Giải Lịch sử 10 Bài 3 (Cánh diều): Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

Với giải bài tập Lịch sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 10 Bài 3.

1 10,434 07/10/2024
Tải về


Giải Lịch sử lớp 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

Bài giảng Lịch sử lớp 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

Mở đầu trang 18 Lịch sử 10: Năm 1998, Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO thông qua Nghị quyết ghi danh Chi-chen Ít-da - Thành phố thời tiền thực dân Tây Ban Nha, thuộc nền văn minh May-a cổ đại (Mê-hi-cô hiện nay), vào danh mục Di sản Văn hóa Thế giới.

Vậy những ngày khoa học, lĩnh vực nào đã và đang nghiên cứu về khu di tích Chi-chen Ít-da hoặc sử dụng tri thức lịch sử về khu di tích này? Mối quan hệ giữa Sử học với các ngành khoa học, lĩnh vực đó được thể hiện như thế nào?

Giải Lịch sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Chi-chen Ít-da - Thành phố thời tiền thực dân Tây Ban Nha, thuộc nền văn minh May-a cổ đại (Mê-hi-cô hiện nay) được ghi nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Trong đó có nhiều công trình kiến trúc (đền thờ, lăng mộ, kim tự tháp, sân bóng, đền quan sát thiên văn, chợ, sân khấu, cung điện,…) chứa đựng nhiều tri thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Chính vì vậy khi nghiên cứu về khu di tích này có nhiều ngành khoa học tham gia như sử học, khảo cổ học, kiến trúc, tôn giáo học, chính trị học, xã hội học, địa lí học, nhân học,…Từ đó có những đánh giá khách quan và đầy đủ hơn về nền văn minh May-a cổ đại được phản ánh qua khu di tích Chi-chen Ít-da.

- Sử học và các ngành khoa học này có mối quan hệ gắn bó, tác động hai chiều:

+ Trong quá trình nghiên cứu lịch sử, các ngành khoa học xã hội và nhân văn lại hỗ trợ đắc lực cho việc tìm hiểu, phục dựng quá khứ. Sử học sử dụng tri thức, phương pháp nghiên cứu, thành tựu,... của nhiều ngành như: Triết học, Văn học, Địa lí, Luật học, Tâm lí học, Xã hội học,... để mô tả, phục dựng đối tượng nghiên cứu, cũng như giải thích, chứng minh, khái quát,... trên cơ sở đó vạch ra những triết lí, rút ra bài học hoặc quy luật lịch sử. Nhờ đó, nhận thức lịch sử được chính xác, đầy đủ và sâu sắc hơn.

+ Các công trình thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: phản ánh hiện thực cuộc sống hiện tại hoặc trong quá khứ và không thể thoát li khỏi bối cảnh xuất hiện của nó với những nhân vật, sự kiện, vấn đề cụ thể. Vì vậy, lịch sử đời sống xã hội chính là chất liệu để đưa đến sự ra đời của các công trình, tác phẩm của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, đồng thời cũng là tấm gương phản chiếu giá trị của các công trình, tác phẩm đó với cuộc sống.

1. Sử học - Môn khoa học mang tính liên ngành

Câu hỏi trang 19 Lịch sử 10: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 3.2, hãy giải thích vì sao Sử học là môn khoa học mang tính liên ngành. Lấy ví dụ.

Giải Lịch sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Giải thích: Sử học là môn khoa học mang tính liên ngành vì:

- Sử học là ngành khoa học nghiên cứu về toàn bộ đời sống loài người trong quá khứ, trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, quân sự, giáo dục,….Chính vì vậy Sử học phải khai thác tri thức của nhiều ngành khoa học có liên quan nhằm phục dựng lại những hoạt động của con người trong quá khứ một cách chính xác, toàn diện và cụ thể.

+ Mọi sự kiện, hiện tượng lịch sử diễn ra trong quá khứ đều gắn với những điều kiện tự nhiên và bối cảnh chính trị - xã hội cụ thể. Nhà sử học không thể phục dựng lại một cách đầy đủ, toàn diện bức tranh về quá khứ nếu chỉ sử dụng những tri thức hoặc các phương pháp lịch sử đơn thuần.

+ Một số đối tượng hoặc chủ để nghiên cứu đòi hỏi nhà sử học cần có một nền tảng kiến thức vững chắc về lĩnh vực đó trước khi nghiên cứu chuyên sâu

- Ví dụ 1: Để khôi phục và làm nổi bật giá trị của khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Sử học đã khai thác và sử dụng tri thức, phương pháp của nhiều ngành khoa học như Khảo cổ học, Địa lí học, Văn học, Kiến trúc, nghệ thuật,….

- Ví dụ 2: Để tìm hiểu về nền văn hóa Đông Sơn, các nhà khảo cổ học phải xác định thời gian của các di vật đã khai quật bằng phương pháp đồng vị phóng xạ 14C….

2. Mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn

Câu hỏi trang 20 Lịch sử 10: Đọc thông tin, và quan sát Hình 3.3, Sơ đồ 3.1, hãy nêu mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác. Lấy ví dụ và phân tích.

Giải Lịch sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác có mối quan hệ gắn bó với nhau:

+ Sự hình thành, phát triển của các ngành khoa học xã hội và nhân văn luôn có sự kết nối và gắn liền với tri thức lịch sử.

+ Sự tồn tại và phát triển của Sử học không thể biệt lập và tách rời với các ngành khoa học xã hội và nhân văn.

+ Tri thức về lịch sử luôn đóng vai trò là một trong những nguồn tri thức nền tảng đối với khoa học xã hội và nhân vẫn ở mọi lĩnh vực.

+ Trong số các ngành khoa học xã hội và nhân văn, Sử học có mối liên hệ đặc biệt gần gũi với Khảo cổ học, Nhân học, Văn học, Địa lí học, Triết học. Trong nhiều trường hợp, mối liên hệ Văn - Sử, Sử - Địa, Sử- Triết, có sự gắn kết và giao thoa không thể tách rời.

- Ví dụ: Bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh là đối tượng nghiên cứu của các nhà nghiên cứu lịch sử, văn học, tư tưởng,…

+ Đối với các nhà nghiên cứu về văn học, tư tưởng để làm rõ về những giá trị văn học, tư tưởng trong Bản Tuyên ngôn độc lập, các nhà nghiên cứu cần tìm hiểu về bối cảnh lịch sử ra đời, thời gian, người soạn thảo, nội dung và ý nghĩa của bản Tuyên ngôn.

+ Ngược lại khi nghiên cứu về giá trị lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập, các nhà sử học dựa vào những bài viết, những công trình trong văn học, tư tưởng kết hợp với các tư liệu hình ảnh để phục dựng lại đầy đủ, chính xác sự kiện chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước công chúng tại Quảng trường Ba Đình vào 2/9/1945.

Câu hỏi trang 21 Lịch sử 10: Đọc thông tin, và quan sát các hình 3.4, 3.5, hãy nêu mối liên hệ giữa các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác đối với Sử học. Lấy ví dụ và phân tích.

Giải Lịch sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Mối liên hệ giữa các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác đối với Sử học:

+ Trong quá trình nghiên cứu lịch sử, tri thức từ các ngành khoa học xã hội và nhân văn đã hỗ trợ đắc lực cho việc tìm hiểu, phục dựng quá khứ.

+ Sử học sử dụng tri thức, phương pháp nghiên cứu, thành tựu,... của nhiều ngành KHXH và nhân văn để mô tả, phục dựng quá khứ, nhờ đó, nhận thức lịch sử được chính xác, đầy đủ và sâu sắc hơn.

- Ví dụ: Bình ngô đại cáo là bài cáo được viết bằng chữ Hán, do Nguyễn Trãi soạn thảo năm 1428 nhằm tuyên cáo về việc đã giành thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, khẳng định nền độc lập của nước Đại Việt. Văn bản này có giá trị về văn học rất lớn, đồng thời hỗ trợ cho các nhà nghiên cứu Sử học tìm hiểu và trình bày cụ thể về thời gian, nhân vật, không gian, các sự kiện về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) một cách sống động và cụ thể, chính xác.

3. Mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ

Câu hỏi trang 22 Lịch sử 10: Đọc thông tin, và quan sát Sơ đồ 3.2, Bảng 3, hãy nêu vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ. Lấy ví dụ và phân tích.

Giải Lịch sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ:

+ Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực có truyền thống lâu đời như Toán học, Vật lí, Hoá học, Thiên văn học,...

+ Những công trình nghiên cứu về lịch sử ra đời và phát triển của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ vừa cung cấp tri thức cho các lĩnh vực khoa học tự nhiên và Công nghệ, vừa đưa đến những hiểu biết sâu rộng về lịch sử tri thức, lịch sử văn minh của con người.

+ Lịch sử các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ là một bộ phận và có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của các lĩnh vực khoa học này. Sự tổng kết về lịch sử giúp những người làm khoa học tự nhiên và công nghệ điều chỉnh hoạt động hiệu quả hơn, tiến bộ hơn, nảy sinh những ý tưởng khoa học mới, hạn chế lặp lại sai lầm, đồng thời thúc đẩy sự hiểu biết của đại chúng đối với khoa học.

- Ví dụ 1: Sử học cung cấp những tri thức về: bối cảnh diễn ra; thành tựu tiêu biểu của các cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới.

- Ví dụ 2: công trình nghiên cứu về “Lịch sử tìm ra các nguyên tố hóa học” của G. Đi-ô-ghê-nốp giúp chúng ta có những hiểu biết cơ bản về lịch sử phát minh và sử dụng của từng nguyên tố hóa học.

Câu hỏi trang 24 Lịch sử 10: Đọc thông tin, và quan sát các sơ đồ 3.3, 3.4, các hình 3.6, 3.7 hãy nêu vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học. Lấy ví dụ và phân tích.

Giải Lịch sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ có vai trò quan trọng đối với Sử học trong quá trình sưu tầm, tìm kiếm sử liệu, nghiên cứu, tìm hiểu, tái hiện quá khứ.

+ Các lĩnh vực khoa học tự nhiên cung cấp dữ liệu rộng lớn và đa dạng cho các nhà sử học. Đó là hệ thống trị thức chuyên ngành, phương pháp nghiên cứu, khái niệm,... Thông qua đó, nhà sử học có thể miêu tả, trình bày lịch sử một cách toàn diện, cụ thể và chính xác hơn.

+ Các lĩnh vực công nghệ, hỗ trợ các nhà sử học một cách hiệu quả trong quá trình thu thập và xử lý sử liệu trình bày và tái hiện quá khứ.

- Ví dụ:

+ Thiên văn học: cung cấp những tri thức cơ bản để các nhà sử học khám phá về quá trình làm ra lịch và cách tính thời gian của con người trong lịch sử.

+ Công nghệ và kĩ thuật hiện đại: hỗ trợ cho các nhà sử học thực hiện những dự án như tìm dấu vết của các nền văn minh cổ xưa, tái hiện không gian lịch sử, tải tạo hiện vật lịch sử, đo đạc và thiết lập bản đồ di tích trên quy mô lớn, nghiên cứu về nguồn gốc nhân chủng thông qua y - sinh học, giải trình tự gen,...

Luyện tập và Vận dụng (trang 24)

Luyện tập 1 trang 24 Lịch sử 10: Bằng kiến thức lịch sử đã học, hãy làm sáng tỏ nhận định: Sử học là ngành khoa học có mối quan hệ với nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau.

Trả lời:

- Sử học là ngành khoa học có mối quan hệ với nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì:

+ Để phục dựng được hoạt động của con người trong quá khứ, Sử học khai thác tri thức của nhiều ngành khoa học có liên quan, đặc biệt là khoa học xã hội và nhân văn (Địa lí học, Tôn giáo học, Văn học, Nhân học,...)

+ Mọi sự kiện, hiện tượng lịch sử diễn ra trong quá khứ đều gắn với những điều kiện tự nhiên và bối cảnh chính trị - xã hội cụ thể. Nhà sử học không thể phục dựng lại một cách đầy đủ, toàn diện bức tranh về quá khứ nếu chỉ sử dụng những tri thức hoặc các phương pháp lịch sử đơn thuần.

+ Một số đối tượng hoặc chủ để nghiên cứu đòi hỏi nhà sử học cần có một nền tảng kiến thức vững chắc về lĩnh vực đó trước khi nghiên cứu chuyên sâu, như lịch sử kinh tế, lịch sử nghệ thuật, lịch sử tôn giáo,..

Luyện tập 2 trang 24 Lịch sử 10: Trình bày mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Lấy ví dụ phân tích về mối liên hệ đó.

Trả lời:

* Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn có mối quan hệ gắn bó, tương hỗ với nhau:

+ Sự hình thành, phát triển của các ngành khoa học xã hội và nhân văn luôn có sự kết nối và gắn liền với tri thức lịch sử. Sự tồn tại và phát triển của Sử học không thể biệt lập và tách rời với các ngành khoa học xã hội và nhân văn.

+ Tri thức về lịch sử luôn đóng vai trò là một trong những nguồn tri thức nền tảng đối với khoa học xã hội và nhân vẫn ở mọi lĩnh vực.

+ Mặt khác, những thông tin của các ngành khoa học xã hội và nhân văn có vai trò hỗ trợ Sử học tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử một cách toàn diện hơn, cụ thể và chính xác hơn.

- Ví dụ: Bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh là đối tượng nghiên cứu của các nhà nghiên cứu lịch sử, văn học, tư tưởng,…

+ Đối với các nhà nghiên cứu về văn học, tư tưởng, để làm rõ về những giá trị văn học, giá trị tư tưởng trong Bản Tuyên ngôn độc lập, các nhà nghiên cứu cần tìm hiểu về bối cảnh lịch sử ra đời, thời gian, người soạn thảo, nội dung và ý nghĩa của bản Tuyên ngôn.

+ Ngược lại khi nghiên cứu về giá trị lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập, các nhà sử học dựa vào những bài viết, những công trình trong văn học, tư tưởng kết hợp với các tư liệu hình ảnh để phục dựng lại đầy đủ, chính xác sự kiện Bác Hồ soạn thảo và đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước công chúng tại Quảng trường Ba Đình vào 2/9/1945.

Vận dụng 3 trang 24 Lịch sử 10: Em đã khai thác và sử dụng công nghệ thông tin để học tập lịch sử và các môn học khác như thế nào?

Trả lời:

- Đối với việc học tập môn lịch sử: Thông qua mạng internet và các trang web chính thống em có thể tìm hiểu về những video, hình ảnh nói về những nhân vật lịch sử Việt Nam (nhằm giải thích về tên những con đường), về những trận chiến oanh liệt của dân tộc, về những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của Việt Nam và các nền văn hóa của nước khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,…

- Đối với việc học tập các môn học khác: khai thác các video, tài liệu, phim ảnh để học về các môn ngoại ngữ được tốt hơn như Tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Nhật,….

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

1. Sử học – môn khoa học mang tính liên ngành

- Để phục dựng được hoạt động của con người trong quá khứ, Sử học cần kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, như phương pháp lịch sử, phương pháp lô-gic, xử lí sử liệu, điền dã,… Sử học cũng khai thác tri thức của nhiều ngành khoa học có liên quan, đặc biệt là khoa học xã hội và nhân văn (Địa lí học, Tôn giáo học, Văn học, Nhân học,...)

- Mọi sự kiện, hiện tượng lịch sử diễn ra trong quá khứ đều gắn với những điều kiện tự nhiên và bối cảnh chính trị - xã hội cụ thể. Nhà sử học không thể phục dựng lại một cách đầy đủ, toàn diện bức tranh về quá khứ nếu chỉ sử dụng những tri thức hoặc các phương pháp lịch sử đơn thuần.

- Một số đối tượng hoặc chủ để nghiên cứu đòi hỏi nhà sử học cần có một nền tảng kiến thức vững chắc về lĩnh vực đó trước khi nghiên cứu chuyên sâu, như lịch sử kinh tế, lịch sử nghệ thuật, lịch sử tôn giáo,..

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

Hướng dẫn viên giới thiệu hiện vật tại bảo tàng Lịch sử quốc gia

2. Mối quan hệ giữa sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn

2.1. Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn

- Sự hình thành, phát triển của các ngành khoa học xã hội và nhân văn luôn có sự kết nối và gắn liền với tri thức lịch sử.

- Sự tồn tại và phát triển của Sử học không thể biệt lập và tách rời với các ngành khoa học xã hội và nhân văn.

- Tri thức về lịch sử luôn đóng vai trò là một trong những nguồn tri thức nền tảng đối với khoa học xã hội và nhân vẫn ở mọi lĩnh vực.

- Trong số các ngành khoa học xã hội và nhân văn, Sử học có mối liên hệ đặc biệt gần gũi với Khảo cổ học, Nhân học, Văn học, Địa lí học, Triết học. Trong nhiều trường hợp, mối liên hệ Văn - Sử, Sử - Địa, Sử - Triết, có sự gắn kết và giao thoa không thể tách rời.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

2.2. Các ngành khoa học xã hội và nhân văn với sử học

- Trong quá trình nghiên cứu lịch sử, các nhà sử học thường xuyên khai thác, sử dụng tri thức của các ngành khoa học khác.

- Những thông tin của các ngành khoa học xã hội và nhân văn hỗ trợ Sử học tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử một cách toàn diện hơn, cụ thể và chính xác hơn.

- Mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn là mối liên hệ gắn bó, thương hỗ và ngày càng quan trọng trong xu thế phát triển liên ngành, đa ngành của các lĩnh vực khoa học ngày nay.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

3. Mối liên hệ giữa sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ

3.1. Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

Sử học phục dựng và mô tả bốn cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử

- Mọi ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đều có lịch sử. Muốn biết được lịch sử phát triển của ngành như thế nào, người ta cần đến sự hỗ trợ của sử học.

- Vai trò của sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ:

+ Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của các ngành khoa học tự nhiên và Công nghệ, đặc biệt là linh vực có truyền thống lâu đời như: Toán học, Vật lý Hoá học, Thiên văn học,..

+ Những công trình nghiên cứu về lịch sử ra đời và phát triển của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ vừa cung cấp tri thức cho các lĩnh vực khoa học tự nhiên và Công nghệ, vừa đưa đến những hiểu biết sâu rộng về lịch sử tri thức, lịch sử văn minh của con người.

+ Lịch sử các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ là một bộ phận và có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của các lĩnh vực khoa học này. Sự tổng kết về lịch sử giúp những người làm khoa học tự nhiên và Công nghệ điều chỉnh hoạt động hiệu quả hơn, tiến bộ hơn, nảy sinh những ý tưởng khoa học mới, hạn chế lặp lại sai lầm, đồng thời thúc đẩy sự hiểu biết của đại chúng đối với khoa học.

3.2. Các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ với sử học

- Khoa học tự nhiên và công nghệ có mối quan hệ tương hỗ với Sử học.

+ Các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ cung cấp nguồn dữ liệu rộng lớn và đa dạng cho các nhà sử học, thông qua đó, nhà sử học có thể miêu tả, trình bày lịch sử một cách toàn diện, cụ thể và chính xác hơn.

+ Các lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thảm, hệ thống thông tin địa lí (GIS), trị tuệ nhân tạo, internet vạn vật, thực tế ảo, hỗ trợ các nhà sử học một cách hiệu quả trong quá trình thu thập và xử lí sử liệu trình bày và tái hiện quá khứ.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

Ứng dụng công nghệ tương tác 3D trong tham quan bảo tàng lịch sử

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

1. Sử học – môn khoa học mang tính liên ngành

- Để phục dựng được hoạt động của con người trong quá khứ, Sử học cần kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, như phương pháp lịch sử, phương pháp lô-gic, xử lí sử liệu, điền dã,… Sử học cũng khai thác tri thức của nhiều ngành khoa học có liên quan, đặc biệt là khoa học xã hội và nhân văn (Địa lí học, Tôn giáo học, Văn học, Nhân học,...)

- Mọi sự kiện, hiện tượng lịch sử diễn ra trong quá khứ đều gắn với những điều kiện tự nhiên và bối cảnh chính trị - xã hội cụ thể. Nhà sử học không thể phục dựng lại một cách đầy đủ, toàn diện bức tranh về quá khứ nếu chỉ sử dụng những tri thức hoặc các phương pháp lịch sử đơn thuần.

- Một số đối tượng hoặc chủ để nghiên cứu đòi hỏi nhà sử học cần có một nền tảng kiến thức vững chắc về lĩnh vực đó trước khi nghiên cứu chuyên sâu, như lịch sử kinh tế, lịch sử nghệ thuật, lịch sử tôn giáo,..

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

Hướng dẫn viên giới thiệu hiện vật tại bảo tàng Lịch sử quốc gia

2. Mối quan hệ giữa sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn

2.1. Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn

- Sự hình thành, phát triển của các ngành khoa học xã hội và nhân văn luôn có sự kết nối và gắn liền với tri thức lịch sử.

- Sự tồn tại và phát triển của Sử học không thể biệt lập và tách rời với các ngành khoa học xã hội và nhân văn.

- Tri thức về lịch sử luôn đóng vai trò là một trong những nguồn tri thức nền tảng đối với khoa học xã hội và nhân vẫn ở mọi lĩnh vực.

- Trong số các ngành khoa học xã hội và nhân văn, Sử học có mối liên hệ đặc biệt gần gũi với Khảo cổ học, Nhân học, Văn học, Địa lí học, Triết học. Trong nhiều trường hợp, mối liên hệ Văn - Sử, Sử - Địa, Sử - Triết, có sự gắn kết và giao thoa không thể tách rời.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

2.2. Các ngành khoa học xã hội và nhân văn với sử học

- Trong quá trình nghiên cứu lịch sử, các nhà sử học thường xuyên khai thác, sử dụng tri thức của các ngành khoa học khác.

- Những thông tin của các ngành khoa học xã hội và nhân văn hỗ trợ Sử học tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử một cách toàn diện hơn, cụ thể và chính xác hơn.

- Mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn là mối liên hệ gắn bó, thương hỗ và ngày càng quan trọng trong xu thế phát triển liên ngành, đa ngành của các lĩnh vực khoa học ngày nay.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

3. Mối liên hệ giữa sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ

3.1. Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

Sử học phục dựng và mô tả bốn cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử

- Mọi ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đều có lịch sử. Muốn biết được lịch sử phát triển của ngành như thế nào, người ta cần đến sự hỗ trợ của sử học.

- Vai trò của sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ:

+ Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của các ngành khoa học tự nhiên và Công nghệ, đặc biệt là linh vực có truyền thống lâu đời như: Toán học, Vật lý Hoá học, Thiên văn học,..

+ Những công trình nghiên cứu về lịch sử ra đời và phát triển của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ vừa cung cấp tri thức cho các lĩnh vực khoa học tự nhiên và Công nghệ, vừa đưa đến những hiểu biết sâu rộng về lịch sử tri thức, lịch sử văn minh của con người.

+ Lịch sử các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ là một bộ phận và có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của các lĩnh vực khoa học này. Sự tổng kết về lịch sử giúp những người làm khoa học tự nhiên và Công nghệ điều chỉnh hoạt động hiệu quả hơn, tiến bộ hơn, nảy sinh những ý tưởng khoa học mới, hạn chế lặp lại sai lầm, đồng thời thúc đẩy sự hiểu biết của đại chúng đối với khoa học.

3.2. Các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ với sử học

- Khoa học tự nhiên và công nghệ có mối quan hệ tương hỗ với Sử học.

+ Các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ cung cấp nguồn dữ liệu rộng lớn và đa dạng cho các nhà sử học, thông qua đó, nhà sử học có thể miêu tả, trình bày lịch sử một cách toàn diện, cụ thể và chính xác hơn.

+ Các lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thảm, hệ thống thông tin địa lí (GIS), trị tuệ nhân tạo, internet vạn vật, thực tế ảo, hỗ trợ các nhà sử học một cách hiệu quả trong quá trình thu thập và xử lí sử liệu trình bày và tái hiện quá khứ.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

Ứng dụng công nghệ tương tác 3D trong tham quan bảo tàng lịch sử

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Bài 5: Khái niệm văn minh

Bài 6: Một số nền văn minh Phương Đông

Bài 7: Một số nền văn minh Phương Tây

Bài 8: Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại

1 10,434 07/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: