Giải Địa 10 Bài 14: Vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh ( Cánh diều )

Với giải bài tập Địa 10 Bài 14: Vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa Lí 10 Bài 14.

1 2,840 07/10/2024
Tải về


Giải bài tập Địa Lí 10 Bài 14: Vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh

Video giải Địa Lí 10 Bài 14: Vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh

Mở đầu trang 51 Địa Lí 10: Sự phối hợp của các thành phần đã tạo nên quy luật mang tính thống nhất và hoàn chỉnh. Vậy quy luật đó được hiểu như thế nào? Nguyên nhân và biểu hiện của quy luật đó là gì? Con người đã vận dụng quy luật đó như thế nào trong hoạt động sản xuất và đời sống?

Trả lời:

- Khái niệm: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí.

- Nguyên nhân:

+ Các thành phần tự nhiên luôn có sự gắn bó qua lại và mật thiết với nhau

+ Mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí đều chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp của nội lực và ngoại lực

- Biểu hiện:

+ Trong tự nhiên, bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại, phụ thuộc nhau. Nếu một thành phần thay đổi sỗ dẫn tới sự thay đổi cùa các thành phần còn lại.

+ Ví dụ: khi khí hậu biến đổi từ khô hạn sang ẩm ướt kéo theo một loạt các biến đổi cùa các thành phần tự nhiên khác: chế độ dòng chảy thay đổi; quá trình xói mòn đất tăng cường; làm thực vật phát triển mạnh; quã trình phá hủy đá và hình thành đất nhanh hơn…

- Con người đã tìm hiểu rõ nguồn gốc, biểu hiện, nguyên nhân của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh để khai thác và sử dụng thiên nhiên hiệu quả.

Vỏ địa lí

Câu hỏi trang 52 Địa Lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 14.1, hãy phân biệt vỏ địa lí với vỏ Trái Đất.

Giải Địa 10 Bài 14: Vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Tiêu chí

Vỏ địa lí

Vỏ trái đất

Chiều dày

- Ở lục địa: khoảng 25km

- Ở đại dương khoảng 35km

-Từ 20 đến 70km

-Từ 5 đến 10km

Vị trí giới hạn

- Gồm thủy quyển, sinh quyển,tầng đối lưu và phần dưới lớp ozôn , thổ nhưỡng quyển và lớp vỏ phong hóa.

- Tầng trên của thạch quyển

Cấu tạo

- Vật chất : rắn, lỏng, khí

- Vật chất rắn

Cấu trúc

- Phức tạp do tác động qua lại của các quyển

- Ít phức tạp vì chủ yếu là đá

Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí

Câu hỏi trang 53 Địa Lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 14.2, hình 14.3, hãy trình bày khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh.

Trả lời:

- Khái niệm: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí.

- Biểu hiện:

+ Trong tự nhiên, bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại, phụ thuộc nhau. Nếu một thành phần thay đổi sỗ dẫn tới sự thay đổi cùa các thành phần còn lại.

+ Ví dụ: khi khí hậu biến đổi từ khô hạn sang ẩm ướt kéo theo một loạt các biến đổi cùa các thành phần tự nhiên khác: chế độ dòng chảy thay đổi; quá trình xói mòn đất tăng cường; làm thực vật phát triển mạnh; quã trình phá hủy đá và hình thành đất nhanh hơn…

- Ý nghĩa: Quy luật này giúp chúng ta nhận thức sâu sắc sự cần thiết phải nghiên cứu kĩ càng và toàn diện điều kiện địa lí cùa bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng.

Luyện tập & Vận dụng (trang 53)

Luyện tập 2 trang 53 Địa Lí 10: Hãy cho biết khi khí hậu thay đổi thì các đối tượng tự nhiên khác sẽ thay đổi như thế nào.

Trả lời:

- Theo quy luật thống nhất và hoàn chỉnh thì mỗi thành phần trong tự nhiên đều có mối quan hệ quy định lẫn nhau, một thành phần bị thay đổi sẽ phá vỡ quy luật này vì vậy nếu khí hậu thay đổi thì đất, nước, địa hình, sinh vật cũng bị thay đổi.

- Ví dụ:

+ Sự biến đổi khí hậu toàn cầu bắt đầu từ sự thay đổi của một số yếu tố khí quyển. Do lượng khí cacbonnic tăng lên quá mức nên làm cho nhiệt độ khônhg khí trên Trái Đất tăng lên.

+ Từ đó băng ở hai cực sẽ tan, nước biển dâng cao, nhiều vùng đất thấp ven biển bị ngập; xuất hiện các hiện tượng cực đoan như bão, lũ lụt, hạn hán, rét đậm…với tần suất nhiều hơn và dày hơn

Vận dụng 2 trang 53 Địa Lí 10: Lấy một số ví dụ thực tế ở địa phương em (hoặc nơi khác em biết) biểu hiện tác động của con người (ví dụ: xây thuỷ điện nhỏ, đào kênh, phá núi lấy vật liệu xây dựng, bón phân hoá học và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở ruộng lúa nước,...) đến sự thay đổi của tự nhiên.

Trả lời:

- Ví dụ: ở quê em hiện nay đang xây dựng thủy điện Nậm Pông và trong quá trình thi công nhà đầu tư phải phá rừng và đào núi…, điều này đã làm cho mất cân bằng sinh thái ở khu vực Nậm Pông thực vật bị chặt phá làm mất chỗ cư trú của động vật và mất lớp phủ thực vật gây nên hiện tượng xói mòn đất ….

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 14: Vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh

I. Vỏ địa lí

- Khái niệm: Là vỏ của Trái Đất, ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau của các vỏ bộ phận (thạch quyển, khí quyển, thuỷ quyển và sinh quyển).

- Giới hạn:

+ Giới hạn trên: tiếp giáp lớp ô-zôn.

+ Giới hạn dưới: kéo đến đáy vực thẳm của đại dương và đến hết lớp vỏ phong hoá ở lục địa, độ dày của vỏ địa lí khoảng 30 - 35 km.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 14: Vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh - Cánh diều (ảnh 1)

Hình 14.1. Vỏ địa lí của Trái Đất

- Đặc điểm:

+ Vỏ địa lí hình thành và phát triển theo những quy luật địa lí chung.

+ Một số quy luật chính là: quy luật thống nhất và hoàn chỉnh, quy luật địa đới, quy luật phi địa đới.

II. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí

1. Khái niệm

- Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí.

- Mỗi thành phần và lãnh thổ địa lí đều chịu tác động đồng thời trực tiếp hoặc gián tiếp của nguồn năng lượng bức xạ mặt trời và các nguồn năng lượng bên trong Trái Đất. Tuy chúng có quá trình phát sinh và phát triển riêng nhưng luôn luôn chịu ảnh hưởng và tác động lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau tạo nên một thể thống nhất và hoàn chỉnh.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 14: Vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh - Cánh diều (ảnh 1)

Sơ đồ mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên trong vỏ địa lí

2. Biểu hiện của quy luật

- Biểu hiện:

+ Chỉ một thành phần hoặc yếu tố thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi của các thành phần và yếu tố còn lại.

+ Thiên nhiên sẽ hình thành nên một trạng thái thống nhất mới, khác với ban đầu.

- Ví dụ:

+ Sự biến đổi của khí hậu toàn cầu bắt đầu từ sự thay đổi của một yếu tố khí quyển.

+ Phá rừng bừa bãi ở nhiều nơi trên Trái Đất đã làm thay đổi nhiều thành phần tự nhiên.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 14: Vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh - Cánh diều (ảnh 1)

Sơ đồ các hậu quả của việc phá rừng bừa bãi

III. Ý nghĩa thực tiễn

- Khi tác động vào tự nhiên, con người có thể dự báo được các thay đổi của thành phần tự nhiên và cảnh quan theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực đối với mình.

- Có biện pháp hợp lí để sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới

Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số

Bài 17: Phân bố dân cư và đô thị hóa

Bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tế

Bài 19: Cơ cấu nền kinh tế, tổng sản phẩn trong nước và tổng thu nhập quốc gia

1 2,840 07/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: