Giải Địa Lí 10 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ( Cánh diều )

Với giải bài tập Địa Lí 10 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa Lí 10 Bài 26.

1 4,382 07/10/2024
Tải về


Giải Địa Lí lớp 10 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Video giải Địa Lí lớp 10 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Trả lời câu hỏi trang 91 sgk Địa Lí 10 mới: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là gì? Vai trò và đặc điểm của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp như thế nào?

Trả lời:

- Khái niệm: Là việc bố trí sắp xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp để tạo nên không gian lãnh thổ công nghiệp các cấp khác nhau trên cơ sở sử dụng hợp lí các tài nguyên thiên nhiên điều kiện kinh tế xã hội nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế và môi trường.

- Vai trò:

+ Sử dụng hợp lí nguồn lực lãnh thổ

+ Góp phần đạt hiệu quả cao về kinh tế, thúc đẩy quá trình CNH-HĐH

+ Giari quyết việc làm, đào tạo lao động nâng cao thu hập cho công nhân

+ Bảo về TNTN, môi trường đảm bảo cho phát triển bền vững

- Đặc điểm.

+ Điểm công nghiệp: đồng nhất với một điểm dân cư, gồm 1-2 xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên, nhiên liệu, công nghiệp hoặc vùng nguyên liệu nông sản, không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp

+ Khu công nghiệp: có ranh giới rõ ràng, vị trí thuận lợi, tập trung nhiều xí nghiệp hợp tác sản xuất cao

+ Trung tâm công nghiệp: găn với đô thị vị trí thuận lợi, bao gồm khu công nghiệp, điểm công nghiệp, và nhiều xí nghiệp có quan hệ hợp tác với nhau.

+ Vùng công nghiệp: vùng lãnh thổ rộng lớn, bao gồm nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp. Trung tâm công nghiệp có mối liện hệ về sản xuất có nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp, có ngành công nghiệp chủ yếu có ngành phụ vụ và bổ trợ

A/ Câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi trang 91 sgk Địa Lí 10 mới: Đọc thông tin và quan sát hình 25.1, hãy nêu quan niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Lấy ví dụ cụ thể về vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

Trả lời:

- Quan niệm: Là việc bố trí sắp xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp để tạo nên không gian lãnh thổ công nghiệp các cấp khác nhau trên cơ sở sử dụng hợp lí các tài nguyên thiên nhiên điều kiện kinh tế xã hội nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế và môi trường.

- Ví dụ: vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp:

+ Sử dụng hợp lí các nguồn lực của lãnh thổ.

+ Góp phần đạt hiệu quả cao về kinh tế, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

+ Giải quyết việc làm, đào tạo lao động có kĩ năng, nâng cao thu nhập và đời sống cho công nhân.

+ Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, đảm bảo cho phát triển bền vững.

Trả lời câu hỏi trang 93 sgk Địa Lí 10 mới: Dựa vào bảng 25, hãy nêu ví dụ cụ thể về một trong các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

Trả lời:

- Điểm công nghiệp:

+ Sản xuất vật liệu xây dựng ở Đồng Hới (Quảng Bình);

+ Chế biến nông sản ở Bảo Lộc (Lâm Đồng);

+ Khai thác, chế biến lâm sản ở Pleiku (Gia Lai),...

- Khu công nghiệp:

+ Khu chế xuất (KCX) Tân Thuận. KCX Linh Trung, KCX Tân Tạo (TP. Hồ Chí Minh),

+ Khu công nghiệp (KCN) Nội Bài, KCN Thăng Long (Hà Nội), KCN Biên Hòa 1, 2, KCN Nhơn Trạch 1, 2, 3, KCN Sông Mây(Đồng Nai), KCN Sóng Thần 1, 2 (Bình Dương),...

- Trung tâm công nghiệp: Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Năng, Nha Trang. Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu, cần Thơ,...

- Vùng công nghiệp:

+ Vùng 1: Các tỉnh Trung du – miền núi bắc bộ trừ Quảng Ninh.

+ Vùng 2: Các tỉnh Đồng bằng sông Hồng + Quảng Ninh + Thanh Hoá + Nghệ An + Hà Tĩnh.

+ Vùng 3: Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Ninh Thuận.

+ Vùng 4: Các tỉnh Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng).

+ Vùng 5: Các tỉnh Đông Nam Bộ + Lâm Đồng+Bình Thuận.

+ Vùng 6: Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

B/ Câu hỏi cuối bài

Câu 1 trang 93 sgk Địa Lí 10 mới: Hoàn thành sơ đồ theo mẫu sau để thể hiện đặc điểm của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

Giải Địa Lí 10 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Giải Địa Lí 10 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp - Cánh diều (ảnh 1)

Câu 2 trang 93 sgk Địa Lí 10 mới: Hãy thu thập thông tin về một trong số các khu công nghiệp ở nước ta.

Trả lời:

(*) Khu công nghiệp Sóng thần 1 (Bình Dương)

- Địa chỉ khu công nghiệp: phường Dĩ An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương

- Vị trí địa lý: Cách Cảng Sài Gòn và Tân Cảng 12 km, cảng Vũng Tàu 100 km; Cách sân bay Tân Sơn Nhất 15 km; Giáp với tuyến dường sắt Bắc Nam ở phía Đông, gần ga Sóng Thần; Cách trung tâm kinh tế-văn hóa-xã hội Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Biên Hòa 15 km, Tp. Vũng Tàu 100 km

- Tổng vốn đầu tư: 245,1 tỷ đồng

- Diện tích đất công nghiệp cho thuê: 139,71 ha. Đất dịch vụ 12,038 ha.

- Tính chất khu công nghiệp: KCN thu hút các ngành nghề cơ khí chế tạo, máy móc thiết bị, công nghiệp nhẹ (dệt may, da giày, chế biến gỗ …), công nghiệp thực thẩm (đồ uống …), vật liệu xây dựng, kho bãi, điện, diện tử….

- Hạ tầng kỹ thuật: hoàn chỉnh

- Nhà máy xử lý nước thải tập trung: Tổng công suất 8.400 m3/ngày đêm

- Năm đi vào hoạt động: 1995

- Tổng vốn đầu tư đã thực hiện: 195,527 tỷ đồng

- Diện tích đất đã cho thuê lại: 139,71 ha; đạt tỷ lệ lấp kín: 100%

- Ngành nghề thu hút đầu tư:

+ Cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị, lắp ráp và chế tạo các phương tiện giao thông vận tải, máy móc xây dựng, kết cấu xây dựng bằng bêtông và thép;

+ Công nghiệp chế biến nông, lâm sản bao gồm: chế biến cao su, điều, cà phê, thức ăn gia súc, gỗ;

+ Công nghiệp nhẹ bao gồm may mặc, điện, điện tử.​

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

I. Quan niệm và vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

1. Quan niệm

- Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là việc bố trí, sắp xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp để tạo nên không gian lãnh thổ công nghiệp các cấp khác nhau trên cơ sở sử dụng hợp lí các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường.

2. Vai trò

- Tổ chức lãnh thổ công nghiệp có vai trò quan trọng cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

+ Sử dụng hợp lí các nguồn lực của lãnh thổ.

+ Góp phần đạt hiệu quả cao về kinh tế, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

+ Giải quyết việc làm, đào tạo lao động có kĩ năng, nâng cao thu nhập và đời sống cho công nhân.

+ Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, đảm bảo cho phát triển bền vững.

II. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

1. Điểm công nghiệp

- Vai trò:

+ Góp phần khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu ở địa phương.

+ Giải quyết việc làm và phục vụ những nhu cầu nhất định cho nghiệp, dân cư ở địa phương.

+ Là hạt nhân để thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn.

- Đặc điểm:

+ Lãnh thổ không lớn, gồm một vài 1 xí nghiệp, có cơ sở hạ tầng riêng.

+ Các xí nghiệp phân bố gần nguồn nguyên liệu (nhất là nguyên liệu nông lâm nghiệp, thuỷ sản) hay một loại tài nguyên.

+ Các xí nghiệp không có mối liên hệ sản xuất.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp - Cánh diều (ảnh 1)

Xí nghiệp chế biến hạt điều (điểm công nghiệp)

2. Khu công nghiệp

- Vai trò:

+ Hình thức quan trọng và phổ biến ở các nước đang phát triển trong quá trình công nghiệp hoá.

+ Đóng góp lớn vào giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

+ Tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, có giá trị lâu dài.

+ Góp phần giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, năng lực quản lí và nâng cao thu nhập cho người lao động.

+ Góp phần bảo vệ môi trường.

- Đặc điểm:

+ Là khu vực có ranh giới địa lí xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.

+ Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp, doanh nghiệp trong và ngoài nước, cùng sử dụng chung cơ sở hạ tầng sản xuất và xã hội.

+ Các xí nghiệp, doanh nghiệp trong khu công nghiệp có sự liên kết, hợp tác cao, sản xuất các sản phẩm vừa tiêu thụ trong nước, vừa xuất khẩu.

+ Các xí nghiệp, doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp được hưởng quy chế ưu đãi riêng.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp - Cánh diều (ảnh 1)

Khu công nghệ cao Hòa Lạc

3. Trung tâm công nghiệp

- Vai trò:

+ Có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, chiếm tỉ trọng đáng kể trong giá trị sản xuất và GDP của vùng và cả nước.

+ Hạt nhân tạo vùng kinh tế, có sức lan toả rộng.

+ Nơi đón đầu công nghệ mới và tạo ra những đột phá trong sản xuất.

- Đặc điểm:

+ Gắn với đô thị, gồm nhiều xí nghiệp, doanh nghiệp, khu công nghiệp tập trung có mối liên hệ chặt chẽ về quy trình công nghệ, hỗ trợ nhau trong sản xuất.

+ Có các xí nghiệp, doanh nghiệp hạt nhân và các xí nghiệp, doanh nghiệp dịch vụ hỗ trợ.

+ Có dân cư sinh sống và có cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng hoàn thiện.

+ Có nguồn lao động dồi dào với trình độ tay nghề cao.

+ Có quy mô khác nhau phụ thuộc vào vai trò, giá trị sản xuất công nghiệp và tính chất chuyên môn hoá.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp - Cánh diều (ảnh 1)

Quang cảnh một góc trung tâm công nghiệp Đà Nẵng

4. Vùng công nghiệp

- Vai trò:

+ Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở cấp cao nhất.

+ Góp phần khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn lực của vùng để đạt hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp của quốc gia.

+ Là cơ sở cho việc hình thành và phát triển vùng kinh tế.

- Đặc điểm:

+ Là vùng lãnh thổ rộng lớn, được quy hoạch, bao gồm các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở cấp thấp hơn, có mối liên hệ mật thiết về sản xuất.

+ Có một vài ngành công nghiệp chủ đạo tạo nên chuyên môn hoá của vùng, trong đó hạt nhân tạo vùng là trung tâm công nghiệp lớn, bên cạnh đó còn có các ngành công nghiệp bổ trợ và phục vụ.

+ Sản xuất mang tính chất hàng hoá.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp - Cánh diều (ảnh 1)

Sơ đồ tổ chức vùng công nghiệp

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 26: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ

Bài 27: Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

Bài 28: Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch

Bài 29: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Bài 30: Phát triển bền vững và tăng trưởng nhanh

1 4,382 07/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: