Chuẩn bị • Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, mẩu nam châm, thìa xúc hoá chất. • Hoá chất: Bột sắt, bột lưu huỳnh

Trả lời Thực hành 2 trang 13 KHTN 8 sách Cánh diều ngắn nhất mà vẫn đủ ý sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KHTN 8.

1 903 07/04/2023


Giải KHTN 8 Bài 1: Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học

Thực hành 2 trang 13 KHTN 8:

Chuẩn bị

• Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, mẩu nam châm, thìa xúc hoá chất.

• Hoá chất: Bột sắt, bột lưu huỳnh.

Tiến hành

Bước 1: Trộn đều hỗn hợp bột sắt (Fe) với bột lưu huỳnh (S) theo tỉ lệ về khối lượng Fe : S khoảng 1,5 : 1 (hoặc theo thể tích là 1 : 3) cho vào hai ống nghiệm 1 và 2 (hình 1.2a).

Giải KHTN 8 Bài 1 (Cánh diều): Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học (ảnh 1)

Bước 2: Lấy ống nghiệm 2 đem hơ nóng, sau đó đun nóng tập trung vào đáy ống nghiệm cho đến khi thấy hỗn hợp nóng đỏ thì ngừng đun (hình 1.2b).

Giải KHTN 8 Bài 1 (Cánh diều): Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học (ảnh 1)

Bước 3: Đưa đồng thời hỗn hợp đã nguội (ống nghiệm 2) và ống nghiệm 1 lại gần mẩu nam châm (hình 1.2c).

Giải KHTN 8 Bài 1 (Cánh diều): Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học (ảnh 1)

• Mô tả hiện tượng khi đun nóng hỗn hợp ở bước 2.

• Ở bước 3, mẩu nam châm có bị hút vào đáy ống nghiệm 2 không? Giải thích.

Trả lời:

- Khi đun nóng hỗn hợp ở bước 2, hiện tượng: sắt tác dụng mạnh với lưu huỳnh hỗn hợp cháy nóng đỏ, phản ứng toả nhiều nhiệt.

- Ở bước 3, mẩu nam châm không bị hút vào đáy ống nghiệm 2. Do ở thí nghiệm này chất ban đầu đã bị biến đổi tạo thành chất khác, không còn những đặc tính như chất ban đầu.

1 903 07/04/2023


Xem thêm các chương trình khác: