Giải Địa Lí 10 Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số ( Cánh diều )

Với giải bài tập Địa Lí 10 Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa Lí 10 Bài 16.

1 6,142 07/10/2024
Tải về


Giải Địa Lí lớp 10 Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số

Video giải Địa Lí lớp 10 Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số

Trả lời câu hỏi trang 57 sgk Địa Lí 10 mới: Dân số và gia tăng dân số trên thế giới diễn ra như thế nào? Nhân tố nào đã tác động tới gia tăng dân số? Mỗi loại cơ cấu dân số có đặc điểm gì?

Trả lời:

- Dân số và gia tăng dân số trên thế giới

+ Quy mô dân số đông và tiếp tục tăng

+ Tốc độ gia tăng dân số có sự khác biệt giữa các giai đoạn

+ Quy mô dân số không giống nhau giữa các nhóm nước các châu lục và quốc gia

- Nhân tố nào đã tác động tới gia tăng dân số

+ Nhân tố tự nhiên và sinh học

+ Trình độ phát triển kinh tế tác động đến mức sin h và gia tăng dân số

+ Chính sách dân số

- Mỗi loại cơ cấu dân số có đặc điểm.

+ Cơ cấu sinh học: cơ cấu giới theo giới tính, cơ cấu dân sôt heo độ tuổi,

+ Cơ cấu xã hội: cơ cấu dân số theo lao động, cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa

A/ Câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi trang 58 sgk Địa Lí 10 mới: Đọc thông tin, hãy trình bày đặc điểm dân số thế giới. Lấy ví dụ minh hoạ.

Trả lời:

- Đặc điểm dân số thế giới:

+ Quy mô dân số đông và tiếp tục tăng

+ Tốc độ gia tăng dân số có sự khác biệt giữa các giai đoạn

+ Quy mô dân số không giống nhau giữa các nhóm nước các châu lục và quốc gia

- Ví dụ:

+ Quy mô dân số đông và tiếp tục tăng: tính đến năm 2020 dân số thế giới đạt khoảng 7795 triệu người tăng 5259 triệu người so với 1950

+ Tốc độ gia tăng dân số có sự khác biệt giữa các giai đoạn: dân số thế giới tăng nhanh từ giữa thế kỉ 20 đặc biệt giai đoạn 1965-1970 với tốc độ gia tăng trung bình là 2,1% năm

+ Quy mô dân số không giống nhau giữa các nhóm nước các châu lục và quốc gia: năm 2020 nhóm nước đang phát triển chiếm 84% dân số trong đó châu Á chiếm số dân đông nhất .

Trả lời câu hỏi trang 58 sgk Địa Lí 10 mới: Quan sát hình 16.1, hãy:

- Cho biết thời gian để dân số thế giới tăng từ 1 000 triệu người đến 2000 triệu người, từ 2000 triệu người đến 3000 triệu người và từ 6 000 triệu người đến 7000 triệu người.

- Rút ra nhận xét về tình hình phát triển dân số trên thế giới.

Giải Địa Lí 10 Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Thời gian để dân số thế giới tăng

+ Từ 1000 triệu người đến 2000 triệu người: 123 năm.

+ Từ 2000 triệu người đến 3000 triệu người: 32 năm.

+ Từ 6 000 triệu người đến 7000 triệu người: 12 năm.

- Nhận xét về tình hình phát triển dân số trên thế giới

+ Dân số thế giới ngày càng tăng, năm 2020 là 7795 triệu người.

+ Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người ngày càng rút ngắn.

Trả lời câu hỏi trang 59 sgk Địa Lí 10 mới: Đọc thông tin, hãy:

- Cho biết gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học khác nhau như thế nào.

- Giải thích vì sao dân số thế giới tăng hoàn toàn do gia tăng dân số tự nhiên.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Sự khác nhau giữa gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học:

+ Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tử thô

+ Tỉ suất gia tăng dân số cơ học là hiệu số giữa tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất cư

Yêu cầu số 2: Giải thích dân số thế giới tăng hoàn toàn do gia tăng dân số tự nhiên.

+ Gia tăng dân số tự nhiên chính là nguồn gốc của gia tăng dân số, với sự phát triển của xã hội thì tỉ suất sinh thô ngày càng tăng và tỉ suất tử thô ngày càng giảm điều đó dẫn đến sự gia tăng dân số.

Trả lời câu hỏi trang 59 sgk Địa Lí 10 mới: Đọc thông tin, hãy phân tích một trong các nhân tố tác động đến gia tăng dân số. Lấy ví dụ minh hoạ.

Trả lời:

- Trình độ phát triển kinh tế tác động đến mức sinh và gia tăng dân số, những nước có trình độ phát triển kinh tế cao có mức sinh thấp và gia tăng dân số thấp.

- Ví dụ: Ví dụ như Mĩ, Nhật,…là các nước phát triển yếu tố kinh tế, xã hội đã tác động đến tâm lí người dân vì vậy những nước này có mức sinh rất thấp và gia tăng dân số già cao, còn ngược lại các nước ở châu Phi kinh tế kém phát triển dân số đông…

Trả lời câu hỏi trang 60 sgk Địa Lí 10 mới: Đọc thông tin và quan sát hình 16.2, hãy:

- Cho biết cơ cấu sinh học bao gồm những loại cơ cấu nào. Phân biệt các loại cơ cấu đó.

- So sánh hình dạng ba kiểu tháp dân số.

Giải Địa Lí 10 Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Yêu cầu số 1:

- Cơ cấu sinh học bao gồm: cơ cấu dân số theo giới tính, cơ cấu dân số theo độ tuổi

- Phân biệt:

+ Cơ cấu dân số theo giới tính biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc từng giới so với tổng số dân

+ Cơ cấu giới tính theo độ tuổi là tập hợp những nhóm người được sắp xếp theo độ tuổi nhất định.

Yêu cầu số 2: So sánh hình dạng ba kiểu tháp dân số.

- Kiểu mở rộng: Đáy tháp rộng, đỉnh tháp nhọn, các cạnh thoai thoải, thể hiện tỉ suất sinh cao, trẻ em đông, tuổi thọ trung bình thấp, dân số tăng nhanh

- Kiểu thu hẹp: Tháp có dạng phình to ở giữa, thu hẹp ở hai phía đáy và đỉnh tháp, thể hiện sự chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già, tỉ suất sinh giảm nhanh, nhóm trẻ ít đi, gia tăng dân số có xu hướng giảm dần

- Kiểu ổn định: Tháp có dạng hẹp ở phần đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh, thể hiện tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử thấp ở nhóm trẻ nhưng cao hơn ở nhóm già, tuổi thọ trung bình cao, dân số ổn định cả về quy mô và cơ cấu.

Trả lời câu hỏi trang 61 sgk Địa Lí 10 mới: Đọc thông tin và quan sát hình 16.3, hãy:

- Phân biệt các loại cơ cấu xã hội của dân số.

- So sánh tỉ lệ dân số hoạt động theo khu vực kinh tế của các nước phát triển và các nước đang phát triển.

Giải Địa Lí 10 Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Phân biệt các loại cơ cấu xã hội của dân số.

- Cơ cấu dân số theo lao động

+ Nguồn lao động: Nguồn lao động bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động. Nguồn lao động được chia làm hai nhóm :

+ Nhóm dân số hoạt động kinh tế bao gồm những người có việc làm ổn định có việc làm tạm thời và những người có nhu cầu lao động nhiều: chưa có việc làm.

+ Nhóm dân số không hoạt động kinh tế bao gồm học sinh, sinh viên, những người nội trợ và những người thuộc tình trạng khác không tham gia lao động.

- Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế: Hiện nay trên thế giới đang phổ biến cách phân chia các hoạt động kinh tế lảm ba khu vực:

+ khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp)

+ Khu vực II (công nghiệp xây dựng)

+ Khu vực III (dịch vụ).

- Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa

+ Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư đồng thời cũng là một tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống của một quốc gia.

+ Để xác định cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa người ta thường dựa vào số liệu thống kê tỉ lệ người biết chữ (từ 15 tuổi trở lên) và số năm đi học của những người từ 25 tuổi trở lên.

Yêu cầu số 2: So sánh tỉ lệ dân số hoạt động theo khu vực kinh tế của các nước phát triển và các nước đang phát triển.

- Các nước đang phát triển dân số hoạt động kinh tế ở khu vực I và khu vực II vẫn còn nhiều so với nước phát triển.

- Ở các nước đang phát triển, tỉ lệ dân số hoạt động trong khu vực III thấp hơn so với các nước phát triển.

B/ Câu hỏi cuối bài

Câu 1 trang 61 sgk Địa Lí 10 mới: Hãy vẽ sơ đồ thể hiện các loại cơ cấu dân số.

Trả lời:

Giải Địa Lí 10 Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số - Cánh diều (ảnh 1)

Câu 2 trang 61 sgk Địa Lí 10 mới: Hãy tìm hiểu về cơ cấu dân số hoạt động theo khu vực kinh tế của nước ta.

Trả lời:

CƠ CẤU DÂN SỐ HOẠT ĐỘNG THEO KHU VỰC KINH TẾ Ở NƯỚC TA,

GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 (Đơn vị: %)

Năm

2010

2015

2018

2020

Nông - lâm - ngư nghiệp

48,6

43,6

37,6

33,1

Công nghiệp - xây dựng

21,7

23,1

27,2

30,8

Dịch vụ

29,7

33,3

35,2

36,1

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)

Nhận xét:

- Tỉ trọng dân số hoạt động kinh tế trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp ngày càng giảm.

- Tỉ trọng dân số hoạt động kinh tế trong ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng, đặc biệt trong ngành dịch vụ tăng nhanh.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số

I. Đặc điểm và tình hình phát triển dân số trên thế giới

1. Đặc điểm dân số

- Quy mô dân số đông và vẫn tiếp tục tăng (khoảng 7.795 triệu người - 2020).

- Tốc độ gia tăng dân số có sự khác nhau giữa các giai đoạn:

+ Dân số thế giới tăng nhanh từ giữa thế kỉ XX, đặc biệt là giai đoạn 1965 - 1970 với tốc đôh gia tăng trung bình là 2.1%/ năm.

+ Giia đoạn 2015 - 2020, tốc độ gia tăng dân số chỉ tăng trung bình 1.1%/ năm.

- Quy mô dân số không giống nhau giữa các nhóm nước, các châu lục và các quốc gia.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số - Cánh diều (ảnh 1)

2. Tình hình phát triển dân số trên thế giới

- Dân số thế giới ngày càng tăng, năm 2020 dân số thế giới là 7795 triệu người.

- Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người ngày càng rút ngắn.

II. Gia tăng dân số

1. Gia tăng dân số tự nhiên

- Gia tăng dân số tự nhiên biểu hiện sự thay đổi dân số do chênh lệch giữa số sinh và số chết.

- Đặc điểm

+ Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.

+ Tỉ suất sinh thô là tương quan giữa số trẻ em sinh ra trong năm còn sống so với dân số trung bình ở cùng thời điểm.

+ Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số - Cánh diều (ảnh 1)

- Hiện nay, tỉ số sinh thô giảm nên gia tăng dân số tự nhiên cũng giảm. Năm 2020, tỉ suất sinh thô của thế giới là 18%, tỉ suất tử thô là 7%. Do đó, gia tăng dân số tự nhiên của thế giới là 1.1%.

2. Gia tăng dân số cơ học

- Biểu hiện: Sự biến động dân số do chênh lệch giữa số đến và số đi.

- Đặc điểm

+ Tỉ suất gia tăng dân số cơ học là hiệu số giữa tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất cư.

+ Tỉ suất nhập cư là tương quan giữa số người nhập cư đến một vùng lãnh thổ trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm.

+ Tỉ suất xuất cư là tương quan giữa số người xuất cư đến một vùng lãnh thổ trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm.

+ Gia tăng dân số cơ học thay đổi theo thời gian và khác nhau giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ.

* Gia tăng dân số thực tế

- Biểu hiện: Sự gia tăng dân số của một lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năn).

- Đặc điểm

+ Được thể hiện bằng tổng của gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học, đơn vị tính là %.

+ Trên quy mô toàn thế giới, gia tăng dân số thực tế chính là gia tăng dân số tự nhiên.

+ Ở các châu lục và quốc gia, gia tăng dân số thực tế phụ thuộc vào cả gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học.

III. Các nhân tố tác động đến gia tăng dân số

- Nhân tố tự nhiên sinh học tác động tới mức sinh và mức tử.

+ Những nước có cơ cấu dân số trẻ có mức sinh và tỉ lệ trẻ em cao.

+ Những nước có cơ cấu dân số già có mức tử và tỉ lệ người già cao.

- Trình độ phát triển kinh tế tác động tới mức sinh và gia tăng dân số. Những nước có trình độ phát triển kinh tế cao có mức sinh thấp và gia tăng dân số thấp.

- Chính sách dân số tác động tới gia tăng dân số ở mỗi nước trong những thời kì nhất định.

+ Các nước đang phát triển thường áp dụng chính sách giảm mức sinh.

+ Các nước phát triển lại áp dụng chính sách tăng mức sinh.

- Các nhân tố khác: Điều kiện tự nhiên, môi trường sống, phong tục tập quán, y tế, giáo dục,... cũng tác động đến gia tăng dân số.

IV. Cơ cấu dân số

- Phản ánh những đặc trưng về cấu trúc của dân số

- Được chia thành hai nhóm chính là cơ cấu sinh học (hay cơ cấu tự nhiên) và cơ cấu xã hội.

1. Cơ cấu sinh học

a. Cơ cấu dân số theo giới tính

- Biểu thị: Tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc giữa từng giới so với tổng số dân.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số - Cánh diều (ảnh 1)

Cơ cấu dân số theo giới tính (minh họa)

- Đặc điểm

+ Cơ cấu dân số theo giới tính có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và tổ chức đời sống xã hội của mỗi quốc gia.

+ Cơ cấu dân số theo giới tính biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước, từng khu vực.

b. Cơ cấu dân số theo tuổi

- Biểu thị: Là tập hợp những nhóm người được sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số - Cánh diều (ảnh 1)

- Phân loại:

+ Căn cứ vào khoảng cách tuổi, người ta chia cơ cấu là dân số theo tuổi thành hai loại: Cơ cấu dân số theo tuổi có khoảng cách đều nhau; Cơ cấu dân số theo tuổi có khoảng cách không đều nhau.

+ Căn cứ vào tỉ trọng dân số ở ba nhóm tuổi, có thể xác định được cơ cấu dân số của một quốc gia là cơ cấu dân số trẻ, cơ cấu dân số già hay cơ cấu dân số vàng.

- Đặc điểm:

+ Cơ cấu dân số theo tuổi có ảnh hưởng đến khả năng tham gia lao động, hiệu quả sản xuất, tăng trưởng kinh tế, phát triển giáo dục, y tế,... của mỗi quốc gia.

+ Cơ cấu dân số theo tuổi không giống nhau giữa các nước, châu lục và thay đổi theo thời gian.

+ Tháp dân số thường được sử dụng trong nghiên cứu dân số. Tháp dân số thể hiện dân số theo từng độ tuổi, giới tính, tình hình sinh, tử. Có ba kiểu tháp dân số cơ bản.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số - Cánh diều (ảnh 1)

2. Cơ cấu xã hội

- Gồm có các loại như:

+ Cơ cấu dân số theo lao động

+ Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá

+ Cơ cấu dân số theo dân tộc

+ Cơ cấu dân số theo tôn giáo,...

a. Cơ cấu dân số theo lao động

- Biểu thị: Là tương quan tỉ lệ giữa các bộ phận lao động trong tổng số lao động xã hội.

- Đặc điểm

+ Cơ cấu dân số theo lao động cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.

+ Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân => Đây là một nguồn lực quan trọng đối với phát triển kinh tế.

+ Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế là sự phân chia hoạt động kinh tế của dân số theo ba khu vực (khu vực I, II, III)) => Đây là một trong những tiêu chí quan trọng phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số - Cánh diều (ảnh 1)

b. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá

- Biểu thị: Thường được xác định dựa vào tỉ lệ biết chữ (tỉ lệ phần trăm những người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết) và số năm đi học trung bình (tổng số năm đã đi học của dân số từ 25 tuổi trở lên).

- Đặc điểm:

+ Một trong những thước đo quan trọng phản ánh trình độ dân trí, trình độ học vấn, chất lượng dân số ở mỗi quốc gia.

+ Trình độ văn hoá của dân cư đã được cải thiện đáng kể.

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 17: Phân bố dân cư và đô thị hóa

Bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tế

Bài 19: Cơ cấu nền kinh tế, tổng sản phẩn trong nước và tổng thu nhập quốc gia

Bài 20: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủ sản

Bài 21: Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

1 6,142 07/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: