + (32 + 16 × 4) × 3] = 171 000 gam = 171 kg.

  • Kiến thức trọng tâm KHTN 8 Bài 12: Muối

    I. Khái niệm muối

    Muối là những hợp chất được tạo ra khi thay thế ion H+ trong acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium (NH4+).

    Ví dụ: NaCl, K2SO4, Ca3(PO4)2, NH4NO3

    II. Tên gọi của muối

    Tên gọi muối của một số acid được trình bày trong bảng sau:

    Acid

    Muối

    Ví dụ

    Hydrochloric acid (HCl)

    Muối chloride

    Sodium chloride: NaCl

    Sulfuric acid (H2SO4)

    Muối sulfate

    Copper(II) sulfate: CuSO4

    Phosphoric acid (H3PO4)

    Muối phosphate

    Potassium phosphate: K3PO4

    Carbonic acid (H2CO3)

    Muối carbonate

    Calcium carbonate: CaCO3

    Nitric acid (HNO3)

    Muối nitrate

    Magnesium nitrate: Mg(NO3)2

    III. Tính tan của muối

    - Có muối tan tốt trong nước như: NaCl, CuSO4, Ca(NO3)2, …

    - Có muối ít tan trong nước như: CaSO4, PbCl2, …

    - Có muối không tan trong nước như: CaCO3, BaSO4, AgCl, …

    - Tính tan của một số muối được trình bày trong bảng tính tan sau:

    Bảng tính tan trong nước của một số muối

    Gốc acid

    Các kim loại

    K

    I

    Na

    I

    Ag

    I

    Mg

    II

    Ca

    II

    Ba

    II

    Zn

    II

    Pb

    II

    Cu

    II

    Fe

    II

    Fe

    III

    Al

    III

    − Cl

    t

    t

    k

    t

    t

    t

    t

    i

    t

    t

    t

    t

    − NO3

    t

    t

    t

    t

    t

    t

    t

    t

    t

    t

    t

    t

    = SO4

    t

    t

    i

    t

    i

    k

    t

    k

    t

    t

    t

    t

    = CO3

    t

    t

    k

    k

    k

    k

    k

    k

    -

    k

    -

    -

    ≡ PO4

    t

    t

    k

    k

    k

    k

    k

    k

    k

    k

    k

    k

    t: chất dễ tan trong nước

    k: chất không tan (độ tan nhỏ hơn 0,01 g/100 g nước).

    i: chất ít tan (độ tan nhỏ hơn 1 g/100 g nước).

    (-): chất không tồn tại hoặc bị nước phân huỷ.

    IV. Tính chất hoá học của muối

    1. Tác dụng với kim loại

    Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.

    Ví dụ:

    2AgNO3 + Cu → Cu(NO3)2 + 2Ag

    Fe(NO3)2 + Cu → Cu(NO3)2 + Fe

    2. Tác dụng với acid

    Muối có thể tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối mới và acid mới.

    Ví dụ:

    BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl

    CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

    3. Tác dụng với base

    Muối có thể tác dụng với dung dịch base tạo thành muối mới và base mới.

    Ví dụ:

    CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4

    MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaCl

    4. Tác dụng với muối

    Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.

    Ví dụ:

    CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaCl

    Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4

    V. Mối quan hệ giữa acid, base, oxide và muối

    Mối quan hệ giữa acid, base, oxide và muối được tóm tắt trong sơ đồ sau:

    Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 12: Muối

    VI. Một số phương pháp điều chế muối

    Muối có thể được tạo ra bằng các phương pháp sau:

    - Cho dung dịch acid tác dụng với base. Ví dụ:

    H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O

    - Cho dung dịch acid tác dụng với oxide base. Ví dụ:

    3H2SO4 + Al2O3 → Al2(SO4)3 + 3H2O

    - Cho dung dịch acid tác dụng với muối. Ví dụ:

    2HCl + CaCO3 → CaCl2 + CO2↑ + H2O

    - Cho dung dịch base tác dụng với oxide acid. Ví dụ:

    2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

    - Cho hai dung dịch muối tác dụng với nhau. Ví dụ:

    CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaCl

Xem thêm lời giải bài tập KHTN 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 13: Phân bón hóa học

Bài tập Chủ đề 2

Bài 14: Khối lượng riêng

Bài 15: Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng trong nó

Bài 16: Áp suất

1 2,422 22/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: