Bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS Module 7 (Hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THCS)

Vietjack.me tổng hợp, biên soạn giới thiệu đến thầy cô Bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS Module 7 với chủ đề Hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THCS. Mời thầy cô và các bạn đón xem:

1 1,383 01/02/2024


Bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS Module 7

(Hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THCS)

I. Quan niệm về hướng dẫn, tư vấn cho học sinh

1. Làm quen với khái niệm hướng dẫn, tư vấn cho học sinh.

1.1. Hướng dẫn và tư vấn cho học sinh

- Hướng dẫn là hoạt động được hiểu như là chỉ dẫn cho một vấn đề nào đó để đi đến kết quả cuối cùng.

- Theo từ điển tiếng việt của Hoàng Phê: “ Tư vấn là góp ý kiến về một vấn đề được hỏi nhưng không có quyền quyết định”.

- Tư vấn mang ý nghĩa như giảng giải, đưa ra lời khuyên có tính chất quan hệ một chiều.

- Như vậy, theo một ý nghĩa nào đó hướng dẫn hay tư vấn là hoạt động nhằm trợ giúp cho học sinh khi các em hỏi về một vấn đề nào đó.

- Tư vấn là một tiến trình, là sự tương tác, là nguồn tiềm năng và sự tự quyết.

+ Các vấn đề xã hội là một tiền trình, cần phải có thời gian quan sát, theo dõi, không chỉ trong quá trình tư vấn mà cả sau khi đã làm tư vấn; Là tiến trình giúp thân chủ và nhà tư vấn phát triển; Là quá trình hướng tới đạo lí làm người; Là quá trình không được làm hộ thân chủ.

+ Sự tương tác được thực hiện thông qua việc đối thoại giữa nhà tư vấn và thân chủ, qua đó thân chủ hiểu được hoàn cảnh và khó khăn của mình, thân chủ cảm nhận được vai trò của họ trong việc giải quyết vấn đề của họ.

+ Nguồn tiềm năng là quá trình nhà tư vấn phải khơi gợi được tiềm năng của thân chủ, giúp thân chủ làm chủ được cảm xúc và thích nghi được với hoàn cảnh của mình.

+ Sự tự quyết là giúp cho thân chủ tự chịu trách nhiệm về cuộc đời mình, tự tìm ra cách giải quyết, nhà tư vấn chỉ giúp về mặt tinh thần hoặc soi sáng các vấn đề, khơi gợi vấn đề.

- Tư vấn là một tiến trình tương tác nhằm giúp thân chủ hiểu được vấn đề của mình và khơi dậy tiềm năng để thân chủ tự quyết định vấn đề của mình.

1.2. Một số khái niệm có liên quan đến khái niệm tư vấn.

- Cố vấn: Là cuộc nói chuyện giữa một chuyên gia về một lĩnh vừc nhất định với một hoặc nhiều người đang cần lời khuyên hay chỉ dẫn về lĩnh vực đó.

+ Mục đích của cố vấn giúp thân chủ ra quyết định bằng cách đưa ra những lời khuyên “ mang tính chuyên môn" cho thân chủ.

+ Mọi quan hệ giữa nhà cố vấn và thân chủ không cỏ ý nghĩa/vai trò quyết định bằng kiến thức và sự hiểu biết của nhà cố vấn về lĩnh vực mà thân chủ đang cần.

+ Quá trình cố vấn chỉ có thể diễn ra trong một lần gặp gỡ giữa thân chủ và nhà cố vấn. Kết quả cố vấn không rõ rệt vấn đề sẽ lặp lại vì các nguyên nhân sâu xa của vấn đề chưa đuợc thực sự giải quyết.

+ Nhà cố vấn làm chủ cuộc nói chuyện và đưa ra những lời khuyên.

- Trị liệu, trị liệu tâm lí

+ Trị liệu - tiếng Anh là therapy - được lấy từ gốc Hy Lạp là therapia có nghĩa là chữa trị, làm lành. Trị liệu tâm lí có nghĩa là sự xóa bỏ rắc rối những bệnh lí mang tính tâm lí. Tư vấn và trị liệu tâm lí có mối quan hệ khá mật thiết với nhau.

- Sụ khác biệt giữa tư vấn và tham vấn

+ Tư vấn chủ yếu hướng tới giải quyết vấn đề hiện tại, còn hoạt động tham vấn hướng tới mục tiêu lâu dài hơn, đó là giúp cá nhân nâng cao khả năng giải quyết vấn đề sau khi được tham vấn.

+ Tư vấn thường là cung cấp thông tin hay đưa ra lời khuyên. Do vậy nó diễn ra trong một thời gian ngắn, giải quyết vấn đề tức thời, còn tham vấn có thể diễn ra trong thời gian có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng thậm chí hàng năm.

+ Trong tư vấn có thể là mối quan hệ trên- dưới giữa một người là được xem là “ uyên bác" với những thông tin chuyên môn, còn bên kia là người “ thiếu hiểu biết" về vấn đề nào đó, bên cạnh mối quan hệ ở đây không đòi hỏi sự tương tác rất tích cực từ phía đối tượng. Trong khi đó ờ tình huống tham vấn, mối quan hệ mang tính ngang bằng, bình đẳng và đòi hỏi có sự tương tác rất chặt chẽ tích cực giữa hai bên, có thể nói nó đóng vai trò như một công cụ quan trọng cho sự thành công của ca tham vấn.

+ Trong tư vấn, cách thức can thiệp chính là cung cấp thông tin và lời khuyên bổ ích từ người tham vấn với kiến thúc chuyên sâu về vấn đề cần tư vấn. Trong tham vấn, sự thành công phụ thuộc vào kỷ năng tương tác của nhà tham vấn để đối tương tự nhận thức, hiểu chính mình và hoàn cảnh của mình để chủ động tìm kiếm giải pháp phù hợp và thực hiện nó.

1.3. Mục đích, nhiệm vụ và các hình thức tư vấn

- Mục đích của tư vấn

+ Tư vấn để ý thức về mình, ý thức về thực tại, đặc biệt hiểu biết về cách phòng vệ- cách thức mà bản thân và người khác thường dùng để phản ứng lại với những tác động xung quanh.

+ Tư vấn để thống nhất trong con nguời, để thích nghi với môi trường, thích nghi với công việc, để chấp nhận bản thân mình, để giúp cho cơ thể đưa ra quyết định vững vàng, giúp giải tỏa các ẩn úc trong con người, xác định được đúng vấn đề đang khó chịu, giúp giảm thiểu hậu quả của những sai lầm hoặc những biến cố tiêu cực, để biết yêu mình hơn, yêu một cách đúng múc, đứng cách, biết tôn trọng bản thân, giúp loại bỏ những “ rác rưởi" trong đầu, để tìm một hướng đi cho đời mình, làm sáng tỏ được các giá trị, mục tiêu và phát huy được tiềm năng của bản thân, để thay đổi triết lí sống, thay đổi cách nhìn nhận về con người, tìm lại ý nghĩa cuộc sống.

- Nhiêm vụ của tư vấn

+ Giúp thân chủ dám đối diện với những vấn đề của mình, với thực tại cuộc sống, giúp đương đầu một cách có hiệu quả, tự gánh trách nhiệm. Giúp thân chủ củng cố và phát triển các thói quen tốt, hạn chế hoặc sửa được các thói quen xấu hoặc giúp điều chỉnh các suy nghĩ tiêu cực.

+ Giúp thân chú giảm bớt các cảm xúc tiêu cực trong hoàn cánh khó khăn, làm dịu bớt những cảm xúc căng thẳng.

+ Giúp thân chú tăng hiểu biết về bản thân và hoàn cảnh của mình.

+ Giúp thân chú đưa ra những quyết định tích cực. Trợ giúp cho thân chủ xác định được những cái cần thay thế nếu không giải quyết được; sàng lọc được các hậu quả của mọi phương án thay thế, lường trước được sự việc, hướng dẫn thân chủ thực hiện các quyết định.

+ Thục hiện các quyết định bằng cách hướng dẫn thân chủ. Giúp thân chủ lập ra kế hoạch mang tính khả thi (hành vi), khuyến khích họ thực hiện theo kế hoạch do họ tự đề ra; giúp thân chủ đánh giá kết quả.

- Các hình thức tư vấn

+ Tư vấn cá nhân: là quá trình trao đổi mang tính bí mật giữa các cá nhân nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan đến xúc cảm ( lo sợ, chán nản, đau khổ..) tự sát hay cải tạo phục hồi (tâm trạng), nạo thai, vấn đề hành hung, hâm dọa, cưỡng bức...

+ Tư vấn gia đình: được hình thành dựa trên cơ sở lí luận cho rằng một thành viên trong gia đình có vấn đề, nó là kết quả của toàn bộ mối quan hệ trong gia đình; mọi vấn đề trong gia đình xuất hiện đều liên quan đến các thành viên trong gia đình.

+ Tư vấn nhóm: là tư vấn cho các đối tượng có cùng một nhu cầu và có những quan tâm chung. Tư vấn nhóm tạo ra một sự hỗ trợ nhóm đối với mọi cá nhân, cung cấp một sự hỗ trợ xã hội cho mỗi nhóm.

- Những điều kiện giúp cho cuộc tư vấn thành công

+ Quá trình tư vấn có được sự cộng tác của các thân chủ.

+ Cần có thời gian và sự kiên tâm.

+ Phải đảm bảo tính khách quan, tính rõ ràng (test).

1.4. Những lí do cơ bản gây ra vấn đề ở thân chủ

- Về mặt khách quan

+ Những sáo trộn, căng thẳng trong cuộc sống (stress);

+ Các giai đoạn lứa tuổi;

+ Hệ thống nhu cầu: không thỏa mãn nhu cầu (vật chất, tinh thần...);

+ Vấn đề kinh tế;

+ Vấn đề thất bại: nghề nghiệp, tình cảm, thích nghi;

+ Các áp lưc xã hội: thường là áp lực về môi trường (làm việc, sống, văn hóa, tôn giáo..) những vấn đề giai cấp, cạnh tranh chèn ép, kì thị, các vấn đề liên quan đến đời sống cộng đồng, có thể thân chủ là nạn nhân hoặc cảm nhận mình là nạn nhân.

- Về mặt chủ quan

+ Những người thụ động, những người không làm gì cả, thiếu nghị lực trong hành động (dựa dẫm vào các quyết định của người khác, thiếu ý chí..) những người làm việc ngẫu hứng, không có mục tiêu;

+ Những người bất lực, không có khả năng gánh trách nhiệm, người hay đổ lỗi, không cân bằng trong đời sống (lí trí, tình cảm...), luôn thay đổi ý kiến, những người rối loạn về tình cảm, lí trí, hành động.

- Tiêu chí đánh giá vấn đề của thân chủ

+ Thân chủ thấy không hài lòng, khó chịu về một mối quan hệ nào đó ( hay phàn nàn, than phiền...).

+ Có những ứng xử gây sự bất bình đối với những người xung quanh.

+ Xuất hiện những cá tính hiếm thấy ở bản thân.

+ Có những lo âu, buồn chán, sợ hãi... ảnh hưởng đến hoạt động sống.

+ Có tính phi lí trong nhận thức (người khác cho là không bình thường) khi thân chủ biểu hiện qua hành động.

+ Không thích nghi hoặc khó thích nghi với môi trường, luôn hành động theo mục tiêu cá nhân ảnh hưởng đến mục tiêu hoạt động bình thường của mình và của những người xung quanh.

2. Phân tích các giai đoạn tư vấn cho học sinh

Quá trình tư vấn chia thành năm giai đoạn

- Giai đoạn 1: Thiết lập mối quan hệ.

- Giai đoạn 2: Tập hợp thông tin, đánh giá và xác định vấn đề.

- Giai đoạn 3: Hỗ trợ để thân chủ tìm kiếm các giải pháp và lựa chọn giải pháp phù hợp.

- Giai đoạn 4: Trợ giúp thân chủ thục hiện giải pháp.

- Giai đoạn 5: Kết thúc ca tư vấn.

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tư vấn cho học sinh

3.1. Nhóm các yếu tố thuộc về chủ thể tư vấn

- Sự say mê, hứng thú với công việc là một trong những nét tâm lí cá nhân luôn đuợc xem xét tới trong hoạt động tư vấn. Người ta cũng thường xem đây như là một đặc trưng đầu tiên của nhà tư vấn có thiên hướng.

- Kinh nghiêm thực tiễn, thâm niên công tác cũng có ảnh hưởng khá nhiều tới hiệu quả của hoạt động tư vấn. Những kinh nghiệm sống hay kinh nghiệm nghề nghiệp đã tạo cho nhà tư vấn một nền tảng tri thức để họ vận dụng vào công việc trợ giúp.

- Nền tảng kiến thức chuyên môn được đào tạo: kết quả của sự thực hiện tư vấn chịu sự chi phối khá nhiều nét tâm lí cá nhân, đặc biệt là hứng thú nghề nghiệp và kinh nghiệm thục tiễn của nhà tư vấn.

- Giá trị, thái độ đạo đức của nhà tư vấn: Trong tư vấn, giá trị, thái độ đạo đức của nhà tư vấn luôn được xem như một yếu tổ ảnh hưởng khá lớn tới hành vi giúp đỡ, cách thức ứng xử của họ với thân chủ.

3.2. Nhóm các yếu tố bên ngoài

+ Nhận thức của cha mẹ học sinh, nhà trường và xã hội về tư vấn.

+ Cơ chế chính sách đối với nhà tư vấn.

+ Cơ hội được tập huấn, bồi dưỡng về tư vấn, hướng dẫn cho học sinh.

+ Sự phát triển nghề tư vấn ở Việt Nam.

II. Các lĩnh vực cần tư vấn, hướng dẫn cho học sinh trung học cơ sở

1. Phân tích các lĩnh vực mà học sinh THCS cần tư vấn

Những lĩnh vực mà học sinh THCS cần tư vấn xuất phát từ những khó khăn tâm lí bao gồm những lĩnh vục khó khăn tâm lí sau:

+ Khó khăn trong quan hệ ứng xử với thầy cô giáo

+ Giao tiếp với thầy cô (trạng thái tâm lí khi giao tiếp).

+ Sử dụng các phương tiện giao tiếp.

+ Tạo dựng mối quan hệ với thầy cô.

+ Ứng xứ phù họp với vị trí, vai trò của mình.

+ Khó khăn trong quan hệ ứng xử với bạn bè

+ Khó khăn trong quan hệ ứng xử với các thành viên trong gia đình

+ Khó khăn trong giao tiếp với cộng đồng

+ Khó khăn trong vấn đề hướng nghiệp

+ Khó khăn trong những công việc được tập thể giao phó

+ Những khó khăn trong các vấn đề về giới tính: Sự phát triển của cơ thể, những vấn đề thầm kín của bản thân, những hiện tượng đồng tính luyến ái…

+ Khó khăn trong việc chấp hành những nội quy của nhà trường, của lớp.

2. Một số nguyên tắc đạo đức khi thực hiện hoạt động tư vấn, hướng dẫn

+ Nguyên tắc tôn trọng thân chủ trong quá trình tư vấn.

+ Nguyên tắc không phán xét đối tượng.

+ Nguyên tắc dành quyền tự quyết cho thân chủ.

+ Nguyên tắc đảm bảo tính bí mật thông tin cho thân chủ.

1 1,383 01/02/2024


Xem thêm các chương trình khác: