Giải Địa 10 Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất ( Cánh diều )

Với giải bài tập Địa 10 Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa Lí 10 Bài 4.

1 7,986 07/10/2024
Tải về


Giải bài tập Địa Lí 10 Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất

Video giải Địa Lí 10 Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất

Nằm trong hệ Mặt Trời, Trái Đất có hai chuyển động chính là chuyển động tự quay quanh trục và chuyển động quay quanh Mặt Trời.

Mở đầu trang 14 Địa Lí 10: Hai chuyển động này diễn ra đồng thời và sinh ra những hệ quả. Vậy đó là những hệ quả nào?

Trả lời:

- Hệ quả

+ Sự luân phiên ngày đêm

+ Giờ trên trái đất

+ Các màu trong năm

+ Ngày đêm dài ngắn theo màu theo vĩ độ

Hệ quả chuyển động tự quay quanh trụ của Trái Đất

Câu hỏi trang 14 Địa Lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 4.1, hãy:

- Cho biết tại sao trên Trái Đất trong cùng một thời điểm, nhiều nơi là ban ngày, trong khi nhiều nơi khác lại là ban đêm.

- Trình bày sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất.

Giải Địa 10 Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Trái Đất trong cùng một thời điểm, nhiều nơi là ban ngày, trong khi nhiều nơi khác lại là ban đêm: Trái đất hình dạng khối cầu và vận động tự quay trục của Trái Đất, nên mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt ở trước Mặt Trời rồi lại khuất sau Mặt Trời, gây nên hiện tượng luân phiên ngày đêm.

Yêu cầu số 2: Sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất:

+ Nguyên nhân: Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông.

+ Hệ quả: Mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối.

=> Sinh ra hiện tượng luân phiên ngày và đêm trên trái đất.

Câu hỏi trang 15 Địa Lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 4.2, hãy cho biết:

- Khi ở Luân-đôn là 23 giờ ngày 31-12-2020 thì ở Hà Nội là mấy giờ và ngày nào?

- Đường chuyển ngày quốc tế đi qua khu vực giờ số mấy. Tại sao khi đi qua đường chuyển ngày thì phải tăng hoặc giảm một ngày

Giải Địa 10 Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Khi ở Luân-đôn là 23 giờ ngày 31-12-2020 thì ở Hà Nội là mấy giờ và ngày nào?

- Ta có công thức: Tm=T0+m

Trong đó

Tm: giờ múi M

To: giờ GMT

m: số thứ tự múi giờ

Do Hà Nội ở múi giờ số 7 áp dụng công thức trên ta có:

=> Tm=To+m = 23+7

=> Khi ở Luân-đôn là 23 giờ ngày 31-12-2020 thì ở Hà Nội là 6 giờ ngày 1-1-2021.

- Đường chuyển ngày quốc tế đi qua khu vực giờ số mấy. Tại sao khi đi qua đường chuyển ngày thì phải tăng hoặc giảm một ngày?

+ Đường chuyển ngày quốc tế đi qua khu vực giờ số 12

+ Khi qua đường chuyển ngày thì phải tăng hoặc giảm một ngày nguyên nhân là do: Trái Đất hình cầu khu vực giờ số 0 đối diện với khu vực giờ số 12 và ở đây sẽ có 2 ngày lịch khác nhau vì vậy kinh tuyến đi qua khu vực giờ số 12 sẽ được lấy làm đường chuyển ngày quốc tế vì vậy nếu đi từ tây sang đông qua kinh tuyến 180 độ sẽ lùi 1 ngày lịch và ngược lại.

Hệ quả chuyển động quanh mặt trời của Trái Đất

Câu hỏi trang 16 Địa Lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 4.3, hãy cho biết:

- Nguyên nhân nào sinh ra các mùa.

- Thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa ở bán cầu Bắc theo dương lịch.

Giải Địa 10 Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Nguyên nhân nào sinh ra các mùa.

+ Do trục trái đất nghiêng và không đổi hương khi chuyển động trên quỹ đạo nên khi chuyển động bán cầu bắc và bán cầu nam lần lượt ngả về phía mặt trời. Từ đó thời gian chiếu sáng và lượng thu nhận bức xạ mặt trời ở mỗi bán cầu đều có sự thay đổi luân phiên trong năm gây nên những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu trong từng thời kì của năm, tạo nên các mùa.

Yêu cầu số 2: Thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa ở bán cầu Bắc theo dương lịch.

- Thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa ở bán cầu Bắc theo dương lịch lần lượt là: xuân phân (21-3), hạ chí (22-6), thu phân (23-9) và đông chí (22-12) là bốn ngày khời đầu của bốn mùa.

- Ở bán cầu Nam, bốn mùa diễn ra ngược với bán cầu Bắc.

Câu hỏi trang 17 Địa Lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 4.4, hãy:

- Lập bảng về độ dài ngày đêm trong ngày 22-6 và ngày 22-12 tại các vĩ độ khác nhau.

- Nhận xét về sự chênh lệch độ dài ngày đêm theo vĩ độ và giải thích.

Giải Địa 10 Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Lập bảng về độ dài ngày đêm trong ngày 22-6 và ngày 22-12 tại các vĩ độ khác nhau.

Bảng độ ngày đêm trong ngày 22-6 và ngày 22-12 tại các vĩ độ khác nhau:

- Bảng độ dài ngày đêm trong ngày 22-6 và ngày 22-12 tại các vĩ độ khác nhau

Vĩ độ

Ngày 22-6

Ngày 22-12

Bán cầu Bắc

Bán cầu Nam

Bán cầu Bắc

Bán cầu Nam

00

12h

12h

23027’

13h30p

10h30p

10h30p

13h30p

440

15h

9h

9h

15h

66033’

24h toàn ngày

24h toàn đêm

24h toàn đêm

24h toàn ngày

Yêu cầu số 2: Nhận xét về sự chênh lệch độ dài ngày đêm theo vĩ độ và giải thích.

- Ngày 22-6: Ở bán cầu Bắc càng xa xích đạo ngày càng dài ra và đêm càng ngắn lại; Còn ở bán cầu Nam thì ngược lại ngày càng ngày càng ngắn và đêm càng dài.

- Ngày 22-12: Ở bán cầu Bắc càng xa xích đạo ngày càng ngắn, đêm càng dài ra; Còn ở bán cầu Nam thì ngày càng dài, đêm ngắn lại.

- Giải thích: Do trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời nên càng xa xích đạo lượng nhiệt, ánh sáng nhận được ở các vĩ độ càng giảm. Vì vậy, có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ. Độ dài ngày đêm chênh lệch nhau càng nhiều khi đi từ xích đạo về phía hai cực.

Luyện tập & Vận dụng (trang 17)

Luện tập 1 trang 17 Địa Lí 10: Phân biệt giờ địa phương và giờ khu vực.

Trả lời:

- Giờ địa phương:

+ Ở cùng một thời điểm, mỗi địa phương có một giờ riêng.

+ Giờ địa phương được thống nhất ở tất cả các địa điểm nằm trên cùng một kinh tuyến. Nó được xác định căn cứ vào vị trí của Mặt Trời trên bầu trời nên còn gọi là giờ Mặt Trời.

- Giờ khu vực:

+ Để tiện cho việc tính giờ và giao lưu quốc tế, người ta quy định giờ thống nhất cho từng khu vực trên Trái Đất (quy ước 24 khu vực theo kinh tuyến gọi là 24 múi giờ, giờ chính thức là giờ địa phương của kinh tuyến đi qua chính giữa khu vực)

+ Các múi giờ đánh số từ 0 đến 24. Khu vực đánh số 0 gọi là khu vực giờ gốc (có đường kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Grinuych ở Anh).

Luyện tập 2 trang 17 Địa Lí 10: Hãy cho biết thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa ở bán cầu Nam theo dương lịch.

Trả lời:

Thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa ở bán cầu Nam theo dương lịch là

- Mùa xuân: từ 23/9 (thu phân) đến 22/12 (đông chí)

- Mùa hạ: từ 22/12 (đông chí) đến 21/3 (xuân phân).

- Mùa thu: từ 21/3 (xuân phân) đến 22/6 (hạ chí).

- Mùa đông: từ 22/6 (hạ chí) đến 23/9 (thu phân).

Vận dụng 3 trang 17 Địa Lí 10: Vào ngày 22-12, ở nước ta độ dài ngày đêm sẽ như thế nào?

Trả lời:

- Ngày 22-12, ở Việt Nam sẽ có độ dài ngày là 10 giờ 30 phút và độ dài đêm sẽ là 13 giờ 30 phút.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất

I. Hệ quả chuyển động tự quay quanh vũ trụ của Trái Đất

Sự luân phiên ngày đêm

- Nguyên nhân: do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục nên ở mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều có sự luân phiên ngày và đêm.

- Đặc điểm

+ Chiều tự quay: từ Tây sang Đông.

+ Độ nghiêng của trục so với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc 66033’.

+ Chu kì tự quay hết một vòng là 24 giờ (1 ngày đêm).

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất - Cánh diều (ảnh 1)

Chuyển động tự quay quanh trục và hiện tượng ngày đêm luân phiên trên Trái Đất

II. Giờ trên Trái Đất

- Giờ địa phương:

+ Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục nên các địa điểm trên cùng một kinh tuyến có một giờ riêng, gọi là giờ địa phương.

+ Các địa điểm nằm trên kinh tuyến khác nhau có giờ địa phương khác nhau.

- Giờ khu vực:

+ Để thuận lợi cho sinh hoạt hằng ngày của mỗi quốc gia, người ta phải quy định một giờ thống nhất cho từng khu vực (múi giờ).

+ Trên bề mặt Trái Đất có 24 khu vực giờ. Giờ của kinh tuyến đi qua giữa khu vực được lấy làm giờ chung cho cả khu vực đó.

- Giờ quốc tế: Khu vực giờ có kinh tuyến gốc đi qua được lấy làm giờ quốc tế (còn gọi là giờ GMT và đánh số 0).

- Kinh tuyến 180° đi qua giữa khu vực giờ số 12 được lấy làm đường chuyển ngày quốc tế.

+ Nếu đi từ Tây sang Đông, qua kinh tuyến 180° sẽ lùi lại một ngày lịch.

+ Nếu đi từ Đông sang Tây, qua kinh tuyến 180° sẽ tăng thêm một ngày lịch.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất - Cánh diều (ảnh 1)

III. Hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất

1. Các mùa trong năm

- Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục của Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương nên có lúc bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có lúc bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời.

- Nguyên nhân: Do thời gian chiếu sáng và lượng nhiệt thu nhận được ở mỗi bán cầu có sự thay đổi trong năm nên đã sinh ra các mùa.

- Đặc điểm về mùa:

+ Mỗi mùa trong năm có sự khác nhau về thời tiết, khí hậu và độ dài ngày đêm.

+ Thời gian bắt đầu và kết thúc mỗi mùa cũng có sự khác nhau theo cách tính lịch dương hoặc lịch âm.

+ Ở vùng ôn đới, một năm có bốn mùa khá rõ rệt; ở vùng nhiệt đới, mùa xuân và mùa thu thường ngắn, không rõ rệt.

+ Mùa ở hai bán cầu luôn trái ngược nhau.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất - Cánh diều (ảnh 1)

Sơ đồ chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa

tính theo dương lịch ở bán cầu Bắc

2. Ngày đêm dài, ngắn theo vĩ độ

- Nguyên nhân: Do trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời nên có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.

- Đặc điểm: Độ dài ngày đêm chênh lệch nhau càng nhiều khi đi từ xích đạo về phía hai cực.Lý thuyết Địa lí 10 Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất - Cánh diều (ảnh 1)

Độ dài ngày đêm ở các vĩ độ vào ngày 22-6 và ngày 22-12

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Bài 6: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Bài 7: Khí quyển. Nhiệt độ không khí

Bài 8: Khí áp, gió và mưa

Bài 9: Thực hành: Đọc bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất. Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu

1 7,986 07/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: