Giải KHTN 6 trang 174 Chân trời sáng tạo

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 174 trong Bài 40: Lực ma sát sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KHTN 6 trang 174 

1 306 lượt xem


Giải KHTN 6 trang 174 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi thảo luận 6 trang 174 KHTN 6:

Lực ma sát có tác dụng như thế nào khi vật chuyển động?

Lời giải:

- Lực ma sát có các tác dụng khi vật chuyển động là:

+ Lực ma sát thúc đẩy vật chuyển động. 

Ví dụ: Lực ma sát nghỉ do mặt đất tác dụng lên bàn chân giúp cho người có thể tiến về phía trước.

Bài 40: Lực ma sát

+ Lực ma sát giúp xe đi đoạn đường khúc cua mà không bị trượt ngã.

Ví dụ: 

Bài 40: Lực ma sát

+ Lực ma sát giúp xe dừng lại được khi đang chuyển động.

Ví dụ: Lực ma sát trượt xuất hiện khi má phanh ép sát và trượt trên vành bánh xe đạp có tác dụng làm xe chuyển động chậm dần và dừng lại.

Bài 40: Lực ma sát

+ Lực ma sát giúp xe không bị trơn trượt hay sa lầy khi đi trên những đoạn đường trơn hay sa lầy khi đi trên đoạn đường bùn lầy,…

Bài 40: Lực ma sát

Bài 40: Lực ma sát

Câu hỏi thảo luận 7 trang 174 KHTN 6:

Khi đi bộ trên mặt đường trơn, điều gì sẽ xảy ra?

Lời giải:

Khi đi bộ trên đường trơn, ta dễ bị trượt ngã. Vì lực ma sát giữa chân và mặt đường nhỏ, chân ta khó bám được với đường khiến ta dễ bị trượt ngã.

Câu hỏi thảo luận 8 trang 174 KHTN 6:

Khi người lái xe bóp phanh, điều gì xảy ra nếu má phanh bị ăn mòn?

Lời giải:

Khi người lái xe bóp phanh nếu má phanh bị mòn thì xe không dừng lại được và có thể gây tới tai nạn giao thông. Vì khi đó, không có lực ma sát hoặc lực ma sát quá nhỏ không đủ khiến cho xe dừng lại được, khiến ta không làm chủ được tốc độ, dễ bị ngã xe hoặc gây tai nạn giao thông.

Luyện tập 3 trang 174 KHTN 6:

Lấy một ví dụ về ma sát nghỉ trong cuộc sống.

Lời giải:

Ví dụ về ma sát nghỉ trong cuộc sống là:

- Ô tô đậu được trên mặt đường nghiêng là nhờ có ma sát nghỉ.

Bài 40: Lực ma sát

- Ta đi lại đường trên sàn nhà trơn là nhờ có ma sát nghỉ

Bài 40: Lực ma sát

Luyện tập 4 trang 174 KHTN 6:

Lấy ví dụ về tác dụng cản trở và thúc đẩy chuyển động của lực ma sát.

Lời giải:

- Ví dụ lực ma sát làm thúc đẩy chuyển động của vật là: 

+ Lực ma sát nghỉ do mặt đất tác dụng lên bàn chân giúp cho người có thể tiến về phía trước. Lực ma sát nghỉ lúc này có tác dụng thúc đẩy chuyển động của người đó.

Bài 40: Lực ma sát

+ Rãnh, gai trên vỏ lốp xe giúp tăng ma sát giữa bánh xe mà mặt đường khiến xe chuyển động dễ dàng hơn về phía trước.

Bài 40: Lực ma sát

- Ví dụ lực ma sát làm cản trở chuyển động của vật là: 

+ Khi trượt từ trên cầu trượt xuống đất, giữa lưng ta và mặt cầu trượt có lực ma sát. Lực ma sát trượt lúc này có tác dụng cản trở chuyển động của ta.

Bài 40: Lực ma sát

+ Vì lực ma sát giữa bánh xe cao su và mặt đường nhựa rất lớn nên xe cần tiêu hao một năng lượng lớn để xe có thể chuyển động được.

Bài 40: Lực ma sát

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giải KHTN 6 trang 172

Giải KHTN 6 trang 173

Giải KHTN 6 trang 175

Giải KHTN 6 trang 176

1 306 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: