Đọc thông tin và quan sát các hình từ 16.4 đến 16.9 hãy: - Trình bày những nét chính về hoạt động kinh tế

Trả lời Câu hỏi trang 117 Lịch sử 10 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 10.

1 485 26/12/2022


Giải Lịch sử lớp 10 Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Câu hỏi trang 117 Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 16.4 đến 16.9 hãy:

- Trình bày những nét chính về hoạt động kinh tế và đời sống vật chất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

- Nêu những nét đặc sắc trong đời sống vật chất của một dân tộc mà em ấn tượng nhất.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: nét chính về hoạt động kinh tế và đời sống vật chất

a/ Hoạt động kinh tế

- Nông nghiệp: chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, nhưng có sự khác nhau về hình thức giữa đồng bằng và miền núi.

- Thủ công nghiệp:

+ Người Kinh phát triển đa dạng các ngành nghề, hình thành nhiều làng nghề nổi tiếng.

+ Các dân tộc thiểu số cũng phát triển các nghề thủ công truyền thống, như: dệt thổ cẩm, chế tác đồ trang sức, làm mộc, nhuộm, đan lát,...

- Thương nghiệp:

+ Hoạt động nôi thương diễn ra nhộn nhịp thông qua các chợ

+ Hoạt động ngoại thương ngày càng được mở rộng.       

b/ Đời sống vật chất

- Ăn

+ Cơm tẻ, nước chè là đồ ăn, thức uống cơ bản truyền thống hằng ngày của người Kinh.

+ Các dân tộc thiểu số thường dùng: cơm tẻ, xôi, ngô, các loại gia vị như: dổi, mắc kén... và thường uống rượu cần.

- Mặc

+ Người Kinh thường mặc: quần, áo, váy… các dịp lễ, tết thường mặc áo dài

+ Trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số được đặc trưng bởi hoa văn, chất liệu hoặc màu sắc riêng.

- Ở:

+ Nhà ở truyền thống của người Kinh thường là nhà trệt.

+ Kiểu nhà phổ biến của các dân tộc thiểu số là nhà sàn.

- Phương tiện đi lại:

+ Phương tiện đi lại truyền thống của người Kinh là ngựa, xe ngựa, xe kéo tay, thuyền, bẻ, mảng, ghe, tàu,...

+ Ngựa thồ, xe ngựa, xe trâu, bò… là phương tiện vận chuyển, đi lại truyền thống, phổ biến của nhiều dân tộc thiểu số.

+ Trong xã hội hiện đại, xe đạp, xe máy, ô tô, tàu hỏa, máy bay… trở thành phương tiện đi lại quen thuộc

Yêu cầu số 2:

Giới thiệu: Đời sống vật chất của Dân tộc Tày ở Việt Nam

* Nhà ở:

+ Trước đây, phong cách nhà ở chủ yếu là nhà sàn, được làm từ: tre, gỗ,lá cọ…

+ Trong khoảng 40 năm trở lại đây, rất nhiều gia đình người Tày bắt đầu chuyển từ nhà sàn xuống ở nhà trệt (được xây dựng từ: gạch, vữa, bê tông cốt thép…).

* Trang phục: 

- Trang phục của nữ: Bộ y phục cổ truyền của phụ nữ Tày ở Thái Nguyên gồm khăn, áo, dây lưng và váy (hoặc quần).

+ Khăn: Thường màu chàm hoặc đen, làm tự loại vải tự dệt hoặc bằng vải láng hoặc nhung đen. Khăn thường có hai loại, một loại đội đầu hình tam giác cân. Loại thứ hai được dùng để vấn tóc, được cắt theo dạng hình chữ nhật có kích cỡ to nhỏ, dài ngắn tuỳ theo bộ tóc của người sử dụng.

+ Áo: thường được may bằng vải nhuộm chàm hoặc từ vải láng, phin đen không trang trí, dài đến tận bắp chân, ống tay hẹp. Cổ áo to nhỏ tuỳ người sử dụng. Khi mặc cài cúc ở bên nách phải.

+ Váy (hoặc quần): Trước kia các cụ bà Tày mặc váy, nhưng hiện nay hầu hết phụ nữ Tày đều mặc quần. Những chiếc quần họ mặc thường ngày cũng như mặc trong nghi lễ đều có màu chàm đen.

+ Thắt lưng: là một tấm vải màu chàm hoặc màu đen. Khi mặc váy hoặc quần hoặc quần và áo xong thì người ta mới quấn dây thắt lưng nhiều vòng quanh eo sau đó buộc vắt ra phía sau.

+ Giày: thường ngày phụ nữ người Tày ít đi giày, chủ yếu đi dép; trong những ngày lễ hoặc tết phụ nữ thường đi giày nhung đen.

 - Y phục nam:

+ Từ lâu người đàn ông Tày đã mặc bộ y phục giống như người Kinh, đầu cắt tóc ngắn, chân đi giầy hoặc dép, đội mũ nồi.

+ Nam giới thường đeo nhẫn bạc, vòng tay bạc.

* Văn hoá ẩm thực

- Nguồn lương thực, thực phẩm của người Tày khá phong phú, chủ yếu là từ các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi.

- Người Tày biết chế biến khá nhiều món ăn; nổi tiếng là các món: cơm lam; xôi ngũ sắc; bánh Coóc mò…

- Thường ngày, người Tày uống nước đun sôi với lá hoặc vỏ cây rừng. Rượu cũng là đồ uống phổ biến của dân tộc Tày, nhưng khác với người Thái và người Mường, người Tày không làm cần mà nấu rượu bằng gạo, sắn, ngô, mật mía.

* Phương tiện vận chuyển

- Phổ biến nhất là gánh, dùng ngựa thồ, trâu bò kéo.

- Những bản ở ven sông và suối lớn thì dùng bè, mảng.

- Hiện nay ngoài các phương tiện trên còn có xe đạp, xe máy….

(Nguồn: Dư địa chí Thái Nguyên)

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 110 Lịch sử 10 Vậy cộng đồng 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam có những thành phần dân tộc theo dân số và theo ngữ hệ gì?

Câu hỏi trang 112 Lịch sử 10 Đọc thông tin và quan sát Bảng 16, các hình 16.1, 16.2 hãy:

Câu hỏi trang 112 Lịch sử 10 Đọc thông tin và quan sát Sơ đồ 16.1 hãy:

Câu hỏi trang 117 Lịch sử 10 Đọc thông tin và quan sát các hình từ 16.4 đến 16.9 hãy:

Câu hỏi trang 120 Lịch sử 10 Đọc thông tin và quan sát các hình từ 16.10 đến 16.13 hãy:

Luyện tập 1 trang 120 Lịch sử 10 Thành phần dân tộc theo dân số và phân chia tộc người theo ngữ hệ được thể hiện như thế nào?

Luyện tập 2 trang 120 Lịch sử 10 Trình bày những nét chính về đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt nam.

Vận dụng 3 trang 120 Lịch sử 10Sưu tầm tư liệu, giới thiệu về đời sống vật chất và tinh thần của một hoặc một số dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. 

1 485 26/12/2022


Xem thêm các chương trình khác: