TOP 10 đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 10 (Cánh diều) năm 2024 có đáp án

Bộ đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều năm 2024 có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Ngữ Văn 10 Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 2737 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi Ngữ Văn 10 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 10 (Cánh diều) năm 2024 có đáp án

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 (CÁNH DIỀU) - ĐỀ SỐ 1

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ tự do

0

2

0

2

0

1

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

0

25

0

35

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ tự do

Nhận biết:

- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

- Nhận biết được phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt.

- Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

Thông hiểu:

- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Hiểu được nội dung chính của văn bản.

- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ…

Vận dụng:

- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

2TL

2TL

1TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

Nhận biết:

- Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả, thể loại,… của bài thơ.

- Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm văn học.

Thông hiểu:

- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Phân tích được những đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật và chủ đề của tác phẩm.

- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

- Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

- Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm thơ.

- Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm).

Vận dụng cao:

- Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức tác phẩm.

- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt.

1TL*

Tổng

2TL

2TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 10 Cánh Diều có đáp án - (Đề số 1)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng

Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng

Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?

Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!

Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ

Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ

Sông của miền Nam nước Việt thân yêu"

(Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh)​

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính trong bài thơ.

Câu 2 (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích Nhớ con sông quê hương.

Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ trong bài thơ và nêu hiệu quả biểu đạt.

Câu 4 (1,0 điểm): Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với quê hương trong bài thơ.

Câu 5 (2,0 điểm): Nêu thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong bài thơ. Từ thông điệp đó em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5-7 dòng bàn về giá trị của quê hương đối với cuộc đời của mỗi con người?

Phần 2: Viết (4 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nêu cảm nhận của mình về bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Thể loại: thơ tự do

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

1,0 điểm

Câu 2

Bài thơ Nhớ con sông quê hương là sự ca ngợi về vẻ đẹp của con sông quê vô cùng bình dị và chân thật trong tâm tưởng của nhà thơ – đẹp hiền hòa, êm dịu; đồng thời bày tỏ tình cảm gắn bó với quê hương của ông.

1,0 điểm

Câu 3

Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ:
+ Ẩn dụ hình thức: "Nước gương trong"
+ Nhân hóa: "Soi tóc những hàng tre"
+ So sánh: "Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè"
- Hiệu quả:
+ Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
+ Làm nổi bật hình ảnh một dòng sông hiền hòa, thơ mộng
+ Giúp tác giả bày tỏ tình cảm của mình một cách tự nhiên, sinh động, mượt mà.

1,0 điểm

Câu 4

- Trong bài thơ "Nhớ con sông quê hương", tác giả đã bộc lộ tình cảm trân trọng và yêu tha thiết, mến thương quê hương. Qua bài thơ chúng ta cũng thấy được những khoảng không gian kỉ niệm gần gũi luôn hiện lên vẹn nguyê trong ngần qua dòng hồi tưởng của tác giả mỗi khi nhớ về quê hương.

- Quê hương nuôi dưỡng tâm hồn tác giả, vun đắp cho ông những khát vọng tươi đẹp trong cuộc đời. Quê hương luôn hiện diện trong sâu thẳm tâm hồn và trong trái tim tác giả.

1,0 điểm

Câu 5

- Thông điệp: Hãy luôn trân trọng, yêu quý vẻ đẹp bình dị của quê hương mình. Vì những điều bình dị, mộc mạc ấy đã làm đẹp đời sống tâm hồn ta và giúp ta có thể sống, cống hiến. Cần luôn trân trọng, luôn khắc ghi bóng hình quê hương dẫu ta có đi nơi đâu đi chăng nữa.

- HS trình bày về giá trị của quê hương đối với cuộc đời của mỗi con người.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

2,0 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25 điểm



0,25 điểm




2,5 điểm







































































0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Nêu cảm nhận về bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm

2. Thân bài

a. Hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của tác giả:
- Tín hiệu gợi lên mùa thu là những hình ảnh "sáng mát trong", "hương cốm mới" => gợi lên hình ảnh mùa thu đặc trưng của Hà Nội.
- Hình ảnh mùa thu trong hoài niệm: một mùa thu với những cảnh đẹp nhưng buồn.

b. Hình ảnh mùa thu nơi chiến khu cùng sự chuyển biến tâm trạng của tác giả:

- Mở đầu là câu thơ khẳng định "Mùa thu ...rồi" : niềm vui, niềm phấn khởi trước cuộc sống đổi mới.

- "Tôi đứng nghe vui...đồi" : Ba động từ liên tiếp trong cùng một câu thơ thể hiện một sự chú ý tuyệt đối, tập trung cao độ hướng về đất nước, niềm vui.

- Hình ảnh "rừng tre" : Biểu hiện cho con người Việt Nam, cho những truyền thống của dân tộc ta (so sánh với thơ Nguyễn Duy).
- "Phấp phới" : vốn là từ để chỉ những thứ nhẹ nhàng, mềm và mỏng, có thể bay trong gió nhưng tác giả đã sử dụng cho "rừng tre" : thể hiện một niềm vui sướng tột độ, phấn khởi vô cùng của con người Việt Nam.

- Hình ảnh "trời thu, trong biếc": hình ảnh của bầu trời thu với màu xanh biêng biếc, màu xanh của hy vọng, của niêm vui, hạnh phúc với tiếng cười của những con người được làm chủ quê hương của mình.

- Những câu thơ tiếp theo, nhà thơ khẳng định niềm tự hào tự tôn dân tộc, tự hào về đất nước đẹp tươi, giàu có của mình.

c. Hình ảnh đất nước trong những năm tháng chiến tranh cùng niềm tự hào về truyền thống của cha ông :

- Nhà thơ tự hào về truyền thống của cha ông "Nước chúng ta ...nói về!" : Những con người Việt Nam từ lớp này tới lớp khác, luôn đứng lên giành lấy tự do và độc lập cho dân tộc => nhắc nhở chúng ta về đạo lý "Uống nước nhớ nguồn".

- Hình ảnh của đất nước trong những năm tháng chiến tranh :

+ Hình ảnh "dây thép...chiều", hay "những cánh đồng ...máu" :

Hình ảnh đau thương, khốc liệt của chiến tranh.

+ Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa : cho thấy sự bi phẫn, đau đớn đến nghẹn ngào.

+ Hình ảnh những người chiến sĩ hành quân được thi vị hóa với hình ảnh "nhớ mắt ...yêu"=> Ở đây tình yêu đôi lứa đã hòa chung với tình yêu của đất nước, trở thành nguồn động lực để chiến đấu vì Tổ quốc (so sánh với thơ Quang Dũng).

- Tác giả còn dùng một đoạn thơ để nhấn mạnh sự tàn ác của kẻ thù bằng cách liệt kê một loạt những tội ác của kẻ thù.
=> Tác giả sử dụng những hình ảnh tương phản để làm nổi bật lên phẩm chất anh hùng của con người Việt Nam, đồng thời khẳng định tình yêu nước, yêu hòa bình của dân tộc ta "Xiềng xích ...thương nhà!"

d. Hình ảnh đất nước trong niềm vui xây dựng xã hội và khát vọng hướng tới tương lai :

- Hình ảnh đất nước với tiếng kèn gọi quân với những làn khói nhà máy bay trong gió =>gợi lên công cuộc xây dựng lại đất nước sau chiến tranh.

- Động từ "ôm đất nước": bao trọn tình yêu to lớn dành cho những con người Việt Nam, ôm trọn những đau thương để giờ đây những con người ấy trở nên bất khuất, anh hùng.

=> Niềm vui, niềm tự hào khi dân tộc ta đi lên đổi mới từ những đau thương, phát triển, xây dựng đất nước.

e. Kết luận chung :

- Nội dung : Miêu tả về đất nước từ những năm tháng còn chiến tranh, đau thương cho tới khi chúng ta chiến thắng, hướng tới tương lai.

- Nghệ thuật :

+ Hình ảnh thơ đẹp, giản dị, mộc mạc, giàu chất thơ, được lồng trong tình yêu nước.

+ Lời thơ chan chứa tình yêu, niềm tự hào dân tộc.

+ Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn.
3. Kết bài :

- Khẳng định lại vấn đề.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

MA TRẬN ĐỀ THIHỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 (CÁNH DIỀU) - ĐỀ SỐ 2

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ tự do

0

2

0

2

0

1

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

0

25

0

35

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ tự do

Nhận biết:

- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

- Nhận biết được phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt.

- Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

Thông hiểu:

- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Hiểu được nội dung chính của văn bản.

- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ…

Vận dụng:

- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

2TL

2TL

1TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học

Nhận biết:

- Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả, thể loại,… của tác phẩm.

- Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm văn học.

Thông hiểu:

- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Phân tích được những đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật và chủ đề của tác phẩm.

- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

- Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

- Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm.

- Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm).

Vận dụng cao:

- Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức tác phẩm.

- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt.

1TL*

Tổng

2TL

2TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 10 Cánh Diều có đáp án - (Đề số 2)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

ĐẤT NƯỚC Ở TRONG TIM

Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em

Nhưng làm được những điều phi thường lắm

Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm

Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.

Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao

Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng

Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận

Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.

Với người láng giềng đang lúc lâm nguy

Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế

Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể

Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn.

Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan

Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại

Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi

Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.

Với chuyến du thuyền đang "khóc" giữa đại dương

Mình mở cửa đón họ vào bến cảng

Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn

Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ.

Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa

"Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại"

Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi

Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.

Từ mái trường này em sẽ lớn lên

Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước

Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước

Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.

Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm

Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả

Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa

Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!

(Chu Ngọc Thanh)

Câu 1 (1,0 điểm): Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Cho biết phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 2 (1,0 điểm): Bài thơ trên nói về sự kiện gì? Cảm xúc của tác giả trong bài thơ?

Câu 3 (1,0 điểm): Việc trích dẫn ý kiến của thủ tướng trong bài thơ có tác dụng gì?

Câu 4 (1,0 điểm): Nêu ý nghĩa của hai dòng thơ:

Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi

Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.

Câu 5 (2,0 điểm). Hãy rút ra thông điệp của bài thơ? Từ thông điệp ấy, anh/chị thấy bản thân mình cần học tập và phát huy điều gì để làm rạng danh con người Việt Nam.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của một tác phẩm văn học em đã được học.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Thể thơ: tự do

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

1,0 điểm

Câu 2

– Bài thơ trên nói về sự kiện:

+ Dịch cúm Covid-19 đang diễn ra và sự đoàn kết của cả nước trước đại dịch.

+ Tấm lòng nhân ái của đất nước ta với láng giềng và công dân các nước khác trên du thuyền.

+ Trách nhiệm của chính phủ Việt Nam với công dân của mình ở vùng dịch.

– Cảm xúc của tác giả trong bài thơ: yêu thương, tự hào

1,0 điểm

Câu 3

– Tác giả trích dẫn ý kiến của thủ tướng: “Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại”

– Tác dụng:

+ Làm bài thơ trở nên sinh động, hấp dẫn, giàu tính biểu cảm, giàu sức thuyết phục.

+ Thể hiện tinh thần, truyền thống nhân văn cao đẹp của con người Việt Nam: tinh thần tương thân tương ái của người Việt và trách nhiệm cao cả, sự quan tâm lớn lao của chính phủ với công dân của mình.

1,0 điểm

Câu 4

Ý nghĩa của hai dòng thơ:

– Đề cao lòng nhân ái, tình yêu thương. Khẳng định “nhân ái” chính là sức mạnh lớn nhất giúp con người vượt qua mọi nỗi sợ hãi.

– Khi trong mỗi con người ai cũng có lòng nhân ái thì sẽ tạo nên một xã hội văn minh, đoàn kết; con người sẽ không còn sợ sự cô độc, lạc lõng.

1,0 điểm

Câu 5

– Thông điệp của bài thơ: Hãy sống yêu thương nhân ái và trách nhiệm.

– Đưa ra những điều bản thân em cần học tập và phát huy.

Gợi ý: Các em có thể tham khảo

+ Rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của bản thân.

+ Sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

+ Thể hiện tình yêu thương, lòng nhân ái và trách nhiệm bằng các hành động thiết thực.

+ Sống có ước mơ hoài bão, góp phần phát triển đất nước.

+ Lên án lối sống vô trách nhiệm, thờ ơ, vô cảm.

2,0 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25 điểm



0,25 điểm




2,5 điểm











0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của một tác phẩm văn học em đã được học.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Giới thiệu tên tác phẩm, tác giả, bối cảnh lịch sử (nếu cần) và khái quát giá trị của tác phẩm.

-Nêu tóm tắt nội dung chính của tác phẩm.

- Phân tích giá trị của tác phẩm (nội dung và nghệ thuật)

- Đánh giá (nhận xét, bình luận) về thành công của tác giả trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật

- Khái quát về vị trí, ý nghĩa của tác phẩm đối với sự nghiệp văn học của tác giả.

- Nêu ấn tượng và cảm xúc của anh/chị về các yếu tố đã phân tích.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 (CÁNH DIỀU) - ĐỀ SỐ 3

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ tự do

5

0

2

1

0

2

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

25

5

10

20

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ tự do

Nhận biết:

- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

- Nhận biết được phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt.

- Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

Thông hiểu:

- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Hiểu được nội dung chính của văn bản.

- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ…

Vận dụng:

- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

5TN

2TN

1TL

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Nhận biết:

- Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận.

- Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết.

- Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận.

Thông hiểu:

- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp.

- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

- Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

- Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội.

- Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận.

Vận dụng cao:

- Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết.

1TL*

Tổng

5TN

2TN

1TL

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 10 Cánh Diều có đáp án - (Đề số 3)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

NHỮNG CON ĐƯỜNG

Anh nhớ không những con đường quê ta

Thân thương từ thuở nhỏ ?

Bao năm tháng đi về trên ngõ

Bao hoàng hôn rậm rịch bước chân trâu

Đường lập loè đom đóm bay cao

Ta ghé cửa nhà nhau xin lửa

Nghe hoa súng bờ ao se sẽ nở

Da diết lòng hương dịu tự vườn cau...

Xưa xóm nghèo mái rạ chen nhau

Gồ ghề lối hẹp

Hun hút bờ tre gió rét

Mưa dầm lầy lội bùn trơn

Bà lưng còng chống gậy bước run

Còm cõi vai gầy gánh nặng

Sương trắng mùa đông ngõ vắng

Quét hoài không hết lá khô...

Ôi những con đường hẹp ngày xưa

Cùng ruộng nhỏ ao con bó luôn tầm mắt

Khiến lòng người nhiều khi cũng chật...

Ta dựng ngày mai rộng biển lúa vàng

Bước đi dài đường phải thênh thang

Vui mở với đời ta như trời rộng...

(Những con đường, Trích Hương cây-1968- Lưu Quang Vũ)

Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn trường thiên

B. Tự do

C. Tám chữ

D. Thất ngôn xen lục ngôn

Câu 2. Các phương thức biểu đạt sử dụng trong đoạn thơ:

A. Biểu cảm, miêu tả

B. Tự sự, nghị luận

C. Thuyết minh, biểu cảm

D. Biểu cảm, hành chính

Câu 3. "Anh" trong bài thơ là:

A. Chủ thể trữ tình

B. Tác giả

C. Nhân vật trữ tình

D. Tên riêng

Câu 4. Hình ảnh con đường trong quá khứ: Gồ ghề lối hẹp - Hun hút bờ tre gió rét - Mưa dầm lầy lội bùn trơn nói lên điều gì về cuộc sống con người:

A. Cuộc sống lam lũ, cơ cực

B. Cuộc sống bình yên, giản dị

C. Cuộc sống tù túng, ngột ngạt

D. Cuộc sống sung sướng, đủ đầy

Câu 5. Mối quan hệ giữa "những con đường" và "lòng người" gợi lên trong những câu thơ sau là gì?

Ôi những con đường hẹp ngày xưa

Cùng ruộng nhỏ ao con bó luôn tầm mắt

Khiến lòng người nhiều khi cũng chật...

A. Hoàn cảnh sống tù túng, khó khăn khiến lòng người trở nên ích ký, hẹp hòi;

B. Hoàn cảnh sống chật chội, tù túng khiến con người trở nên thấp hèn, bé nhỏ;

C. Hoàn cảnh sống thiếu thốn, khó khăn khiến con người càng nuôi quyết tâm bứt phá vượt thoát khỏi nghịch cảnh.

D. Hoàn cảnh sống bó buộc, hạn chế khiến tâm hồn, tình cảm, khát vọng của con người không thể rộng mở, vươn xa.

Câu 6. Điểm khác biệt giữa con đường ngày xưa và con đường ngày mai là:

A. Con đường ngày xưa lầy lội, con đường ngày mai sạch sẽ

B. Con đường ngày xưa quanh co, con đường ngày mai thẳng tắp

C. Con đường ngày xưa gần gũi, con đường ngày mai xa lạ

D. Con đường ngày xưa chật hẹp, con đường ngày mai thênh thang

Câu 7. Nội dung chính của bài thơ là:

A. Mối quan hệ giữa hoàn cảnh sống và tầm nhìn của con người;

B. Nỗi nhớ của nhà thơ về những con đường quê hương

C. Hình ảnh con đường quê hương trong hoài niệm của tác giả và những tình cảm, suy ngẫm của tác giả về quê hương.

D. Bài thơ nhắc đến hình ảnh của những con đường quê hương và công việc của mỗi người trên con đường khác nhau đó.

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 8. Em hiểu điều gì về ước vọng của tác giả gửi trong những vần thơ:

Ta dựng ngày mai rộng biển lúa vàng

Bước đi dài đường phải thênh thang

Vui mở với đời ta như trời rộng...

Câu 9. Bài thơ khơi dậy trách nhiệm gì của mỗi người đối với quê hương?

Câu 10. Rút ra thông điệp em thấy tâm đắc từ đoạn trích.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận bàn về vấn đề tôn sư trọng đạo trong cuộc sống hiện nay.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

B

0,5 điểm

Câu 2

A

0,5 điểm

Câu 3

C

0,5 điểm

Câu 4

A

0,5 điểm

Câu 5

D

0,5 điểm

Câu 6

D

0,5 điểm

Câu 7

C

0,5 điểm

Câu 8

Những vần thơ:

Ta dựng ngày mai rộng biển lúa vàng

Bước đi dài đường phải thênh thang

Vui mở với đời ta như trời rộng...

Thể hiện ước vọng của tác giả:

- Xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp;

- Cuộc sống vật chất của con người ngày càng đủ đầy; môi trường, hoàn cảnh sống ngày càng rộng mở...

Đó là ước mơ chính đáng, cao đẹp của con người. Hành trình phát triển cần song hành với điều kiện thuận lợi về vật chất.

0,5 điểm

Câu 9

Bài thơ khơi dậy trách nhiệm của mỗi người đối với quê hương: trách nhiệm cống hiến, xây dựng quê hương ngày càng vươn cao, vươn xa. Có vậy, cuộc sống con người mới hết nghèo khổ, cơ cực, tầm nhìn, mơ ước của con người mới được chắp cánh bay xa.

1,0 điểm

Câu 10

Thông điệp từ bài thơ:

- Tình cảm yêu thương, gắn bó dành cho quê hương

- Thái độ trân trọng và tự hào.

- Hành động thiết thực để góp phần xây dựng quê hương

1,0 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25 điểm



0,25 điểm




2,5 điểm
































































0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Vấn đề tôn sư trọng đạo trong cuộc sống hiện nay.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

I. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Lịch sử dân tộc luôn đề cao, coi trọng những người mang trọng trách lớn lao: Dẫn dắt, giáo dục con người trưởng thành. Điều đó đã trở thành một đạo lý mà người ta vẫn gọi là “Tôn sư trọng đạo”.

II. Thân bài:

* Giải thích thế nào là “Tôn sư trọng đạo”?

- “Tôn sư”: Tôn trọng thầy cô giáo

- “Trọng đạo”: Coi trọng đạo lí

“Tôn sư trọng đạo”: Cần ghi nhớ công ơn, tôn trọng ân nghĩa của thầy cô giáo, coi trọng đạo lý, khắc sâu ơn nghĩa của những người đã dìu dắt, dạy dỗ học trò trong sự nghiệp trồng người.

- "Tôn sự trọng đạo" chính là một truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam, truyền thống này có từ lâu đời khi có nhu cầu truyền dạy và học tập của con người.

* Tại sao cần phải “tôn sư trọng đạo”?

Cần biết ơn thầy cô bởi:

- Thấy cô nâng đỡ, truyền đạt tri thức, chắp cánh nâng đỡ con người trong hành trình dài rộng của cuộc đời

- Thầy cô dạy ta cách sống, cách làm người, hướng con người tới những giá trị sống tốt đẹp

- Thầy cô dành cho học trò tình yêu thương như mẹ cha

- Thầy cô là những người bạn luôn bên cạnh chia sẻ với học trò mỗi lúc buồn vui hay hạnh phúc

- Biết ơn thầy cô giáo là nét đẹp trong cách sống của con người, là biểu hiện của một người thực sự có văn hóa

* Biểu hiện của “Tôn sư trọng đạo”

- Phạm Sư Mạnh – học trò của cụ Chu Văn An, tuy đã thành quan lớn, nhưng khi quay trở về thăm thầy vẫn kính cẩn, đứng từ xa vái chào. Khi được thầy mời vào nhà chỉ dám ngồi bậc dưới Một thái độ, một con người, một nhân cách lớn

- Ngày nay, truyền thống ấy vẫn được thể hiện một cách đa dạng dưới nhiều hình thức:

+ Học sinh gửi những lời tri ân tới thầy cô nhân ngày 20/11

+ Học hành chăm chỉ, lễ phép, ngoan ngoãn với thầy cô giáo…

* Mở rộng vấn đề

- Ngày nay có rất nhiều người học trò đang ngồi trên ghế nhà trường, được học nhiều bộ môn của các thầy cô giảng dạy nhưng họ không ý thức được vấn đề cần phải tôn trọng, kính trọng, lễ phép với người thầy và coi trọng đạo học mà thầy truyền giảng. Điều ấy có nghĩa là đạo lý truyền thống không được tôn trọng, học tập...

- Bên cạnh những biểu hiện thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo” vẫn còn những con người bất kính, vô ơn với thầy cô:

+ Hỗn láo với thầy cô

+ Bày trò chọc phá thầy cô

+ Làm những hành vi sai trái khiến thầy cô phiền lòng

Hành vi, việc làm như vậy phải bị phê phán

- Nhưng cũng có rất nhiều người học trò đã và đang hiểu, thực hành câu thành ngữ và cũng đang bước trên con đường thành đạt trong cuộc sống, trong khoa học,...

* Liên hệ bản thân:

- Điều tuyệt vời nhất để đền đáp công ơn thầy cô là học hành chăm chỉ cần cù, mang những kiến thức mà thầy cô đã truyền dạy xây dựng tương lai bản thân và làm giàu cho đất nước

- Cố gắng trở thành con người sống đẹp, sống có đạo đức, có tài để không phụ công lao dạy dỗ của thầy cô

- Bản thân cần ý thức trách nhiệm và việc làm của mình sao cho xứng đáng với những gì thầy cô truyền đạt

III. Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận: “Tôn sư trọng đạo” là một nét đẹp trong tính cách, phong cách sống của mỗi người

- Lời nhắn gửi đến mọi người: Hãy sống thật đẹp, sống có ích, có đức và có tài để công lao của các thầy cô trở nên có ý nghĩa

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 (CÁNH DIỀU) - ĐỀ SỐ 4

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ tự do

0

1

0

2

0

1

0

50

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

50

Tổng

0

15

0

35

0

40

0

10

100

Tỉ lệ %

15%

35%

40%

10%

Tỉ lệ chung

50%

50%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ tự do

Nhận biết:

- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

- Nhận biết được phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt.

- Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

Thông hiểu:

- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Hiểu được nội dung chính của văn bản.

- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ…

Vận dụng:

- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

1TL

2TL

1TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Nhận biết:

- Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận.

- Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết.

- Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận.

Thông hiểu:

- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp.

- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

- Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

- Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội.

- Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận.

Vận dụng cao:

- Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết.

1TL*

Tổng

1TL

2TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

15%

35%

40%

10%

Tỉ lệ chung

50%

50%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 10 Cánh Diều có đáp án - (Đề số 4)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Hùng vĩ thay, toàn thân đất nước

Tựa Trường Sơn, vươn tới Trường Sa

Từ Trà Cổ rừng dương đến Cà Mau rừng đước

Đỏ bình minh mặt sóng khơi xa

Đã qua, thuở âm u bóng giặc

Trắng khăn tang, tàn lụi cỏ cây

Đã qua, mỗi đêm Nam ngày Bắc

Giữa quê hương mà như kiếp đi đày (…)

Tôi lại mơ … Trên Thái Bình Dương

Tổ quốc ta như một thiên đường

Của muôn triệu anh hùng làm nên cuộc sống

Của tự do, hy vọng, tình thương…

(Trích Vui thế, hôm nay … - Thơ Tố Hữu, NXB Giáo dục, 1999)

Câu 1 (1,0 điểm). Chỉ ra thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên

Câu 2 (1,0 điểm). Trong khổ thơ đầu tiên, tác giả đã dùng những hình ảnh nào để làm rõ sự “hùng vĩ” của “toàn thân đất nước”?

Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra và phân tích ý tác dụng của biện pháp so sánh trong khổ thơ thứ hai

Câu 4 (2,0 điểm). Hai dòng cuối của khổ thơ thứ ba cho thấy những phẩm chất gì của con người Việt Nam? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng )

Phần 2: Viết (5 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận bàn về câu nói: Ý chí là con đường về đích sớm nhất.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Thể loại: tự do

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

1,0 điểm

Câu 2

Tác giả đã dùng những hình ảnh để làm rõ sự “hùng vĩ” của “toàn thân đất nước”: "tựa Trường Sơn, vươn tới Trường Sa", "Trà Cổ rừng dương đến Cà Mau rừng đước", "đỏ bình minh mặt sóng khơi xa".

1,0 điểm

Câu 3

Biện pháp so sánh trong khổ thơ 2: “Giữa quê hương mà như kiếp đi đày” nói về năm tháng chiến tranh ác liệt của dân tộc, những người dân họ sống trên mảnh đất quê hương mà như người tù khổ sai, lao dịch trước sự áp bức bóc lột của thực dân trong chiến tranh

=> Bộc lộ nỗi đau xót trước tình cảnh của nhân dân và lòng căm thù giặc sâu sắc.

1,0 điểm

Câu 4

Hai dòng cuối của khổ thơ thứ ba cho thấy những phẩm chất của con người Việt Nam: hiên ngang, bất khuất, kiên cường, dũng cảm, dám hi sinh cho độc lập, tự do của dận tộc; lối sống nghĩa tình, chan chứa yêu thương và hi vọng vào ngày mai tươi sáng.

2,0 điểm

Phần 2: Viết (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,5 điểm



0,5 điểm




3,0 điểm




































0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Bàn về câu nói: Ý chí là con đường về đích sớm nhất.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

I. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề: Câu chuyện về hành trình vượt khó của thầy Nguyễn Ngọc Kí, Nick Vujicic đã trở thành nguồn cảm hứng lớn có sức lan tỏa, lay động hàng triệu người. Họ là những tấm gương về nghị lực phi thường khi đã vượt qua hoàn cảnh sống khắc nghiệt, vượt qua những bất hạnh để thành công, thực hiện được những điều phi thường.

II. Thân bài:

– Cắt nghĩa:

+ “ Ý chí” là tinh thần tự giác, quyết tâm mạnh mẽ để thực hiện những mục tiêu, lý tưởng ban đầu.

+ “Đích” là những mục tiêu, là thành quả tốt đẹp mà con người hướng đến và mong muốn đạt được.

–> Câu nói: “Ý chí là con đường về đích sớm nhất” đã khẳng định vai trò của ý chí, nghị lực đối với quá trình phát triển của con người.

– Sống trong cuộc đời, bất cứ ai cũng có những ước mơ, những mong muốn xác định, đó chính là kim chỉ nam cho những hành động, cố gắng.

– Trong những hoàn cảnh không mong muốn, nếu như không có đủ ý chí mạnh mẽ, tinh thần quyết tâm con người sẽ trở yếu đuối, dễ dàng bỏ cuộc và cuối cùng là thất bại.

– Cuộc sống đã chứng kiến rất nhiều tấm gương có ý chí, quyết tâm mạnh mẽ đã vượt qua nghịch cảnh để gặt hái trái ngọt của thành công, đó là thầy Nguyễn Ngọc Kí, Nick Vujicic, là cậu bé Nguyễn Thiện Nhân…

– Ý chí, nghị lực được hình thành qua quá trình rèn luyện của mỗi người.

– Ý chí là chìa khóa giúp chúng ta thành công bởi nó thôi thúc suy nghĩ và mọi hành động thực tế của con người.

III. Kết bài:

- Bác Hồ của chúng ta từng nói: Không có việc gì khó/chỉ sợ lòng không bền, đúng vậy mọi khó khăn thử thách sẽ làm cho những ước mơ của chúng ta trở nên ý nghĩa khi được hiện thực hóa và chúng ta có thể vượt qua mọi khó khăn, làm nên những điều kì diệu nếu chúng ta có ý chí.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 (CÁNH DIỀU) - ĐỀ SỐ 5

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ tự do

0

2

0

1

0

1

0

50

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

50

Tổng

0

25

0

25

0

40

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

25%

40%

10%

Tỉ lệ chung

50%

50%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ tự do

Nhận biết:

- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

- Nhận biết được phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt.

- Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

Thông hiểu:

- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Hiểu được nội dung chính của văn bản.

- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ…

Vận dụng:

- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

2TL

2TL

1TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Nhận biết:

- Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận.

- Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết.

- Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận.

Thông hiểu:

- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp.

- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

- Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

- Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội.

- Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận.

Vận dụng cao:

- Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết.

1TL*

Tổng

2TL

2TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

25%

25%

40%

10%

Tỉ lệ chung

50%

50%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 10 Cánh Diều có đáp án - (Đề số 5)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời...

(Nguyễn Khoa Điềm - trích Đất Nước)

Câu 1 (1,0 điểm). Trình bày ngắn gọn nội dung đoạn thơ trên.

Câu 2 (1,0 điểm). Hãy lí giải ngắn gọn vì sao nhà thơ viết "Đất Nước là máu xương của mình"?

Câu 3 (1,0 điểm). Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ?

Câu 4 (2,0 điểm). Từ cảm nhận về đoạn thơ, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 đến 10 câu) nói về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay với đất nước.

Phần 2: Viết (5 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận bàn về triết lí: Sống chậm lại! Nghĩ khác đi! Yêu thương nhiều hơn!

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

Nội dung của đoạn thơ trên là: Đây chính là lời nhắn nhủ chân thành, tha thiết về trách nhiệm của mỗi con người với đất nước. Đất nước là máu xương. Vì vậy, mỗi người cần phải biết san sẻ, gắn bó, và hóa thân cho đất nước, làm cho đất nước bền vững muôn đời.

1,0 điểm

Câu 2

Nhà thơ viết: "Đất Nước là máu xương của mình" vì đất nước không trừu tượng, xa xôi mà đất nước kết tinh, hóa thân trong mỗi con người. Mỗi người cần phải bảo vệ, giữ gìn đất nước như sự sống, sinh mệnh của chính mình.

1,0 điểm

Câu 3

Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là: Điệp ngữ “phải biết’’, sử dụng từ chỉ mối quan hệ gắn bó như: gắn bó, san sẻ, hóa thân..

1,0 điểm

Câu 4

HS trình bày về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay với đất nước.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý:

+ Tích cực học tập, tu dưỡng, rèn luyện, đạo đức, nhân cách;

+ Tham gia tích cực các hoạt động ngoại khóa, phát triển lành mạnh về thể chất, tinh thần;

+ Tích cực lao động, xây dựng, hành động bảo vệ Tổ quốc;

+ Phát huy văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; Luôn yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người và còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

+ Sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì độc lập, chủ quyền quốc gia khi Tổ quốc cần,..

2,0 điểm

Phần 2: Viết (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,5 điểm



0,5 điểm




3,0 điểm




































0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Bàn về triết lí: Sống chậm lại! Nghĩ khác đi! Yêu thương nhiều hơn!

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

đỡ, sẻ chia những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.

1. Mở bài: Giới thiệu về triết lý sống của mình.

2, Thân bài:

a) Giải thích:

– Triết lý sống là những điều được rút tỉa bởi trải nghiệm trong cuộc sống, như một quan niệm nền tảng để con người sống tốt hơn.

– “Sống chậm lại! Nghĩ khác đi! Yêu thương nhiều hơn!” là triết lý sống của tôi.

b) Bàn luận:

– Sống chậm lại:

+ Để cảm nhận những gì tốt đẹp của cuộc đời này.

+ Để nghĩ về cuộc sống và những người xung quanh.

+ Để lấy lại cân bằng trong cuộc sống.

+ Con người hiện nay chỉ biết lao đầu kiếm tìm những thứ hão huyền như tiền bạc, danh lợi mà đánh mất đi nhiều thứ.

+ Sống chậm ở đây không phải là cố níu giữ thời gian mà là để ta nhìn lại cuộc sống, nhìn lại chính mình.

– Nghĩ khác đi:

+ Là biết nhìn nhận, đánh giá, biết lựa chọn những lối đi riêng. Ta không chỉ nghĩ cho bản thân mà còn phải nghĩ cho người khác, để thấu hiểu hơn con người họ, biết lắng nghe lòng mình hơn.

+ Đó phải là những suy nghĩ đem lại lợi ích cho bản thân và những người xung quanh.

– Yêu thương nhiều hơn là biết nghĩ, biết quan tâm tới chính mình và người khác nhiều hơn. Trao yêu thương chân thành, thật lòng và ta sẽ cảm nhận được nhiều điều tốt đẹp đến từ cuộc sống.

– Sống chậm, suy nghĩ khác và yêu thương nhiều hơn tuy là ba mặt của một vấn đề nhưng chúng lại gắn bó mật thiết với nhau. Sống chậm thực chất là để cho con người có thời gian thảnh thơi để suy nghĩ, nhìn nhận, yêu thương cuộc sống.

c) Bài học nhận thức: Mỗi ngày, từ những việc nhỏ nhất, ta hãy biết sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn.

3, Kết bài: Rút lại nhận xét chung và cảm nhận về triết lý sống.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 (CÁNH DIỀU) - ĐỀ SỐ 6

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

0

3

0

2

0

1

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

0

25

0

35

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

Nhận biết:

- Nhận biết được giá trị nội dung (đề tài, chủ đề, tư tưởng,…) và một số yếu tố hình thức (điểm nhìn trần thuật, người kể chuyện hạn tri và người kể chuyện toàn tri, lời người kể chuyện, nhân vật,…) của truyện ngắn.

- Nhận biết được đặc điểm, tác dụng của các biện pháp tu từ: liệt kê, chêm xen,… được sử dụng trong truyện ngắn.

Thông hiểu:

- Hiểu được nội dung của truyện ngắn.

- Hiểu được thông điệp của truyện ngắn

Vận dụng:

- Rút ra bài học cuộc sống từ các nhân vật trong truyện.

3TL

2TL

1TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Nhận biết:

- Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận.

- Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết.

- Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận.

Thông hiểu:

- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp.

- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

- Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

- Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội.

- Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận.

Vận dụng cao:

- Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết.

1TL*

Tổng

3TL

2TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 10 Cánh Diều có đáp án - (Đề số 6)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Bà lão ấy hờ con suốt một đêm. Bao giờ cũng vậy cứ hết đường đất làm ăn là bà lại hờ con. Làm như chính tự con bà nên bây giờ bà phải đói. Mà cũng đúng như thế thật. Chồng bà chết từ khi nó mới lọt lòng ra. Bà thắt lưng buộc bụng, nuôi nó từ tấm tấm, tí tí giở đi. Cũng mong để khi mình già, tuổi yếu mà nhờ. Thế mà chưa cho mẹ nhờ đưọc một li, nó đã lăn cổ ra nó chết. Công bà thành công toi. Con vợ nó không phải giống người. Nó có biết thương mẹ già đâu!

Chồng chết vừa mới xong tang, nó đã vội vàng đi lấy chồng ngay, nó đem đứa con gái lên năm giả lại bà. Thành thử bà đã già ngót bảy mươi, lại còn phải làm còm cọm, làm mà nuôi đứa con gái ấy cho chúng nó. Hết xương, hết thịt vì con, vì cháu, mà nào được trông mong gì?

Nuôi cháu bảy năm trời, mãi cho đến khi nó đã mười hai, bà cho nó đi làm con nuôi người ta lấy mười đồng. Thì cải mả cho bố nó đã mất tám đồng rồi. Còn hai đồng bà dùng làm vốn đi buôn, kiếm mỗi ngày dăm ba xu lãi nuôi thân. Có chạy xạc cả gấu váy, hết chợ gần đến chợ xa, thì mới kiếm nổi mỗi ngày mấy đồng xu. Sung sướng gì đâu! Ấy thế mà ông trời ông ấy cũng chưa chịu để yên. Năm ngoái đấy, ông ấy còn bắt bà ốm một trận thập tử nhất sinh. Có đồng nào hết sạch. Rồi chết thì không chết nhưng bà lại bị mòn thêm rất nhiều sức lực. Chân tay bà đã bắt đầu run rẩy. Người bà thỉnh thoảng tự nhiên bủn rủn. Đang ngồi mà đứng lên, hai mắt cũng hoa ra. Đêm nằm, xương cốt đau như giần. Đi đã thấy mỏi chân. Như vậy thì còn buôn bán làm sao được? Nghĩ đến nắng gió bà đã sợ.

(Trích Một bữa no, Tuyển tập Nam Cao, NXB Thời đại,1943)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 (1,0 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn

trích? Ngôi kể của văn bản?

Câu 2 (0,5 điểm). Nhân vật chính trong văn bản là ai?

Câu 3 (0,5 điểm). Trong đoạn trích, hoàn cảnh của bà lão được miêu tả qua những chi tiết nào?

Câu 4 (1,0 điểm). Nêu tâm trạng của bà lão khi mà ông trời “còn bắt bà ốm một trận thập tử nhất sinh” trong đoạn trích.

Câu 5 (1,0 điểm). Anh/chị hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật của Nam Cao.

Câu 6 (2,0 điểm): Hãy viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của anh/chị về bà lão trong văn bản.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về câu nói của Ăng-ghen: “Trang bị quý nhất của con người là khiêm tốn và giản dị”.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

- Ngôi kể: ngôi thứ 3

1,0 điểm

Câu 2

Nhân vật chính trong văn bản là bà lão.

0,5 điểm

Câu 3

Hoàn cảnh của bà lão được miêu tả qua những chi tiết:

+ Chồng chết khi con bà lọt lòng, thắt lưng buộc bụng nuôi con nhưng con chết trước mình.

+ Phải nuôi đứa cháu của con trai mình với người vợ vô ơn một mình.

+ Không trông cậy được gì con cháu, một thân một mình già nua nuôi cháu gái.

0,5 điểm

Câu 4

Tâm trạng của bà lão khi ông trời “còn bắt bà ốm một trận thập tử nhất sinh” trong đoạn trích:

"Như vậy thì còn buôn bán làm sao được? Nghĩ đến nắng gió bà đã sợ" . Nỗi lo lắng, sợ hãi cứ bủa vây trong tâm trí bà

1,0 điểm

Câu 5

Có thể nói rằng nhà Văn Nam cao là bậc thầy trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật . Nam Cao có những phát hiện tinh tế, những miêu tả và nhận xét xác đáng mặc dù chỉ qua những chi tiết rất nhỏ. Ngòi bút của Nam Cao đã đi sâu vào những ngõ ngách sâu kín của tâm hồn, của những diễn biến tâm lí phức tạp.

1,0 điểm

Câu 6

Nam Cao đã xây dựng nhân vật người bà luôn gặp những vận rủi trong cuộc sống. Đó là kiếp sống khốn khổ, đắm chìm trong ự tăm tối. Bà sớm góa bụa, một mình gà mái nuôi con nhưng niềm ni vọng duy nhất ấy cũng sớm vụt tắt. Đứa con mà bấy lâu bà chăm lo cũng vội vàng bỏ lại bà mà ra đi. Tưởng như sự đau khổ chỉ dừng tới thế nhưng dường như định mệnh vẫn không buông tha cho bà. Cuộc sống của người đàn bà ấy khốn khổ vô cùng. Qua đó ta thấy được sự xót xa, thương cảm của nhà văn Nam Cao và chính độc giả về kiếp người ấy.

2,0 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25 điểm



0,25 điểm




2,5 điểm
























































0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Câu nói của Ăng-ghen:“Trang bị quý nhất của con người là khiêm tốn và giản dị”.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

1. Giải thích

- Khiêm tốn: Có ý thức và thái độ đúng mức trong đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người.

- Giản dị: Đơn giản một cách tự nhiên trong phong cách sống.

=> Ý cả câu: Khiêm tốn và giản dị là hai phẩm chất đáng quý của con người; những đức tính ấy góp phần làm nên nhân cách và giá trị đích thực của con người.

2. Phân tích - chứng minh

a: Khiêm tốn là phẩm chất đáng quý, giúp con người ngày càng tốt đẹp hơn.

- Trong học tập, trong quan hệ giao tiếp,...người có đức tính khiêm tốn sẽ được mọi người quý trọng.

- Khiêm tốn sẽ giúp cho con người luôn có ý thức phấn đấu, hướng con người không ngừng vươn lên để hoàn thiện bản thân.

- Dẫn chứng: Đắc - uynh nhà bác học không ngừng học...

b: Giản dị làm nên vẻ đẹp đích thực của con người trong lòng mọi người

- Giản dị trong cách sống, trong hành động, ngôn ngữ,... sẽ giúp con người dễ hòa đồng với xã hội.

- Giản dị và tạo ấn tượng tốt về giá trị đích thực của bản thân.

- Dẫn chứng: Tấm gương Hồ Chí Minh - nguyên thủ quốc gia nhưng cuộc sống hết sức giản dị và khiêm tốn. Nơi ở và làm việc là ngôi nhà sàn đơn sơ; trang phục với bộ ka ki, đôi dép cao su, bữa ăn thường là những món dân dã; Người luôn khiêm tốn với tất cả mọi người - với những người giúp việc, Bác luôn thân mật gọi là cô hay chú, luôn trân trọng, lễ độ khi tiếp xúc với các vị nhân sĩ, Quốc hội đề nghị tặng Bác Huân chương cao quý nhất Nhà nước là Huân chương Sao vàng, Bác khiên tốn từ chối và nói: ''Miền Nam còn chưa được giải phóng, khi nào thống nhất đất nước xin Quốc hội ủy quyền cho đồng bào miền Nam thay mặt Quốc hội trao tặng thì tôi xin nhận''; Di chúc Người còn dặn dò: ''Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân''.

- Khiêm tốn và giản dị không hề làm giảm giá trị của bản thân mà trái lại sẽ được mọi người tôn trọng và tin cậy.

3. Bình luận

- Đánh giá: Câu nói của Ăng - ghen thể hiện một quan niệm nhân sinh sâu sắc, hướng con người vươn tới những giá trị cao quý. Nó giúp con người tránh khỏi thói hợm hĩnh, kiêu ngạo để hoàn thiện mình.

- Phản biện: Phê phán thói tự cao, tự phụ, khoe khoang, đua đòi, thích phô trương, chạy theo hình thức...

- Mở rộng: Trong hành trang cuộc sống, mỗi người cần biết làm giàu có tâm hồn mình từ trau dồi hai phẩm chất khiêm tốn và giản dị. Giá trị đích thực của con người bắt đầu từ đấy.

4. Bài học

- Nhận thức: Khiêm tốn sẽ giúp con người luôn hướng thượng, nêu cao tinh thần học hỏi, có ý thức phấn đấu không ngừng. Giản dị là một trong nét đẹp của lối sống thời hiện đại hôm nay. Tuy nhiên, khiêm tốn không phải là tự ti, giản dị không phải là xuề xòa, dễ dãi.

- Hành động: Mỗi con người nên học lối sống khiêm tốn và giản dị (trong cách sống, học tập, hành động, ngôn ngữ...) để có thể hòa đồng với cộng đồng và luôn phấn đấu đóng góp thật nhiều cho xã hội.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 (CÁNH DIỀU) - ĐỀ SỐ 7

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

5

0

2

1

0

2

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

25

5

10

20

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

Nhận biết:

- Nhận biết được giá trị nội dung (đề tài, chủ đề, tư tưởng,…) và một số yếu tố hình thức (điểm nhìn trần thuật, người kể chuyện hạn tri và người kể chuyện toàn tri, lời người kể chuyện, nhân vật,…) của truyện ngắn.

- Nhận biết được đặc điểm, tác dụng của các biện pháp tu từ: liệt kê, chêm xen,… được sử dụng trong truyện ngắn.

Thông hiểu:

- Hiểu được nội dung của truyện ngắn.

- Hiểu được thông điệp của truyện ngắn

Vận dụng:

- Rút ra bài học cuộc sống từ các nhân vật trong truyện.

5TN

2TN

1TL

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

Nhận biết:

- Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả, thể loại,… của tác phẩm.

- Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm văn học.

Thông hiểu:

- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Phân tích được những đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật và chủ đề của tác phẩm.

- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

- Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

- Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm.

- Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm).

Vận dụng cao:

- Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức tác phẩm.

- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt.

1TL*

Tổng

5TN

2TN

1TL

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 10 Cánh Diều có đáp án - (Đề số 7)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Dì Hảo chẳng nói năng gì. Dì nghiến chặt răng để cho khỏi khóc nhưng mà dì cứ khóc. Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt. Nhưng đã vội phí nước mắt làm gì nhiều đến thế. Vì dì còn phải khóc hơn thế nhiều, khi hắn chán chửi, bỏ nhà mà đi, bỏ dì bơ vơ, đau ốm, để tìm cơm rượu. Trách làm gì hắn, cái con người bắt buộc phải tàn nhẫn ấy? Hắn phải ăn, phải uống, phải vui thú, đó là đời của hắn. Dì Hảo què liệt không còn những cái ấy để mà cho. Không, dì có trách chi con người tàn nhẫn ấy. Cũng như dì đã không trách bà tôi đã làm ngơ không cấp đỡ cho dì. Bà tôi có còn giàu như trước nữa đâu? Người đã già, đã ốm yếu, và khổ cực thay! Đã nghèo như lúc còn hăm hai. Cái cơ nghiệp người gây dựng thầy tôi buôn bán thua lỗ, chúng tôi học hành tổn phí nhiều, đã tan tác đi theo gió bốn phương. Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở.

(Trích Dì Hảo –Tuyển tập truyện ngắn Đôi mắt, Nam Cao,

NXB VH, 2017, tr. 208)

Câu 1: Xác định thể loại của văn bản trên.

A. Tiểu thuyết

B. Kịch

C. Truyện ngắn

D. Truyền kì.

Câu 2:Xác định nhân vật chính trong văn bản.

A. Dì Hảo

B. Hắn

C. Dì Hảo và Hắn

D. Người kể chuyện

Câu 3: Câu văn nào thể hiện dì Hảo không trách người chồng tàn nhẫn của mình?

A. “Dì có trách chi con người tàn nhẫn ấy.”

B. “Trách làm gì hắn...”

C. “Dì còn phải khóc hơn thế nhiều.”

D. “Cũng như dì đã không trách bà tôi...”

Câu 4:Tìm những từ ngữ diễn tả tâm trạng của dì Hảo?

A. Khóc, nấc

B. Nghiến chặt răng; khóc

C. Nghiến chặt răng; khóc; nấc

D. Nghiến chặt răng; khóc; nấc; thổ ra

Câu 5:Tác dụng của phép điệp trong văn bản?

A. Nhấn mạnh nỗi cô đơn của dì Hảo

B. Nhấn mạnh vào tiếng khóc của dì Hảo

C. Nhấn mạnh nỗi bất hạnh của dì Hảo

D. Nhấn mạnh hoàn cảnh nghèo khó của dì Hảo

Câu 6:Chủ để của văn bản là gì?

A. Nỗi bất hạnh của người phụ nữ trước Cách mạng tháng Tám

B. Nỗi bất hạnh của người phụ nữ sau Cách mạng tháng Tám

C. Nỗi bất hạnh của người phụ nữ thời hiện đại

D. Nỗi bất hạnh của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám

Câu 7: Đoạn văn: Cũng như dì đã không trách........ và khổ cực thay! sử dụng những kiểu câu nào?

A. Câu trần thuật, câu nghi vấn

B. Câu trần thuật, câu cảm thán.

C. Câu nghi vấn, câu cảm thán

D. Câu trần thuật, câu cảm thán, câu hỏi tu từ

Câu 8: Tình cảnh của dì Hảo giúp anh/chị hiểu gì về thân phận người phụ nữ trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng?

Câu 9: Anh/Chị hiểu như thế nào về câu văn "Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở” trong đoạn trích?

Câu 10: Qua đoạn trích trên, anh/chị hãy nêu nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nam Cao.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện mà anh/chị đã đọc hoặc đã học.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

C

0,5 điểm

Câu 2

A

0,5 điểm

Câu 3

A

0,5 điểm

Câu 4

D

0,5 điểm

Câu 5

C

0,5 điểm

Câu 6

D

0,5 điểm

Câu 7

D

0,5 điểm

Câu 8

Tình cảnh của dì Hảo giúp hiểu rõ về thân phận người phụ ngữ Việt Nam trước Cách mạng luôn phải chịu cảnh áp bức, bóc lột cả về tinh thần và vật chất. Họ phải chịu kiếp sống khốn khổ, phải chịu nhiều tủi nhục, không có tiếng nói trong xã hội đầy bất công và mục nát này.

0,5 điểm

Câu 9

"Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở”. Theo em hiểu hành độn ấy tuy nhỏ bé với mọi người nhưng đối với dì Hảo đó là hành động ấm áp nhất gì được nhận giữa xã hội thực dân phong kiến mục nát này. Hình ảnh đó mang tính nhân đạo sâu sắc, đem lại hi vọng cho chúng ta rằng ở đâu đó trong xã hội này vẫn có người tốt bụng và giàu lòng nhân ái.

1 điểm

Câu 10

Qua đoạn tích trên có thể thấy ngòi bút nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật là vô cùng thâm sâu. Ông dẫn dắt tâm lí nhân vật từ việc khám phá tâm lý của con người, quan sát và phân tích mọi biểu hiện hành động của nhân vật và từ đó rút ra được nhận xét đúng nhất về hình tượng tâm lí nhân vật Nam Cao hướng đến. Có thể nói, Nam Cao là bậc thầy trong nghệ thuật miêu tả và khắc họa tâm lý nhân vật.

1 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25 điểm



0,25 điểm




2,5 điểm










0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện mà anh/chị đã đọc hoặc đã học.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Giới thiệu khái quát về nhân vật và vấn đề sẽ phân tích.

- Phân tích bối cảnh, các sự kiện chính liên quan đến nhân vật chính trong truyện.

- Phân tích và nhận xét tính cách, phẩm chất của nhân vật

- Nêu ý kiến nhận xét, đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả.

- Nêu những cảm xúc, suy nghĩ của anh/chị về nhân vật

- Khái quát được xây dựng nhân vật và thông điệp truyện gửi gắm qua nhân vật.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 (CÁNH DIỀU) - ĐỀ SỐ 8

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

0

1

0

2

0

1

0

50

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

50

Tổng

0

15

0

35

0

40

0

10

100

Tỉ lệ %

15%

35%

40%

10%

Tỉ lệ chung

50%

50%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

Nhận biết:

- Nhận biết được nội dung, mối quan hệ, cách sắp xếp của luận đề, luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu và vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận.

- Nhận biết và phân tích được tính mạch lạc, liên kết trong đoạn văn và văn bản.

Thông hiểu:

- Xác định được mục đích, quan điểm của người viết.

- Sửa lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn và văn bản.

Vận dụng:

- Tác động của văn bản với bản thân.

1TL

2TL

1TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

Nhận biết:

- Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả, thể loại,… của bài thơ.

- Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm văn học.

Thông hiểu:

- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Phân tích được những đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật và chủ đề của tác phẩm.

- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

- Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

- Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm thơ.

- Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm).

Vận dụng cao:

- Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức tác phẩm.

- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt.

1TL*

Tổng

1TL

2TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

15%

35%

40%

10%

Tỉ lệ chung

50%

50%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 10 Cánh Diều có đáp án - (Đề số 8)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Bình về hai câu thơ Ngư ca tam xướng vu hồ khoát / Mục địch nhất thanh thiên nguyệt cao của Nguyễn Trãi, nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh viết:

Ông chài hát lên ba lần thì mặt hồ phủ khói lại rộng thêm ra; chú chăn trâu thổi lên một tiếng sáo thì mặt trăng trong bầu trời được đẩy cao hơn. Hồ rộng thêm vì làn dân ca toả ra trên mặt nước, lan dần ra, man mác, vô biên. Trăng vọt lên cao hơn vì tiếng sáp vút thẳng trong bầu trời, không biết dừng lại ở đâu. Tả lời hát, tả tiếng sáo, đồng thời tả cảm giác của người ta khi nghe ca, nghe nhạc, ý tứ thật là hàm súc sâu xa. Không gian rộng thêm ra, cao thêm lên mà chính cũng là tâm hồn con người mở rộng ra, lớn thêm lên. Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn là thế.

(Đinh Gia Khánh, Văn học Việt Nam thế kỉX đến nửa đầu thế kí XVIII,

NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1978, tr. 353)

Câu 1 (1,0 điểm). Trong đoạn văn trên có phần diễn xuôi các câu thơ, có phần bình về chúng. Anh (chị) hãy xác định ranh giới giữa hai phần đó.

Câu 2 (1,0 điểm). Ở đoạn văn trên, tác giả nhấn mạnh điểm đặc sắc gì của các câu thơ?

Câu 3 (1,0 điểm). Tác giả đã chọn hình thức lập luận nào khi triển khai đoạn văn này? Nêu những dấu hiệu giúp anh (chị) nhận ra điều đó.

Câu 4 (2,0 điểm). Anh (chị) hãy viết một đoạn văn để làm sáng tỏ vấn đề: Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn.

Phần 2: Viết (5 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ mà anh/chị yêu thích trong chương trình Ngữ văn 7 – Cánh Diều.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Phần diễn xuôi các câu thơ nằm gọn trong câu thứ nhất của đoạn văn.

- Phần bình bắt đầu từ câu: “Hồ rộng thêm...” đến hết.

1,0 điểm

Câu 2

Điểm đặc sắc được tác giả đoạn văn nhấn mạnh: các câu thơ không chỉ tả khung cảnh, sự vật mà còn thể hiện được cảm giác, cái nhìn của con người khi đứng trước khung cảnh, sự vật đó.

1,0 điểm

Câu 3

Khi triển khai đoạn văn này, hình thức lập luận được lựa chọn là hình thức quy nạp. Tất cả những lời bình đều nhằm đến một kết luận được phát biểu ở câu cuối cùng: “Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn là thế”.

1,0 điểm

Câu 4

HS làm sáng tỏ vấn đề: Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý: “Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn” - luận điểm này đề cập đến một số chức năng cơ bản của văn học: chức năng bồi đắp tâm hồn con người, giáo dục, định hướng về lối sống. Điều này hoàn toàn nằm trong khả năng của văn nghệ, do văn nghệ phản ánh cuộc sống bằng hình tượng và là tiếng nói của tình cảm. Nhờ vậy, những điều muốn nói của văn nghệ dễ dàng lan thấm vào tâm hồn độc giả, gây nên những rung động thấm thía.

2,0 điểm

Phần 2: Viết (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,5 điểm



0,5 điểm




3,0 điểm











0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ mà anh/chị yêu thích trong chương trình Ngữ văn 7 – Cánh Diều.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Giới thiệu đoạn thơ và nêu ý kiến nhận xét, đánh giá của bản thân về đoạn thơ.

- Giới thiệu ngắn gọn thông tin khái quát về đoạn thơ

- Phân tích các yếu tố hình thức, nội dung của đoạn thơ để làm rõ ý kiến

- So sánh với tác giả, tác phẩm khác cùng đề tài, chủ đề và liên hệ với bản thân người viết

- Khái quát, tổng hợp nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ

- Nêu suy nghĩ, đánh giá khái quát và cảm xúc của bản thân về đoạn thơ.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 (CÁNH DIỀU) - ĐỀ SỐ 9

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

0

1

0

2

0

1

0

50

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

50

Tổng

0

15

0

35

0

40

0

10

100

Tỉ lệ %

15%

35%

40%

10%

Tỉ lệ chung

50%

50%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

Nhận biết:

- Nhận biết được giá trị nội dung (đề tài, chủ đề, tư tưởng,…) và một số yếu tố hình thức (điểm nhìn trần thuật, người kể chuyện hạn tri và người kể chuyện toàn tri, lời người kể chuyện, nhân vật,…) của truyện ngắn.

- Nhận biết được đặc điểm, tác dụng của các biện pháp tu từ: liệt kê, chêm xen,… được sử dụng trong truyện ngắn.

Thông hiểu:

- Hiểu được nội dung của truyện ngắn.

- Hiểu được thông điệp của truyện ngắn

Vận dụng:

- Rút ra bài học cuộc sống từ các nhân vật trong truyện.

1TL

2TL

1TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Nhận biết:

- Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận.

- Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết.

- Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận.

Thông hiểu:

- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp.

- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

- Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

- Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội.

- Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận.

Vận dụng cao:

- Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết.

1TL*

Tổng

1TL

2TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

15%

35%

40%

10%

Tỉ lệ chung

50%

50%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 10 Cánh Diều có đáp án - (Đề số 9)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Tiếng Việt của chúng ta rất giàu; tiếng ta giàu bởi đời sống muôn màu, đời sống tư tưởng và tình cảm dồi dào của dân tộc ta; bởi kinh nghiệm đấu tranh lâu đời và phong phú, kinh nghiệm đấu tranh giai cấp, đấu tranh xã hội, đấu tranh với thiên nhiên và đấu tranh với giặc ngoại xâm; bởi những kinh nghiệm sống của bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình họ hàng, làng xóm và của tập thế lớn là dân tộc, quốc gia.

Tiếng Việt của chủng ta rất đẹp; đẹp như thế nào, đó là điểu rất khó nói. Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chủng ta cảm thấy và thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng nước ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà văn lớn. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quỷ, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.

(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt,

trong cuốn sách cùng tên, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1980)

Câu 1 (1,0 điểm): Tìm các vấn đề chính được đề cập trong đoạn trích trên.

Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra các phép liên kết trong đoạn trích trên.

Câu 3 (1,0 điểm): Tiếng Việt giàu và đẹp được Phạm Văn Đồng chỉ ra trên những ví dụ cụ thể nào? Anh (chị) hãy chỉ ra tác dụng của những ví dụ cụ thể đó.

Câu 4 (2,0 điểm): Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu: Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.

Phần 2: Viết (5 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể qua lời dạy của Đức Phật: Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

Đoạn trích trên được triển khai thành 3 vấn đề chính sau: tiếng Việt của chúng ta giàu, tiếng Việt của chúng ta đẹp và biểu hiện của tiếng Việt giàu đẹp ở các phương diện cụ thể.

1,0 điểm

Câu 2

Các phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích là:

- Phép liên tưởng: nhà văn sử dụng trường từ vựng về về đời sống xã hội, quần chúng, ngôn ngữ: tiếng Việt, kinh nghiệm đấu tranh, xã hội, dân tộc, quốc ..

- Phép điệp: Điệp từ “tiếng Việt”, “xã hội”, “đẹp”, “giàu”, “chúng ta”… và điệp cấu trúc “Tiếng Việt chúng ta rất…”

- Phép nối: sử dụng các từ nối ở đầu câu, ví dụ từ “nhưng” .

1,0 điểm

Câu 3

Phạm Văn Đồng đã chỉ ra vẻ đẹp của tiếng Việt trên các biểu hiện cụ thể là tiếng nói của quần chúng nhân dân, ngôn ngữ của văn học với những tác giả như Nguyễn Trãi,Nguyễn Du,….Tác dụng: Tạo ra vẻ đẹp lập luận cho đoạn trích khi đưa được những dẫn chứng sắc bén, đầy đủ và thuyết phục.

1,0 điểm

Câu 4

HS trình bày theo suy nghĩ của mình, có thể tham khảo những ý sau đây:

– Câu văn thể hiện niềm tự hào của tác giả khi nói về tâm hồn người Việt Nam, ông cho rằng chính điều đó làm nên vẻ đẹp của tiếng Việt;

– Câu văn thế hiện mong muốn người Việt Nam thế hệ sau phải biết phát huy, bảo tồn những giá trị văn hóa thời kì trước, làm tiếng Việt trở nên đẹp hơn, hay hơn.

2,0 điểm

Phần 2: Viết (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,5 điểm



0,5 điểm




3,0 điểm










































































































0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể qua lời dạy của Đức Phật: Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

I. Mở bài:

- Nêu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn ý kiến: Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi

II. Thân bài:

a. Giải thích:

– Giọt nước: chỉ những gì nhỏ bé, đơn lẻ, những con người riêng lẻ.

– Biển cả: dạng vật chất tồn tại với mức độ lớn; chỉ sự mênh mông, cộng đồng xã hội.

– Không cạn: Nói lên sức mạnh vô song khi ở trong mối liên kết với cộng đồng.

=> Câu nói của Đức Phật: hàm chỉ mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể, giữa một con người với muôn triệu con người. Cũng mang ý nghĩa đó, tục ngữ Việt Nam có câu:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

b. Phân tích – chứng minh:

* Ý 1: “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”

– Giọt nước: nhỏ bé, đại dương: bao la bát ngát. Giọt nước dễ tan biến, đại dương: tồn tại mãi mãi. Chỉ khi nào hòa vào các dòng nước, làm nên sông suối, biển cả mênh mông, chúng mới có thể hiện hữu.

– Trong quan hệ xã hội, giữa cá nhân và tập thể có mối quan hệ hai chiều, tác động qua lại. Không có cá nhân thì không có tập thể, tập thể chỉ tồn tại khi các cá nhân có quan hệ gắn kết. Cá nhân gắn bó với tập thể thì sức mạnh được nhân lên và tồn tại vững bền.

– Một trường học được tạo nên bởi nhiều thầy cô và học sinh. Khu dân cư được hình thành từ nhiều hộ gia đình, gia đình là tế bào của xã hội. Chỉ mỗi phần tử cá nhân không thể làm nên một gia đình.

* Ý 2: Cá nhân rất cần đến tập thể

– Cá nhân chỉ là cá thể nhỏ bé với nhiều giới hạn, nếu sống biệt lập thì không thể tồn tại lâu được. Cá nhân không thể nào sống tách rời tập thể.

+ Trong gia đình, con cái cần đến cha mẹ ông bà, anh chị em cần sự giúp đỡ nhau. Ra ngoài xã hội, cá nhân cần sự giúp đỡ, quan tâm của bạn bè và những người khác. Người nông dân muốn duy trì sản xuất cần đến những kỹ sư khoa học, những nhà doanh nghiệp.

+ Do hoàn cảnh xô đẩy, Rô-bin-xơn, vợ chồng Mai An Tiêm phải sống một mình giữa hoang đảo, nhưng họ luôn khao khát trở về đất liền, về xã hội. Họ đã thực hiện được điều đó và họ đã tồn tại.

– Tập thể mang đến cho cá nhân cho con người những niềm vui, sự chia sẻ. Con người khi gặp thử thách, gian truân thì được sự giúp đỡ; lúc cô đơn, sầu muộn sẽ được an ủi, động viên.

+ Những Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh là nơi tập hợp những thành viên. Đó còn là những tổ chức tương trợ nhau, cùng nhau vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

+ Các tổ hòa giải ở các khu phố đã cứu biết bao gia đình khỏi tan vỡ…

+ Cá nhân chỉ có sức mạnh khi hòa hợp, gắn bó với tập thể. Tập thể tạo môi trường cho cá nhân hoạt động và bộc lộ khả năng.

+ Trường học không chỉ là nơi để học sinh học tập, rèn luyện mà còn là nơi họ có thể thi thố, thể hiện năng lực học tập của chính mình.

+ Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc thắng lợi được nhờ sức mạnh của cả dân tộc, trong đó mọi cá nhân đều góp mặt bằng sức mạnh riêng, khả năng riêng.

* Ý 3: Có phải lúc nào cá nhân cũng cần đến tập thể?

– Nếu cá nhân chỉ dựa vào người khác mà không có ý thức tự vươn lên thì không thể trưởng thành được.

- Con cái lúc nào cũng cậy vào cha mẹ thì lớn lên không thể tạo sự nghiệp cho mình.

– Sự khẳng định, nỗ lực của cá nhân vẫn là điều quan trọng.

- Những gian nan thử thách trong cuộc sống luôn đến bất ngờ, lúc đó ta không có sẵn người để giúp đỡ, an ủi thì ta tự chọn cho mình hướng giải quyết riêng.

c. Đánh giá – mở rộng:

– Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề: Lời dạy của đức Phật sẽ không bao giờ bị vùi lấp nếu nó nằm trong tâm niệm của một người, một thế hệ và của nhiều người. nhiều thế hệ.

– Phê phán lối sống trái ngược:

+ Những con người, cá nhân nào sống biệt lập, không cần đến những người khác thì sớm hay muộn cũng sẽ gặp thất bại và sẽ bị đào thải.

+ Sống trong tập thể, nếu cá nhân không có sự rộng lượng và hăng hái, không có trách nhiệm cho tập thể thì cũng không có đủ sức mạnh, sự tự tin để vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống để đi đến thành công.

– Mở rộng: Một giọt nước nếu ở riêng lẻ thì sẽ nhanh chóng cạn khô và không mang lại lợi ích gì. Nếu nó hòa vào biển cả thì khác. Con người nếu sống một mình thì sẽ không có ai giúp sức, dễ dàng bị quật đổ. Nếu biết đồng lòng, đoàn kết thì mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng và cuộc sống sẽ không bao giờ kết thúc.

d. Bài học nhận thức, hành động:

- Nhận thức:

+ Sống trong cộng đồng xã hội, ta không thể tách rời mà không hòa nhập, không có trách nhiệm với cộng đồng. Mỗi cá nhân đều tiềm tàng những sức mạnh riêng. Hãy mang sức mạnh đó cống hiến cho tập thể, chúng ta sẽ tìm thấy ý nghĩa sự tồn tại của mình.

- Hành động:

+ Sống trong tập thể, phải có sự quan tâm đến những khó khăn của anh em; phải biết đồng cảm, xót xa cho những số phận không may mắn. Phải biết sống với và cho người thì cuộc sống mới thành công, mới có ý nghĩa.

+ Cá nhân nào thì tập thể ấy, vì thế, mỗi cá nhân phải tự rèn luyện mình để tạo nên tập thể mạnh: “Mỗi người khỏe mạnh thì tạo nên cả dân tộc đều khỏe mạnh” (Hồ Chí Minh).

III. Kết bài:

- Khẳng định lại ý kiến: Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi .

- Liên hệ bản thân.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 (CÁNH DIỀU) - ĐỀ SỐ 10

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

0

2

0

2

0

2

0

50

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

50

Tổng

0

15

0

35

0

40

0

10

100

Tỉ lệ %

15%

35%

40%

10%

Tỉ lệ chung

50%

50%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

Nhận biết:

- Nhận biết được giá trị nội dung (đề tài, chủ đề, tư tưởng,…) và một số yếu tố hình thức (điểm nhìn trần thuật, người kể chuyện hạn tri và người kể chuyện toàn tri, lời người kể chuyện, nhân vật,…) của truyện ngắn.

- Nhận biết được đặc điểm, tác dụng của các biện pháp tu từ: liệt kê, chêm xen,… được sử dụng trong truyện ngắn.

Thông hiểu:

- Hiểu được nội dung của truyện ngắn.

- Hiểu được thông điệp của truyện ngắn

Vận dụng:

- Rút ra bài học cuộc sống từ các nhân vật trong truyện.

2TL

2TL

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Nhận biết:

- Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận.

- Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết.

- Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận.

Thông hiểu:

- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp.

- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

- Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

- Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội.

- Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận.

Vận dụng cao:

- Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết.

1TL*

Tổng

2TL

2TL

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

15%

35%

40%

10%

Tỉ lệ chung

50%

50%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 10 Cánh Diều có đáp án - (Đề số 10)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.

Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen ; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị ; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.”

(Trích "Hai đứa trẻ" - Thạch Lam)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2 (0,5 điểm): Cho biết văn bản trên nói về điều gì?

Câu 3 (1,0 điểm): Hãy xác định và nêu ý nghĩa tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn một của văn bản.

Câu 4 (1,0 điểm): Nêu cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của những câu văn: Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào.

Câu 5 (1,0 điểm): Vẻ đẹp văn phong Thạch Lam qua đoạn văn trên.

Câu 6 (1,0 điểm): Nhận xét gì về nét đặc sắc nghệ thuật trong văn bản trên?

Phần 2: Viết (5 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận ý nghĩa của câu nói “Đường đời không chỉ có một lối đi”.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

Phương thức biểu đạt chính: miêu tả.

0,5 điểm

Câu 2

Văn bản trên miêu tả bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng vào buổi chiều tàn qua cảm nhận của Liên.

0,5 điểm

Câu 3

Biện pháp tu từ trong đoạn trích trên

+ Sử dụng biện pháp nhân hóa: "Tiếng trống thu không ...... gọi buổi chiều."

+ Sử dụng biện pháp so sánh: "Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn."

- Tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn trích trên giúp cho hình ảnh miêu tả trong đoạn văn có tính gợi hình, gợi cảm. Bức tranh thiên nhiên trở nên tươi đẹp thơ mộng trong thời khắc của ngày tàn.

1,0 điểm

Câu 4

Những câu văn: Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào…thu hút người đọc bằng giọng văn nhẹ nhàng, chậm rãi, đậm chất thơ. Những câu văn giàu hình ảnh, uyển chuyển, tinh tế không những giúp người đọc hình dung được cảnh vật êm đềm, tĩnh lặng mà còn khơi gợi xúc cảm yêu mến xen lẫn nỗi buồn man mác trước khung cảnh chiều muộn nơi phố huyện nghèo.

1,0 điểm

Câu 5

Qua đoạn văn trên ta thấy ngôn ngữ trong văn Thạch Lam giàu hình ảnh, giàu chất thơ, giọng văn nhẹ nhàng mà thấm thía, đậm chất trữ tình, miêu tả sự vật hiện tượng sinh động, sắc nét.

1,0 điểm

Câu 6

- Ở đoạn trích trên, nghệ thuật đặc sắc được sử dụng đó là nghệ thuật miêu tả

+ Qua sự quan sát tinh tế: không gian tĩnh lặng, màu sắc hài hòa nhưng có sự đối lập giữa sáng và tối, âm thanh đa dạng nhưng gần gũi.

+ Sử dụng các từ ngữ sinh động, hình ảnh có tính hình tượng thông qua sự kết hợp uyển chuyển của các biện pháp nhân hóa, so sánh, miêu tả cảnh và tâm trạng bâng khuâng, man mác.

1,0 điểm

Phần 2: Viết (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,5 điểm



0,5 điểm




3,0 điểm






























































0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Ý nghĩa của câu nói “Đường đời không chỉ có một lối đi”.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

I. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa câu nói "Đường đời không chỉ có một lối đi".

II. Thân bài:

1. Giải thích

- Lời khẳng định ở chỗ: không chỉ có một lối đi; đã nhấn mạnh: có nhiều lối đi trên đường đời – con đường cuộc đời mỗi người. Cuộc đời nhiều ngã rẽ, nhiều nẻo đường; mỗi con đường dẫn đến những mục tiêu khác nhau. Có con đường thẳng, phẳng phiu, có con đường chông gai, gồ ghề, trắc trở, gập ghềnh; có nhiều ngả đường dẫn đến đích; vấn đề lối đi nào ngắn nhất, thông minh nhất, đạt mục tiêu sớm nhất thì còn tùy thuộc vào sự lựa chọn của mỗi người.

- Câu nói đặt ra vấn đề lựa chọn đường đi trên đường đời của con người.

2. Bình luận

- Đây là vấn đề rất quan trọng đặt ra với mỗi người, nhất là những người sắp bước vào đời, đang lựa chọn đường đi cho cuộc đời mình. Tại sao trên đường đời lại có nhiều lối đi? Bởi con đường là do con người tạo ra, người ta đi mãi thành đường. Con đường kết nối những điểm trong không gian, cũng là cái đích cần tới của con người. Tạo ra nhiều con đường cũng tức là tạo ra nhiều cách đi đến đích, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho con người.

- Ví dụ: để lập nghiệp lập thân với thanh niên có nhiều con đường: Ngày xưa để lập nghiệp người con trai có thể trên con đường lập đức hành đạo, lập công, hay con đường lập ngôn. Có người lựa chọn con đường công danh, người chọn con đường văn chương nghệ thuật, con đường võ nghệ... Thời đại cách mạng cũng mở ra nhiều con đường với người thanh niên Việt Nam thế kỉ 20. Có người lựa chọn đúng đắn con đường của mình; nhưng không ít người lầm đường lạc lối. Lựa chọn con đường sáng – tối, đen – trắng, phải – trái là cả vấn đề nhân cách và ý chí của con người. Ngày nay cũng vậy, có nhiều con đường: học tập thành danh, lao động sản xuất, kinh doanh công nghệ, văn nghệ thể thao… và trên con đường nào cũng có người thành danh nổi tiếng.

- Nhưng lưạ chọn con đường đi nào tùy thuộc vào mỗi người: mục tiêu, ước mơ, khát vọng, ham muốn, hay bản lĩnh, ý chí của con người. Có người chọn đường đi trên đường đời đúng đắn, đi đến đích nhanh chóng dễ dàng? Có người lựa chọn sai con đường của mình dẫn đến những sai lầm đổ vỡ?

- Vấn đề đặt ra: có nhiều con đường đi trên đường đời đến đích, vậy nên con người không nên bi quan chán nản mỗi khi vấp ngã trên đường đời. Có những lúc băn khoăn, chao đảo, đứng ở ngã ba cuộc đời nhiều lối rẽ, không biết đi con đường nào. Lúc ấy hãy tỉnh táo nhận ra con đường đi của riêng mình và quyết tâm dấn bước, đó là điều tiên quyết để lập thân lập nghiệp với mỗi người, nhất là người thanh niên. Và phải chọn được con đường của riêng mình, không nên dẫm lên vết chân người đi trước.

- Phê phán những người hèn yếu, không biết chọn đường đi trên đường đời, hoặc chọn con đường sai lầm hại dân hại nước, hại nhà hại mình; hoặc bỏ cuộc, đầu hàng số phận.

III. Kết bài: Bài học nhận thức và liên hệ bản thân

- Nhận thức được ngã rẽ cuộc đời là con đường đúng đắn phải đi.

- Quyết tâm thực hiện con đường mình đã lựa chọn, không bỏ dở con đường; có nghị lực bản lĩnh vượt qua mọi trở ngại trên đường đời nhiều chông gai trắc trở; biết chống lại những cám dỗ trên đường đời, biết tránh những xấu xa trên con đường để đi đến đích.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Để xem trọn bộ Đề thi Ngữ Văn 10 Cánh diều có đáp án, Thầy/ cô vui lòng Tải xuống!

Xem thêm đề thi các môn lớp 10 bộ sách Cánh diều hay, có đáp án chi tiết:

Đề thi Học kì 2 Toán lớp 10 Cánh diều (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 2 Tiếng Anh lớp 10 Explore new worlds (2 đề có đáp án + ma trận) | Cánh diều

Đề thi Học kì 2 Vật lí lớp 10 Cánh diều (4 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 2 Hóa học lớp 10 Cánh diều (4 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 2 Sinh học lớp 10 Cánh diều (4 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 2 Lịch sử lớp 10 Cánh diều (2 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 2 Địa lí lớp 10 Cánh diều (2 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 2 Công Nghệ Trồng trọt lớp 10 Cánh diều (2 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 2 Công Nghệ Thiết kế lớp 10 Cánh diều (2 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 2 Tin học lớp 10 Cánh diều (4 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 2 Kinh tế pháp luật lớp 10 Cánh diều (2 đề có đáp án + ma trận)

1 2737 lượt xem
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: