Giải Địa 10 Bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới ( Cánh diều )

Với giải bài tập Địa 10 Bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa Lí 10 Bài 15.

1 3,639 07/10/2024
Tải về


Giải bài tập Địa Lí 10 Bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới

Video giải Địa Lí 10 Bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới

Mở đầu trang 54 Địa Lí 10: Các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí trên Trái Đất đều chịu tác động của những quy luật địa lí chung, bắt nguồn từ sự thay đổi góc chiếu sáng của Mặt Trời và tác động của các lực phát sinh trong lòng Trái Đất. Đó là những quy luật nào? Biểu hiện ra sao? Việc hiểu rõ bản chất của những quy luật đó giúp ích gì cho con người trong đời sống và hoạt động kinh tế?

Trả lời:

* Đó là những quy luật địa đới và phi địa đới

* Quy luật địa đới

- Biểu hiện

+ Sự phân bố các vòng đai nhiệt đới trên Trái Đất

+ Các đai khí áp, các đới gió và lượng mưa trên Trái Đất

+ Các đới khí hậu

+ Các nhóm đất và kiểu thực vật chính

- Ý Nghĩa: Hiểu biết sự phân bố các hiện tượng sự vật tự nhiên trên trái đất có tính quy luật từ xích đạo về cực giúp con người định hướng và có hoạt động thực tiễn với môi trường.

* Quy luật phi địa đới:

- Biểu hiện:

+ Theo kinh độ (quy luật địa ô): là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ

+ Theo đai cao (quy luật đai cao) : là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo độ cao địa hình

- Ý nghĩa: Hiểu biết được sự phân hóa tự nhiên theo kinh độ và đai cao cho phép xác định được các định hướng chung và biện pháp cụ thể để ứng xử với tự nhiên một cách hợp lí trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống hằng ngày.

Quy luật địa đời

Câu hỏi trang 55 Địa Lí 10: Đọc thông tin và kiến thức đã học, hãy trình bày khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật địa đới. Lấy ví dụ minh hoạ.

Trả lời:

- Khái Niệm: Quy luật địa đới là quy luật về sự thay đổi của các thành phần của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ xích đạo về hai cực).

- Biểu hiện:

+ Sự phân bố các vòng đai nhiệt đới trên Trái Đất

+ Các đai khí áp, các đới gió và lượng mưa trên Trái Đất

+ Các đới khí hậu

+ Các nhóm đất và kiểu thực vật chính

- Ý Nghĩa: hiểu biết sự phân bố các hiện tượng sự vật tự nhiên trên trái đất có tính quy luật từ xích đạo về cực giúp con người định hướng và có hoạt động thực tiễn với môi trường.

- Ví dụ: do ảnh hưởng của quy luật địa đới nên trên trái đất hình thành 7 vòng vành đai nhiệt.

Quy luật phi địa đới

Câu hỏi trang 56 Địa Lí 10: Đọc thông tin, hãy trình bày khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật phi địa đới. Lấy ví dụ minh hoạ.

Trả lời:

- Khái niệm: Quy luật phi địa đới là quy luật về sự phân bố của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ và theo độ cao.

- Biểu hiện:

+ Theo kinh độ (quy luật địa ô): là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ

+ Theo đai cao (quy luật đai cao): là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo độ cao địa hình

- Ý nghĩa: Hiểu biết được sự phân hóa tự nhiên theo kinh độ và đai cao cho phép xác định được các định hướng chung và biện pháp cụ thể để ứng xử với tự nhiên một cách hợp lí trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống hằng ngày.

- Ví dụ: Ở Việt Nam, quy luật đai cao biểu hiện rõ rệt nhất ở khu vực vùng núi Tây Bắc. Bởi đây là vùng núi cao và đồ sộ nhất cả nước, tiêu biểu có dãy Hoàng Liên Sơn cao 3.143 m, khu vực duy nhất của nước ta có đầy đủ 3 đai cao: nhiệt đới gió mùa chân núi, cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi.

Luyện tập & Vận dụng (trang 56)

Luyện tập 1 trang 56 Địa Lí 10: Hoàn thành bảng theo mẫu sau để phân biệt được quy luật địa đới và quy luật phi địa đới.

Quy luật

Tiêu chí

Quy luật địa đới

Quy luật phi địa đới

Khái niệm

Biểu hiện

Ý nghĩa

thực tiễn

Trả lời:

Quy luật

Tiêu chí

Quy luật địa đới

Quy luật phi địa đới

Khái niệm

- Quy luật địa đới là quy luật về sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ xích đạo về hai cực).

- Quy luật phi địa đới là quy luật về sự phân bố của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ và theo độ cao.

Biểu hiện

- Sự phân bố các vòng đai nhiệt đới trên Trái Đất

- Các đai khí áp, các đới gió và lượng mưa trên Trái Đất

- Các đới khí hậu

- Các nhóm đất và kiểu thực vật chính

- Theo kinh độ (quy luật địa ô): là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ

- Theo đai cao (quy luật đai cao) : là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo độ cao địa hình.

Ý nghĩa

thực tiễn

- Hiểu biết sự phân bố các hiện tượng sự vật tự nhiên trên trái đất có tính quy luật từ xích đạo về cực giúp con người định hướng và có hoạt động thực tiễn với môi trường.

- Hiểu biết được sự phân hóa tự nhiên theo kinh độ và đai cao cho phép xác định được các định hướng chung và biện pháp cụ thể để ứng xử với tự nhiên một cách hợp lí trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống hằng ngày.

Luyện tập 2 trang 56 Địa Lí 10: Chọn một thành phần tự nhiên (khí hậu hoặc sinh vật) để trình bày sự thay đổi theo quy luật đai cao.

Trả lời:

- Sinh vật: Sinh vật phân bố và thay đổi theo đai cao nguyên nhân là do nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo độ cao dẫn đến sự thay đổi sinh vật theo độ cao đặc biệt là thực vật..

- Ví dụ: Sườn Tây dãy Cap-cat lừ chân núi lên đỉnh vành đai thực vật có những thay đổi nhất định như sau:

+ Từ 0-500m xuất hiện rừng lá rộng cận nhiệt và đất đỏ cận nhiệt

+ Từ 500-1200m xuất hiện rừng hỗn hợp và đất nâu

+ Từ 1200m-1600m xuất hiện rừng lá kim và đất pốt dôn núi

+ Từ 1600m-2000m xuất hiện đồng cỏ núi cao và đất đồng cỏ núi

+ Từ 2000-2800m xuất hiện địa y và cây bụi và đất sơ đẳng xen lẫn đá

+ Từ 2800m trở lên có băng tuyết

Vận dụng 3 trang 56 Địa Lí 10: Hãy lấy một số ví dụ về sự thay đổi nhiệt độ không khí của nước ta biểu hiện quy luật địa đới và quy luật phi địa đới.

Trả lời:

- Ví dụ quy luật địa đới: Việt Nam là nước nhiệt đới ẩm gió mùa nằm trong vành đai nội chị tuyến Bán cầu bắc. Vào mùa hạ từ tháng V đến tháng X do tác động của gió mùa mùa hạ nên khu vực ở đồng bằng nước ta nắng nóng nhiệt độ cao nhưng ở khu vực miền núi lại có nhiệt độ tương đối thấp. Biểu hiện như Hà Nội năm 2020 vào tháng 8 là 31.8 độ nhưng cùng thời điểm Hà Giang chỉ có 29.5 độ điều đó thể hiện rõ tính địa đới và phi địa đới ở nước ta.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới

I. Quy luật địa đới

1. Khái niệm

- Là quy luật về sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ xích đạo về hai cực).

- Do Trái Đất hình cầu nên góc chiếu của tia sáng mặt trời tới bề mặt đất giảm độ lớn từ xích đạo về cực đã kéo theo sự thay đổi của các yếu tố tự nhiên khác.

- Tính địa đới biểu hiện nhiệt rõ nhất ở các vùng đất bằng phẳng, rộng lớn.

2. Biểu hiện của quy luật

- Quy luật địa đới là quy luật phổ biến của vỏ địa lí, được thể hiện qua các yếu tố và thành phần tự nhiên.

- Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất:

+ Vành đai nóng. Ví dụ: giữa hai đường đẳng nhiệt năm + 20 °C của bán cầu Bắc và bán cầu Nam, trong khoảng giữa hai vĩ tuyến 30°B và 30°N.

+ Vành đai ôn hòa. Ví dụ: giữa các đường đẳng nhiệt năm + 20 °C và đường đẳng nhiệt + 10 °C tháng nóng nhất của hai bán cầu.

+ Vành đai lạnh. Ví dụ: giữa các đường đẳng nhiệt + 10 °C và 0 °C của tháng nóng nhất, ở vĩ độ cận cực của hai bán cầu.

+ Băng tuyết vĩnh cửu. Ví dụ: Nhiệt độ quanh năm đều dưới 0°C, bao quanh hai cực.

- Các đai khí áp, các đới gió và lượng mưa trên Trái Đất

+ Khí áp và gió thường xuyên trên Trái Đất cũng được phân bố theo các đai khí áp và các đới gió từ xích đạo về hai cực.

+ Lượng mưa có sự khác nhau giữa vùng xích đạo, chí tuyến, ôn đới và cực.

- Các đới khí hậu

+ Khí hậu được hình thành do tác động của bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyển và bề mặt đệm.

+ Bức xạ mặt trời và hoàn lưu khí quyển là các yếu tố địa đới trên phạm vi rộng lớn nên tạo ra các đới khí hậu.

- Các nhóm đất và các kiểu thực vật chính

+ Sự phân bố của các thảm thực vật trên thế giới phụ thuộc nhiều vào khí hậu.

+ Đất chịu tác động mạnh mẽ của khí hậu và sinh vật.

=> Sự phân bố của đất và thực vật trên lục địa cũng thay đổi từ xích đạo về hai cực.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới - Cánh diều (ảnh 1)

3. Ý nghĩa thực tiễn

- Hiểu biết sự phân bố các sự vật, hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất có tính quy luật từ xích đạo về hai cực giúp con người định hướng và có các hoạt động thực tiễn phù hợp với môi trường sống.

II. Quy luật phi địa đới

1. Khái niệm

- Khái niệm: Là quy luật về sự phân bố của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ và theo độ cao.

- Nguyên nhân

+ Các quá trình nội lực đã tạo ra lục địa, đại dương và địa hình núi cao.

+ Các thành phần tự nhiên ở bờ đông, bờ tây lục địa, ở độ cao núi khác nhau sẽ có những đặc điểm không giống nhau.

2. Biểu hiện của quy luật

- Theo kinh độ (quy luật địa ô)

+ Khái niệm: Là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ.

+ Nguyên nhân: Sự phân bố lục địa và đại dương làm cho khí hậu và kéo theo một số thành phần tự nhiên thay đổi từ đông sang tây. Gần biển có tính chất đại dương rõ rệt, càng vào sâu trung tâm lục địa thì tính chất lục địa càng tăng.

+ Biểu hiện: Thể hiện rõ nhất ở các thảm thực vật phân bố từ tây sang đông.

- Theo đai cao (quy luật đai cao)

+ Khái niệm: Là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo độ cao địa hình.

+ Nguyên nhân: Sự thay đổi nhiệt ẩm theo độ cao ở miền núi.

+ Biểu hiện: Sự phân bố các vành đai thực vật và nhóm đất theo độ cao địa hình.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới - Cánh diều (ảnh 1)

Mô phỏng sự phân bố các vành đai thực vật theo độ cao địa hình

3. Ý nghĩa thực tiễn

- Hiểu biết về sự phân hoá của tự nhiên theo kinh độ và đai cao cho phép xác định được các định hướng chung.

- Có biện pháp cụ thể để ứng xử với tự nhiên một cách hợp lí trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống hằng ngày.

III. Kết luận

- Các quy luật địa đới và phi địa đới diễn ra đồng thời và có tác động lẫn nhau.

- Quy luật nào phát huy mạnh hơn, chi phối thiên nhiên nhiều hơn lại phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số

Bài 17: Phân bố dân cư và đô thị hóa

Bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tế

Bài 19: Cơ cấu nền kinh tế, tổng sản phẩn trong nước và tổng thu nhập quốc gia

Bài 20: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủ sản

1 3,639 07/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: