Giải Lịch sử 10 Bài 6 (Cánh diều): Một số nền văn minh Phương Đông
Với giải bài tập Lịch sử 10 Bài 6: Một số nền văn minh Phương Đông sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 10 Bài 6.
Giải Lịch sử lớp 10 Bài 6: Một số nền văn minh Phương Đông
Bài giảng Lịch sử lớp 10 Bài 6: Một số nền văn minh Phương Đông
- Văn minh Ai Cập, Trung Hoa, Ấn Độ được hình thành dựa trên những cơ sở về:
+ Điều kiện tự nhiên (ở lưu vực các dòng sông lớn).
+ Kinh tế (nông nghiệp là ngành chủ đạo)
+ Chính trị (chính quyền quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền)
+ Xã hội (phân chia thành nhiều tầng lớp/ đẳng cấp khác nhau)
+ Dân cư
- Thành tựu của các nền văn minh Ai Cập, Trung Hoa, Ấn Độ để lại nhiều ý nghĩa:
+ Để lại cho nhân loại những thành tựu to lớn như chữ viết, toán học, kiến trúc điêu khắc,tôn giáo, các phát minh về kĩ thuật….
+ Là những sản phẩm trí tuệ sự lao động sáng tạo, đóng góp trực tiếp của cư dân Ai cập, Trung Hoa, Ấn Độ đối với sự phát triển của nhiều lĩnh vực trong nền văn minh thế giới.
+ Có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển văn minh của nhiều quốc gia.
1. Văn minh Ai Cập cổ đại
- Giải thích những cơ sở hình thành nền văn minh Ai Cập.
- Lí giải vì sao Hê-rô-đốt cho rằng: “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”.
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Văn minh Ai Cập: hình thành trên bên dòng sông Nin với những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội và dân cư. Trong đó
+ Có sông Nin với lượng phù sa bồi đắp hằng năm, bồi đắp nên các đồng bằng phì nhiêu màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất, bên cạnh đó sông Nin cung cấp nguồn nước tưới tiêu, sinh hoạt.
+ Với điều kiện thuận lợi đó, dân cư dần tập trung đông đúc đến sinh sống và sản xuất. Là cơ sở hình thành nền văn minh Ai Cập.
- Kinh tế: với sự thuận lợi về nguồn nước, đất đai và công cụ lao động, ngành kinh tế phát triển, trong đó, nông nghiệp có vai trò chủ đạo.
- Chính trị: tồn tại thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, đứng đầu là các Pha-ra-ông. Quyền lực của vua là cơ sở quan trọng của văn minh Ai Cập cổ đại
- Xã hội: chia thành nhiều giai cấp (quý tộc, nông dân, nô lệ..). Sự phân chia xã hội tạo ra một bộ phận chuyên sản xuất, phục vụ,…
- Dân cư: bao gồm các bộ lạc từ Đông Bắc châu Phi và Tây Á. Họ sống quần tụ lại và là chủ nhân của nền văn minh Ai Cập cổ đại.
Yêu cầu số 2: Giải thích: Hê-rô-đốt cho rằng: “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin” bời vì sông Nin có vai trò lớn đối với cuộc sống và sản xuất của Ai Cập:
+ Cung cấp nguồn nước tưới cho cây cối, hoa màu tốt tươi, biến Ai Cập từ “một đồng cát bụi” trở thành “một vườn hoa”; ngoài ra sông Nin còn cung cấp nước sinh hoạt cho con người; là môi trường sinh sống của nhiều loài sinh vật.
+ Bồi đắp phù sa màu mỡ cho các đồng bằng ven và hạ lưu sông Nin, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
+ Sông Nin dài khoảng 6400km, đoạn chảy qua Ai Cập dài khoảng 700km là con đường giao thông kết nối với các vùng, giúp kinh tế Ai Cập phát triển.
Câu hỏi trang 37 Lịch sử 10: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 6.3 đến 6.6 hãy:
- Trình bày ý nghĩa của những thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại.
- Nêu những hiểu biết của em về kĩ thuật ướp xác của cư dân Ai Cập cổ đại.
Trả lời:
Yêu cầu số 1:
- Những thành tựu nền văn minh Ai Cập cổ đại đã đạt được:
+ Về chữ viết: cư dân Ai Cập cổ đại viết chữ tượng hình mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ của mình. Họ thường viết chữ trên giấy Pa-pi-rút hoặc khắc trên đá.
+ Về toán học: cư dân Ai Cập cổ đại đã nghĩ ra phép đếm đến 10, họ rất giỏi về hình học và đã tính được số Pi (1) bằng 3,16.
+ Về kiến trúc và điêu khắc, cư dân Ai Cập cổ đại đã xây dựng những công trình kiến trúc, điêu khắc đồ sộ, như kim tự tháp, tượng Nhân sư,...
+ Ngoài ra, cư dân Ai Cập cổ đại còn có nhiều thành tựu văn minh trên các lĩnh vực khác, như Lịch pháp, Thiên văn học, Văn học, Y học,...chuyên chế, quan niệm tôn giáo.
- Giới thiệu về kim tự tháp Kê-ốp.
+ Kim tự tháp Kê-ốp cao 147 m.
+ Để xây dựng kim tự tháp này người ta sử dụng tới khoảng 2,3 triệu tăng đả, mỗi tảng nặng 2,5- 4 tấn.
+ Hàng triệu tảng đã được ghè đẽo theo kích thước đã định, rồi được mài nhẵn và xếp chồng lên nhau hàng trăm tầng, không có bất cứ một loại vật liệu kết dính vào mà vẫn đang vững bốn, năm nghìn năm nay như đang thách thức với thời gian…
Yêu cầu số 2: Ý nghĩa của những thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại:
- Để lại cho nhân loại những thành tựu to lớn như chữ viết, toán học, kiến trúc điêu khắc,…
- Đây là những sản phẩm trí tuệ, sự lao động sáng tạo, đóng góp trực tiếp của cư dân Ai cập cổ đại đối với sự phát triển của nhiều lĩnh vực trong nền văn minh thế giới.
- Nhiều thành tựu văn minh của Ai Cập vẫn được sử dụng cho tới hiện nay. Ví dụ: phép đếm lấy số 10 làm cơ sở…
Yêu cầu số 3: Kĩ thuật ướp xác của cư dân Ai Cập cổ đại:
- Kĩ thuật ướp xác ra đời ở Ai cập từ thời Cổ vương quốc khoảng năm 2700 TCN và tồn tại đến khoảng thế kỉ V.
- Quá trình ướp xác mất 70 ngày, do các linh mục thực hiện.
- Các công đoạn trong quá trình ướp xác:
+ Đầu tiên, người Ai Cập loại bỏ nội tạng và não vì đây là những bộ phận bị phân hủy nhanh chóng bên trong cơ thể. Phần nội tạng và não này sẽ được bảo quản riêng biệt trong các hộp hoặc lọ và được chôn cùng xác ướp,
+ Sau khi lấy tất cả bộ phận cơ thể ra, các linh mục bắt đầu loại bỏ tất cả độ ẩm từ cơ thể. Họ dùng một loại muối có đặc tính làm khô để che phủ và cho thêm các gói natron bên trong cơ thể. Natron là một chất gây ức chế quá trình phân hủy. Khi đã khô hoàn toàn, họ lấy các gói natron ra và rửa nhẹ natron còn sót bên trong. Kết quả cuối cùng là một hình dạng con người rất khô nhưng vẫn nhận rõ dáng dấp.
+ Để xác ướp chân thực hơn, một số vùng trũng trên thi thể được lấp đầy bằng vải lanh và các vật liệu khác.
+ Sau đó, người Ai cập cuốn xác ướp bằng hàng trăm thước vải lanh. Các linh mục cẩn thận băng các dải vải dài quanh cơ thể, thậm chí quấn riêng từng ngón tay và ngón chân trước khi bọc toàn bộ bàn tay bàn chân. Bùa hộ mệnh được đặt giữa các vỏ bọc và lời nguyện cầu được viết trên một số vải lanh.
+ Cuối cùng, người Ai Cập đặt xác ướp vào quan tài và niêm phong.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
2. Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại
Trả lời:
Văn minh Trung Hoa cổ đại được hình thành gắn liền với những đồng bằng rộng lớn do sông Hoàng Hà và sông Trường Giang bồi đắp cùng những điều kiện thuận lợi. Trong đó:
- Điều kiện tự nhiên: Sông Hoàng Hà và Trường Giang bồi đắp nên những đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ, phì nhiêu, khí hậu thuận lợi. Là cơ sở để dân cư tập trung đông đúc để sinh sống và sản xuất.
- Kinh tế:
+ Với những điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu, nguồn nước, nghề trồng lúa ngày càng phát triển và trở thành ngành kinh tế chính.
+ Thủ công nghiệp, thương nghiệp cũng phát triển mạnh.
- Chính trị: Từ thời cổ đại đến thời trung đại, Trung Hoa đều theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, Hoàng đế (vua) có quyền lực tối cao, là cơ sở quan trọng của nền văn minh Trung Hoa.
- Dân cư:
+ Người Hoa Hạ ở lưu vực Hoàng Hà là tiến thân của Hán tộc sau này.
+ Ngoài ra có người Mãn, người Mông… chủ nhân của nền văn minh Trung Hoa.
- Xã hội: xã hội có sự phân hóa thành các tầng lớp: quý tộc và nông dân công xã (ở thời cổ đại); địa chủ phong kiến và nông dân (thời trung đại).
Trả lời:
* Thành tựu chính của văn minh Trung Hoa:
- Về chữ viết:
+ Cư dân Trung Hoa cổ đại sáng tạo ra chữ viết của mình từ thời nhà Thương
+ Trải qua nhiều loại hình khác nhau như Giáp cốt văn, Kim văn Tiểu tiện Lệ thư, Khải thư rồi Hành thư,...
- Về tư tưởng và tôn giáo:
+ Nho giáo giữ vai trò quan trọng và từng bước trở thành công cụ phục vụ cho nhà nước, là hệ tư tưởng của chế độ quân chủ ở Trung Hoa.
+ Đạo giáo chính thức ra đời vào cuối thế kỉ thứ II là một trong những tôn giáo lớn của Trung Hoa.
+ Phật giáo ở Trung Hoa cũng rất phát triển, nhiều ngôi chùa lớn được xây dựng.
- Về Sử học:
+ Được khởi đầu từ thời Tây Hán và đạt được nhiều thành tựu to lớn.
+ Người đặt nền móng cho nền Sử học Trung Hoa là Tư Mã Thiên với bộ Sư kí - có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng.
- Văn học:
+ Đa dạng, nhiều thể loại.
+ Xuất hiện nhiều nhà văn, nhà thơ với nhiều tác phẩm nổi tiếng, như: nhà thơ Lý Bạch; Đỗ Phủ; Bạch Cư Dị… thời Đường; các danh sĩ: La Quán Trung; Thi Nại Am, Ngô Thừa Ân, Tào Tuyết Cần… thời Minh – Thanh…
- Kiến trúc – điêu khắc: có nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc đặc sắc, tiêu biểu là Vạn lí trường thành, Tử cấm thành, tượng Phật chùa Lạc Sơn,...
- Toán học tiêu biểu là:
+ Cuốn Cửu chương toán thuật được biên soạn dưới thời Hán, đã nêu ra các phương pháp tính diện tích và khối lượng khác nhau,..
+ Nhà toán học Tổ Xung Chi đã tính được số Pi (T) đến 7 chữ số thập phân.
- Kĩ thuật: bốn phát minh quan trọng là kĩ thuật in, kĩ thuật làm giấy, thuốc súng và la bàn.
- Ngoài ra, văn minh Trung Hoa cũng đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực khác, như Thiên văn học, Lịch pháp học, Y học,...
- Để lại cho nhân loại những thành tựu to lớn như chữ viết, kiến trúc điêu khắc,kĩ thuật…
- Đây là những sản phẩm trí tuệ, sự lao động sáng tạo, đóng góp trực tiếp của cư dân Trung Hoa cổ đại đối với sự phát triển của nhiều lĩnh vực trong nền văn minh thế giới.
- Ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quốc gia lân cận như: Nhật Bản, Việt Nam,…
3. Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại
Trả lời:
Văn minh Ấn Độ được hình thành bên dòng sông Ấn và sông Hằng với những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, kinh tế, chính trị xã hội và dân cư, cụ thể:
- Điều kiện tự nhiên: Sông Hằng và sông Ấn đã bồi đắp thành hai đồng bằng màu mỡ ở miền Bắc Ấn Độ. Vì vậy, nơi đây trở thành cái nôi của văn minh Ấn Độ.
- Kinh tế: với điều kiện đất đai, khí hậu, nguồn nước thuận lợi nên ngành chính là nông nghiệp; thủ công nghiệp và thương nghiệp đã dần xuất hiện và từng bước phát triển.
- Chính trị: tồn tại mô hình nhà nước quân thủ chuyên chế trung ương tập quyền, đứng đầu là vua, có quyền lực vô hạn. Đó cũng chính là cơ sở quan trọng của văn minh Ấn Độ.
- Xã hội: Chế độ đẳng cấp Vác-na với bốn đằng cấp chính là Bra-ma, Ksa-tri-a, Vai-si-a, Su-dra.
- Dân cư: Đa dạng về tộc người, trong đó chủ yếu là người Đra-vi-đa ở miền Nam và người A-ri-a ở miền Bắc.
Trả lời:
* Thành tựu văn minh Ấn Độ cổ trung đại đã đạt được:
- Về chữ viết: cư dân Ấn Độ sớm sáng tạo ra chữ Bra-mi, chữ San-kit (Phạn)
- Văn học: đạt được nhiều thành tựu lớn, tiêu biểu là kinh Vê-đa, sử thi (nổi bật là Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na), kịch (tiêu biểu là tác phẩm Sơ-cun-tơ-la).
- Tôn giáo: là nơi ra đời nhiều tôn giáo lớn như Hinđu giáo, Phật giáo,...
- Về kiến trúc và điêu khắc, phổ biến ở Ấn Độ là các công trình đền, chùa, tháp, tượng Phật,... Nổi bật là những công trình kiến trúc được khoét trong núi đá; những pho tượng Phật được tạc bằng đá rất tinh xảo; lăng Ta-giơ Ma-han, Pháo đài Đỏ (La Ki-la), đền Kha-giu-ra-hô,...
- Về toán học: sáng tạo ra hệ thống chữ số tự nhiên, phát minh ra số 0; tính được căn bậc 2 và căn bậc 3, đã có hiểu biết về cấp số, đã biết về quan hệ giữa ba cạnh trong một tam giác,…
- Ngoài ra, văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại còn đạt được những thành tựu trên các lĩnh vực Y học, Thiên văn học, Triết học,...
- Để lại cho nhân loại nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
- Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân Ấn Độ.
- Văn minh Trung Ấn Độ đã lan truyền và ảnh hưởng mạnh mẽ ảnh hưởng ra bên ngoài, đặc biệt là Trung Hoa và khu vực Đông Nam Á
- Nhiều thành tựu văn minh của Ấn Độ đã đóng góp cho sự phát triển của các lĩnh vực trong nền văn minh thế giới và vẫn được sử dụng cho tới hiện nay. Ví dụ: hệ thống 10 chữ số…
Luyện tập và Vận dụng (trang 44)
Luyện tập 1 trang 44 Lịch sử 10: Lập bảng về thành tựu tiêu biểu của các nền văn minh Ai Cập cổ đại, Trung Hoa và Ấn Độ cổ - trung đại theo mẫu sau:
Trả lời:
|
Ai Cập cổ đại |
Trung Hoa cổ - trung đại |
Ấn Độ cổ - trung đại |
Chữ viết |
- Chữ tượng hình |
- Giáp cốt văn - Kim văn - Tiểu triện… |
- Chữ Bra-mi - Chữ Phạn |
Tư tưởng, tôn giáo |
- Thờ các vị thần tự nhiên - Tin vào sự bất tử của linh hồn |
- Nho giáo - Đạo giáo - Tiếp thu Phật giáo của Ấn Độ. |
- Phật giáo - Ấn Độ giáo - Tiếp thu Hồi giáo. |
Toán học |
- Phép đếm lấy số 10 làm sơ sở - Số Pi = 3.16 |
- Cửu chương toán thuật - Tổ Xung Chi tính chính xác số Pi. |
- Hệ thống 10 chữ số (từ 0 đến 9) |
Kiến trúc, Điêu khắc |
- Kim tự tháp - Tượng nhân sư |
- Vạn lí trường thành - Lăng Li Sơn… |
- Chùa hang A-gian-ta - Đại bảo tháp San-chi - Lăng Ta-giơ Ma-han |
Lĩnh vực khác |
- Lịch - Lưỡi cày - Bánh xe… |
- Kĩ thuật làm giấy - La bàn - … |
- Kinh Vê-đa - Vở kịch Sơ-cun-tơ-la |
Trả lời:
(*) Giới thiệu về Vạn lí trường thành
- Chào mừng bạn đến với tour du lịch Bắc Kinh (Trung Quốc). Hôm nay, tôi là….…. sẽ làm hướng dẫn viên du lịch giới thiệu cho bạn về công trình vĩ đại của Trung Quốc đó là Vạn Lý Trường Thành, đây là một trong những kỳ quan nhân tạo lâu đời nhất và hùng vĩ nhất còn tồn tại đến ngày nay, biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc cổ đại. Hãy cùng tôi tìm hiểu về Vạn Lý Trường Thành để có những trải nghiệm đáng nhớ trong chuyến du lịch này nhé !
- Bắt đầu từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, các nước đã tự độc lập xây những đoạn tường thành ở phía Bắc nhằm tránh giặc Hung nô tràn xuống. Đến khi Hoàng Đế Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa ông đã cho tiếp tục xây dựng nhằm liên kết các tuyến phòng thủ đã tồn tại trước đó. Công trình còn được tiếp tục xây dựng tới triều đại nhà Minh. Vạn Lý Trường Thành có chức năng như một tuyến phòng thủ quân sự bảo vệ Trung Hoa khỏi những cuộc xâm lược của các bộ tộc du mục phương Bắc như Mông Cổ, Mãn Châu. Bởi vai trò quan trọng này mà nó được kéo dài liên tục trong suốt 2000 năm sau đó, cho đến cuối triều đại nhà Minh, mở rộng ra 15 tỉnh thành của Trung Quốc, mang hình dạng uốn lượn của Rồng.
- Qua hàng ngàn năm, qua các triều đại, nhiều phần của Vạn Lý Trường Thành đã bị tàn phá nghiêm trọng do cả tác động của chiến tranh, con người và thiên nhiên. Vạn Lý Trường Thành mà khách du lịch chúng ta được khám phá chủ yếu được xây dựng dưới thời nhà Minh, từ 1368 - 1647, bắt đầu từ Hổ Sơn (Liêu Ninh) và kết thúc ở Gia Dục Quan (Cam Túc). Theo các nghiên cứu khảo cổ, Vạn Lý Trường Thành dài khoảng 8.850km nhưng theo số liệu năm 2012, chiều dài của Vạn Lý Trường Thành lên đến 21.196km. Ngày nay, những phần nổi tiếng nhất của bức tường thành vạn dặm này là Bát Đạt Lĩnh (Badaling), Mộ Điền Dục (Mutianyu), Kim Sơn Lĩnh (Jinshangling), Tư Mã Đài (Simatai), Cửa ải Gia Dục Quan, Cư Dung Quan, Sơn Hải Quan.
- Vạn lí trường thành có rất nhiều điều thú vị, hôm nay tôi sẽ bật mí cho bạn biết nhé:
+ Thứ 1. Vạn Lý Trường Thành không thể nhìn thấy được từ vụ trũ bằng mắt thường. Trước đây khi con người chưa thám hiểm không gian, nhiều người đã lầm tưởng Vạn Lý Trường Thành - với những đường nét to lớn trên bề mặt địa cầu - có thể nhìn thấy rõ từ Mặt Trăng. Tuy nhiên sự thật là bức tường thành này không thể nhìn thấy từ không gian bằng mắt thường hay máy ảnh, giống như so sánh nhìn một sợi tóc từ cách đó 3km vậy.
+ Thứ 2. Du khách sẽ bị phạt khoảng 5000 tệ (17 triệu đồng) nếu bị bắt quả tang lấy gạch từ di tích Vạn Lý Trường Thành. Cho nên bạn đi tham quan nhớ là chỉ nên chụp ảnh lưu niệm ở đây chứ đừng mang gạch, các phần khác của tường thành mang về hay viết vẽ lên tường thành nhé. Nếu không bạn sẽ vô tình vướng vào những rắc rối không đáng có đấy.
+ Thứ 3. Vạn Lý Trường Thành không phải một bức tường thành dài liên tục mà còn có các bức tường bên sườn, tường vòng tròn và tường song song. Cũng có phần không có tường mà được thay thế bằng “thành lũy tự nhiên” tạo nên từ núi cao và sông ngòi. Vào thời Tần (221 - 206 trước Công Nguyên), bột gạo nếp được sử dụng như chất kết dính cho các viên gạch tạo nên tường thành.
+ Thứ 4. Trong Cách Mạng Văn Hóa (1966 - 1976) nhiều viên gạch của Vạn Lý Trường Thành đã được dùng vào việc xây nhà, trang trại, hồ chứa. Đây cũng là một trong những lý do Vạn Lý Trường Thành bị tàn phá do nhân tạo. Không chỉ vậy, các phần Vạn Lý Trường Thành ở Cam Túc và Ninh Hạ có khả năng biến mất sau 20 năm, do sa mạc hóa và cách sử dụng đất của con người.
+ Thứ 5. Phần nổi tiếng nhất của Vạn Lý Trường Thành - Bát Đạt Lĩnh được hơn 300 nguyên thủ quốc gia và nhân vật VIP từ khắp nơi trên thế giới đến tham quan. Người đầu tiên trong số đó là: chính khách Liên Xô Klim Voroshilov, 1957; Tổng thống Barack Obama; Nữ hoàng Elizabeth II, Tom Cruise hay Jennifer Lawrence cũng là những nhân vật nổi tiếng đã đến nơi này.
+ Thứ 6. Lực lượng lao động chính tạo nên Vạn Lý Trường Thành gồm có các binh sĩ, nông dân và tù binh, tù nhân phạm tội. Ước tính số lượng lên tới 800.000 người. Hàng ngàn người đã chết trong quá trình xây dựng bức Trường Thành này, trong đó một số được chôn cất ngay dưới móng tường thành, nhiều đến mức Vạn Lý Trường Thành còn được mệnh danh là “Nghĩa trang dài nhất thế giới”. Tuy vậy những câu chuyện kinh dị truyền miệng như gạch vữa xây nên Vạn Lý Trường Thành được trộn từ xương người là hoàn toàn không có thật. Vữa xây Trường Thành gồm nhiều loại vật liệu khác nhau qua các thời kỳ, từ bột gạo, đất sét, đá đến gạch vun, gỗ, đá vôi…
+ Thứ 7. Truyền thuyết nổi bật nhất về Vạn Lý Trường Thành là chuyện “Mạnh Khương Nữ khóc Trường Thành” kể về nàng Mạnh Khương Nữ có chồng là một thư sinh, ngay đêm tân hôn bị triều đình bắt đi xây dựng Vạn Lý Trường Thành. Khi đông đến, nàng đan áo cho chồng và đi khắp chiều dài Trường Thành hỏi thăm và nhận được tin dữ chồng mình đã chết vùi thây dưới Trường Thành. Nàng khóc 3 ngày 3 đêm, nước mắt hòa lẫn máu. Nước mắt Mạnh Khương Nữ vang xa 800 dặm Trường Thành, làm đổ sập một khúc tường thành, lộ ra xác chết chồng mình. Nàng an tang cho chồng xong liền nhảy xuống biển tự vẫn. Câu chuyện này trở 1 trong 4 truyền thuyết dân gian nổi tiếng nhất văn hóa Trung Hoa, bên cạnh Ngưu Lang Chức Nữ, Bạch Xà truyện và Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài.
Như vậy chúng ta đã đi một vòng tham quan về những nơi nổi bật của Vạn lí trường thành rồi. Chắc hẳn với chuyến du lịch ngày hôm nay, bạn đã có rất nhiều trải nghiệm thú vị và đã chụp được rất nhiều ảnh đẹp khi tham quan Vạn lí trường thành. Thay mặt cho tour du lịch Hồ Chí Minh - Bắc Kinh xin chúc bạn vui vẻ, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. Nếu như bạn muốn có trải nghiệm nhiều hơn với những địa điểm du lịch trong và ngoài nước hãy liên hệ với chúng tôi nhé, hẹn gặp lại bạn vào dịp sau nhé. Cảm ơn các bạn!
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Trả lời:
(*) Giới thiệu về khu Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam)
- Thánh địa Mỹ Sơn tọa lạc trong một thung lũng có đường kính khoảng 2 km, ở làng Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km về phía Tây Nam.
- Các đền tháp tại Mỹ Sơn được xây dựng và tu bổ liên tục từ thế kỉ IV – XIII, để thờ thần Shiva (một trong ba vị thần quan trọng nhất của Ấn Độ giáo) và các vị thần - vua của người Chăm-pa. Ban đầu, các ngôi đền ở Mỹ Sơn được làm từ gỗ. Tuy nhiên, do hỏa hoạn nên các ngôi đền bị thiêu trụi. Từ khoảng thế kỉ VII trở đi, các ngôi đền ở Mỹ Sơn được xây dựng bằng vật liệu bền vững như: gạch, đá…
- Từ cuối thế kỉ XIII, do nhiều nguyên nhân, thánh địa Mỹ Sơn bị bỏ hoang. Tới năm 1885, một toán lính Pháp đã tình cờ phát hiện ra sự tồn tại của khu di tích Mỹ Sơn. Từ đó, nhiều đoàn chuyên gia đã tới Mỹ Sơn để khai quật, nghiên cứu. Ở thời điểm đầu thế kỷ XX, tại Mỹ Sơn có hơn 70 đền tháp, tuy nhiên, do thời gian và chiến tranh tàn phá nên hiện nay ở Mỹ Sơn chỉ còn khoảng 20 công trình cùng những mảng tường hoặc các dấu tích của nền móng cũ.
- Với lịch sử xây dựng và phát triển liên tục suốt 9 thế kỷ, các đền tháp nơi đây có nhiều kiểu thức kiến trúc phong phú, song nhìn chung các đền tháp có tư thế vút lên cao biểu trưng cho sự vĩ đại và thanh khiết của ngọn núi Mêru (ngọn núi thiêng trong Ấn Độ giáo).
- Những công trình kiến trúc ở Mỹ Sơn đã thể hiện đôi bàn tay tài hoa, khối óc tinh tế của cư dân Chăm-pa. Năm 1999, khu di tích Mỹ Sơn được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 6: Một số nền văn minh Phương Đông
1. Văn minh Ai Cập cổ đại
1.1. Cơ sở hình thành
- Điều kiện tự nhiên: lưu vực sông Nin có nhiều điều kiện thuận lợi cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của cư dân Ai Cập cổ đại
- Cơ sở kinh tế: kinh tế phát triển, nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo.
Sản xuất nông nghiệp ở Ai Cập
- Cơ sở chính trị: Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, đứng đầu là Pha-ra-ông. Các Pha-ra-ông có quyền lực tối cao và tuyệt đối
- Cơ sở xã hội: xã hội có sự phân hóa thành các tầng lớp quý tộc, nông dân, nô lệ.
- Cơ sở dân cư: cư dân Ai Cập cổ đại bao gồm các bộ lạc từ Đông Bắc châu Phi và Tây Á. Họ sống quần tụ và trở thành chủ nhân của nền văn minh Ai Cập cổ đại.
1.2. Những thành tựu cơ bản
- Chữ viết:
+ Thành tựu: Người Ai Cập cổ đại sáng tạo ra chữ tượng hình mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩa của mình; Chữ được viết trên giấy làm từ vỏ cây Pa-pi-rút hoặc khắc trên đá.
Chữ tượng hình của Ai Cập cổ đại
+ Ý nghĩa: phản ánh trình độ tư duy của con người; là phương tiện chủ yếu để lưu giữ thông tin từ đời này sang đời khác, đồng thời là cơ sở để người đời sau nghiên cứu về văn hóa thời kì cổ đại.
- Toán học:
+ Thành tựu: phát minh ra phép đểm lấy số 10 làm sơ sở; giỏi về hinh học; tính được số Pi bằng 3,16. …
+ Ý nghĩa: là biểu hiện cao của tư duy, đồng thời là cơ sở cho nền toán học sau này
- Về kiến trúc và điêu khắc:
+ Thành tựu: cư dân Ai Cập cổ đại đã xây dựng những công trình kiến trúc, điêu khắc đồ sộ, như kim tự tháp, tượng Nhân sự,...
+ Ý nghĩa: phản ánh trình độ tư duy, khả năng sáng tạo của con người và mang tính thẩm mĩ cao; đồng thời là biểu hiện đỉnh cao của tính chuyên chế, quan niệm tôn giáo.
Cư dân Ai Cập cổ đại xây dựng Kim Tự Tháp
- Ngoài ra, cư dân Ai Cập cổ đại còn có nhiều thành tựu văn minh trên các lĩnh vực khác, như: Lịch pháp, Thiên văn học, Văn học, Y học
1.3. Ý nghĩa
- Để lại cho nhân loại nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
- Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân Ai Cập cổ đại.
- Nhiều thành tựu văn minh của Ai Cập cổ đại đã đóng góp cho sự phát triển của các lĩnh vực trong nền văn minh thế giới và vẫn được sử dụng cho tới hiện nay. Ví dụ: phép đếm lấy số 10 làm cơ sở…
2. Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại
2.1. Cơ sở hình thành
- Điều kiện tự nhiên: lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều điều kiện thuận lợi cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của cư dân Trung Hoa.
- Cơ sở kinh tế: nghề nông trồng lúa ngày càng phát triển, trở thành nghành kinh tế chính. Thủ công nghiệp, thương nghiệp cũng phát triển mạnh.
- Cơ sở chính trị: Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, đứng đầu là vua, nhà vua có quyền lực tối cao và tuyệt đối.
- Cơ sở xã hội: xã hội có sự phân hóa thành các tầng lớp: quý tộc và nông dân công xã (ở thời cổ đại); địa chủ phong kiến và nông dân (thời trung đại).
- Cơ sở dân cư: người Hoa Hạ ở lưu vực Hoàng Hà là tiền thân của Hán tộc sau này. Ngoài ra còn có người Mãn, Mông Cổ…
2.2. Những thành tựu cơ bản
- Về chữ viết:
+ Sáng tạo ra chữ viết từ thời nhà Thương, trải qua nhiều loại hình khác nhau như Giáp cốt văn, Kim văn, Tiểu triện, Lệ thư, Khải thư rồi Hành thư,...
Sự phát triển của chữ Hán
+ Chữ viết của cư dân Trung Hoa có ảnh hưởng đến chữ viết của nhiều nước lân cận như: Nhật Bản, Việt Nam…
- Về tư tưởng và tôn giáo:
+ Nho giáo từng bước trở thành công cụ phục vụ cho nhà nước, là hệ tư tưởng của chế độ quân chủ ở Trung Hoa, đồng thời có ảnh hưởng lớn tới nhiều nước, như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam,…
Khổng Tử và các học trò (tranh minh họa)
+ Đạo giáo chính thức ra đời vào cuối thế kỉ thứ II, là một trong những tôn giáo lớn của Trung Hoa.
+ Phật giáo ở Trung Hoa cũng rất phát triển, nhiều ngôi chùa lớn được xây dựng. Các nhà sư Trung Hoa đã tìm đường sang Ấn Độ để tìm hiểu giáo lí của Phật giáo. Ngược lại, nhiều nhà sư của Ấn Độ cũng đến Trung Hoa để truyền đạo.
- Sử học:
+ Được khởi đầu từ thời Tây Hán và đạt được nhiều thành tựu to lớn.
+ Người đặt nền móng cho nền Sử học Trung Hoa là Tư Mã Thiên Bộ Sư kí do ông soạn thảo là một tác phẩm nổi tiếng, có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng…
- Văn học Trung Hoa đa dạng, nhiều thể loại.
+ Kinh Thi là một bộ tổng hợp thơ ca dân gian của Trung Hoa, một trong năm bộ sách kinh điển của Nho giáo.
+ Thơ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội và đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, với các nhà thơ tiêu biểu là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,…
+ Tiểu thuyết chương hổi đặc biệt phát triển dưới thời Minh, Thanh, tiêu biểu là các tác phẩm: Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du kỉ của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần…
- Kiến trúc - điêu khắc:
+ Có nhiều công trình đặc sắc, tiêu biểu là Vạn Lí Trưởng Thành, Tử Cấm Thành, tượng Phật chùa Lạc Sơn,...
+ Nhiều công trình còn được tồn tại đến ngày nay.
Vạn lí trường thành là một trong những biểu tượng của văn minh Trung Quốc
- Toán học:
+ Cuốn Cửu chương toản thuật được biên soạn dưới thời Hán, đã nêu ra các phương pháp tính diện tích và khối lượng khác nhau,...
+ Nhà toán học tiêu biểu là Tô Xung Chi Ông đã tính được số Pi (t) đến 7 chữ số thập phân.
- Kĩ thuật: bốn phát minh quan trọng là kĩ thuật in, kĩ thuật làm giấy, thuốc súng và la bàn…
Kĩ thuật in của Trung Quốc (minh họa)
- Ngoài ra, văn minh Trung Hoa cũng đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực khác, như: Thiên văn học, Lịch pháp học, Y học…
2.3. Ý nghĩa
- Để lại cho nhân loại nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
- Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân Trung Hoa.
- Văn minh Trung Hoa đã lan truyền và ảnh hưởng mạnh mẽ đếnquốc gia lân cận như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam,...
- Nhiều thành tựu văn minh của Trung Hoa cổ đại đã đóng góp cho sự phát triển các nhiều lĩnh vực trong nền văn minh thế giới và vẫn được sử dụng cho tới hiện nay. Ví dụ: kĩ thuật làm giấy, la bàn…
3. Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại
3.1. Cơ sở hình thành
- Điều kiện tự nhiên: lưu vực sông Ấn và Hằng có nhiều điều kiện thuận lợi cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của cư dân Ấn Độ.
- Cơ sở kinh tế: hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp từng bước phát triển.
- Cơ sở chính trị: Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, đứng đầu là vua, nhà vua có quyền lực tối cao và tuyệt đối.
- Cơ sở xã hội: tồn tại chế độ đẳng cấp Vác-na. Xã hội có sự phân hóa thành các đẳng cấp: Bra-man, Ksa-tri-a, Vai-si-a, Su-đra…
- Cơ sở dân cư: đa dạng về tộc người, trong đó chủ yếu là người Đra-vi-đa ở miền Nam và A-ri-a ở miền Bắc.
3.2. Những thành tựu cơ bản
- Chữ viết:
+ Sớm sáng tạo ra chữ viết, điển hình là các loại: chữ Bra-mi, chữ San-krit (Phạn),…
+ Chữ viết Ấn Độ phán ánh tư duy cao của người dân Ấn Độ và có ảnh hưởng đến chữ viết của nhiều quốc gia khác, như: Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia…
- Văn học Ấn Độ thời cổ - trung đại đạt được nhiều thành tựu lớn, tiêu biểu là kinh Vê-đa, sử thi (nổi bật là Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na), kịch (tiêu biểu là tác phẩm Sơ-cun-tơ-la)….
- Tôn giáo:
+ Ấn Độ là nơi ra đời nhiều tôn giáo lớn như Hinđu giáo, Phật giáo…
+ Các tôn giáo lớn của Ấn Độ có ảnh hưởng mạnh mẽ ra bên ngoài, đặc biệt là Trung Hoa và khu vực Đông Nam Á.
- Kiến trúc và điêu khắc:
+ Phổ biến ở Ấn Độ là các công trình đền, chùa, tháp, tượng Phật, lăng mộ... tiêu biểu là: chùa hang A-gian-ta; Đại bảo tháp San-chi; Lăng Ta-giơ Ma-han….
+ Thể hiện trình độ phát triển cao của con người, vừa thể hiện ảnh hưởng của tôn giáo tới nghệ thuật. Đồng thời, nghệ thuật kiến truc - điêu khắc của Ấn Độ có ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Lăng Ta-giơ Ma-han
- Toán học: sáng tạo ra hệ thống 10 chữ số (từ 0 đến 9); tính được căn bậc 2 và căn bậc 3, biết về quan hệ giữa ba cạnh trong một tam giác…
- Ngoài ra, văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại còn đạt được những thành tựu trên các lĩnh vực Y học, Thiên văn học, Triết học,...
3.3 Ý nghĩa
- Để lại cho nhân loại nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
- Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân Ấn Độ.
- Văn minh Trung Ấn Độ đã lan truyền và ảnh hưởng mạnh mẽ ảnh hưởng ra bên ngoài, đặc biệt là Trung Hoa và khu vực Đông Nam Á
- Nhiều thành tựu văn minh của Ấn Độ đã đóng góp cho sự phát triển của các lĩnh vực trong nền văn minh thế giới và vẫn được sử dụng cho tới hiện nay. Ví dụ: hệ thống 10 chữ số…
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 7: Một số nền văn minh Phương Tây
Bài 8: Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại
Bài 9: Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại
Bài 10: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại
Bài 11: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Cánh Diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Cánh Diều
- Giải sbt Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Văn mẫu lớp 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 10 – Cánh Diều
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Cánh diều (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – Explore new worlds
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 i-learn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 10 - iLearn Smart World
- Giải sgk Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Vật lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Hóa học 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Sinh học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Sinh học 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Sinh học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Địa lí 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 – Cánh diều
- Lý thuyết KTPL 10 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Tin học 10 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Cánh Diều