Giải Lịch sử 10 Bài 4 ( Cánh diều ): Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Với giải bài tập Lịch sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 10 Bài 4.

1 7616 lượt xem
Tải về


Giải Lịch sử lớp 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Bài giảng Lịch sử lớp 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Mở đầu trang 25 Lịch sử 10: Ngày 3-11-2020, Tổ chức Giải thưởng Du lịch Thế giới (WTA) công bố Giải thưởng Du lịch Thế giới lần thứ 27 khu vực châu Á. Theo đó, Việt Nam đã giành được chiến thắng trong cuộc bình chọn ba hạng mục và trở thành “Điểm đến hàng đầu châu Á về di sản, ẩm thực và văn hóa”

Vậy sử học có đóng góp gì vào sự kiện trên? Sử học có vai trò như thế nào trong công tác bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên? Sử học có mối quan hệ như thế nào đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực Công nghiệp văn hóa?

Giải Lịch sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại - Cánh diều (ảnh 1)Giải Lịch sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Đóng góp của Sử học: Việt Nam đã giành được chiến thắng trong cuộc bình chọn ba hạng mục và trở thành “Điểm đến hàng đầu châu Á về di sản, ẩm thực và văn hóa” là nhờ có hệ thống di tích lịch sử, di sản văn hóa, di sản thiên nhiên khắp cả nước; là nơi lưu giữ được những dấu ấn lịch sử, văn hóa truyền thống được bảo tồn và khai thác khoa học.

- Sử học có vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên:

+ Sử học nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của các di sản, ẩm thực và văn hóa của Việt Nam; xác định vị trí, vai trò, ý nghĩa của các di sản đối với cộng đồng.

+ Sử học cung cấp những thông tin có giá trị và tin cậy liên quan đến di sản văn hóa, di sản thiên nhiên, làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.

+ Qua các phương pháp nghiên cứu, Sử học xác định giá trị của di sản cần bảo tồn; đưa ra những đề xuất về hình thức, phương pháp bảo tồn hiệu quả, bền vững.

- Sử học có mối quan hệ gắn bó, chặt chẽ đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực Công nghiệp văn hóa.

1. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên

Câu hỏi trang 27 Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát các hình 4.2, 4.3 hãy phân tích mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên. Hãy làm rõ mối quan hệ đó qua một ví dụ cụ thể.

Giải Lịch sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Sử học và di sản văn hóa, di sản thiên nhiên có mối quan hệ gắn bó, mật thiết:

+ Thứ nhất, các loại hình di sản văn hoá (vật thể, phi vật thể, hỗn hợp,...) đều đóng vai trò là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt đối với nghiên cứu lịch sử. Việc bảo tồn di sản theo dạng thức vốn có là cơ sở để nhà sử học có thể miêu tả, trình bày lịch sử quá khứ một cách chính xác.

+ Thứ hai, Sử học nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát triển của di sản văn hoá, di sản thiên nhiên, xác định vị trí, vai trò và ý nghĩa của di sản đối với cộng đồng

+ Thứ ba, Sử học cung cấp những thông tin có giá trị và tin cậy (về đặc điểm, loại hinh, cấu trúc, địa bàn dân cư, tác động - ảnh hưởng,...) liên quan đến di sản văn hoá, di sản thiên nhiên, làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.

+ Thứ tư, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì kí ức và bản sắc cộng đồng, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững, giáo dục thể hệ trẻ, bảo vệ sự đa dạng văn hoá và đa dạng sinh học trên toàn cầu.

- Ví dụ:

+ Những dấu tích, hiện vật được tìm thấy tại Hoàng thành Thăng Long là nguồn sử liệu quan trọng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc Việt Nam ở thời kì quân chủ độc lập (938 - 1884).

+ Ngược lại, thông qua những tri thức lịch sử về thời kì quân chủ độc lập, về vai trò của kinh đô Thăng Long… chúng ta có thể xác định được vai trò và ý nghĩa của di sản Hoàng thành Thăng Long đối với cộng đồng; từ đó có giải pháp bảo tồn phù hợp đối với di sản.

2. Sử học với sử phát triển ngành Công nghiệp văn hoá

Câu hỏi trang 28 Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát Bảng 4, hãy nêu vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực Công nghiệp văn hóa. Trình bày tác động của sự phát triển các ngành, nghề thuộc lĩnh vực Công nghiệp văn hóa đối với Sử học.

Giải Lịch sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Vai trò của sử học đối với ngành công nghiệp văn hóa:

+ Cung cấp những tri thức liên quan đến ngành.

+ Hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng cho ngành Công nghiệp văn hoá.

+ Nghiên cứu, đề xuất chiến lược phát triển bền vững.

- Tác động của ngành công nghiệp văn hóa đối với sử học:

+ Cung cấp thông tin, nguồn tri thức của ngành cho việc nghiên cứu lịch sử.

+ Thúc đẩy sử học phát triển.

+ Góp phần lưu giữ và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá trong cộng đồng.

3. Lịch sử và văn hoá đối với sự phát triển du lịch

Câu hỏi trang 30 Lịch sử 10: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình từ 4.4 đến 4.6 các sơ đồ 4.1, 4.2 hãy:

- Giải thích vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch.

- Phân tích tác động của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa. Lấy ví dụ cụ thể và phân tích.

Giải Lịch sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Yêu cầu số 1: Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch.

+ Lịch sử và văn hóa là nguồn di sản, tài nguyên quý giá để phát triển ngành Du lịch, đem lại những nguồn lực lớn.

+ Cung cấp tri thức lịch sử, văn hóa để hỗ trợ quảng bá thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững.

+ Cung cấp bài học kinh nghiệm, hình thành ý tưởng để lên kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch.

Yêu cầu số 2:

- Tác động của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa:

+ Mang lại nguồn lực hỗ trợ cho việc bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa

+ Cung cấp thông tin của ngành để sử học nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững

+ Quảng bá lịch sử, văn hóa cộng đồng ra bên ngoài; kết nối và nâng cao vị thế của các ngành du lịch, sử học

- Ví dụ cụ thể:

+ Nhu cầu tham quan, trải nghiệm của du khách về di tích Cố đô Huế sẽ thôi thúc chính quyền địa phương và nhân dân biết quý trọng, quan tâm hơn nữa đến công tác bảo tồn và phát huy những giá trị của các di sản ở đây.

+ Đồng thời một phần doanh thu từ du lịch được tái đầu tư vào việc bảo tồn, tôn tạo, tôn vinh, phục dựng, quản lí,… về các di sản tại Cố đô Huế.

+ Qua các chuyến tham quan của du khách trong và ngoài nước những giá trị lịch sử, văn hóa tốt đẹp sẽ được giới thiệu, quảng bá với bạn bè quốc tế, nhằm nâng cao vị thế ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và du lịch nước nhà nói chung.

Luyện tập và Vận dụng (trang 30)

Luyện tập 1 trang 30 Lịch sử 10: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện những nội dung chính của bài học.

Trả lời:

(*) Sơ đồ tham khảo:

Giải Lịch sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại - Cánh diều (ảnh 1)

Luyện tập 2 trang 30 Lịch sử 10: Kể tên 5 di sản văn hóa của Việt Nam được UNESCO ghi danh là Di sản Thế giới. Hãy giới thiệu về các giá trị lịch sử, văn hóa liên quan đến những di sản đó.

Trả lời:

(*) 5 di sản văn hóa của Việt Nam được UNESCO ghi danh là Di sản Thế giới:

- Quần thể Cố đô Huế

- Thánh địa Mỹ Sơn

- Hoàng thành Thăng Long

- Phố cổ Hội An

- Thành nhà Hồ…

(*) Giới thiệu về các giá trị lịch sử, văn hóa liên quan đến những di sản:

- Quần thể di tích Cố đô Huế:

+ Là những di tích lịch sử - văn hóa được tạo dựng dưới Nguyễn (1802 - 1945) trên địa bàn kinh đô Huế xưa, nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam.

+ Phần lớn các di tích này nay thuộc sự quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.

+ Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 11/12/1993.

- Thánh địa Mỹ Sơn

+ Thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam

+ Là tổ hợp gồm nhiều đền đài Chăm-pa trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km được bao quanh bởi đồi núi. Xưa đây từng là nơi tổ chức cúng tế cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm-pa hay hoàng thân, quốc thích.

+ Năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tân thời và hiện đại.

- Hoàng thành Thăng Long

+ Là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội; bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn.

+ Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.

+ Vào ngày 31/7/2010, UNESCO đã thông qua nghị quyết công nhận khu Trung tâm hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới.

- Phố cổ Hội An:

+ Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo.

+ Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, phần bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp.

+ Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa. Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp.

+ Với những giá trị nổi bật, tại kỳ họp lần thứ 23 ngày 4/12/1999, Tổ chức UNESCO đã công nhận đô thị cổ Hội An là một di sản văn hóa thế giới.

- Thành nhà Hồ

+ Thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa

+ Là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam và Đông Nam Á.

+ Ngày 27/6/2011, Thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Vận dụng 3 trang 30 Lịch sử 10: Giới thiệu một di sản (hoặc địa điểm) ở địa phương em có thể phát triển du lịch.

Trả lời:

(*) Giới thiệu về di sản: Rừng Sác Nhơn Trạch

- Rừng Sác Nhơn Trạch trải rộng trên địa bàn các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, thông với dải rừng Sác Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh). Nơi đây có thảm thực vật nước mặn phong phú như đước, sú, mắm, bần,…; có nhiều loại động vật đa dạng như lợn, rừng, chồn, chim,…nhiều loài cá nước ngọt, nước lợ sinh sống.

- Đồng thời, rừng Sác Nhơn Trạch còn là căn cứ địa cách mạng trong chống Pháp và chống Mĩ, lưu giữ những chứng tích của những cuộc rải bom B52, chất độc hóa học, các cuộc càn quét với những vũ khí hiện đại. Nơi đây cũng chứng kiến nhiều thắng lợi của quân dân Việt Nam, như: trận đánh chìm tàu quân sự của Pháp, tàu Victory của Mĩ, phá kho bom thành Tuy Hạ,…

- Như vậy Rừng Sác Nhơn Trạch không chỉ là lá phổi xanh của Đồng Nai mà còn là địa điểm du lịch sinh thái vô cùng hấp dẫn.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 5: Khái niệm văn minh

Bài 6: Một số nền văn minh Phương Đông

Bài 7: Một số nền văn minh Phương Tây

Bài 8: Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại

Bài 9: Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại

1 7616 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: