Giả sử nếu cắt một khối lập phương A (có cạnh là 4 cm) thành các phần bằng nhau

Trả lời Tìm hiểu thêm trang 42 KHTN 8 sách Cánh diều ngắn nhất mà vẫn đủ ý sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KHTN 8.

1 264 lượt xem


Giải KHTN 8 Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Tìm hiểu thêm trang 42 KHTN 8: Giả sử nếu cắt một khối lập phương A (có cạnh là 4 cm) thành các phần bằng nhau (B) (gồm 8 khối lập phương có cạnh là 2 cm). Tính diện tích toàn phần bề mặt của A và B và rút ra kết luận.

Trả lời:

Áp dụng công thức tính diện tích toàn phần hình lập phương:

Stoàn phần = 6 × s2

Trong đó: s là độ dài 1 cạnh của hình lập phương.

 

- Diện tích toàn phần bề mặt của A là:

S toàn phần A = 6 × 42 = 96 (cm2).

- Diện tích toàn phần bề mặt của B (gồm 8 khối lập phương nhỏ) là:

toàn phần B = 8 × 6 × 22 = 192 (cm2).

Kết luận: Nếu chia một vật thành nhiều phần nhỏ hơn thì tổng diện tích bề mặt sẽ tăng lên. Diện tích bề mặt tiếp xúc càng lớn, tốc độ phản ứng càng nhanh.

1 264 lượt xem