Đề cương ôn tập Lịch sử 10 Giữa học kì 2 (Chân trời sáng tạo 2024)

Vietjack.me biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Lịch sử 10 Giữa học kì 2 sách Chân trời sáng tạo giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi Lịch sử 10 Giữa kì 2.

1 126 lượt xem


Đề cương ôn tập Lịch sử 10 Giữa học kì 2 (Chân trời sáng tạo 2024)

I. Phạm vi ôn tập giữa kì 2 Sử 10

Chương II: Một số nền văn minh thế giới thời kì cổ - trung đại

  • Bài 12: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại

Chương IV: Văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại

  • Bài 13: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại
  • Bài 14: Hành trình phát triển và thành tựu văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại

Chương V: Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)

  • Bài 15: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc
  • Bài 16: Văn minh Chăm–pa

II. Câu hỏi ôn thi giữa kì 2 Lịch sử 10

Câu 1: Cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Nửa đầu thế kỉ XIX.
B. Nửa sau thế kỉ XIX.
C. Nửa đầu thế kỉ XX.
D. Nửa sau thế kỉ XX.

Câu 2: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được bắt đầu từ thời gian nào?

A. Từ những năm đầu thế kỉ XXI.
B. Từ những năm đầu thế kỉ XX.
C. Từ những năm cuối thế kỉ XX.
D. Từ những năm đầu thế kỉ XIX.

Câu 3: Quốc gia đầu tiên đưa con người đặt chân lên Mặt Trăng là

A. Anh.
B. Pháp.
C. Đức.
D. Mĩ.

Câu 4: Sự ra đời của thuyết nào sau đây đã đặt nền tảng cho các phát minh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?

A. Thuyết tương đối.
B. Thuyết vạn vận hấp dẫn.
C. Thuyết di truyền.
D. Thuyết tế bào.

Câu 5: Sự xuất hiện của mạng internet đem lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Giúp việc di chuyển giữa các quốc gia trở nên dễ dàng.
B. Giúp việc kết nối, chia sẻ thông tin trở nên dễ dàng, hiệu quả.
C. Đảm bảo sự an toàn tuyệt đối trong việc lưu trữ thông tin.
D. Xóa bỏ khoảng cách phát triển giữa các quốc gia trên thế giới.

Câu 6: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đem lại tác động tiêu cực nào sau đây về văn hóa?

A. Xuất hiện nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
B. Khiến quá trình giao lưu văn hóa trở nên dễ dàng.
C. Giúp việc tìm kiếm, chia sẻ thông tin trở nên thuận tiện.
D. Giúp con người làm nhiều công việc bằng hình thức từ xa.

Câu 7: Một trong những thành tựu quan trọng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là sự xuất hiện của

A. động cơ điện.
B. máy tính.
C. máy hơi nước.
D. ô tô.

Câu 8: Nội dung nào sau đây không phải là yếu tố dẫn tới sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?

A. Sự vơi cạn của các nguồn tài nguyên hóa thạch.
B. Thách thức về bùng nổ và già hóa dân số.
C. Nhu cầu về nguồn năng lượng mới, vật liệu mới.
D. Nhu cầu về không gian sinh sống mới.

Câu 9: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đem lại tác động tiêu cực nào sau đây đối với xã hội?

A. Đưa đến sự phân hóa trong lực lượng lao động trên mọi lĩnh vực.
B. Giúp con người có thể làm nhiều loại công việc bằng hình thức từ xa.
C. Khiến nhiều người lao động đối diện với nguy cơ mất việc làm.
D. Làm gia tăng sự xung đột giữa văn hóa truyền thống và hiện đại.

Câu 10: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được bắt đầu từ thời gian nào?

A. Từ những năm đầu thế kỉ XXI.
B. Từ những năm đầu thế kỉ XX.
C. Từ những năm cuối thế kỉ XX.
D. Từ những năm đầu thế kỉ XIX.

Câu 11: Nét nổi bật của nền văn hóa các dân tộc Đông Nam Á là gì?

A. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ.
B. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Quốc.
C. Nền văn hóa mang tính bản địa sâu sắc và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của những thành tựu văn hóa Ấn Độ.
D. Tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài, kết hợp với văn hóa bản địa tạo một nền văn hóa riêng và độc đáo.

Câu 12: Phật giáo được du nhập vào Đông Nam Á từ những quốc gia nào?

A. Lào và Cam-pu-chia.
B. Mi-an-ma và Ấn Độ.
C. Trung Quốc và Ấn Độ.
D. Trung Quộc và Thái Lan.

Câu 13: Từ khoảng thế kỉ XII – XIII, tôn giáo nào theo chân các thương nhân A-rập và Ấn Độ du nhập vào Đông Nam Á?

A. Ấn Độ giáo.
B. Thiên Chúa giáo.
C. Bà La Môn giáo.
D. Hồi giáo.

Câu 14: Hồi giáo du nhập vào các nước Đông Nam Á thông qua:

A. Hoạt động thương mại biển.
B. Những đoàn thám hiểm.
C. Những đoàn lữ hành.
D. Các cuộc chiến tranh.

Câu 15: Đông Nam Á có hình thức tín ngưỡng nào vẫn được duy trì và phổ biến đến ngày nay?

A. Thờ các vị thần.
B. Tín ngưỡng phồn thực.
C. Thờ cúng tổ tiên.
D. Nghi thức cầu mong được mùa.

Câu 16: Hồi giáo du nhập vào Đông Nam Á khoảng thời gian nào?

A. Thế kỉ VI - VIII.
B. Thế kỉ VI - VII.
C. Thế kỉ VII - VIII.
D. Thế kỉ VII - V.

Câu 17: Các cư dân ở Đông Nam Á tiếp thu tôn giáo nào của Ấn Độ?

A. Bà La Môn giáo, Phật giáo.
B. Bà La Môn giáo, Hồi giáo.
C. Phật giáo, Hồi giáo.
D. Hin-đu, Hồi giáo.

Câu 18: Tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á:

A. Mang đậm dấu ấn cá nhân.
B. Mang bản sắc quê hương.
C. Gắn bó với đời sống nhân dân.
D. Lệ thuộc và gắn bó với thiên nhiên.

Câu 19: Hồi giáo du nhập và ảnh hưởng chủ yếu vào

A. Khu vực Đông Nam Á lục địa.
B. Khu vực Đông Nam Á đảo, bán đảo.
C. Toàn bộ khu vực Đông Nam Á.
D. Một phần Đông Nam Á lục địa.

Câu 20: Người Việt ta đã sáng tạo ra chữ nào dựa trên cơ sở chữ Hán?

A. Chữ Miến cổ.
B. Chữ Nôm.
C. Chữ Khơ-me cổ.
D. Chữ Chăm cổ.

Câu 21: Ý nào dưới đây không phải đặc điểm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?

A. Nhà nước sơ khai, không còn là tổ chức bộ lạc.
B. Là tổ chức nhà nước điều hành một quốc gia.
C. Bộ máy còn đơn giản sơ khai, chưa hoàn chỉnh.
D. Nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á.

Câu 22: Cơ sở hình thành nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là văn hóa

A. Đông Sơn.
B. Đồng Nai.
C. Sa Huỳnh.
D. Óc Eo.

Câu 23: Kinh đô Cổ Loa của Nhà nước Âu Lạc thuộc địa bàn nào dưới đây?

A. Đông Anh (Hà Nội).
B. Phong Châu (Phú Thọ).
C. Trà Kiệu (Quảng Nam).
D. Chà Bàn (Bình Định).

Câu 24: Nét đặc sắc trong tín ngưỡng của người Việt cổ là

A. Thờ thần Mặt Trời, người chết và người có công với cách mạng.
B. Thờ thần sông, thần núi, người có công khai phá đất đai.
C. Sùng bái các hiện tượng tự nhiên, thần sông, thần núi.
D. Thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công.

Câu 25: Đặc điểm của bộ máy Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là

A. Đã hoàn chỉnh, do vua Hùng đứng đầu.
B. Khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua Hùng.
C. Đơn giản, sơ khai, chưa hoàn chỉnh.
D. Ra đời sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Câu 26: Điểm giống nhau trong cơ sở hình thành Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc là do:

A. Yêu cầu chống ngoại xâm, bảo vệ kinh tế nông nghiệp và làm thủy lợi.
B. Yêu cầu liên minh giữa các bộ lạc với nhau để cùng phát triển kinh tế.
C. Thương nghiệp phát triển cần tập trung để hình thành những đội tàu buôn.
D. Yêu cầu của các gia đình sống chung với nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 27: Cư dân Văn Lang – Âu Lạc không có tập quán

A. Ở nhà sàn, nữ mặc áo, váy; nam đóng khố.
B. Nhuộm răng đen, ăn trầu.
C. Xăm mình, ăn trầu, thích dùng đồ trang sức.
D. Làm nhà trên sông nước.

Câu 28: Quốc hiệu nước ta dưới thời Hùng Vương là

A. Văn Lang.
B. Âu Lạc.
C. Đại Việt.
D. Đại Cồ Việt.

Câu 29: Nhân tố nào dưới đây đóng vai trò quan trọng đưa tới sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?

A. Yêu cầu thống nhất toàn bộ lãnh thổ.
B. Hoạt động trị thủy và chống ngoại xâm.
C. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc.
D. Kinh tế nông nghiệp có bước chuyển biến rõ nét.

Câu 30: Ý nào phản ánh không đúng cơ sở dẫn đến sự ra đời sớm nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?

A. Yêu cầu phát triển buôn bán với các tộc người khác.
B. Yêu cầu của hoạt động trị thủy để phục vụ nông nghiệp.
C. Yêu cầu của công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
D. Những chuyển biến cơ bản trong đời sống kinh tế - xã hội.

Câu 31: Văn minh Chăm-pa ra đời trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của nền văn minh nào sau đây?

A. Văn minh Trung Hoa.
B. Văn minh Ấn Độ.
C. Văn minh Ai Cập.
D. Văn minh Lưỡng Hà.

Câu 32: Ai là người có công lập nên nhà nước Chăm-pa?

A. Thục Phán.
B. Tượng Lâm.
C. Khu Liên.
D. Lâm Ấp.

Câu 33: Chữ Chăm cổ của người Chăm-pa được sáng tạo trên cơ sở chữ nào?

A. Chữ Hán.
B. Chữ Nôm.
C. Chữ Phạn.
D. Chữ La-tinh.

Câu 34: Một trong những tín ngưỡng bản địa của người Chăm-pa là

A. thờ sinh thực khí.
B. thờ Phật.
C. thờ Thành Hoàng.
D. thờ Thánh A-la.

Câu 35: Công trình kiến trúc nào sau đây của cư dân Chăm-pa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới?

A. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).
B. Tháp Mỹ Khánh (Huế).
C. Tháp Bà Pô Na-ga (Khánh Hòa).
D. Tháp Cánh Tiên (Bình Định).

Câu 36: Văn minh Phù Nam có cội nguồn từ nền văn hóa nào sau đây?

A. Văn hóa Hòa Bình.
B. Văn hóa Bàu Tró.
C. Văn hóa Óc Eo.
D. Văn hóa Bắc Sơn.

Câu 37: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hoạt động kinh tế của cư dân Phù Nam?

A. Buôn bán đường biển.
B. Làm nghề thủ công.
C. Chăn nuôi gia súc.
D. Trồng lúa mạch.

Câu 38: Phương tiện đi lại chủ yếu của cư dân Phù Nam là

A. thuyền.
B. ngựa.
C. xe thồ.
D. trâu.

Câu 39: Một trong những hình thức chôn cất người chết của cư dân Phù Nam là

A. tháp táng.
B. hỏa táng.
C. vách táng.
D. mộc táng.

Câu 40: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Chăm-pa?

A. Có nhiều vịnh, cảng biển tốt.
B. Khí hậu khô nóng, đất đai cằn cỗi.
C. Địa hình thấp, chủ yếu là đồng bằng.
D. Có dải đồng bằng nhỏ, hẹp dọc ven biển.

1 126 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: