Giải Lịch sử 10 Bài 15 ( Cánh diều ): Một số thành tựu của văn minh Đại Việt

Với giải bài tập Lịch sử 10 Bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 10 Bài 15.

1 29453 lượt xem
Tải về


Giải Lịch sử lớp 10 Bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt

Bài giảng Lịch sử lớp 10 Bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt

Mở đầu trang 99 Lịch sử 10: Chùa Một Cột có tên ban đầu là Liên Hoa Đài (Đài hoa sen), nằm trong quần thể chùa Diên Hựu được vua Lí Thái Tông cho khởi công xây dựng năm 1049. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo bậc nhất châu Á, đồng thời là một trong những thành tựu tiêu biểu của văn minh Đại Việt.

Vậy nền văn minh Đại Việt đã đạt được những thành tựu tiêu biểu nào? Nền văn minh Đại Việt có ý nghĩa như thế nào trong lịch sử dân tộc Việt Nam?

Giải Lịch sử 10 Bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Văn minh Đại Việt đạt được nhiều thành tựu lớn trên các lĩnh vực:

+ Chính trị

+ Kinh tế

+ Văn hóa

- Ý nghĩa của văn minh Đại Việt:

+ Thể hiện sức sáng tạo và truyền thống lao động bền bỉ của các thế hệ người Việt.

+ Là tiền đề và điều kiện quan trọng để tạo nên sức mạnh của dân tộc trong công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, đồng thời, góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy được những thành tựu và giá trị của văn minh Việt cổ.

1. Chính trị

Câu hỏi trang 100 Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát Sơ đồ 15, hãy nêu những thành tựu tiêu biểu về chính trị của nền văn minh Đại Việt.

Giải Lịch sử 10 Bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện từ trung ương đến địa phương, phát triển đỉnh cao thời kì Lê Sơ:

+ Vua là người đứng đầu nắm trong tay mọi quyền hành;

+ Giúp việc cho vua có các cơ quan văn phòng, hành chính, giám sát, chuyên môn.

+ Cả nước chia thành nhiều đạo, dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã.

- Việc thành lập cơ quan hành chính, pháp lí, chuyên môn, giám sát,... thể hiện vai trò tổ chức, quản lý của nhà nước ngày càng chặt chẽ.

Câu hỏi trang 101 Lịch sử 10: Đọc thông tin, tư liệu, hãy nêu và phân tích vai trò của luật pháp đối với sự phát triển của nền văn minh Đại Việt.

Trả lời:

- Thành tựu về luật pháp trong nền văn minh Đại Việt:

+ Năm 1002, nhà Tiền Lê định luật lệ

+ Thời Lý có bộ Hình thư (năm 1042);

+ Thời Trần có bộ Hình luật (năm 1230);

+ Thời Lê Sơ có bộ Quốc triều hình luật (năm 1483);

+ Thời Nguyễn có bộ Hoàng triều luật lệ (năm 1815).

- Vai trò:

+ Luật pháp trở thành hệ thống chuẩn mực nhằm duy trì và bảo vệ quyền lợi của tầng lớp thống trị cũng như trật tự xã hội.

+ Bên cạnh các điều luật bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, các bộ luật còn còn đề cao tính dân tộc, chủ quyền quốc gia; bảo vệ quyền lợi của nhân dân và phụ nữ…

2. Kinh tế

Câu hỏi trang 102 Lịch sử 10: Đọc thông tin và tư liệu, hãy:

- Nêu những thành tựu tiêu biểu về nông nghiệp của nền văn minh Đại Việt.

- Phân tích tác động của những thành tựu đó đối với sự phát triển của nền văn minh Đại Việt.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Thành tựu về nông nghiệp

- Nhà nước thực hiện nhiều chính sách quan tâm, chăm lo phát triển sản xuất nông nghiệp, như: miễn giảm thuế; xâu dựng các công trình thủy lợi; khuyến khích khai hoang; thực hiện phép “quân điền”; cấm giết, mổ trâu, bò…

- Đa dạng các loại cây trồng: lúa nước, ngô, khoai, sắn,...

- Phương thức và kĩ thuật canh tác có những bước tiến mới.

- Diện tích canh tác tăng, góp phần mở rộng lãnh thổ.

Yêu cầu số 2:

- Nông nghiệp phát triển đã cung cấp nguyên liệu, hàng hóa cho sản xuất thủ công nghiệp và hoạt động thương nghiệp. Ví dụ: cung cấp nguyên liệu cho nghề làm cốm; nông sản cũng là một mặt hàng buôn bán quan trọng…

- Nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ấm no, sung túc sẽ góp phần ổn định an ninh, trật tự xã hội.

- Sản xuất nông nghiệp để lại dấu ấn sâu đậm trong đời sống văn hóa của cư dân. Ví dụ: có nhiều lễ nghi liên quan đến nông nghiệp; sáng tác ca dao, dân ca về lao động sản xuất…

Câu hỏi trang 102 Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát Hình 15.2 hãy nêu những thành tựu tiêu biểu của thủ công nghiệp Đại Việt. Phân tích tác động của thủ công nghiệp đối với nền văn minh Đại Việt.

Giải Lịch sử 10 Bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

* Thành tựu tiêu biểu về thủ công nghiệp

- Thủ công nghiệp truyền thống như dệt, làm gốm,…tiếp tục duy trì và phát triển. Hình thành các làng nghề thủ công như gốm Bát Tràng, gốm Chu Đậu,…

- Thủ công nghiệp nhà nước: do triều đình quản lí, có các quan xưởng để sản xuất đồ dùng phục vụ nhà nước, vua, quan trong triều đình; sản xuất vũ khí; đóng thuyền lớn; đúc tiền,…

* Tác động từ sự phát triển của thủ công nghiệp đến văn minh Đại Việt

- Tạo ra những sản phẩm vừa có giá trị về kinh tế, vừa có giá trị về văn hóa mang tính tư duy thẩm mĩ và kĩ thuật ngày càng cao của người Việt.

- Sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong nước và cung cấp hàng hóa để trao đổi, buôn bán với nước ngoài.

Câu hỏi trang 103 Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát Hình 15.3 hãy:

- Nêu những thành tựu tiêu biểu của thương nghiệp Đại Việt.

- Nêu vai trò của đô thị đối với sự phát triển của nền văn minh Đại Việt.

Giải Lịch sử 10 Bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

* Thành tựu tiêu biểu của thương nghiệp Đại Việt:

- Nội thương:

+ Chợ làng, chợ huyện hình thành và phát triển nhộn nhịp

+ Hình thành nên những trung tâm buôn bán sầm uất, như: kinh đô Thăng Long

- Ngoại thương:

+ Hoạt động trao đổi, buôn bán với nước ngoài ( Nhật Bản, Trung Quốc, các nước phương Tây) phát triển với nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng.

+ Sự phát triển buôn bán dẫn đến sự ra đời của các đô thị, cảng thị tiêu biểu như Thăng Long, Phố Hiến, Hội An, Thanh Hà,…

* Vai trò của đô thị đối với sự phát triển của nền văn minh Đại Việt:

- Thúc đẩy buôn bán và trao đổi hàng hóa, góp phần phát triển kinh tế Đại Việt.

- Các đô thị thường là những trung tâm hành chính, quân sự, đầu mối kinh tế và giao thông của Đại Việt.

+ Một bộ phận dân cư tại đô thị đã tách khỏi hoạt động sản xuất, có điều kiện tham gia vào các hoạt động văn chương và nghệ thuật, góp phần thay đổi đời sống văn hóa; lưu giữ và truyền bá các thành tựu văn minh Đại Việt.

3. Văn hoá

Câu hỏi trang 104 Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát Hình 15.4 hãy nêu những thành tựu tiêu biểu về tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng của văn minh Đại Việt.

Giải Lịch sử 10 Bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Thành tựu về tư tưởng:

+ Tư tưởng yêu nước, thương dân; lấy dân làm gốc

+ Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước quân chủ, chi phối nội dung giáo dục, thi cử.

- Tôn giáo:

+ Phật giáo du nhập từ thời Bắc thuộc, phát triển mạnh dưới thời Lý -Trần.

+ Đạo giáo được duy trì và phát triển trong văn hóa dân gian.

+ Thế kỉ XIII, Hồi giáo du nhập vào Đại Việt.

+ Thế kỉ XVI, Thiên Chúa giáo du nhập vào Đại Việt.

- Tín ngưỡng dân gian tiếp tục được duy trì, phát triển: thờ cúng tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ Mẫu, thờ các anh hùng, tổ nghề,…

Câu hỏi trang 105 Lịch sử 10: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 15.5 hãy:

- Trình bày những thành tựu tiêu biểu về giáo dục của Đại Việt.

- Nêu vị trí của Văn Miếu - Quốc Tử Giám đối với sự phát triển của văn minh Đại Việt

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Thành tựu tiêu biểu về giáo dục của Đại Việt:

- Hệ thống giáo dục được mở rộng và ngày càng hoàn thiện.

+ Nhà Lý: xây dựng Văn Miếu, tổ chức khoa thi đầu tiên để tuyển chọn nhân tài, mở Quốc Tử giám để dạy học.

+ Nhà Trần, Lê sơ: mở rộng hệ thống trường học được trên cả nước cho cả con em bình dân đi học.

+ Thời Tây Sơn: ban chiếu khuyến học để khuyến khích nhân dân học tập.

- Phương thức, thể lệ thi cử được các triều đại qui định ngày càng chặt chẽ, chính quy và có hệ thống (thi Hương, Hội, Đình).

- Giáo dục, thi cử trở thành hình thức tuyển chọn quan lại chủ yếu.

Yêu cầu số 2: Vị trí của Văn Miếu - Quốc Tử Giám đối với sự phát triển của văn minh Đại Việt

- Văn Miếu - thờ Khổng Tử; Quốc Tử Giám được coi là trường Đại học đầu tiên của Việt Nam nơi đây đã đạo tạo nên nhiều nhân tài cho quốc gia Đại Việt.

- Văn Miếu - Quốc Tử Giám gắn với nền giáo dục Nho học đã trở thành biểu tượng của nền giáo dục này ở Việt Nam.

- Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng lưu giữ những dấu ấn về kiếm trúc - điêu khắc của cư dân Đại Việt.

- Các văn bia Tiến sĩ trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám vừa có giá trị về điêu khắc, thư pháp vừa cung cấp những tư liệu quý giá về:

+ Những danh nhân văn hóa tiêu biểu của Đại Việt;

+ Quan điểm phát triển giáo dục - văn hóa của các triều đại quân chủ ở Việt Nam

+…

Câu hỏi trang 106 Lịch sử 10: Đọc thông tin, hãy nêu những thành tựu tiêu biểu về văn học và chữ viết của nền văn minh Đại Việt.

Trả lời:

* Thành tựu về chữ viết:

- Trên cơ sở tiếp thu chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm.

- Đến thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ ra đời trên cơ sở việc sử dụng chữ La-tinh để ghi âm tiếng Việt.

* Thành tựu về văn học:

- Văn học chữ Hán phát triển mạnh, đạt nhiều thành tựu rực rỡ.

+ Nội dung: ca ngợi truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc.

+ Một số tác phẩm tiêu biểu là: Chiếu dời đô, Nam quốc sơn hà…

- Văn học chữ Nôm xuất hiện từ khoảng thế kỉ XIII và phát triển mạnh từ thế kỉ XV, đặc biệt là trong các thế kỉ XVI-XIX.

+ Nội dung: ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, con người, phê phán một bộ phận quan lại cường hào và phản ảnh những bất công trong xã hội, đề cao vẻ đẹp con người...

+ Tiêu biểu: Truyện Kiều của Nguyễn Du,…

- Văn học dân gian tiếp tục duy trì và phát triển mạnh trong các thể kỉ XVI - XVIII.

+ Nội dung: phản ảnh tâm tư, tình cảm con người, tình yêu quê hương, đất nước

+ Nhiều thể loại phong phú, như thơ ca, tục ngữ, hỏ vẻ, hát, truyện cổ tích,...

Câu hỏi trang 106 Lịch sử 10: Đọc thông tin trong Bảng 15 hãy nêu thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật của nền văn minh Đại Việt.

Giải Lịch sử 10 Bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Sử học:

+ Nhà Trần lập Quốc sử viện, nhà Nguyễn lập Quốc sử quán

+ Nhiều bộ sử lớn được biên soạn như: Đại Việt sử kí (Lê Văn Hưu), Đại Việt sử kí toàn thư (Ngô Sĩ Liên)…

- Địa lí: có các tác phẩm nổi tiếng như: Dư địa chí (Nguyễn Trãi); Hồng Đức bản đồ (triều Lê sơ); Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức)…

- Quân sự: có các tác phẩm nổi tiếng như: Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thứ (của Trần Quốc Tuấ); Hổ Trướng khu cơ (của Đào Duy Từ)…

- Y học: có các tác phẩm nổi tiếng như: Nam dược thần hiệu (của Nguyễn Bá Tĩnh - Tuệ Tĩnh); Hải Thượng y tông tâm lĩnh (Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác)…

- Toán học: có các tác phẩm nổi tiếng như: Đại thành toán pháp (Lương Thế Vinh); Lập thành toán pháp (Vũ Hữu)..

- Khoa học: Đúc súng thần cơ, đóng chiến thuyền có lầu (cổ lâu); xây dựng thành lũy…

Câu hỏi trang 108 Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát Hình 15.7 hãy:

- Trình bày những thành tựu tiêu biểu về nghệ thuật của nền văn minh Đại Việt.

- Nêu giá trị của “An Nam tứ đại khí” đối với nền văn minh Đại Việt.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Thành tựu tiêu biểu về nghệ thuật của nền văn minh Đại Việt:

- Kiến trúc:

+ Phát triển mạnh với hệ thống chùa, tháp, thành quách, cung điện.

+ Công trình tiêu biểu: chùa Một Cột, chùa Dâu, tháp Báo Thiên, tháp Chăm, thành nhà Hồ, Đại nội Huế, Hoàng thành Thăng Long,…

- Điêu khắc: phong cách điêu khắc trên đá, gỗ, gốm đặc sắc, phong phú với những hoa văn độc đáo như hoa sen, tượng người, hình tượng rồng,…

- Âm nhạc: phát triển mạnh với nhiều thể loại (cung đình, dân gian,..), có nhiều nhạc cụ (trống cơm, cồng chiêng, sáo,..).

- Sân khấu: phát triển với nhiều loại hình như hát chèo, tuồng, múa rối nước,…

- Lễ hội: được duy trì và tổ chức hằng năm với nhiều loại hình như hội mùa, tết Nguyên Đán, Giỗ tổ Hùng Vương….kết hợp các trò chơi dân gian như đấu vật, chọi trâu,…

* Giá trị của “An Nam tứ đại khí” đối với nền văn minh Đại Việt.

- "An Nam tứ đại khí" là 4 bảo vật nổi tiếng của nước ta trong thời phong kiến bao gồm: Tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh và tượng phật chùa Quỳnh Lâm.

- "An Nam tứ đại khí" vừa mang lại giá trị lịch sử, phản ánh đời sống của nhân dân trong giai đoạn này, đồng thời nó còn mang những yếu tố linh thiêng, được coi là những pháp khí gắn liền với Phật và Thần. Được tạo nên từ hai vị thánh tăng bất tử của Đại Việt - Nguyễn Minh Không và Từ Đạo Hạnh; hội tụ tất cả linh khí và tinh hoa của 4000 năm lịch sử dân tộc.

- An Nam Tứ Đại Khí đã chứng kiến những trang sử hào hùng của hai thời Lý, Trần. Người ta nói Lý-Trần là hai thời đại huy hoàng của Đại Việt bởi đây là những triều đại tôn vinh Phật Pháp, coi Phật giáo là quốc pháp cai trị đất nước, và ngay cả nhiều vị vua cũng xuất gia tu hành. Đây cũng là thời kỳ mà những bậc anh tài đã xuất hiện làm rạng rỡ non sông, như Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn,..

4. Ý nghĩa của văn minh Đại Việt

Câu hỏi trang 109 Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát Hình 15.8 hãy nhận xét về ưu điểm, hạn chế và phân tích ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt.

Giải Lịch sử 10 Bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

* Nhận xét ưu điểm, hạn chế của văn minh Đại Việt:

- Ưu điểm:

+ Là nền văn minh lúa nước, dựa trên sự kế thừa văn minh Văn Lang Âu Lạc, tiếp biến văn minh từ bên ngoài với sự độc lập tự chủ của quốc gia Đại Việt đã làm cho văn minh phát triển rực rỡ và toàn diện.

+ Yếu tố xuyên suốt trong nền văn minh Đại Việt: truyền thống yêu nước, nhân ái, nhân văn và tính cộng đồng sâu sắc.

- Hạn chế:

+ Kinh tế hàng hóa còn hạn chế.

+ Khoa học, kĩ thuật chưa thực sự phát triển.

+ Cá nhân và xã hội còn thụ động, tư tưởng bình quân, thiếu năng động, sáng tạo.

+ Đời sống tinh thần còn nhiều yếu tố duy tâm.

* Ý nghĩa của văn minh Đại Việt

- Thể hiện sự sáng tạo và truyền thống lao động bền bỉ của các thế hệ người Việt.

- Là tiền đề và điều kiện quan trọng để tạo nên sức mạnh dân tộc trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia.

- Góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy những thành tựu và giá trị của văn minh Việt cổ.

- Văn minh Đại Việt có giá trị lớn đối với quốc gia dân tộc Việt Nam và cả nhân loại (UNESCO công nhận 1 số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đại Việt).

Luyện tập và Vận dụng (trang 109)

Luyện tập 1 trang 109 Lịch sử 10: Vẽ sơ đồ tư duy khái quát những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng, giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học, kĩ thuật.

Trả lời:

(*) Sơ đồ tư duy tham khảo:

Giải Lịch sử 10 Bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt - Cánh diều (ảnh 1)

Luyện tập 2 trang 109 Lịch sử 10: Kể tên những thành tựu của nền văn minh Đại Việt còn lưu giữ, tồn tại đến ngày nay mà em biết. Hãy nêu giá trị của các thành tựu đó.

Trả lời:

- Một số thành tựu của nền văn minh Đại Việt còn lưu giữ, tồn tại đến ngày nay:

+ Hoàng thành Thăng Long

+ Phố cổ Hội An

+ Chùa Một cột

+ Văn Miếu - Quốc tử giám

+ Đại Nội Huế,…

- Giá trị:

+ Lưu giữ những giá trị lịch sử và văn hóa, phản ánh đời sống của cư dân Đại Việt thời bấy giờ.

+ Góp phần giáo dục thế hệ ngày nay phải biết giữ gìn và phát huy những di sản của cha ông để lại. Đồng thời cố gắng học tập để góp phần bảo vệ, xây dựng quê hương đất nước.

Lưu ý: Học sinh trình bày theo hiểu biết của bản thân

Vận dụng 3 trang 109 Lịch sử 10: Hãy giới thiệu với du khách về một thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt.

Trả lời:

(*) Giới thiệu về đô thị cổ Hội An

Xin chào các bạn đã đến với tour du lịch Hội An- Đà Nẵng, tôi tên là….trong vai hướng dẫn viên du lịch, hôm nay tôi sẽ giới thiệu tới các bạn một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam - đó chính là Phố cổ Hội An.

Hội An là một đô thị cổ nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam vẫn giữ được gần như nguyên vẹn với hơn 1000 di tích kiến trúc mang nét đẹp xưa cổ trầm mặc rêu phong trong từng mái ngói, viên gạch, hàng cây từ phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ… đến các món ăn truyền thống phản ánh đời sống bình dị trong tính cách, tâm hồn thuần hậu, chân chất của người dân địa phương. Một lần du lịch Hội An sẽ làm say đắm lòng du khách bởi những nét đẹp trường tồn cùng thời gian, vô cùng mộc mạc, bình dị. Nét đẹp ấy đã từng làm say đắm biết bao người, như một nhà thơ đã viết:

“Anh muốn kể Lai Viễn Kiều Hội phố

Đón đợi người sang nghiêng bóng sông chiều

Mái gỗ cầu cong sơn son chạm trổ

Mấy trăm năm rồi ngói vẫn ấm màu rêu”.

Du khách tham quan đến Hội An, chúng ta sẽ ghé thăm Chùa Cầu được coi là “biểu tượng của Hội An”. Cầu dài 18m có mái che lợp bằng ngói âm dương, quay mặt về phía sông Thu Bồn. Điều đặc biệt là dù được người Nhật xây dựng nhưng chùa Cầu lại mang đậm nét kiến trúc Việt Nam. Công trình kiến trúc độc đáo này còn được in trên tờ tiền polyme 20.000đ của nước ta nữa đó!

Bên cạnh đó, để hiểu hơn về cuộc sống và văn hóa người Hội An, du khách nên đến tham quan một số nhà cổ nổi tiếng và các công trình tâm linh, xã hội như nhà cổ Quân Thắng, Đức An, Tấn Ký, … hay một số hội quán như Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông … Đây là những địa điểm đẹp ở Hội An giúp du khách được trải nghiệm không gian văn hóa đặc trưng phố Hội An.

Du khách cũng có thể thử món ăn ngon ở Hội An nổi tiếng như mì Quảng tại rất nhiều nơi dọc phố cổ như quán bà Minh, trong chợ Hội An hay đầu phố Trần Phú. Ngoài ra, Cao Lầu cũng được xem là món ăn đáng để thử khi đi du lịch Hội An; du khách có thể thưởng thức món chè bắp, bánh đập, hến xào ngon nhất ở Hội An, bạn nên tới quán bánh đập Bà Già, trên vỉa hè phố Trần Phú…

Khi đến với Hội An, du khách dễ dàng bắt gặp những chiếc đèn lồng đủ màu sắc sặc sỡ và hình dáng quanh các con phố, ngôi nhà. Vào ngày Rằm hàng tháng, có một Hội An thật khác trong mắt du khách - một Hội An lộng lẫy với ánh sáng của đèn lồng, đèn hoa đăng.

Đến với phố cổ Hội An du khách sẽ có rất nhiều trải nghiệm thú vị với những nét đẹp cổ kính của các con phố, ngôi nhà cổ với những món ăn đặc sản nơi đây. Phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới và được bình chọn là trở thành thành phố tuyệt vời nhất thế giới.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Vận dụng 4 trang 109 Lịch sử 10: Sưu tầm tư liệu về một thành tựu của nền văn minh Đại Việt để thuyết trình với thầy cô và bạn học.

Trả lời:

(*) Giới thiệu Văn Miếu - Quốc Tử Giám

- Du lịch đến với Hà Nội ngàn năm văn hiến thì Văn Miếu – Quốc Tử Giám chắc chắn là địa điểm mà bạn nên ghé thăm. Quần thể di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện nay đang tọa lạc tại khu vực quận Đống Đa, Hà Nội.

- Văn Miếu được xây dựng năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập thêm Quốc Tử Giám bên cạnh là trường đại học dành riêng cho con vua và các gia đình quý tộc.

- Sang thời hậu Lê, đời vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia của những người thi đỗ tiến sĩ. Tới thời Nguyễn, Quốc Tử Giám được lập Huế. Văn miếu Thăng Long được sửa sang lại chỉ còn là Văn Miếu của trấn Bắc Thành, sau đổi thành Văn Miếu Hà Nội. 

- Quần thể di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện tại nằm trong khuôn viên rộng 54331m2, bao gồm nhiều công trình kiến trúc nhỏ khác nhau. Trải qua nhiều tu sửa, quần thể di tích này bao gồm Hồ Văn, Văn Miếu môn, Đại Trung môn, Khuê Văn Các, giếng Thiên Quang, bia tiến sĩ, Đại Thành môn, nhà Thái Học. 

- Văn Miếu - Quốc Tử Giám không chỉ là trường đại học đầu tiên của Việt Nam mà còn như một ngọn nến luôn rực cháy, thắp sáng truyền thống hiếu học của người Việt.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

1 29453 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: