Đề cương ôn tập Lịch sử 10 Học kì 1 (Chân trời sáng tạo 2024)

Vietjack.me biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Lịch sử 10 Học kì 1 sách Chân trời sáng tạo giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi Lịch sử 10 Học kì 1.

1 56 lượt xem


Đề cương ôn tập Lịch sử 10 Học kì 1 (Chân trời sáng tạo 2024)

I. Nội dung ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 10

- Ôn tập trọng tâm kiến thức các bài chương II, III

- Chương II: Một số nền văn minh thế giới thời kì cổ - trung đại

  • Bài 5: Khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ - trung đại
  • Bài 6: Văn minh Ai Cập
  • Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại
  • Bài 8: Văn minh Ân Độ cổ - trung đại
  • Bài 9: Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại
  • Bài 10: Văn minh tây âu thời phục hưng

Chương III: Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới

  • Bài 11: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại (tiết 1, 2)

II. Câu hỏi ôn tập cuối kì 1 Lịch sử 10

Bài 5: Khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ - trung đại

Câu 1. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện khái niệm sau:

“...... là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử.”

A. Văn vật.

B. Văn hiến.

C. Văn hóa.

D. Văn minh.

Câu 2. Văn minh là gì?

A. Là toàn bộ những giá trị do con người sáng tạo ra.

B. Là trạng thái tiến hóa, phát triển cao của nền văn hóa.

C. Là toàn bộ giá trị tinh thần của loài người trong lịch sử.

D. Là những hoạt động của con người trong quá khứ.

Câu 3. Đối lập với văn minh là

A. dã man.

B. văn hiến.

C. văn hóa.

D. văn vật.

Câu 4. Văn hóa xuất hiện cùng với sự xuất hiện của

A. nhà nước.

B. chữ viết.

C. Trái Đất.

D. loài người.

Câu 5. Khi nào thì nhân loại bước vào thời kì văn minh?

A. Khi công cụ bằng đá ra đời.

B. Khi Nhà nước và chữ viết ra đời.

C. Khi con người xuất hiện trên Trái Đất.

D. Khi con người biết trồng trọt.

Câu 6. Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng giữa văn hóa và văn minh?

A. Là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra.

B. Là toàn bộ những giá trị do con người sáng tạo ra trong lịch sử.

C. Chỉ là những giá trị tinh thần mà loài người sáng tạo ra.

D. Là toàn bộ giá trị vật chất của loài người từ khi xuất hiện đến nay.

Câu 7. Bốn trung tâm văn minh lớn ở phương Đông thời kì cổ đại là

A. Ấn Độ, Trung Hoa, A-rập và Ai Cập.

B. Trung Hoa, Ai Cập, Lưỡng Hà và La Mã.

C. Hy Lạp, La Mã, Lưỡng Hà và Ấn Độ.

D. Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Hoa.

Câu 8.Hai nền văn minh lớn ở phương Tây thời kì cổ đại là

A. Ấn Độ và Trung Hoa.

B. Hy Lạp và La Mã.

C. Ai Cập và Lưỡng Hà.

D. Ấn Độ và La Mã.

Câu 9. Các nền văn minh cổ đại phương Đông đều được hình thành ở

A. những vùng cao nguyên.

B. các vũng vịnh ven biển.

C. lưu vực các con sông lớn.

D. vùng đồng bằng ven biển.

Câu 10. Nền văn minh cổ đại nào sau đây ra đời sớm nhất?

A. Văn minh Lưỡng Hà cổ đại.

B. Văn minh Hy Lạp cổ đại.

C. Văn minh Ai Cập cổ đại.

D. Văn minh Ấn Độ cổ đại.

Bài 6: Văn minh Ai Cập

Câu 1. Ai Cập cổ đại được hình thành trên lưu vực con sông nào?

A. Sông Ấn.

B. Sông Hằng.

C. Sông Ti-grơ.

D. Sông Nin.

Câu 2. Ai Cập cổ đại được hình thành ở khu vực nào?

A. Tây Âu.

B. Tây Nam Á.

C. Đông Bắc châu Phi.

D. Đông Bắc châu Á.

Câu 3. Cư dân chủ yếu của Ai Cập cổ đại là

A. các bộ lạc Su-mét.

B. các bộ lạc Li-bi.

C. các bộ tộc Ha-mít.

D. các bộ tộc A-rập.

Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hoạt động kinh tế của cư dân Ai Cập cổ đại?

A. Sản xuất công nghiệp.

B. Trồng trọt lương thực.

C. Chăn nuôi gia súc.

D. Buôn bán với bên ngoài.

Câu 5. Nhà nước Ai Cập cổ đại theo thể chế nào sau đây?

A. Dân chủ chủ nô.

B. Cộng hòa quý tộc.

C. Quân chủ chuyên chế.

D. Quân chủ lập hiến.

Câu 6. Đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại là

A. Thiên tử.

B. pha-ra-ông.

C. tăng lữ.

D. quý tộc.

Câu 7.Vào thiên niên kỉ IV TCN, nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời do nhu cầu nào sau đây?

A. Trị thủy, làm thủy lợi.

B. Thống nhất lãnh thổ.

C. Chống giặc ngoại xâm.

D. Mở rộng buôn bán.

Câu 8. Chữ viết của người Ai Cập cổ đại là

A. chữ Hán.

B. chữ La-tinh.

C. chữ hình nêm.

D. chữ tượng hình.

Câu 9. Nguyên liệu làm giấy viết của người Ai Cập cổ đại chủ yếu được làm từ

A. vỏ cây pa-pi-rút.

B. đất sét ướt.

C. mai rùa.

D. vỏ cây tre.

Câu 10. Một tục lệ nổi tiếng trong quá trình chôn cất người chết của người Ai Cập cổ đại là

A. tục ướp xác.

B. tục hỏa táng.

C. tục mộc táng.

D. tục thủy táng.

Bài 7 (có đáp án): Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại

Câu 1. Văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại gắn liền với những con sông nào?

A. Hắc Long và Mê Công.

B. Dương Tử và Mê Công.

C. Hoàng Hà và Trường Giang.

D. Hắc Long và Trường Giang.

Câu 2.Tộc người giữ vai trò chủ thể trong quá trình phát triển văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại là

A. người Hán.

B. người Mãn.

C. người Thái.

D. người Mông Cổ.

Câu 3. Ngành kinh tế chủ đạo ở Trung Quốc thời kì cổ - trung đại là

A. nông nghiệp.

B. thương nghiệp.

C. công nghiệp.

D. thủ công nghiệp.

Câu 4. Nhà nước Trung Hoa thời kì cổ - trung đại được tổ chức theo mô hình nào?

A. Dân chủ tư sản.

B. Dân chủ chủ nô.

C. Quân chủ lập hiến.

D. Quân chủ chuyên chế.

Câu 5. Giai cấp đông đảo nhất và giữ vai trò quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp ở Trung Quốc thời kì trung đại là

A. địa chủ.

B. thương nhân.

C. nông dân.

D. thợ thủ công.

Câu 6. Một trong những chữ viết cổ của người Trung Quốc là

A. chữ Bra-mi.

B. chữ giáp cốt.

C. chữ Phạn.

D. chữ La-tinh.

Câu 7.Loại hình văn học nổi tiếng nhất ở Trung Quốc dưới thời Đường là

A. sử thi.

B. thơ.

C. kinh kịch.

D. tiểu thuyết.

Câu 8. Cơ quan biên soạn lịch sử của nhà nước ở Trung Quốc dưới thời Đường có tên gọi là

A. Nội các.

B. Sử quán.

C. Hàn lâm viện.

D. Quốc tử giám.

Câu 9. Một trong những nhà toán học nổi tiếng của Trung Quốc thời kì cổ - trung đại là

A. Hoa Đà.

B. Tư Mã Thiên.

C. Tổ Xung Chi.

D. Tư Mã Quang.

Câu 10. Bốn phát minh quan trọng về kĩ thuật của người Trung Quốc là

A. kĩ thuật vẽ bản đồ, làm la bàn, thuốc súng và giấy.

B. kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, thuốc súng và la bàn.

C. kĩ thuật làm giấy, làm cánh buồm, thuốc súng và la bàn.

D. kĩ thuật đóng tàu, kĩ thuật làm giấy, thuốc súng và la bàn.

Câu 11. Công trình kiến trúc phòng thủ nào sau đây được xây dựng bởi nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc?

A. Lăng Ly Sơn.

B. Vạn Lý Trường Thành.

C. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

D. Quảng trường Thiên An Môn.

Bài 8 : Văn minh Ân Độ cổ - trung đại

Câu 1. Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại gắn liền với những dòng sông nào?

A. Sông Ấn và sông Hằng.

B. Sông Nin và sông Ấn.

C. Hoàng Hà và Trường Giang.

D. Sông Ti-grơ và sông Ơ-phơ-rát.

Câu 2. Dân cư chủ yếu ở phía Nam Ấn Độ thời kì cổ đại là

A. người Ha-ráp-pa.

B. người A-ri-a.

C. người Hung Nô.

D. người Đra-vi-đi-an.

Câu 3. Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ cổ - trung đại?

A. Thể chế nhà nước dân chủ chủ nô.

B. Nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa.

C. Nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ ven sông.

D. Dân cư đa dạng về chủng tộc và tộc người.

Câu 4. Chế độ phong kiến Ấn Độ phát triển thịnh đạt dưới thời vương triều nào?

A. Vương triều A-ri-a.

B. Vương triều Ha-ráp-pa.

C. Vương triều Hồi giáo Đê-li.

D. Vương triều Hồi giáo Mô-gôn.

Câu 5. Loại văn tự nào sau đây là chữ viết của người Ấn Độ trong thời kì cổ - trung đại?

A. Chữ Hán.

B. Chữ Nôm.

C. Chữ La-tinh.

D. Chữ Phạn.

Câu 6. Chữ viết chính thức hiện nay của Ấn Độ là

A. chữ Hin-đi.

B. chữ Nôm.

C. chữ Bra-mi.

D. chữ La-tinh.

Câu 7. Hai bộ sử thi nổi tiếng nhất của Ấn Độ thời kì cổ đại là

A. Sa-ki-a Mu-ni và Vê-đa.

B. Tai-giơ Ma-han và La Ki-la.

C. Ra-ma-y-a-na và Kha-giu-ra-hô.

D. Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na.

Câu 8. Những tôn giáo nào sau đây có nguồn gốc từ Ấn Độ?

A. Đạo giáo và Hồi giáo.

B. Hồi giáo và Ki-tô giáo.

C. Phật giáo và Hin-đu giáo.

D. Nho giáo và Phật giáo.

Câu 9. Tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ là

A. Bà La Môn giáo.

B. Hin-đu giáo.

C. Phật giáo.

D. Hồi giáo.

Câu 10. Người sáng lập đạo Phật là

A. Bra-ma.

B. A-sô-ca.

C. Bim-bi-sa-ra.

D. Xít-đác-ta Gô-ta-ma.

Bài 9 (có đáp án): Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại

Câu 1. Hy Lạp và La Mã cổ đại thuộc khu vực nào sau đây?

A. Đông Bắc châu phi.

B. Địa Trung Hải.

C. Đông Bắc châu Á.

D. Đông Nam Á.

Câu 2. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển thủ công nghiệp ở Hy Lạp và La Mã cổ đại là

A. có nhiều cảng biển.

B. giàu có khoáng sản.

C. nhiều đồng cỏ lớn.

D. đất đai màu mỡ.

Câu 3. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm dân cư của Hy Lạp và La Mã thời cổ đại?

A. Chủ yếu là người La-tinh.

B. Đa dạng về tộc người.

C. Chủ yếu là người Hê-len.

D. Chỉ có một tộc người duy nhất.

Câu 4. Hai ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo ở Hy Lạp và La Mã cổ đại là

A. nông nghiệp và thủ công nghiệp.

B. thủ công nghiệp và thương nghiệp.

C. nông nghiệp và thương nghiệp.

D. thủ công nghiệp và công nghiệp.

Câu 5. Nhà nước thành bang ở Hy Lạp cổ đại theo chế độ nào sau đây?

A. Dân chủ chủ nô.

B. Cộng hòa đại nghị.

C. Quân chủ lập hiến.

D. Quân chủ chuyên chế.

Câu 6. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại là

A. quý tộc và nô lệ.

B. chủ nô và nô lệ.

C. địa chủ và nông dân.

D. lãnh chúa và nông nô.

Câu 7. Một trong những cơ sở dẫn tới sự hình thành của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại là

A. sự kế thừa những thành tựu văn minh phương Đông.

B. sự tồn tại của thể chế nhà nước quân chủ chuyên chế.

C. sự phát triển của kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước.

D. sự tồn tại của hai giai cấp lãnh chúa và nông nô.

Câu 8. Hệ thống chữ La-tinh là thành tựu sáng tạo của cư dân quốc gia cổ đại nào?

A. Cư dân La Mã cổ đại.

B. Cư dân Ấn Độ cổ đại.

C. Cư dân Hy Lạp cổ đại.

D. Cư dân A-rập cổ đại.

Câu 9. Hệ thống chữ số La Mã ngày nay chúng ta vẫn đang sử dụng là cống hiến lớn của cư dân quốc gia cổ đại nào?

A. Cư dân Hy Lạp cổ đại.

B. Cư dân La Mã cổ đại.

C. Cư dân Ai Cập cổ đại.

D. Cư dân Trung Quốc cổ đại.

Câu 10. Hai bộ sử thi nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại có tên là

A. I-li-át và Ô-đi-xê.

B. Rô-mê-ô và Ju-li-ét.

C. Ka-li-đa-sa và Sơ-kun-tơ-la.

D. Ma-ha-bra-ha-ta và Ra-ma-ya-na.

Câu 11. Đền Pác-tê-nông là công trình kiến trúc tiêu biểu của quốc gia cổ đại nào?

A. Ai Cập.

B. Ấn Độ.

C. Hy Lạp.

D. La Mã.

Câu 12. Người được mệnh danh là “cha đẻ của y học phương Tây” là

A. Pli-ni-út.

B. Ptô-lê-mê.

C. Tuy-xi đít.

D. Hi-pô-crát.

Câu 13. Phát minh lớn nhất của người La Mã cổ đại về vật liệu sản xuất là

A. gạch nung.

B. phiến đá.

C. bê tông.

D. lưỡi cày.

Bài 10 : Văn minh tây âu thời phục hưng

Câu 1. Phong trào Văn hóa Phục hưng ở Tây Âu thời trung đại ra đời trong bối cảnh nào sau đây?

A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ở các nước Tây Âu.

B. Hin-đu giáo lũng đoạn nền văn hóa, tư tưởng ở các nước Tây Âu.

C. Những thành tựu văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại được đề cao.

D. Giai cấp tư sản đã nắm chính quyền ở hầu hết các nước châu Âu.

Câu 2. Phong trào Văn hóa Phục hưng khởi đầu ở quốc gia nào?

A. Pháp.

B. Hà Lan.

C. I-ta-li-a.

D. Anh.

Câu 3. Phong trào Văn hóa Phục hưng do giai cấp nào khởi xướng?

A. Tư sản.

B. Vô sản.

C. Quý tộc.

D. Tăng lữ.

Câu 4. Tôn giáo nào sau đây đã chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội châu Âu nửa đầu thời kì trung đại?

A. Phật giáo.

B. Hồi giáo.

C. Nho giáo.

D. Cơ Đốc giáo.

Câu 5. Ai là tác giả của tác phẩm Thần khúc?

A. Đan-tê.

B. Bô-ca-xi ô.

C. Sếch-xpia.

D. Xéc-van-téc.

Câu 6. Đôn Ki-hô-tê là tác phẩm văn học nổi tiếng của tác giả nào?

A. Ra-bơ-le.

B. Xéc-van-téc.

C. Bô-ca-xi-ô.

D. Pê-trác-ca.

Câu 7. Ai là tác giả của tác phẩm kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét?

A. Đan-tê A-li-ghê-ri.

B. Uy-li-am Sếch-xpia.

C. Phơ-răng-xoa Ra-bơ-le.

D. Mi-quen-đơ Xéc-van-téc.

Câu 8. Một trong những danh hoạ kiệt xuất của thời kì Phục hưng ở Tây Âu là

A. Lê-ô-na đơ Vanh-xi.

B. Ga-li-lê-ô Ga-li-lê.

C. Ni-cô-lai Cô-péc-ních.

D. Phơ-răng-xoa Ra-bơ-le.

Câu 9. Nhà Thiên văn học thời kì Phục hưng nổi tiếng với thuyết Nhật tâm

A. G. Bô-ca-xi-ô.

B. Ph. Ra-bơ-le.

C. Ph. Pê-trác-ca.

D. N. Cô-péc-ních.

Câu 10. Một trong những học giả tiêu biểu của triết học duy vật thời kì Phục hưng ở Tây Âu là

A. Phran-xít Bây-cơn.

C. Mi-ken-lăng-giơ.

D. Đan-tê A-li-ghê-ri.

B. Mi-quen-đơ Xéc-van-téc.

Bài 11: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại

Câu 1. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra đầu tiên ở quốc gia nào?

A. Anh.

B. Pháp.

C. Hà Lan.

D. I-ta-li-a.

Câu 2. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Anh diễn ra đầu tiên trong ngành nào?

A. Khai mỏ.

B. Dệt.

C. Vận tải.

D. Luyện kim.

Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bối cảnh diễn ra cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?

A. Sự nảy sinh của mầm mống tư bản chủ nghĩa.

B. Cách mạng tư sản nổ ra ở nhiều nước Âu - Mĩ.

C. Sự tồn tại của chế độ phong kiến phân quyền.

D. Các cuộc phát kiến địa lí thúc đẩy kinh tế phát triển.

Câu 4. Yếu tố nào sau đây không giúp Anh trở thành nước khởi đầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?

A. Có nguồn khoáng sản dồi dào.

B. Cách mạng tư sản nổ ra và thành công sớm.

C. Quan hệ sản xuất phong kiến phát triển mạnh.

D. Có lợi thế về vốn, nhân công và kĩ thuật.

Câu 5. Người chế tạo thành công máy hơi nước là

A. Giêm Oát.

B. Ét-mơn Các-rai.

C. Xti-phen-xơn.

D. Hen-ri Cót.

Câu 6. Người chế tạo thành công tàu thủy chở khách chạy bằng hơi nước đầu tiên (năm 1807) là

A. Hen-ri Cót.

B. Xti-phen-xơn.

C. Rô-bớt Phơn-tơn.

D. Ri-chác Tơ-re-vi-thích.

Câu 7. Nội dung nào sau đây là bối cảnh dẫn tới cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai?

A. Chế độ phong kiến đang thống trị ở các nước châu Âu.

B. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn tự do cạnh tranh.

C. Các nước Âu - Mĩ hoàn thành các cuộc cách mạng tư sản.

D. Giai cấp tư sản mới được hình thành ở châu Âu và Bắc Mỹ.

Câu 8. Đặc trưng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai là việc sử dụng loại năng lượng nào sau đây?

A. Năng lượng nước.

B. Năng lượng điện.

C. Năng lượng hơi nước.

D. Năng lượng hóa thạch.

Câu 9. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai được khởi đầu bằng các phát minh về

A. cơ học.

B. hơi nước.

C. năng lượng.

D. điện.

Câu 10. Người phát minh ra điện thoại là

A. Ni-cô-lai Tét-la.

B. A-lếch-xan-đơ G. Beo.

C. Ghê-oóc Xi-môn Ôm.

D. Giêm Pre-xcốt Giun.

1 56 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: