Giải Địa 10 Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất ( Cánh diều )

Với giải bài tập Địa 10 Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa Lí 10 Bài 5.

1 8,883 07/10/2024
Tải về


Giải bài tập Địa Lí 10 Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Video giải Địa Lí 10 Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Mở đầu trang 18 Địa Lí 10: Thạch quyển là gì và nằm ở đâu trong cấu tạo của Trái Đất? Thạch quyển và vỏ Trái Đất khác nhau như thế nào? Nội lực được sinh ra từ đâu và có tác động như thế nào đối với địa hình?

Trả lời:

* Thạch quyển là gì và nằm ở đâu trong cấu tạo của Trái Đất?

+ Thạch quyển là phần trên cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên của lớp manti.

+ Thạch quyển nằm ở phần vỏ của trái đất và một phần lớp manti trên

* Thạch quyển và vỏ Trái Đất khác nhau như thế nào?

- Thạch quyển:

+ Độ dày: Dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa).

+ Thành phần: Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích, granit, badan).

- Vỏ Trái Đất:

+ Độ dày: Khoảng 100 km.

+ Thành phần: Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích, granit, badan) và 1 phần lớp man-ti trên.

* Nội lực được sinh ra từ đâu và có tác động như thế nào đối với địa hình?

+ Nội lực là những lực sinh ra bên trong Trái Đất.

+ Nội lực tạo ra các vận động kiến tạo làm thay đổi bề mặt địa hình trái đất

Thạch quyển

Câu hỏi trang 19 Địa Lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 5.1, hãy trình bày khái niệm thạch quyển và phân biệt thạch quyển với vỏ Trái Đất.

Giải Địa 10 Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

* Khái niệm: Thạch quyển là phần trên cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên của lớp manti.

* Phân biệt thạch quyển với vỏ Trái Đất

- Thạch quyển:

+ Độ dày: Dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa).

+ Thành phần: Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích, granit, badan).

- Vỏ Trái Đất:

+ Độ dày: Khoảng 100 km.

+ Thành phần: Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích, granit, badan) và 1 phần lớp man-ti trên.

Khái niệm và nguyên nhân của nội lực

Câu hỏi trang 19 Địa Lí 10: Đọc thông tin, hãy trình bày khái niệm và nguyên nhân của nội lực.

Trả lời:

- Khái niệm: Nội lực là những lực sinh ra bên trong Trái Đất.

- Nguyên nhân sinh ra nội lực: Chủ yếu là nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất như năng lượng của sự phân hủy chất phóng xạ, sự chuyển dịch của các dòng vật theo quy luật của trọng lực, năng lượng các phản ứng hóa học,…

Tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình

Câu hỏi trang 20 Địa Lí 10 : Đọc thông tin và quan sát hình 5.2, hình 5.3, hãy trình bày tác động của hiện tượng uốn nếp và đứt gãy đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.

Trả lời:

- Tác động của hiện tượng uốn nếp:

+ Vận động nén ép làm các khu vực cấu tạo bằng đá mềm của vỏ Trái Đất bị uốn nếp.

+ Nếu cường độ nén ép mạnh sẽ hình thành các vùng núi uốn nếp. Ví dụ: hệ thống núi Himalay, Andet, Cooc-di-e,…

- Tác động của hiện tượng đứt gãy:

+ Những khu vực cấu tạo bởi đá cứng, vận đọng kiến tạo làm các lớp đá của vỏ Trái Đất bị vỡ hình thành các vết nứt hoặc đứt gãy kéo dài.

+ Hai bên đứt gãy có bộ phận được nâng lên và có bộ phận hạ thấp

+ Các đứt gãy lớn đã tạo điều kiện để hình thành nhiều thung lũng sông trên bề mặt Trái Đất.

+ Dọc theo đứt gãy có thể hình thành biển hoặc các hồ tự nhiên. Ví dụ như Biển Đỏ và các hồ ở khu vực phía đông lục địa Phi

Câu hỏi trang 20 Địa Lí 10: Đọc thông tin và dựa vào kiến thức đã học, hãy trình bày tác động của hoạt động núi lửa đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.

Trả lời:

- Tác động của hoạt động núi lửa đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất:

+ Làm thay đổi địa hình

+ Tạo thành thung lũng hoặc hồ tự nhiên

+ Tạo thành những bề mặt địa hình rộng lớn, ví dụ như các cao nguyên ba dan ở Tây Nguyên của nước ta.

+ Trên lục địa, hoạt động núi lửa tạo thành các ngọn núi lửa đứng độc lập hoặc tập hợp thành khối, dãy núi lửa.

+ Hoạt động núi lửa còn tạo nên các đảo, quần đảo ở nhiều vùng biển và đại dương trên thế giới…

Sự phân bố các vành đai động đất. Núi lửa trên Trái Đất

Câu hỏi trang 21 Địa Lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 5.4, hãy:

- Xác định các vành đai động đất và vành đai núi lửa trên Trái Đất.

- Nhận xét và giải thích sự phân bố các vành đai động đất, vành đai núi lửa trên Trái Đất.

Giải Địa 10 Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Xác định các vành đai động đất và vành đai núi lửa trên Trái Đất.

- Các vành đai động đất:

+ Vành đai động đất ở phía tây châu Mĩ. •

+Vành đai động đất giữa Đại Tây Dương.

+ Vành đai động đất Địa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-xi-a.

+ Vành đai động đất ở phía tây của Thái Bình Dương, từ eo biển Bê - rinh qua Nhật Bản đến Phi-lip-pin.

- Các vành đai núi lửa:

+ Vành đai núi lửa ở phía tây châu Mĩ.

+ Vành đai núi lửa phía đông Đại Tây Dương.

+ Vành đai núi lửa Địa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-xi-a.

+ Vành đai núi lửa ở phía tây của Thái Bình Dương, từ eo biển Bê - rinh qua Nhật Bản đến Phi - lip - pin.

Yêu cầu số 2: Nhận xét và giải thích sự phân bố các vành đai động đất, vành đai núi lửa trên Trái Đất.

- Các vành đai núi lửa, động đất thường phân bố ở những vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo, là những nơi có hoạt động kiến tạo xảy ra mạnh.

+ Khi hai mảng kiến tạo xô vào nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng, đá sẽ bị nén ép, dồn lại và nhô lên, hình thành các dãy núi cao, sinh ra động đất, núi lửa… (ví dụ: dãy Hi-ma-lay-a được hình thành do mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a và mảng Âu –Á).

+ Khi hai mảng tách xa nhau, ở các vết nứt tác dãn, mác-ma sẽ trào lên, tạo nên các dãy núi ngầm, kèm theo hiện tượng động đất hoặc núi lửa (ví dụ: sống núi ngầm giữa Đại Tây Dương).

Luyện tập & Vận dụng (trang 21)

Luyện tập 1 trang 21 sgk Địa Lí 10 mới: Trình bày các tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.

Trả lời:

Nội lực tác động đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất chủ yếu thông qua uốn nếp và đứt gãy

- Hiện tượng uốn nếp

+ Vận động nén ép làm các khu vực cấu tạo bằng đá mềm của vỏ Trái Đất bị uốn nếp.

+ Nếu cường độ nén ép mạnh sẽ hình thành các vùng núi uốn nếp.

- Hiện tượng đứt gãy

+ Tại những khu vực cấu tạo bởi đá cứng, vận động kiến tạo làm các lớp đá của vỏ Trái Đất bị nứt vỡ, hình thành các vết nứt hoặc đứt gãy kéo dài.

+ Hai bên đứt gãy có bộ phận được nâng lên (tạo thành dãy núi, khối núi,...) và có bộ phận hạ thấp (tạo thành thung lũng).

+ Các đứt gãy lớn đã tạo điều kiện để hình thành nhiều thung lũng sông trên bề mặt Trái Đất.

+ Dọc theo đứt gãy có thể hình thành biển hoặc các hồ tự nhiên.

Vận dụng 2 trang 21 sgk Địa Lí 10 mới: Hãy nêu ví dụ về địa hình được tạo thành chủ yếu do nội lực mà em biết ở nước ta.

Trả lời:

- Cao nguyên badan Tây Nguyên nước ta được hình thành do hoạt động của núi lửa phun trào macma.

- Địa hình khu vực miền núi Tây Bắc nước ta có địa hỉnh chủ yếu là đồi núi cao do tác động của nội lực lên bề mặt trái đất làm mặt đất nhô lên hạ xuống trong thời kì tân kiến tạo, do đó đã tạo lên các ngọn núi hùng vĩ ở vùng Tây Bắc Việt Nam ngày nay.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

I. Thạch quyển

- Khái niệm: Thạch quyển là phần trên cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên của lớp man-ti.

- Thành phần: chủ yếu là các đá ở thể rắn.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất - Cánh diều (ảnh 1)

Thạch quyển trong cấu tạo bên trong của Trái Đất

- Giới hạn

+ Giới hạn dưới của thạch quyển ở độ sâu khoảng 100 km.

+ Độ dày không đồng nhất: mỏng hơn ở vỏ đại dương và dày hơn ở vỏ lục địa.

II. Khái niệm và nguyên nhân của nội lực

1. Khái niệm: Nội lực là lực sinh ra bên trong Trái Đất.

2. Nguyên nhân

- Nguồn năng lượng từ quá trình phân huỷ các chất phóng xạ trong Trái Đất.

- Sự sắp xếp vật chất theo trọng lực, các phản ứng hoá học,... xảy ra bên trong Trái Đất.

III. Tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình

Nội lực tạo ra các vận động kiến tạo, làm biến dạng vỏ Trái Đất, tạo nên sự thay đổi địa hình.

1. Hiện tượng uốn nếp

- Vận động nén ép làm các khu vực cấu tạo bằng đá mềm của vỏ Trái Đất bị uốn nếp.

- Nếu cường độ nén ép mạnh sẽ hình thành các vùng núi uốn nếp.

- Ví dụ: hệ thống núi Hi-ma-lay-a, An-đet, Coóc-đi-e,...

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất - Cánh diều (ảnh 1)

Mô phỏng hiện tượng uốn nếp do vận động kiến tạo

2. Hiện tượng đứt gãy

- Vị trí: Tại những khu vực cấu tạo bởi đá cứng, vận động kiến tạo làm các lớp đá của vỏ Trái Đất bị nứt vỡ, hình thành các vết nứt hoặc đứt gãy kéo dài.

- Đặc điểm: Hai bên đứt gãy có bộ phận được nâng lên (tạo thành dãy núi, khối núi,...) và có bộ phận hạ thấp (tạo thành thung lũng).

- Kết quả:

+ Các đứt gãy lớn tạo điều kiện hình thành nhiều thung lũng sông trên bề mặt Trái Đất.

+ Dọc theo đứt gãy có thể hình thành biển hoặc các hồ tự nhiên, ví dụ: như Biển Đỏ và các hồ ở khu vực phí đông lục địa Phi

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất - Cánh diều (ảnh 1)

Mô phỏng hiện tượng đứt gãy do vận động kiến tạo

3. Hoạt động núi lửa

a. Đặc điểm

- Hoạt động núi lửa có thể xuất hiện trên lục địa và trên biển, đại dương.

- Núi lửa làm thay đổi địa hình do hoạt động phun trào và đông cứng mac-ma trên bề mặt Trái Đất.

- Trên lục địa, hoạt động núi lửa tạo thành các ngọn núi lửa đứng độc lập hoặc tập hợp thành khối, dãy núi lửa.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất - Cánh diều (ảnh 1)

Núi Phú Sĩ (Nhật Bản)

b. Kết quả

- Miệng núi lửa đã ngừng hoạt động thường tạo thành thung lũng hoặc hồ tự nhiên.

- Dọc theo các đứt gãy, hoạt động núi lửa có thể phun trào mác-ma trên diện rộng, tạo thành những bề mặt địa hình rộng lớn. Ví dụ: cao nguyên Bazan ở Tây Nguyên ở Việt Nam…

- Hoạt động núi lửa còn tạo nên các đảo, quần đảo ở nhiều vùng biển và đại dương trên thế giới.

IV. Sự phân bố các vành đai động đất. Núi lửa trên Trái Đất

- Động đất, núi lửa thường tập trung ở ranh giới các mảng thạch quyển, tạo nên các vành đai động đất và vành đai núi lửa trên Trái Đất.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất - Cánh diều (ảnh 1)

- Một số vành đai động đất:

+ Vành đai động đất phía tây châu Mĩ

+ Vành đai động đất giữa Đại Tây Dương

+ Vành đai động đất từ Địa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-xi-a

+ Vành đai động đất phía tây Thái Bình Dương

- Vành đai núi lửa:

+ Vành đai núi lửa ở phía tây châu Mĩ.

+ Vành đai núi lửa phía đông Đại Tây Dương.

+ Vành đai núi lửa Địa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-xi-a.

+ Vành đai núi lửa ở phía tây của Thái Bình Dương, từ eo biển Bê-rinh qua Nhật Bản đến Philippin.

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 6: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Bài 7: Khí quyển. Nhiệt độ không khí

Bài 8: Khí áp, gió và mưa

Bài 9: Thực hành: Đọc bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất. Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu

Bài 10: Thủy quyển. Nước trên lục địa

1 8,883 07/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: