Giải Lịch sử 10 Bài 13 (Cánh diều): Văn minh Chăm-pa, Văn minh Phù Nam

Với giải bài tập Lịch sử 10 Bài 13: Văn minh Chăm-pa, Văn minh Phù Nam sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 10 Bài 13.

1 18,277 20/09/2024
Tải về


Giải Lịch sử lớp 10 Bài 13: Văn minh Chăm-pa, Văn minh Phù Nam

Bài giảng Lịch sử lớp 10 Bài 13: Văn minh Chăm-pa, Văn minh Phù Nam

Mở đầu trang 88 Lịch sử 10: Mộ chum và tượng thần Bra-ma là những hiện vật khảo cổ tiêu biểu cho nền văn minh Chăm-pa và nền văn minh Phù Nam. Mai táng người đã mất trong mộ chum là một nét đặc sắc trong nền văn minh Chăm-pa. Thần Bra-ma (thần Sáng tạo) là một trong ba vị thần Hin-đu giáo được điêu khắc trên nhiều chất liệu thuộc nền văn minh Phù Nam.

Vậy cơ sở nào dẫn đến sự hình thành nền văn minh Chăm-pa và nền văn minh Phù Nam? Thành tựu tiêu biểu của các nền văn minh đó là gì?

Giải Lịch sử 10 Bài 13: Văn minh Chăm-pa, Văn minh Phù Nam - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Văn minh Chăm-pa và Phù Nam được hình thành dựa trên những cơ sở về: điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội cụ thể, riêng biệt

- Ở thời kì cổ - trung đại, cư dân Chăm-pa, Phù Nam đã đạy được nhiều thành tựu rực rỡ trên các phương diện về: đời sống vật chất; đời sống tinh thần; tổ chức nhà nước và xã hội.

1. Văn minh Chăm-pa

Câu hỏi trang 89 Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát Hình 13.3 hãy nêu cơ sở về điều kiện tự nhiên góp phần hình thành nền văn minh Chăm-pa.

Giải Lịch sử 10 Bài 13: Văn minh Chăm-pa, Văn minh Phù Nam - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Cơ sở về điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Chăm-pa:

+ Văn minh Chăm-pa hình thành trên vùng duyên hải miền Trung Bộ ngày nay, có địa hình cao nguyên và đồng bằng nhỏ.

+ Sông Thu Bồn bồi đắp phù sa cho đồng bằng màu mỡ, phì nhiêu => thuận lợi cho cư dân định cư và canh tác nông nghiệp.

+ Có đường bờ biển dài => thúc đẩy kinh tế biển sớm phát triển, tiếp nhận các luồng di cư và giao lưu văn hóa bên ngoài (ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ).

Câu hỏi trang 89 Lịch sử 10: Đọc thông tin, hãy nêu cơ sở dân cư hình thành nền văn minh Chăm-pa.

Trả lời:

- Cơ sở dân cư hình thành nền văn minh Chăm-pa:

+ Cư dân bản địa là những người nói tiếng Môn cố.

+ Bên cạnh đó, còn có sự xuất hiện của bộ phận cư dân nói tiếng Mã Lai - Đa Đảo.

=> Những nhóm cư dân này cộng cư với nhau và là chủ nhân đầu tiên của văn minh Chăm-pa.

Câu hỏi trang 89 Lịch sử 10: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 13.4, hãy trình bày những thành tựu tiêu biểu về đời sống vật chất của nền văn minh Chăm-pa.

Giải Lịch sử 10 Bài 13: Văn minh Chăm-pa, Văn minh Phù Nam - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Thành tựu tiêu biểu về đời sống vật chất:

+ Nguồn lương thực chính là: gạo nếp, gạo tẻ; kê, đậu,.. ngoài ra còn có nguồn hải sản đa dạng với các loại cá, tôm, ốc,...

+ Trang phục: nam, nữ thường quấn ngang tấm vải từ lưng trở xuống, tai đeo trang sức,

+ Vua thường ở trong lầu cao, dân thường ở nhà sản dựng bằng gỗ.

+ Thuyển đi biển phổ biến là loại hai đầu nhọn, có cánh buồm, phần đầu lái và mũi thuyền đểu uốn cong.

+ Kĩ thuật làm đồ gốm và xây dựng đền tháp rất phát triển.

Câu hỏi trang 90 Lịch sử 10: Đọc thông tin tư liệu, hãy trình bày những thành tựu tiêu biểu về đời sống tinh thần trong nền văn minh Chăm-pa.

Trả lời:

* Thành tựu tiêu biểu về đời sống tinh thần:

- Sáng tạo ra chữ Chăm cổ trên cơ sở tiếp thu chữ Phạn

- Văn học dân gian (thần thoại, truyền thuyết, văn bi kị, sử thi,...) và văn học viết (thơ, trường ca,...) cùng song hành tồn tại.

- Tín ngưỡng - tôn giáo:

+ có tục thờ cúng tổ tiên, chôn người chết trong các mộ chum.

+ Tiếp thu các tôn giáo của Ấn Độ là: Phật giáo và Hin-đu giáo

- Tư duy thẩm mĩ và sự sáng tạo của cư dân Chăm-pa thể hiện rõ qua các công trình kiến trúc, điêu khắc, chế tác đồ trang sức,

- Âm nhạc và ca múa đặc biệt phát triển với các loại nhạc cụ, như đàn cầm, trồng, kèn,... cùng nhiều kiểu múa, như điệu múa Áp-sa-ra…

Câu hỏi trang 91 Lịch sử 10: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Sơ đồ 13, hãy trình bày những thành tựu tiêu biểu về tổ chức xã hội và nhà nước của nền văn minh Chăm-pa.

Giải Lịch sử 10 Bài 13: Văn minh Chăm-pa, Văn minh Phù Nam - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Tổ chức xã hội: Cư dân chủ yếu sinh sống trong làng, duy trì quan hệ cộng đồng và thân tộc.

- Tổ chức nhà nước theo thể chế quân chủ chuyên chế:

+ Vua là người đứng đầu nhà nước, có quyền lực tối cao và tuyệt đối

+ Giúp việc cho vua là quan lại ở trung ương và địa phương, phân cấp thành ba hạng: tôn quan, thuộc quan và ngoại quan. Trong đó: Tôn quan là chức quan cao cấp nhất trong triều đình. Thuộc quan là những chức quan dưới quyền tôn quan. Ngoại quan là những quan trấn trị tại địa phương.

+ Cả nước chia thành nhiều châu, dưới châu là huyện, dưới huyện là làng.

Giải Lịch sử 10 Bài 13: Văn minh Chăm-pa, Văn minh Phù Nam - Cánh diều (ảnh 1)

2. Văn minh Phù Nam

Câu hỏi trang 92 Lịch sử 10: Đọc thông tin, tư liệu, hãy nêu cơ sở về điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Phù Nam.

Trả lời:

- Cơ sở về điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Phù Nam:

+ Văn minh Phù Nam hình thành trên lưu vực châu thổ sông Cửu Long với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt đổ ra biển

+ Địa hình khu vực thấp, nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp trồng lúa nước.

+ Có vị trí địa lí tiếp giáp biển với nhiều nơi thuận lợi cho việc tránh bão, neo đậu thuyền bè của các thương nhân, cư dân Phù Nam sớm có điều kiện giao lưu với nền văn minh của nhiều quốc gia khác.

Câu hỏi trang 92 Lịch sử 10: Đọc thông tin và tư liệu, hãy nêu cơ sở dân cư hình thành nền văn minh Phù Nam.

Trả lời:

- Cơ sở dân cư hình thành nền văn minh Phù Nam:

+ Cư dân bản địa chủ yếu là người Môn cổ

+ Ngoài ra còn có một bộ phận cư dân đến từ bên ngoài.

=> Các tộc người này đã cùng nhau thiết lập quốc gia mới, làm chủ nền văn minh Phù Nam.

Câu hỏi trang 93 Lịch sử 10: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 13.5, 13.6 hãy nêu thành tựu tiêu biểu về đời sống vật chất của nền văn minh Phù Nam

Giải Lịch sử 10 Bài 13: Văn minh Chăm-pa, Văn minh Phù Nam - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Thành tựu tiêu biểu về đời sống vật chất:

+ Nguồn lương thực, thực phẩm chính là: lúa gạo, các loại rau, củ, quả; gia súc, gia cầm, thuỷ hải sản…

+ Trang phục: phố biến mặc áo chui đầu (hoặc ở trần), dùng vải quấn làm váy (nhà giàu dùng tơ lụa, gấm). Dân đi chân đất hoặc dép gỗ, vua đi dép bằng ngà voi. Cư dân thích đeo đồ trang sức làm bằng vàng, bạc, đá quý,…

+ Cư dân sống chủ yếu trong các nhà sàn bằng gỗ.

+ Việc di chuyển đi lại giữa các khu vực chủ yếu bằng thuyền bè trên kênh rạch, sông, biển

Câu hỏi trang 93 Lịch sử 10: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 13.7, 13.8 hãy nêu thành tựu tiêu biểu về đời sống tinh thần trong nền văn minh Phù Nam

Giải Lịch sử 10 Bài 13: Văn minh Chăm-pa, Văn minh Phù Nam - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Thành tựu tiêu biểu về đời sống tinh thần:

+ Sử dụng chữ viết từ sớm; các loại văn tự có loại giống chữ Hán, chữ Phạn.

+ Cư dân Phủ Nam có tư duy thẩm mĩ phát triển ở trình độ khá cao, thể hiện qua kĩ thuật chế tác đồ trang sức, kĩ thuật dệt vải, làm gốm, điêu khắc, kiến trúc.

+ Tín ngưỡng: sùng bái núi thiêng và nàng công chúa rắn;

+ Tôn giáo: Phật giáo và Hinđu giáo được tôn sùng.

Câu hỏi trang 94 Lịch sử 10: Đọc thông tin và tư liệu, hãy trình bày những thành tựu tiêu biểu về tổ chức xã hội và nhà nước của nền văn minh Phù Nam.

Trả lời:

- Tổ chức xã hội:

+ Cư dân sinh sống trong các xóm làng (còn gọi là: phum, sóc), gồm nhiều gia đình có cùng huyết thống, cùng sinh sống trên một khu vực

+ Xóm làng (phum, sóc) có quan hệ lỏng lẻo với nhau và bị chia cắt bởi rừng rậm, đầm lầy.

- Nhà nước Phù Nam là tập hợp của nhiều tiêu quốc và được tổ chức nhà nước theo thể chế quần chủ chuyên chế:

+ Vua là người đứng đầu có quyền lực tối cao.

+ Giúp việc cho vua là hệ thống quan lại, tăng lữ.

Luyện tập và Vận dụng (trang 94)

Luyện tập 1 trang 94 Lịch sử 10: lập bảng so sánh về cơ sở hình thành của nền văn minh Chăm-pa, văn minh Phù Nam theo mẫu dưới đây.

Giải Lịch sử 10 Bài 13: Văn minh Chăm-pa, Văn minh Phù Nam - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Nội dung

Văn minh Chăm-pa

Văn minh Phù Nam

Tương đồng

- Cơ sở tự nhiên:

+ Đều có những điều kiện về địa hình, sông ngòi, khí hậu, đất đai thuận lợi cho cư dân định cư và canh tác nghề nông trồng lúa nước.

+ Đều tiếp giáp với biển nên có điều kiện tiếp thu, giao lưu văn hóa bên ngoài (ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ).

- Cơ cở xã hội: cư dân bản địa là những người nói tiếng Môn Cổ; bên cạnh đó còn có một bộ phận di cư từ nơi khác tới.

Khác biệt

- Hình thành vùng duyên hải, một phần cao nguyên miền Trung của Việt Nam hiện nay.

- Địa hình: cao nguyên, đồng bằng nhỏ hẹp.

- Hình thành ở lưu vực sông Cửu Long của Việt Nam hiện nay

- Địa hình thấp, đồng bằng rộng lớn, đất đai phì nhiêu.

Luyện tập 2 trang 94 Lịch sử 10: Kể tên các thành tựu tiêu biểu về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nền văn minh Chăm-pa, nền văn minh Phù Nam.

Trả lời:

a/ Thành tựu vật chất, tinh thần của cư dân Chăm-pa

- Thành tựu về đời sống vật chất:

+ Nguồn lương thực chính là: gạo nếp, gạo tẻ; kê, đậu,.. ngoài ra còn có hải sản…

+ Trang phục: nam, nữ thường quấn ngang tấm vải từ lưng trở xuống, tai đeo trang sức,

+ Phong cách nhà ở phổ biến là nhà sàn.

+ Phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền

+ Kĩ thuật làm đồ gốm và xây dựng đền tháp rất phát triển.

- Thành tựu về đời sống tinh thần:

+ Sáng tạo ra chữ Chăm cổ trên cơ sở tiếp thu chữ Phạn

+ Văn học dân gian và văn học viết cùng song hành tồn tại.

+ Tín ngưỡng - tôn giáo: có tục thờ cúng tổ tiên, chôn người chết trong các mô chum; tiếp thu các tôn giáo của Ấn Độ là: Phật giáo và Hin-đu giáo

+ Cư dân có tư duy thẩm mĩ và sự sáng tạo cao.

+ Âm nhạc và ca múa đặc biệt phát triển.

b/ Thành tựu vật chất, tinh thần của cư dân Phù Nam

- Thành tựu về đời sống vật chất:

+ Nguồn lương thực, thực phẩm chính là: lúa gạo, rau, củ, quả; gia súc, gia cầm, thuỷ hải sản…

+ Trang phục tuỳ theo từng tầng lớp xã hội: dân nghèo dùng vải may quần áo, nhà giàu dùng tơ lụa, gấm. Cư dân đặc biệt thích đeo đồ trang sức.

+ Phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền

+ Phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền

Vận dụng 3 trang 94 Lịch sử 10: Hãy đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu với bạn học về một di tích thuộc văn minh Chăm-pa hoặc văn minh Phù Nam còn tồn tại đến ngày nay.

Trả lời:

(*) Giới thiệu về Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).

Xin chào các bạn đã đến với tour du lịch Hội An- Đà Nẵng, tôi tên là….trong vai hướng dẫn viên du lịch sẽ đưa các bạn đến các điểm tham quan cực kì thú vị, điểm đến đầu tiên trong tour du lịch hôm nay đó chính là khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn ở Quảng Nam.

Nằm cách thành phố Đà Nẵng gần 70 cây số, thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Thánh địa Mỹ Sơn có niên đại khoảng thế kỷ IV - sớm nhất ở Mỹ Sơn, vua Bhadresvara đã xây dựng một ngôi đền dâng cúng vua Bhadravarman - vị vua sáng lập dòng vua đầu tiên vùng Amaravati vào cuối thế kỷ IV, được đồng hóa với thần Siva, trở thành tín ngưỡng thờ thần - vua cùng tổ tiên hoàng tộc.

Đây là tổ hợp gồm nhiều đền đài của vương quốc Champa, nằm lọt trong một thung lũng nhỏ có đường kính khoảng 2 km, được bao quanh bởi núi đồi. Với hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc điêu khắc tiêu biểu cho từng giai đoạn lịch sử của vương quốc Champa. Phong cách kiến trúc ở đây được chia làm 6 loại: phong cách cổ, Hòa Lai, Đồng Dương, Mỹ Sơn, PoNagar và phong cách của người dân Bình Định. Hầu hết các công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc tại Mỹ Sơn đều chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo.

Tổng thể thánh địa: gồm hai ngọn đồi, đối diện nhau theo hướng Đông - Tây và ngay tại ngã tư của một con suối, các nhánh suối đã trở thành ranh giới tự nhiên chia nơi đây thành bốn khu vực A, B, C, D. Cách chia này hợp với yếu tố phong thủy lại vừa tránh được tình trạng xé lẻ các tổng thể kiến trúc. Trung tâm Thánh địa là một tháp chính (Kalan) và nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh. Tháp chính có hai cửa theo hướng đông tây, mỗi cửa có 8 bậc cấp để đi lên và các vòm cuốn. Trên mỗi vòm cuốn là một hình tháp thu nhỏ, theo những tài liệu để lại thì đây là ngôi tháp cao nhất trong các tháp thánh địa ở Mỹ Sơn với chiều cao 24m, đáy tháp hình vuông, mỗi cạnh dài 10m. Trong tháp thờ một bộ Linga - Yoni lớn ( nay chỉ còn một bệ đá Yoni). Phần trên tháp có 3 tầng, các tầng nhỏ dần lại và trên cùng là đỉnh tháp bằng sa thạch. Ở mỗi tầng đều có cửa giả, có hình người đứng dưới vòm cuốn. Hai cửa giả hai bên là hai vòm cuốn chồng lên nhau, trang trí hoa văn rất tinh xảo.

Thánh địa Mỹ Sơn không chỉ mang đậm nét kiến trúc riêng biệt mà nơi đây còn mang đậm nét văn hóa của người Chăm với những vũ điệu Chăm nhẹ nhàng, uyển chuyển. Độc đáo với những vũ điệu dâng lễ chính là điệu múa thiêng hướng vọng thần linh ở các ngôi đền tháp. Du khách sẽ thấy những cô nàng vũ nữ Chăm thường đội trên đầu cây nến, nước, hoa trái, trầu cau để dâng mừng trông thật sống động. Hay điệu múa Apsara là điệu múa dành cho sân khấu. Sự uyển chuyển, mượt mà ca ngợi vẻ đẹp, những đường cong tuyệt mỹ mà tạo hóa đã ban tặng cho các người đẹp dễ dàng đi vào lòng du khách khi tới Mỹ Sơn. Ngoài ra nơi đây còn có nhiều hoạt động nghệ thuật đặc sắc như nghệ thuật diễn xướng dân gian, điệu múa cắn lửa, vũ điêu dâng lễ, múa đội nước…

Như vậy, vừa rồi các bạn đã tham quan về Thánh địa Mỹ Sơn - là công trình kiến trúc được đánh giá ngang hàng với các di tích nổi tiếng trong khu vực như Ăngkor, Pagan,..Như nhà kiến trúc sư tài ba Kazik đãphải thốt lên rằng: “ người Chăm cổ đã gửi tâm linh vào đất đá, và đã biết dựa vào thiên nhiên để làm nên một Mỹ Sơn tráng lệ, thâm nghiêm, hùng vĩ. Đây là một bảo tàng kiến trúc điêu khắc nghệ thuật vô giá của nhân loại mà sẽ còn lâu chúng ta mới hiểu hết”. Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng tôi trong chuyến tham quan này, hẹn gặp lại các bạn vào một ngày không xa. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe, bình an và thành công!

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 13: Văn minh Chăm-pa, Văn minh Phù Nam

1. Văn minh Chăm-pa

1.1. Cơ sở hình thành

a. Điều kiện tự nhiên

- Nét chính về điều kiện tự nhiên:

+ Phạm vi: vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung Việt Nam ngày nay

+ Địa hình đan xen khu vực cao nguyên với đồng bằng nhỏ hẹp.

+ Có nhiều sông lớn, tiêu biểu như: sông Thu Bồn…

+ Có đường bờ biển dài

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 13: Văn minh Chăm-pa, Văn minh Phù Nam

Một đoạn sông Thu Bồn

- Tác động:

+ Vị trí địa lí thuận lợi cho quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa với các nền văn minh khác.

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự định cư và canh tác nông nghiệp của cư dân.

b. Dân cư

- Cư dân bản địa là những người nói tiếng Môn cố.

- Bên cạnh đó, còn có sự xuất hiện của bộ phận cư dân nói tiếng Mã Lai - Đa Đảo.

=> Những nhóm cư dân này cộng cư với nhau và là chủ nhân đầu tiên của văn minh Chăm-pa.

1.2. Những thành tựu tiêu biểu

a. Đời sống vật chất

- Nguồn lương thực chính là: gạo nếp, gạo tẻ; kê, đậu,.. ngoài ra còn có nguồn hải sản đa dạng với các loại cá, tôm, ốc,...

- Trang phục: nam, nữ thường quấn ngang tấm vải từ lưng trở xuống, tai đeo trang sức.

- Vua thường ở trong lầu cao, dân thường ở nhà sàn dựng bằng gỗ.

- Thuyển đi biển phổ biến là loại hai đầu nhọn, có cánh buồm, phần đầu lái và mũi thuyền đểu uốn cong.

- Kĩ thuật làm đồ gốm và xây dựng đền tháp rất phát triển.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 13: Văn minh Chăm-pa, Văn minh Phù Nam

Tháp chăm ở Ninh Thuận (Việt Nam)

b. Đời sống tinh thần

- Sáng tạo ra chữ Chăm cổ trên cơ sở tiếp thu chữ Phạn

- Văn học dân gian (thần thoại, truyền thuyết, văn bi kị, sử thi,...) và văn học viết (thơ, trường ca,...) cùng song hành tồn tại.

- Tín ngưỡng – tôn giáo:

+ Có tục thờ cúng tổ tiên, chôn người chết trong các mộ chum.

+ Tiếp thu các tôn giáo của Ấn Độ là: Phật giáo và Hin-đu giáo

- Tư duy thẩm mĩ và sự sáng tạo của cư dân Chăm-pa thể hiện rõ qua các công trình kiến trúc, điêu khắc, chế tác đồ trang sức,…

- Âm nhạc và ca múa đặc biệt phát triển với các loại nhạc cụ, như đàn cầm, trồng, kèn,... cùng nhiều kiểu múa, như điệu múa Áp-sa-ra…

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 13: Văn minh Chăm-pa, Văn minh Phù Nam

Điệu múa Áp-sa-ra

c. Tổ chức xã hội và nhà nước

- Tổ chức xã hội: Cư dân chủ yếu sinh sống trong làng, duy trì quan hệ cộng đồng và thân tộc.

- Tổ chức nhà nước theo thể chế quản chủ chuyên chế:

+ Vua là người đứng đầu nhà nước, có quyền lực tối cao và tuyệt đối

+ Giúp việc cho vua là quan lại ở trung ương và địa phương, phân cấp thành ba hạng: tôn quan, thuộc quan và ngoại quan. Trong đó: Tôn quan là chức quan cao cấp nhất trong triều đình. Thuộc quan là những chức quan dưới quyền tôn quan. Ngoại quan là những quan trấn trị tại địa phương.

+ Cả nước chia thành nhiều châu, dưới châu là huyện, dưới huyện là làng.

2. Văn minh Phù Nam

2.1. Cơ sở hình thành

a. Điều kiện tự nhiên

- Nét chính về điều kiện tự nhiên:

+ Phạm vi: lưu vực châu thổ sông Cửu Long

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 13: Văn minh Chăm-pa, Văn minh Phù Nam

Quang cảng một phần vùng châu thổ sông Cửu Long

+ Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt đổ ra biển

+ Địa hình khu vực thấp, nguồn nước dồi dào.

+ Có đường bờ biển dài.

- Tác động:

+ Vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hóa

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc định cư và phát triển kinh tế của cư dân.

b. Dân cư

- Cư dân bản địa chủ yếu là người Môn cổ

- Ngoài ra còn có một bộ phận cư dân đến từ bên ngoài.

=> Các tộc người này đã cùng nhau thiết lập quốc gia mới, làm chủ nền văn minh Phù Nam.

2.2. Những thành tựu tiêu biểu

a. Đời sống vật chất

- Nguồn lương thực, thực phẩm chính là: lúa gạo, các loại rau, củ, quả; gia súc, gia cầm, thuỷ hải sản…

- Trang phục tuỳ theo từng tầng lớp xã hội:

+ Dân nghèo dùng vải may quần áo, nhà giàu dùng tơ lụa, gấm.

+ Trang phục phổ biến là mặc áo chui đầu hoặc ở trần, dùng vải quân làm váy, người dân đi chân đất hoặc đi dép bằng gỗ; còn vua đi dép băng ngà voi.

+ Cư dân đặc biệt thích đeo đồ trang sức làm bằng đá quý, thuỷ tinh, vàng, bạc,...

- Cư dân sống chủ yếu trong các nhà sản bằng gỗ.

- Việc di chuyển đi lại giữa các khu vực chủ yếu bằng thuyền bè trên kênh rạch, sông, biển

b. Đời sống tinh thần

- Sử dụng chữ viết từ sớm; các loại văn tự có loại giống chữ Hán, chữ Phạn.

- Cư dân Phủ Nam có tư duy thẩm mĩ phát triển ở trình độ khá cao, thể hiện qua kĩ thuật chế tác đồ trang sức, kĩ thuật dệt vải, làm gốm, điêu khắc, kiến trúc.

- Tín ngưỡng và tôn giáo:

+ Có tín ngưỡng sùng bái núi thiêng và nàng công chúa rắn

+ Tiếp thu Hin-đu giáo và Phật giáo từ Ấn Độ…

c. Tổ chức xã hội và nhà nước

- Tổ chức xã hội:

+ Cư dân sinh sống trong các xóm làng (còn gọi là: phum, sóc), gồm nhiều gia đình có cùng huyết thống, cùng sinh sống trên một khu vực

+ Xóm làng (phum, sóc) có quan hệ lỏng lẻo với nhau và bị chia cắt bởi rừng rậm, đầm lầy.

- Nhà nước Phù Nam là tập hợp của nhiều tiêu quốc và được tổ chức nhà nước theo thể chế quần chủ chuyên chế:

+ Vua là người đứng đầu có quyền lực tối cao.

+ Giúp việc cho vua là hệ thống quan lại, tăng lữ.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 13: Văn minh Chăm-pa, Văn minh Phù Nam

Vua Phù Nam cai trị đất nước (minh họa)

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt

Bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt

Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

1 18,277 20/09/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: