Giải Địa Lí 10 Bài 28: Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch ( Cánh diều )
Với giải bài tập Địa Lí 10 Bài 28: Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa Lí 10 Bài 28.
Giải Địa Lí lớp 10 Bài 28: Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch
Video giải Địa Lí lớp 10 Bài 28: Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch
Trả lời:
* Hoạt động thương mại
- Vai trò:
+ Cầu nối giưa sản xuất và tiêu dùng thông qua việc trao đổi luân chuyển hàng hóa giữa người bán và người mua
+ Điều tiết sản xuất giúp hàng hóa trao đổi và mở rộng thị trường thúc đẩy sản xuất
+ Thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ trong nước và quốc tế
+ Hướng dẫn tiêu dùng tạo ra tập quán tiêu dùng mới, thị hiếu mới
- Đặc điểm
+ Hoạt động theo quy luật cung cầu, gắn với giá cả thị trường và xu hướng trong cung cầu của các sản phẩm hàng hóa dịch vụ
+ Không gian hoạt động ngày càng mở rộng
+ Hoạt động chủ yếu là hai nhóm mua bán hàng bhoas và cung ứng dịch vụ
* Hoạt động Tài chính ngân hàng
- Vai trò
+ Là bộ phận quan trọng của nền kinh tế cung cấp dịch vụ tài chính đáp ứng nhu cầu con người
+ Tạo cơ hội cho nhà sản xuất và người dân thanh toán trên thị trường duy trì nguồn tài chính thông qua hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ
+ Điều tiết ổn định nền kinh tế
+ Góp phần hình thành quan hệ tích lũy và tiêu dùng hợp lí
- Đặc điểm
+ Tài chính ngân hàng gồm hai bộ phận khăng khít với nhau đó là tài chính và ngân hàng
+ Các tổ chức tài chính và ngân hàng có quy mô khác nhau dựa trên doanh thu, tài sản, đối tượng phục vụ
+ Tính thuận tiện nhanh chóng, lãi suất phí dịch vụ quyết định đến việc lựa chọn các tổ chức tài chính nhân hàng của người sử dụng(ví dụ: Ngân hàng có lãi suất thấp
* Hoạt động Du lịch
- Vai trò
+ Kích thích sự phát triển của nhiều ngành kinh tế mang lại nguồn thu ngoại tệ tăng thu nhập quốc gia và địa phương
+ Tạo việc làm xóa đói giảm nghèo
+ Góp phần khai thác sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
- Đặc điểm
+ Hoạt động du lịch gắn liền với tài nguyên du lịch khách du lịch phải đến nopwi có tài nguyên du lịch nhờ các dịch vụ du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình
+ Nhu cầu khách du lịch rất đa dạng phong phú thay đổi theo thời gian phụ thuộc vào thu nhập, nghề nghiệp…
+ Hoạt động du lịch có tính mùa vụ
A/ Câu hỏi giữa bài
Trả lời:
Ví dụ: Công Ty A tạo ra sản phẩm là điện thoại và muốn bán điện thoại đến tay người tiêu dùng thì cần một số lượng người làm cầu nối đây chính là vai trò cầu nối giữa sẩn xuất và tiêu dùng thông qua việc trao đổi luân chuyển hàng hóa giữa người bán và người mua.
Trả lời:
- Hoạt động theo quy luật cung cầu gắn liền với giả cả thị trường và xu hướng trong cung cầu của các sản phẩn hàng hóa và dịch vụ
- Ví dụ: Ở khu vực đồng bẳng sông cửu long trồng được rất nhiều các loại trái cây nhưng người dân trong khu vực này không có nhu cầu sử dụng còn các khu vực khác trong cả nước như miền Bắc có nhu cầu sử dụng nhưng lại không có đủ lượng trái cây vì vậy người chủ các nông trại phải mang trái cây đi các khu vực khác để tiêu thụ.
Trả lời:
- Đặc điểm dân số trong đó số dân và nguồn lao động, cơ cấu dân số, sự phân bố dân cư và mạng lưới điểm quần cư phong tục tập quán thói quen tiêu dùng …ảnh hưởng đên sự phát triển và phân bố nội thương đến việc tập trung sản xuất các mặt hàng xuất khẩu cần nhiều lao động..
- Ví dụ: Cửa hàng ở nông thôn và thành thị sẽ có sự khác nhau về mặt hàng, tổng thu và số lượng nhân viên phục vụ…nguyên nhân là do cơ cấu dân số, phân bố dân cư, thói quen tiêu dùng…có sự khác nhau giữa hao khu vực
Trả lời:
- Tình hình phát triển: Hoạt động nội thương ngày càng phát triển thể hiện ở chỗ việc buồn bán hàng hóa dịch vụ tại các chợ bán lẻ, siêu thị…hệ thống bán buôn bán lẻ ngày càng phát triển.
- Phân bố: Hoạt động nội thương phát triển hầu hết ở tất cả các quốc gia trên thế giới.
Trả lời:
- Hoạt động ngoại thương là hoạt động diễn ra sự trao đổi buôn bán hàng hóa… giữa các nước trên thế giới, hiện nay ngoại thương phát triển thể hiện ở cán cân xuất khẩu và nhập khẩu
- Hiện nay họat động ngoại thương diễn ra ở hầu hết ở các nước trên thế giới và khu vực, các khu vực có đong góp lớn cho hoạt động xuất nhập khẩu là: Tây Â, Bắc Mĩ, Đông Á…,trong đó quốc gia có giá trị xuất nhập khẩu hàng đầu là Hoa Kì, Trung Quốc, Pháp, Anh…
Trả lời câu hỏi trang 111 sgk Địa Lí 10 mới: Đọc thông tin và quan sát hình 28.4, hãy tìm ví dụ cụ thể về vai trò của tài chính ngân hàng.
Trả lời:
- Ví dụ: hiện nay kinh tế phát triễn xã hội bước vào thời kì 4.0 ta thấy các ngân hàng tài chính xuất hiện ngày càng nhiều với mục đích cung cấp các dịch vụ tài chính đáp ứng nhu cầu khác nhau của đời sông và sản xuất…
Trả lời:
- Tài chính ngân hàng gồm hai bộ phận khăng khít với nhau đó là tài chính và ngân hàng
(Ví dụ: khi giao dịch rút tiền trong các ngân hàng ta thường thấy có hai phần bao gồm tài chính và ngân hàng, ngân hàng chính là các thủ tục để nhận tiền còn tiền chính là tài chính.)
- Các tổ chức tài chính và ngân hàng có quy mô khác nhau dựa trên doanh thu, tài sản, đối tượng phục vụ (ví dụ: Hiện nay trên thị trường có khá nhiều ngân hàng như ngân hàng nội địa, ngân hàng quốc tế mỗi ngân hàng sẽ có quy mô và đối tượng phục vụ khác nhau.)
- Tính thuận tiện nhanh chóng, lãi suất phí dịch vụ quyết định đến việc lựa chọn các tổ chức tài chính nhân hàng của người sử dụng (ví dụ: Ngân hàng có lãi suất thấp…)
Trả lời:
- Sự phát triển của nền kinh tế kinh tế càng phát triển sẽ tạo ra nhiều tổng sản phẩm xã hội cơ sở để tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ đáp ứng nhu cầu chi tieeu haowjc tích lũy tiền tệ của mọi chủ thể xã hội
- Khoa học công nghệ mức thu nhập dân cư cũng ảnh hưởng đến sự phát triển phân bố tài chính ngân hàng
- Chính sách tài chính ảnh hưởng đến sự phát triển phân bố của ngành
Trả lời:
- Các trung tâm tài chính ngân hàng lớn trên thế giới:
Toronto – Canada.
Boston – Mỹ.
San Francisco – Mỹ.
Thủ đô Washington – Mỹ.
Zurich – Thụy Sĩ.
Tokyo – Nhật Bản.
Hong Kong – Trung Quốc
Singapore – Singapore.
New York – Mỹ.
London – Anh.
Trả lời:
- Ví dụ: khu vực phát triển du lịch như Sa Pa điển hình có bản Cát Cát nhờ có du lịch mà đời sông cư dân được cải thiện tạo việc làm và là nơi giao lưu văn hóa giữa các quốc gia dân tộc…
Trả lời câu hỏi trang 113 sgk Địa Lí 10 mới: Đọc thông tin, hãy trình bày đặc điểm của du lịch.
Trả lời:
- Hoạt động du lịch gắn liền với tài nguyên du lịch khách du lịch phải đến nopwi có tài nguyên du lịch nhờ các dịch vụ du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình
- Nhu cầu khách du lịch rất đa dạng phong phú thay đổi theo thời gian phụ thuộc vào thu nhập, nghề nghiệp…
- Hoạt động du lịch có tính mùa vụ
Trả lời:
- Thị trường khách du lịch ảnh hưởng đến việc hình thành va phát triển du lịch tới cơ cấu các sản phẩm dịch vụ và doanh thu của ngành du lịch thị trường du lịch nội địa hay quốc tế có nhu cầu du lịch va chi tiêu khác nhau.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật ảnh hưởng tới hoạt động du lịch khả năng thu hút khách..
Trả lời:
- Du lịch được xem là ngành du lịch không khói đong góp quan trọng vào GDP quốc gia hiện nay đời sông người dân tăng cao nên du lịch rất phát triển du lịch nội địa và quốc tế liên tục tăng từ 687,3 triệu lượt năm 2000 đã tăng lên 1460 triệu người năm 2019…và doanh thu quốc nội ngày càng lớn
B/ Câu hỏi cuối bài
Câu 1 trang 115 sgk Địa Lí 10 mới: Cho bảng số liệu sau:
Bảng 28. Trị giá xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá của các châu lục năm 2019*
b) Nhận xét về cơ cấu trị giá xuất khẩu, nhập khẩu theo châu lục và khu vực trên thế giới.
Trả lời:
Yêu cầu a)
Châu lục |
Trị giá xuất khẩu |
Trị giá nhập khẩu |
Châu Âu |
42.5 |
39.9 |
Châu Mỹ |
17.7 |
22.5 |
Châu Á |
35.2 |
33.0 |
Châu Phi |
2.6 |
3.1 |
Châu Đại Dương (Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len) |
1.7 |
1.5 |
Tổng |
100% |
100% |
- Biểu đồ:
Yêu cầu b) Nhận xét:
- Tỉ trọng xuất nhập khẩu theo khu vực và châu lục trên thế giới khác nhau.
- Tỉ trọng giá trị xuất khẩu: Châu Âu lớn nhất (42,6%), tiếp đến là châu Á (35,3%), châu Mỹ (17,8%), chiếm tỉ trọng thấp nhất là châu Đại Dương (1,7%).
- Tỉ trọng giá trị nhập khẩu: Châu Âu lớn nhất (39,9%), tiếp đến là châu Á (33,0%), châu Mỹ (22,5%), chiếm tỉ trọng thấp nhất là châu Đại Dương (1,5%).
=> Châu Âu và châu Á có tỉ trọng xuất, nhập khẩu lớn nhất, châu Đại Dương nhỏ nhất.
- Một ngành giao thông vận tải.
- Tài nguyên du lịch hoặc một điểm du lịch.
- Một siêu thị hoặc trung tâm thương mại.
Trả lời:
(*) Giới thiệu trung tâm thương mại Royal City – Hà Nội
- Trung tâm thương mại Royal City tọa lạc ngay địa chỉ số 72A đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Vì nằm gần trung tâm thủ đô và có vị trí không nhỏ trong danh sách các địa điểm vui chơi tại Hà Nội, du khách có thể dễ dàng tìm ra ngay với chiếc bản đồ thông minh trên điện thoại của mình. Sau đó chỉ cần bấm chỉ đường, du khách sẽ biết được con đường dẫn từ vị trí đang đứng đến trung tâm thương mại này.
- Trung tâm thương mại Royal City mang lối thiết kế sang trọng đến từ Châu Âu. Ngay từ chiếc cổng chào, du khách đã cảm nhận được nơi đây hoàn mỹ đến chừng nào. Phía bên trong là cả một quảng trường khổng lồ với hơn 30000m2 diện tích. Xung quanh là các tác phẩm nghệ thuật được điêu khắc khéo léo, hoàn hảo trong từng đường nét. Có thể kết luận phía bên ngoài của Royal City thì hoành tráng và lộng lẫy, ở bên trong lại sang trọng và đẳng cấp đến bất ngờ. Trong tòa nhà khổng lồ ấy là một thế giới mua sắm vô tận với đa dạng mặt hàng, đa dạng cửa hiệu. Các mặt hàng được bố trí theo từng con phố theo loại như Phố trang sức, Phố mỹ phẩm, Phố thời trang, Phố nội thất, Phố đồ gia dụng hay Phố điện máy…Mỗi con phố lại được bố trí theo tầng dựa trên nhu cầu mua sắm của khách hàng… vô cùng hợp lý và tiện lợi.
- Không chỉ là cả thế giới mua sắm được gói gọn trong tòa nhà này mà ở đây còn chứa đựng cả thiên đường ẩm thực từ bốn phương. Trong khu ẩm thực của Royal City là hàng trăm nhà hàng từ lớn đến nhỏ với đủ loại hương vị, màu sắc, vừa đa dạng vừa bắt mắt.
Đến với nơi này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một không gian 44000m2 rộng lớn với các món phương Đông đậm đà, hấp dẫn, đến từ nhà hàng Nhật Bản, Hàn Quốc, các món Tây Âu thanh lịch và vô vàn các món nướng, món lẩu, hải sản và các điểm phục vụ nước uống, thức ăn nhẹ… nhiều đến bất ngờ.
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 28: Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch
I. Thương mại
1. Khái niệm, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố thương mại
Hoạt động thương mại (minh họa)
a. Khái niệm
Thương mại là khâu tất yếu của quá trình sản xuất, được coi là mạch máu của nền kinh tế, có vai trò quan trọng về nhiều mặt.
b. Vai trò
- Cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng thông qua việc trao đổi, luân chuyển hàng hoá, dịch vụ giữa người bán và người mua.
- Điều tiết sản xuất, giúp hàng hoá được trao đổi, mở rộng thị trường và thúc đẩy phát triển sản xuất.
- Thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ trong nước và quốc tế, làm cho nền kinh tế của mỗi nước là một bộ phận khăng khít của nền kinh tế thế giới.
- Hướng dẫn tiêu dùng, tạo ra tập quán tiêu dùng mới, thị hiếu mới.
c. Đặc điểm
- Hoạt động theo quy luật cung, cầu; gắn liền với giá cả, thị trường và xu hướng trong cung, cầu của các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ.
- Không gian hoạt động ngày càng mở rộng, không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia (nội thương) mà còn mở rộng ra thế giới, mang tính toàn cầu (ngoại thương).
- Hoạt động chủ yếu có hai nhóm là mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ.
d. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố thương mại
- Trình độ phát triển kinh tế, các ngành sản xuất vật chất tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Đặc điểm dân số, trong đó số dân và nguồn lao động, cơ cấu dân số, sự phân bố dân cư và mạng lưới điểm quần cư, phong tục tập quán,... ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nội thương, đến việc tập trung sản xuất các mặt hàng xuất khẩu cần nhiều lao động.
- Khoa học - công nghệ và chính sách có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cơ cấu thương mại, mở rộng hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, hình thành nhiều loại hình và phương thức hoạt động mới (thương mại điện tử, các siêu thị, trung tâm thương mại…).
- Nhân tố khác: Các nhân tố cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn,... cũng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển và phân bố của thương mại.
2. Tình hình phát triển và phân bố
a. Nội thương
- Khái niệm: là hoạt động thương mại diễn ra bên trong phạm vi của một quốc gia.
- Vai trò:
+ Là điều kiện thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, tạo ra thị trường thống nhất trong nước và đẩy mạnh phân công lao động giữa các vùng.
+ Đáp ứng mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống, lưu thông hàng hoá và dịch vụ trong nước được thông suốt.
- Thước đo sự phát triển: chỉ tiêu Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng.
- Phân bố
+ Việc mua bán hàng hoá và dịch vụ thường diễn ra tại các cửa hàng bán lẻ, chợ, cửa hàng tạp hoá, siêu thị, trung tâm thương mại.
+ Hệ thống bán buôn, bán lẻ phát triển nhanh trên toàn thế giới, nhiều tập đoàn thương mại và siêu thị lớn đã có mặt ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
+ Xã hội văn minh, hiện đại, con người có xu hướng mua sắm hàng hoá ở các siêu thị, trung tâm thương mại và mua bán online.
Hoạt động mua bán trong siêu thị
b. Ngoại thương
- Khái niệm: là hoạt động thương mại diễn ra giữa các quốc gia trên thế giới, thông qua việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ.
- Đặc điểm:
+ Gắn liền với xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ.
+ Cán cân xuất nhập khẩu là quan hệ so sánh giữa trị giá hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu với trị giá hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu.
- Tình hình phát triển:
+ Xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập làm cho hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra sôi động và gia tăng nhanh chóng.
+ Cơ cấu hàng xuất khẩu trên thế giới có những thay đổi rõ rệt.
- Phân bố:
+ Các khu vực có đóng góp lớn vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá là Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Á,...
+ Các quốc gia có trị giá xuất nhập khẩu hàng đầu thế giới là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Anh, Hà Lan, Hàn Quốc,...
+ Những nước xuất siêu là Trung Quốc, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc,...; những nước nhập siêu là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật Bản,...
II. Tài chính ngân hàng
1. Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố tài chính ngân hàng
a. Vai trò
- Là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, cung cấp các dịch vụ tài chính, đáp ứng nhu cầu khác nhau của sản xuất và đời sống.
- Tạo cơ hội cho nhà sản xuất và người dân thanh khoản trên thị trường, duy trì nguồn cung tài chính thông qua việc hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ.
- Điều tiết và ổn định nền kinh tế, tạo đà tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Góp phần hình thành quan hệ tích luỹ và tiêu dùng hợp lí.
b. Đặc điểm
- Tài chính ngân hàng gồm hai bộ phận khăng khít với nhau là tài chính và ngân hàng.
- Các tổ chức tài chính và các ngân hàng có quy mô khác nhau dựa trên tài sản, doanh thu và đối tượng phục vụ.
- Tính thuận tiện, nhanh chóng, lãi suất, phí dịch vụ quyết định tới việc lựa chọn các tổ chức tài chính và các ngân hàng của người tiêu dùng.
c. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành tài chính ngân hàng
- Sự phát triển của nền kinh tế: kinh tế càng phát triển sẽ tạo ra nhiều tổng sản phẩm xã hội, cơ sở để tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ, đáp ứng nhu cầu chi tiêu,…
- Khoa học - công nghệ, mức thu nhập của dân cư,... cũng ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của tài chính ngân hàng.
- Chính sách tài chính ảnh hưởng đến sự phát triển và hiệu quả của ngành.
2. Tình hình phát triển và phân bố
- Hoạt động tài chính ngân hàng ngày càng sôi động, nhiều tổ chức tài chính ngân hàng được thành lập trên thế giới và ở mỗi quốc gia.
- Các trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới hiện nay là Niu Y-oóc, Luân-đôn, Tô-ky-ô, Thượng Hải, Bắc Kinh, Xin-ga-po, Phran-phuốc, Zu-rich,...
III. Du lịch
1. Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố du lịch
Hoạt động du lịch (minh họa)
a. Vai trò
- Kích thích sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, mang lại nguồn thu ngoại tệ, tăng nguồn thu ngân sách cho quốc gia và địa phương.
- Tạo nhiều việc làm, giảm nghèo, phục hồi sức khoẻ; tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, quốc gia.
- Góp phần khai thác, sử dụng hợp lí và hiệu quả tài nguyên; bảo vệ, khôi phục và tôn tạo môi trường (tự nhiên và nhân văn).
b. Đặc điểm
- Hoạt động du lịch thường gắn với tài nguyên du lịch, khách du lịch phải đến nơi có tài nguyên du lịch nhờ các dịch vụ du lịch để thoả mãn nhu cầu của mình.
- Nhu cầu của khách du lịch rất đa dạng và phong phú, thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào thu nhập, nghề nghiệp, độ tuổi,..
- Hoạt động du lịch thường có tính mùa vụ.
c. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố du lịch
- Tài nguyên du lịch là điều kiện cần thiết để phát triển và phân bố du lịch, là nhân tố cơ bản tạo nên các sản phẩm du lịch, thoả mãn nhu cầu của khách du lịch.
- Thị trường khách du lịch ảnh hưởng tới việc hình thành và phát triển du lịch, tới cơ cấu các sản phẩm du lịch và doanh thu của ngành du lịch.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật ngành du lịch ảnh hưởng tới hoạt động du lịch, tới khả năng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
- Các nhân tố kinh tế - xã hội khác như khoa học công nghệ, chính sách phát triển du lịch, điều kiện chính trị và an toàn xã hội,... cũng ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố du lịch.
2. Tình hình phát triển và phân bố du lịch
- Du lịch được coi là ngành “công nghiệp không khói” và có đóng góp quan trọng vào GDP của nhiều quốc gia.
- Bước sang thế kỉ XXI, lượng khách du lịch quốc tế tăng lên không ngừng.
- Doanh thu từ du lịch cũng ngày càng lớn.
- Các hình thức du lịch ngày càng phong phú, từ truyền thống đến các hình thức mới.
- Các tuyến, tour và sản phẩm du lịch ngày càng phong phú, đa dạng.
- Những nước đứng hàng đầu thế giới về số lượt khách và doanh thu du lịch là Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Pháp, I-ta-li-a, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ,…
Một góc quang cảnh thành phố Pa-ri
Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 29: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Bài 30: Phát triển bền vững và tăng trưởng nhanh
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Cánh Diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Cánh Diều
- Giải sbt Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Văn mẫu lớp 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 10 – Cánh Diều
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Cánh diều (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – Explore new worlds
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 i-learn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 10 - iLearn Smart World
- Giải sgk Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Vật lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Hóa học 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Sinh học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Sinh học 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Sinh học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Lịch sử 10 – Cánh diều
- Lý thuyết Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 – Cánh diều
- Lý thuyết KTPL 10 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Tin học 10 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Cánh Diều