Đề cương ôn tập Địa lí 10 Giữa học kì 2 (Chân trời sáng tạo 2025)

Vietjack.me biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Địa lí 10 Giữa học kì 2 sách Chân trời sáng tạo giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi Địa lí 10 Giữa kì 2.

1 264 27/09/2024


Đề cương ôn tập Địa lí 10 Giữa học kì 2 (Chân trời sáng tạo 2024)

I. Lý thuyết

Chương 8: Địa lí dân cư

  • Bài 19: Dân số và sự phát triển dân số thế giới
  • Bài 20: Cơ cấu dân số
  • Bài 21: Phân bố dân cư và đô thị hóa
  • Bài 22: Thực hành phân tích tháp dân số, vẽ biểu đồ cơ cấu dân số theo nhóm tuổi

Chương 9: Nguồn lực phát triển kinh , một số tiêu chí

  • Bài 23: Nguồn lực phát triển kinh tế
  • Bài 24: Cơ cấu nền kinh tế, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế

Chương 10: Địa lí các ngành kinh tế

  • Bài 25: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
  • Bài 26: Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
  • Bài 27: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, vấn đề và định hướng phát triển nông nghiệp

II. Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi giữa kì 2 Địa 10

Câu 1: Thành phần nào sau đây thuộc nhóm dân số không hoạt động kinh tế?

A. Người có việc làm ổn định.
B. Những người làm nội trợ.
C. Người làm việc tạm thời.
D. Người chưa có việc làm.

Câu 2: Thành phần nào sau đây thuộc vào nhóm hoạt động kinh tế?

A. Học sinh.
B. Sinh viên,
C. Nội trợ.
D. Thất nghiệp.

Câu 3: Các nhân tố nào sau đây có tác động mạnh mẽ đến cơ cấu theo lao động?

A. Cơ cấu theo tuổi và cơ cấu kinh tế theo ngành.
B. Cơ cấu theo tuổi và cơ cấu kinh tế thành phần,
C. Cơ cấu kinh tế theo ngành và theo thành phần.
D. Cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ.

Câu 4: Hoạt động kinh tế nào sau đây không thuộc khu vực I?

A. Nông nghiệp.
B. Lâm nghiệp,
C. Công nghiệp.
D. Ngư nghiệp.

Câu 5: Hoạt động kinh tế nào sau đây thuộc khu vực II?

A. Nông nghiệp.
B. Lâm nghiệp,
C. Công nghiệp.
D. Ngư nghiệp.

Câu 6: Hoạt động kinh tế nào sau đây thuộc khu vực III?

A. Lâm nghiệp.
B. Công nghiệp,
C. Ngư nghiệp.
D. Dịch vụ

Câu 7: Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa:

A. giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân
B. giới nam so với số dân trung bình ở cùng thời điểm
C. giới nữ so với số dân trung bình ở cùng thời điểm
D. số trẻ em nam và nữ sinh ra so với tổng số dân

Câu 8: Sức sản xuất cao nhất của xã hội tập trung ở nhóm tuổi:

A. dưới tuổi lao động
B. trong tuổi lao động
C. trên tuổi lao động
D. dưới và trên tuổi lao động

Câu 9: Sự khác biệt giữa tháp thu hẹp với tháp mở rộng là

A. Đáy rộng, đỉnh nhịn, ở giữa thu hẹp.
B. Đáy hẹo, đỉnh phình to.
C. ở giữa tháp phình to, thu hẹp về hai phía đáy và đỉnh tháp .
D. hẹp đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh.

Câu 10: Kiểu tháp ổn định (Nhật) có đặc điểm là :

A. Đáy rộng, đỉnh nhọn, hai cạnh thoải.
B. Đáy hẹp, đỉnh phình to
C. ở giữa tháp thu hẹp, phình to ở phía hai đầu.
D. hẹp đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh.

Câu 11: Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm đô thị hóa trên thế giới?

A. Tỷ lệ dân thành thị tăng.
B. Tỷ lệ dân nông thôn tăng.
C. Dân cư tâp trung vào các thành lớn và cực lớn
D. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

Câu 12: Nhận định nào sau đây không đúng về ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa?

A. Kinh tế tăng trưởng nhanh.
B. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch.
C. Thay đổi quá trình sinh, tử.
D. Nông thôn mất đi nguồn nhân lực

Câu 13: Nhận định nào sau đây không đúng về ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa?

A. Kinh tế tăng trưởng nhanh.
B. Nông thôn mất đi nguồn nhân lực.
C. Thiếu việc làm.
D. Môi trường bị ô nhiễm.

Câu 14: Hiện nay lối sống đô thị ngày càng được phổ biến rộng rãi vì

A. kinh tế nông thôn ngày càng phát triển.
B. giao thông vận tải và thông tin liên lạc ngày càng phát triển
C. dân thành thị di cư về nông thôn.
D. dân nông thôn di cư về thành thị.

Câu 15: Sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu xã hội được gọi là

A. Đô thị.
B. Sự phân bố dân cư.
C. Lãnh thổ.
D. Cơ cấu dân số.

Câu 16: Mật độ dân số là

A. Số lao động trên một đơn vị diện tích.
B. Số dân cư trú, sinh sống trên một đơn vị diện tích.
C. Số dân trên tổng diện tích lanh thổ.
D. Số dân trên diện tích đất cư trú.

Câu 17: Nhân tố quyết định nhất tới sự phân bố dân cư là

A. Khí hậu.
B. Đất đai.
C. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
D. Nguồn nước.

Câu 18: Hai loại hình quần cư chủ yếu là

A. Quần cư tập trung và quần cư riêng lẻ.
B. Quần cư nông thôn và quần cư thành thị.
C. Quần cư cố định và quần cư tạm thời.
D. Quần cư tự giác và quần cư tự phát.

Câu 19: Châu lục nào sau đây có tỉ trọng lớn nhất trong dân cư toàn thế giới?

A. Á.
B. Âu.
C. Mĩ.
D. Phi.

Câu 20: Châu lục nào sau đây có tỉ trọng nhỏ nhất trong dân cư toàn thế giới?

A. Phi.
B. Đại dương.
C. Âu.
D. Mĩ.

Câu 21: Thị trường, khoa học - kĩ thuật và công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm về tổ chức về quản lý sản xuất, kinh doanh, bối cảnh quốc tế, thị trường...... thuộc nhóm nguồn lực nào?

A. Nguồn lực tự nhiên.
B. Nguồn lực kinh tế - xã hội.
C. Nguồn lực trong nước.
D. Nguồn lực ngoài nước.

Câu 22: Căn cứ vào đâu để phân loại các nguồn lực?

A. Thời gian và khả năng khai thác.
B. Vai trò và mức độ ảnh hưởng.
C. Nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ.
D. Không gian và thời gian hình thành.

Câu 23: Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có thể phân chia nguồn lực thành

A. nguồn lực kinh tế - xã hội, nguồn lực vị trí địa lí.
B. nguồn lực tự nhiên, nguồn lực kinh tế - xã hội.
C. nguồn lực tự nhiên, nguồn lực vị trí địa lí.
D. nguồn lực trong nước, nguồn lực nước ngoài.

Câu 24: Sau năm 1986 nước ta có một bước nhảy vọt về nền kinh tế. Nền kinh tế nước ta phát triển mạnh là nhờ vào nguồn lực nào dưới đây?

A. Dân cư và nguồn lao động chất lượng.
B. Chính sách, chiến lược phát triển kinh tế.
C. Vị trí địa lí, khí hậu và các dạng địa hình.
D. Nguồn vốn đầu tư, thị trường ngoài nước.

Câu 25: Nguồn lực đóng vai trò quan trọng, có tính chất quyết định trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia là

A. nguồn lực tự nhiên.
B. nguồn lực kinh tế - xã hội.
C. nguồn lực trong nước.
D. nguồn lực ngoài nước.

Câu 26: Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có thể phân chia thành nguồn lực

A. ngoại lực, dân số.
B. nội lực, lao động.
C. nội lực, ngoại lực.
D. dân số, lao động.

Câu 27: Các nguồn lực nào sau đây tạo thuận lợi (hay khó khăn) trong việc tiếp cận giữa các vùng trong một nước?

A. Đất đai, biển.
B. Lao động.
C. Vị trí địa lí.
D. Khoa học.

Câu 28: Nguồn lực tự nhiên có vai trò như thế nào đối với quá trình sản xuất?

A. Quyết định việc sử dụng các nguồn lực khác.
B. Cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất.
C. Tạo động lực cho quá trình sản xuất.
D. Ít ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất.

Câu 29: Nguồn lực nào sau đây góp phần định hướng có lợi nhất trong phân công lao động quốc tế và xây dựng các mối quan hệ song phương hay đa phương của một quốc gia?

A. Tự nhiên.
B. Nguồn vốn.
C. Thị trường.
D. Vị trí địa lí.

Câu 30: Căn cứ vào nguồn gốc, có thể phân loại thành các nguồn lực nào sau đây?

A. Vị trí địa lí, kinh tế - xã hội, trong nước.
B. Vị trí địa lí, kinh tế - xã hội, ngoài nước.
C. Vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội.
D. Kinh tế - xã hội, trong nước, ngoài nước.

1 264 27/09/2024


Xem thêm các chương trình khác: