Giải bài toán theo tóm tắt sau

Lời giải Bài 7 trang 85 vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán lớp 3 Tập 2.

1 517 10/11/2024


Giải VBT Toán lớp 3 Ôn tập các số trong phạm vi 100 000

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 85 Bài 7: Giải bài toán theo tóm tắt sau.

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 84, 85, 86 Ôn tập các phép tính - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải

Phân tích bài toán: Đề bài cho con lợn nặng 160 kg, con bò nặng gấp 3 lần con lợn (con lợn: 1 phần, con bò: 3 phần. Như vậy con bò nặng gấp 3 lần con lợn). Hỏi cả hai con cân nặng bao nhiêu ki – lô – gam?

Cân nặng của con bò là:

160 × 3 = 480 (kg)

Tổng số cân nặng của cả con lợn và con bò là:

480 + 160 = 640 (kg)

Đáp số: 640 kg

*Phương pháp giải:

B1:Tìm hiểu đề bài

B2: Tóm tắt

B3:Tìm cách giải

B4:Trình bày bài giải

B5:Kiểm tra kết quả

*Lý thuyết:

1. Phép cộng hai số tự nhiên

a + b = c

(số hạng) + (số hạng) = (tổng)

Ví dụ: 3 + 2 = 5; 10 + 24 = 34

2. Tính chất của phép cộng các số tự nhiên

+ Phép cộng các số tự nhiên có các tính chất: giao hoán, kết hợp, cộng với số 0.

Tính chất

Phát biểu

Kí hiệu

Giao hoán

Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.

a + b = b + a

Kết hợp

Muốn cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.

(a + b) + c = a + (b + c)

Cộng với số 0

Bất kì số nào cộng với số 0 cũng bằng chính nó.

a + 0 = 0 + a = a

+ Chú ý: Do tính chất kết hợp nên giá trị của biểu thức a + b + c có thể được tính theo một trong hai cách sau: a + b + c = (a + b) + c hoặc a + b + c = a + (b + c).

1. Phép nhân hai số tự nhiên

a x b = c

(thừa số) x (thừa số) = (tích)

Ví dụ: 5 x 2 = 10; 20 x 3 = 60

Quy ước:

+ Trong một tích, ta có thể thay dấu nhân “x” bằng dấu chấm “.”

2. Tính chất của phép nhân

Phép nhân các số tự nhiên có các tính chất sau:

+ Giao hoán: a . b = b . a

+ Kết hợp: (a . b) . c = a . (b . c)

+ Nhân với số 1: a . a = 1 . a = a

+ Phân phối đối với phép cộng và phép trừ:

a . (b + c) = a. b + a . c

a . (b – c) = a . b – a . c

Chú ý: Do tính chất kết hợp nên giá trị của biểu thức a. b. c có thể được tính theo một trong hai cách sau:

a . b. c = (a . b) . c hoặc a . b . c = a . (b . c)

Xem thêm

Lý thuyết Phép nhân và phép chia các số tự nhiên chi tiết – Toán lớp 6 Cánh diều

TOP 40 câu Trắc nghiệm Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên (Cánh diều 2024) có đáp án - Toán 6

1 517 10/11/2024