Giải KHTN 8 Bài 40 (Cánh diều): Quần xã sinh vật

Với lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 40: Quần xã sinh vật sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 8 Bài 40.

1 939 28/10/2024


Giải KHTN 8 Bài 40: Quần xã sinh vật

Giải KHTN 8 trang 186

Mở đầu trang 186 Bài 40 KHTN 8: Trong một ao tự nhiên (hoặc một ruộng lúa, một khu rừng,...) thường có những quần thể sinh vật nào? Tập hợp các quần thể sinh vật sống trong đó gọi là gì?

Trả lời:

- Trong một ao tự nhiên thường có các quần thể sinh vật như: quần thể cua, quần thể cá chép, quần thể ốc vặn, quần thể tép, quần thể rong đuôi chó,…

- Tập hợp các quần thể sinh vật sống trong một ao tự nhiên gọi là quần xã sinh vật vì đây là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định.

I. Khái niệm quần xã sinh vật

Câu hỏi 1 trang 186 KHTN 8: Lấy ví dụ và chỉ ra các đặc điểm cho thấy đó là một quần xã sinh vật.

Trả lời:

- Ví dụ quần xã sinh vật: Quần xã sinh vật rừng mưa nhiệt đới.

- Các đặc điểm cho thấy quần xã sinh vật rừng mưa nhiệt đới là quần xã sinh vật:

+ Đây là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau như quần thể cây chuối hột, quần thể lim xanh, quần thể dương xỉ, quần thể khỉ, quần thể rắn hổ mang, quần thể thỏ, quần thể vi sinh vật,… Các sinh vật trong đây có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

+ Tập hợp các quần thể sinh vật này cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định.

II. Một số đặc trưng cơ bản của quần xã

Câu hỏi 2 trang 186 KHTN 8: Quan sát hình 40.1 và cho biết số lượng loài ở hai quần xã có sự khác nhau không? Vì sao?

Quan sát hình 40.1 và cho biết số lượng loài ở hai quần xã có sự khác nhau không?

Trả lời:

- Số lượng loài ở hai quần xã trên có sự khác nhau, quần xã sinh vật vùng sa mạc có số lượng loài ít hơn quần xã rừng rụng lá theo mùa.

- Giải thích: Có sự khác nhau về số lượng loài ở hai quần xã trên là do môi trường sống ở các khu vực này khác nhau. Ở khu vực quần xã rừng rụng lá theo mùa có khí hậu ôn đới thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loài động, thực vật → số lượng loài đa dạng hơn. Còn ở vùng sa mạc, điều kiện sống khắc nghiệt (nắng nóng, thiếu nước) nên chỉ có một số ít loài có thể tồn tại, sinh trưởng và phát triển → số lượng loài ít đa dạng hơn

Giải KHTN 8 trang 187

Luyện tập trang 187 KHTN 8: Nêu một số ví dụ về loài ưu thế, loài đặc trưng.

Trả lời:

- Ví dụ về loài ưu thế: Trong quần xã rừng ở Vườn quốc gia Ba Vì, một số loài cây gỗ như sồi xanh, thành ngạch là loài ưu thế; lúa là loài ưu thế trong quần xã ruộng lúa; bò rừng Bison là loài chiếm ưu thế trong quần xã đồng cỏ lớn ở Bắc Mỹ;…

- Ví dụ về loài đặc trưng: Cá cóc Tam Đảo là loài đặc trưng của rừng nhiệt đới Tam Đảo; cây tràm là loài đặc trưng của quần xã rừng U Minh; cây cọ là loài đặc trưng ở quần xã vùng đồi Phú Thọ;…

III. Một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã

Câu hỏi 3 trang 187 KHTN 8: Nêu ý nghĩa của một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.

Trả lời:

Ý nghĩa của một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:

Biện pháp

Ý nghĩa của biện pháp

- Tuyên truyền về ý thức bảo vệ đa dạng sinh học.

- Giúp người dân hiểu về tầm quan trọng của đa dạng sinh học, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ đa dạng sinh học.

- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia; bảo vệ rừng.

- Giúp bảo tồn môi trường sống tự nhiên của quần thể sinh vật, bảo vệ các quần thể sinh vật khỏi sự đe dọa bởi các hoạt động của con người.

- Nghiêm cấm khai thác, săn bắt, buôn bán trái phép các loài sinh vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng.

- Giúp tránh khai thác quá mức gây ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của quần thể sinh vật.

Tìm hiểu thêm trang 187 KHTN 8: Tìm hiểu Luật Đa dạng sinh học và nêu những hành vi bị nghiêm cấm.

Trả lời:

- Luật Đa dạng sinh học là luật quy định về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.

- Những hành vi bị nghiêm cấm:

+ Săn bắt, đánh bắt, khai thác loài hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn (trừ việc vì mục đích nghiên cứu khoa học); lấn chiếm đất đai, phá hoại cảnh quan, hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên, nuôi trồng các loài ngoại lai xâm hại trong khu bảo tồn.

+ Xây dựng công trình, nhà ở trong khu bảo vệ nghiêm ngặt hoặc trong phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn, trừ công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.

+ Săn bắt, đánh bắt, khai thác bộ phận cơ thể, giết, tiêu thụ, vận chuyển, mua bán trái phép các loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ; quảng cáo, tiếp thị, tiêu thụ trái phép sản phẩm có nguồn gốc từ loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm.

+ Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo trái phép loài động, thực vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.

+ Nhập khẩu, phóng thích trái phép sinh vật biến đổi gene, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gene.

+ Nhập khẩu, phát triển loài ngoại lai xâm hại.

+ Tiếp cận trái phép nguồn gene thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.

+ Chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng đất trong khu bảo tồn.

Lý thuyết Quần xã sinh vật

I. Khái niệm quần xã sinh vật

- Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật khác nhau sống trong một không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau và có cấu trúc ổn định.

II. Một số đặc trưng cơ bản của quần xã

- Độ đa dạng trong quần xã: Độ đa dạng thể hiện qua số lượng loài và số lượng cá thể mỗi loài trong quần xã.

- Thành phần các loài trong quần xã:

+ Mỗi loài có số lượng cá thể khác nhau và giữ vai trò nhất định.

+ Có loài ưu thế, loài đặc trưng

+ Loài ưu thế là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã, ảnh hưởng quyết định tới các nhân tố sinh thái của mỗi trường do có số lượng có thể nhiều và sinh khối lớn. Ví dụ, trong quần xã vùng ở Vườn quốc gia Ba Vì, một số loài cây gỗ là loài ưa thể như sản xanh, thành ngạnh,

+ Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã hoặc có số cá thể nhiều hơn hầu các loài khác trong quần xã.

III. Một số biện phápbảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã

- Bảo vệ đa dạng sinh họctrong quần xã là bảo vệ sự đa dạng loài và miền trường sống của chúng.

- Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã bao gồm: tuyên truyền ý thức bảo vệ, xây dựng khu bảo tồn, bảo vệ rừng, nghiêm cấm khai thác, săn bắt, buôn bán trái phép các loài sinh vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Xem thêm lời giải bài tập KHTN 8 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 39: Quần thể sinh vật

Bài 40: Quần xã sinh vật

Bài 41: Hệ sinh thái

Bài 42: Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường

Bài 43: Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học

1 939 28/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: