Giải Lịch sử 10 Bài 12 (Cánh diều): Văn minh Văn Lang - Âu Lạc

Với giải bài tập Lịch sử 10 Bài 12: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 10 Bài 12.

1 18,864 20/09/2024
Tải về


Giải Lịch sử lớp 10 Bài 12: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc

Bài giảng Lịch sử lớp 10 Bài 12: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc

Mở đầu trang 83 Lịch sử 10: Năm 1893, trong một lần đắp đê, người dân địa phương ở làng Ngọc Lũ (Hà Nam) đã phát hiện ra một chiếc trống đồng và đưa về thờ tại đình làng. Hiện nay trống đồng Ngọc Lũ được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Trống đồng Ngọc Lũ thuộc nền Văn hóa Đông Sơn, là một trong những biểu tượng của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.

Vậy cơ sở hình thành và những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc là gì?

Trả lời:

- Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc được hình thành trên những cơ sở: điều kiện tự nhiên và cơ sở xã hội.

- Văn minh Văn Lang - Âu Lạc đạt được nhiều thành tựu trên các phương diện: đời sống vật chất; đời sống tinh thần và tổ chức nhà nước.

1. Cơ sở hình thành

Câu hỏi trang 84 Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát Lược đồ 12, hãy nêu cơ sở điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.

Giải Lịch sử 10 Bài 12: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Cơ sở về điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc:

+ Vị trí địa lí (tiếp giáp với Trung Quốc, giáp biển) => thuận lợi giao lưu với các nền văn minh khác.

+ Sông ngòi: có nhiều sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cả,.. => bồi đắp nên những đồng bằng màu mỡ, phì nhiêu thuận lợi cư dân sinh sống thành các làng.

+ Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa (nóng, mưa nhiều) => thuận lợi để trồng trọt, chăn nuôi, đảm bảo nguồn thức ăn đa dạng.

+ Tài nguyên khoáng sản phong phú => là cơ sở để dân cư chế tác các loại công cụ sản xuất và đồ dùng sinh hoạt hằng ngày.

Câu hỏi trang 84 Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát các hình 12.2, 12.3 hãy nêu cơ sở xã hội hình thành nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.

Giải Lịch sử 10 Bài 12: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Cơ sở xã hội hình thành nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc:

+ Việc sử dụng đồ kim loại vào sản xuất đã làm tăng năng suất lao động, của cải dư thừa nhiều, xuất hiện tư hữu và đưa đến sự phân hóa trong xã hội thành các tầng lớp: quý tộc, nông dân tự do, nô tì.

+ Sự gắn kết trong chống ngoại xâm, xây dựng công trình thủy lợi, khai hoang mở rộng địa bàn cư trú và quá trình giao lưu trao đổi sản phẩm đã hình thành mối liên kết giữa các cư dân Việt cổ.

2. Những thành tựu tiêu biểu

Câu hỏi trang 85 Lịch sử 10: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 12.4, 12.5 hãy nêu thành tựu tiêu biểu về đời sống vật chất của cư dân nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.

Giải Lịch sử 10 Bài 12: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

* Thành tựu về đời sống vật chất của cư dân nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc:

- Lương thực, thực phẩm chủ yếu là: gạo nếp, gạo tẻ, rau củ, gia súc, gia cầm, các loại thủy sản,…

- Trang phục:

+ Ngày thường: nam đóng khố, nữ mặc áo váy, đi chân đất.

+ Lễ hội có thêm các đồ trang sức như vòng, nhẫn, khuyên tai, mũ gắn lông vũ,…

- Nhà ở phổ biến là kiểu nhà sàn (làm bằng tre, nứa, lá, gỗ,…)

- Phương tiện di chuyển trên sông: thuyền,bè.

Câu hỏi trang 86 Lịch sử 10: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 12.1 hãy nêu thành tựu tiêu biểu về đời sống tinh thần của cư dân nền văn mình Văn Lang - Âu Lạc.

Trả lời:

* Thành tựu về đời sống tinh thần:

- Nghệ thuật điêu khắc, luyện kim, làm gốm đạt trình độ thẩm mĩ và tư duy khá cao, phản ánh sinh động đời sống của người Việt cổ.

- Âm nhạc, ca múa có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần cư dân. Có nhiều nhạc cụ: trống đồng, chiêng, cồng,…

- Tín ngưỡng dân gian:

+ Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên;

+ Tín ngưỡng thờ tổ tiên, anh hùng thủ lĩnh;…

+ Thực hành lễ nghi nông nghiệp cầu mong mùa màng bội thu.

- Phong tục tập quán: ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình,…

- Lễ hội: tổ chức đua thuyền, đấu vật, chọi trâu, lễ hội nông nghiệp,..

Câu hỏi trang 87 Lịch sử 10: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các sơ đồ 12.1, 12.2, Hình 12.6, hãy nêu những thành tựu tiêu biểu về tổ chức xã hội, nhà nước của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.

Giải Lịch sử 10 Bài 12: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

* Tổ chức xã hội:

- Người Việt cổ quần tụ trong xóm làng (chiêng, chạ, mường, bản,...), gồm nhiều gia đình, dòng họ sinh sống trên cùng một khu vực.

- Cư dân đoàn kết đắp đê, trị thuỷ, khai hoang mở rộng địa bàn cư trú và canh tác.

* Tổ chức nhà nước:

- Thời Văn Lang:

+ Kinh đô đặt tại Phong Châu (Phú Thọ).

+ Đứng đầu nhà nước là Vua Hùng, giúp việc có các Lạc Hầu.

+ Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc tướng cai quản.

+ Dưới bộ là các chiềng, chạ do Bồ chính phụ trách.

- Thời Âu Lạc:

+ Bộ máy nhà nước cơ bản giống với thời Văn Lang: đứng đầu nhà nước là An Dương Vương, giúp việc có các Lạc Hầu.

+ Các đơn vị hành chính địa phương không có nhiều thay đổi so với nước Văn Lang.

+ Nhà nước Âu Lạc đã có nhiều điểm tiến bộ hơn, như: lãnh thổ mở rộng hơn; có vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố

Giải Lịch sử 10 Bài 12: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc - Cánh diều (ảnh 1)

Giải Lịch sử 10 Bài 12: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc - Cánh diều (ảnh 1)

Tổ chức Nhà nước thời Văn Lang

Tổ chức Nhà nước thời Âu Lạc

Luyện tập và Vận dụng (trang 87)

Luyện tập 1 trang 87 Lịch sử 10: Hãy kể tên một số di chỉ, hiện vật khảo cổ tiêu biểu minh chứng cho sự tồn tại của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.

Trả lời:

- Một số di chỉ minh chứng cho sự tồn tại của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc:

+ Di chỉ khảo cổ Văn hóa Đông Sơn.

+ Khu di tích Cổ Loa.

- Một số hiện vật minh chứng cho sự tồn tại của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc:

+ Trống đồng Ngọc Lũ (Hà Nam); Trống đồng Hoàng Hạ (Hà Nội);..

+ Những công cụ sản xuất - vũ khí: lưỡi cày đồng Đông Sơn; rìu gót vuông Đông Sơn; Mũi tên đồng Cổ Loa; dao găm…

+ Đồ dùng sinh hoạt: Muôi đồng Việt Khê (Hải Phòng); Muôi đồng làng Vạc (Nghệ An); âu đồng Trung Màu (Hà Nội); Thạp đồng Đào Thịnh (Yên Bái);…

Luyện tập 2 trang 87 Lịch sử 10: Hãy nêu những biểu hiện về sự kế thừa và phát triển của nước Âu Lạc so với nước Văn Lang.

Trả lời:

- Biểu hiện về sự kế thừa nhà nước Văn Lang: kế thừa về tổ chức bộ máy nhà nước.

+ Tổ chức nhà nước Âu Lạc cơ bản giống với nhà nước Văn Lang

+ Cụ thể: đứng đầu vẫn là An Dương Vương, giúp việc vẫn là các lạc hầu. Còn các đơn vị hành chính địa phương ko có thay đổi nhiều so với nhà nước Văn Lang.

- Về sự phát triển:

+ Lãnh thổ mở rộng hơn so với thời kì Văn Lang

+ Cư dân Âu Lạc biết chế tạo ra nỏ, xây dựng thành Cổ Loa.

Vận dụng 3 trang 87 Lịch sử 10: Sưu tầm tư liệu để giới thiệu với thầy cô và bạn học về lễ hội Đền Hùng.

Trả lời:

Lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ)

Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng - nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước luôn là biểu tượng tôn kính, linh nghiêm quy tụ và gắn bó với dân tộc Việt Nam. Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là Thủy Tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng.

Lễ hội Đền Hùng còn được gọi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Trước đó hàng tuần, lễ hội đã diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá dân gian và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng.

Năm 2012, UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng còn là dịp để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước, đồng thời còn là dịp quan trọng để chúng ta quảng bá ra thế giới về một Di sản vô cùng giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, là ngày để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng nguyện một lòng mãi mãi khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Giải Lịch sử 10 Bài 12: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc - Cánh diều (ảnh 1)

Một số hình ảnh về Lễ hội Đền Hùng

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 12: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc

1. Cơ sở hình thành

1.1. Điều kiện tự nhiên

- Nét chính về điều kiện tự nhiên:

+ Phạm vi: lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả (vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay).

+ Vị trí địa lí: phía bắc tiếp giáp với Trung Quốc ngày nay và phía đông giáp biển.

+ Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi dày đặc; có nhiều dòng sông lớn, như: sông Hồng, sông Mã, sông Cả…

+ Địa hình: có nhiều vùng đồng bằng màu mỡ.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

+ Tài nguyên khoáng sản phong phú (sắt, đồng, chi, thiếc,...)

- Tác động:

+ Vị trí địa lí thuận lợi, thúc đẩy sự giao lưu, tiếp xúc với các nền văn minh khác

+ Thuận lợi cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất của cư dân

+ Tài nguyên khoáng sản phong phú là cơ sở để cư dân chế tác các loại hình công cụ lao động và đồ dùng sinh hoạt

1.2. Cơ sở xã hội

- Xã hội có sự phân hoá thành: tầng lớp quý tộc, nông dân tự do, nô tì

+ Quý tộc là những người giàu, có thế lực.

+ Nông dân tự do sinh sống trong các công xã nông thôn và chiếm đại đa số dân cư.

+ Nô tì là tầng lớp thấp nhất trong xã hội.

- Quá trình giao lưu, trao đổi sản phẩm đã hình thành mối liên kết giữa các cộng đồng cư dân Việt cổ.

2. Những thành tựu tiêu biểu

2.1. Đời sống vật chất

- Nguồn lương thực, thực phẩm chủ yếu của cư dân bao gồm: gạo nếp, gạo tẻ, các loại rau, củ, quả, gia súc, gia cầm (lợn, gà, vịt,...) và các loại thuỷ sản (cá, tôm, cua,...)

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 12: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc

Làm bánh chưng,bánh giày (minh họa)

- Về trang phục:

+ Ngày thường: nam giới đóng khố, mình trần; nữ mặc áo, váy, yếm che ngực và đều đi chân đất.

+ Vào dịp lễ hội, trang phục có thêm đồ trang sức, như vòng, nhân, khuyên tai, mũ gắn lông vũ,...

- Nhà ở phổ biến là kiểu nhà sản làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.

- Phương thức di chuyển trên sông nước chủ yếu là dùng thuyền, bè.

2.2. Đời sống tinh thần

- Người Việt cổ có trình độ thẩm mĩ và tư duy khá cao, thể hiện qua: nghệ thuật điêu khắc, kĩ thuật luyện kim, kĩ thuật làm đồ gốm; hoa văn trang trí trên đồ đồng, đồ gốm.

- Âm nhạc, ca múa có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của cư dân với các loại nhạc cụ như trống đồng, chiêng, cổng, chuông, các hoạt động hát múa….

- Tín ngưỡng:

+ Sùng bái các lực lượng tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần núi, thần sông..);

+ Thờ cúng tổ tiên, anh hùng, thủ lĩnh…

+ Thực hành lễ nghi nông nghiệp cầu mong mùa màng bội thu.

- Trong các dịp lễ hội, cư dân thường tổ thức đua thuyền, đấu vật.

- Phong tục tập quán có những nét đặc sắc như tục ăn trâu, nhuộm răng, xăm mình,...

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 12: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc

Người Việt cổ thích ca múa trong dịp lễ hội (minh họa)

2.3. Tổ chức xã hội và nhà nước

a. Tổ chức xã hội:

- Người Việt cổ quần tụ trong xóm làng (chiêng, chạ, mường, bản,...), gồm nhiều gia đình, dòng họ sinh sống trên cùng một khu vực.

- Cư dân đoàn kết đắp đê, trị thuỷ, khai hoang mở rộng địa bàn cư trú và canh tác.

b. Tổ chức nhà nước:

- Thời Văn Lang:

+ Kinh đô đặt tại Phong Châu (Phú Thọ).

+ Tổ chức nhà nước đơn gian: đứng đầu nhà nước là Vua Hùng, giúp việc có các Lạc Hầu. Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc tướng cai quản, dưới bộ là các chiềng, chạ do Bồ chính phụ trách.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 12: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc

- Thời Âu Lạc:

+ Kinh đô đặt ở Phong Khê (Hà Nội)

+ Bộ máy nhà nước cơ bản giống với thời Văn Lang.

+ Các đơn vị hành chính địa phương không có nhiều thay đổi so với nước Văn Lang.

+ Nhà nước Âu Lạc đã có nhiều điểm tiến bộ hơn so với nước Văn Lang, như: lãnh thổ mở rộng hơn; có vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 13: Văn minh Chăm-pa, Văn minh Phù Nam

Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt

Bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt

Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

1 18,864 20/09/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: