Bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS Module 38 (Giáo dục hòa nhập trong giáo dục THCS)

Vietjack.me tổng hợp, biên soạn giới thiệu đến thầy cô Bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS Module 38 với chủ đề Giáo dục hòa nhập trong giáo dục THCS. Mời thầy cô và các bạn đón xem:

1 222 02/02/2024


Bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS Module 38

(Giáo dục hòa nhập trong giáo dục THCS)

1. Học sinh khuyết tật

1.1. Các dạng khuyết tật của học sinh THCS

- Khuyết tật trí tuệ

- Khuyết tật thị giác (khiếm thị)

- Khuyết tật thính giác (khiếm thính)

- Khuyết tật vận động.

- Khuyết tật khác (Tim bẩm sinh, tự kỉ, mất cảm giác, Dow)

- Đa tật (có từ 2 khuyết tật trở lên)

1.2.Khái niệm về học sinh kuyết tât.(HSKT).

- Khái niệm: HSKT cấp THCS là HS đang học THCS với độ tuổi từ 11 – 20, có khiếm khuyết về cấu tạo thể chất, phát triển sai lệch các chức năng của cơ thể làm ảnh hưởng tới các hoạt động sinh hoạt, học tập bình thường của HS để có thể hoàn thành chương trình trung học cơ sở.

1.3.Tính quy luật trong sự phát triển sinh lí của con người và ảnh hưởng của các dạng khuyết tật khác nhau đến sự phát triển sinh lí của HSKT THCS.

-Mọi người đều phát triển sinh lí theo quy luật chung. Dù có KT các giai đoạn phát triển sinh học của con người vẫn không thay đổi.

- Các dạng KT ở các mức độ khác nhau, có ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển sinh lí của con người, trong đó có HSKTTHCS.

- HSKT được học tập, sinh hoạt trong môi trường thân thiện với phương pháp giáo dục, dạy học phù hợp sẽ khắc phục được những hạn chế do hậu quả của KT để phát triển năng lực cá nhân, sống tự lập, hòa nhập cộng đồng.

1.4 Năng lực và nhu cầu của HSKT

- Mỗi cá nhân đều có những năng lực ở những mức độ khác nhau. Theo các nhà tâm lí học trong bản thân mỗi người có 8 năng lực:

Tất cả HS có các dạng và mức độ KT khác nhau vẫn có những năng lực và tài năng riêng: Tư duy lôgic (Toán học), ngôn ngữ, âm nhạc, hội họa, tìm hiểu thiên nhiên, hướng ngoại, nội tâm

- Những năng lực này có một số đã được bộc lộ, nhưng rất nhiều năng lực còn tiềm ẩn và cần phải tìm hiểu để tạo điều kiện hỗ trợ thúc đẩy chúng phát triển.

Nhu cầu là những thứ cần cho sự tồn tại và phát triển, theo Abraham Maslow, các nhu cầu của con người trong đó có HSKT có tính thang bâc. Bao gồm 5 cấp độ sau đây:

- Nhu cầu được phát triển

- Lòng tự trọng:Thành tựu, sự kiểm soát, nhận thức. sự ngưỡng mội

- Sự phụ thuộc:Bạn bè, gia đình, người thương yêu

- Sự an toàn: được bảo vệ, sự tự do, không sợ hãi

- Sinh lí tồn tại: Thức ăn, nước uống, sự ấm áp, nơi ở.

1.5. Xác định năng lực và nhu cầu của học sinh khuyết tật.

- HSKT tùy thuộc vào dạng và mức độ KT, luôn có những năng lực tiềm ẩn

- Việc tìm kiếm năng lực của HS không nên dựa vào hình dạng bên ngoài mà cần thông qua quá trình quan sát, đặc biệt trong các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày của HS.

- Mọi HSKT đều có nhu cầu cá nhân cần được đáp ứng để có thể tham gia các hoạt động chung của xã hội, phát triển và hòa nhập cộng đồng.

- Nhu cầu của HS rất đa dạng.

- Tại các địa phương khác nhau, HS có cùng dạng và mức độ KT chưa hẳn đã có cùng nhu cầu giống nhau.

1.6. Những khó khăn do môi trường gây ra cho HS có một dạng tật nhất định.

- Điều kiện thiên nhiên.

- Sản phẩm xã hội

- Điều kiện kinh tế - xã hội lạc hậu và nhận thức còn thấp …

- Các dịch vụ hỗ trợ còn yếu chưa đáp ứng được nhu cầu của HSKT.

Mức độ ảnh hưởng của KT dù nhiều hay ít nhưng nếu được đảm bảo trong môi trường giáo dục thân thiện và được hỗ trợ đáp ứng các nhu cầu phù hợp thì HSKT vẫn có thể lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng và đạo đức để phát triển, sống tự lập, hòa nhập cộng đồng.

2. Một số vấn đề cơ bản về giáo dục hòa nhập

2.1.Khái niệm về giáo dục chuyên biệt, giáo dục hội nhập, giáo dục hòa nhập:

- Giáo dục chuyên biệt là HSKT học riêng hoặc học cùng với các bạn có chung dạng khuyết tật tại cơ sở giáo dục riêng theo chương trình được soạn riêng.

- Giáo dục hội nhập là HSKT có thời gian và nội dung học riêng hoặc với cùng các bạn có chung dạng khuyết tật, thời gian và một số hoạt động khác được tham gia trong lớp phổ thông với các bạn không có khuyết tật.

- Giáo dục hòa nhập là giáo dục cho mọi đối tượng học sinh. HSKT học trong lớp phổ thông tại nơi sinh sống với các bạn cùng độ tuổi do cùng giáo viên dạy theo chương trình chuẩn quốc gia nhưng có sự hỗ trợ phù hợp để tham gia sinh hoạt , hoạt động chung.

2.2 Mục tiêu của giáo dục

Học để biết, học để cùng chung sống, học để làm việc, học để làm người.

Mục tiêu của giáo dục hòa nhập hướng tới cả 4 mục tiêu trên một cách nhanh nhất.

2.3 Xác định mục tiêu của giáo dục hòa nhập HSKT

- Mục tiêu của giáo dục hòa nhập đối với học sinh khuyết tật:

+ Giáo dục nhằm giúp HSKT phục hồi chức năng, phát triển các năng lực nội tại dựa theo quy luật bù trừ.

+ Đáp ứng nhu cầu cơ bản, bảo đảm bình đẳng về cơ hội cho HSKT trong tiếp cận các thành quả chung của xã hội, tham gia các hoạt động học tập, vui chơi và giải trí.

+ Giúp HSKT có kiến thức, kỹ năng để tiếp tục học nâng cao trình độ học vấn.

+ Định hướng nghề, chuẩn bị tâm thế cho HSKT sống tự lập, hòa nhập cộng đồng. Trong một số trường hợp đặc biệt, chỉ cần HS học hòa nhập xong, biết tự phục vụ cho bản thân đã là một thành công lớn vì khi đó sẽ giảm được một nhân lực phục vụ riêng cho HSKTvà nhất là giảm tải căng thẳng về mặt tâm lí cho những người xung quanh.

2.4. Xác định mục tiêu của giáo dục hòa nhập HSKT

- Mục tiêu của giáo dục hòa nhập đối với cộng đồng.

+ Nhận thức của cộng đồng về sự khác biệt của mỗi cá nhân trong cộng đồng luôn tồn tại nhưng nếu cộng đồng biết tận dụng mặt mạnh của mỗi người và hỗ trợ để cùng nhau phát triển thì cả cộng đồng sẽ phát triển.

+ HSKT được tham gia giáo dục thì tâm lí của gia đình có HSKT cũng được giải tỏa. Gia đình có niềm tin động lực trong giáo dục HSKT , từ đó chủ động phối hợp cùng nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.

+ HS không có khuyết tật hiểu hơn và biết cách hoạt động cùng với bạn khuyết tật nghĩa là biết chia sẻ, hợp tác với những người có điều kiện , hoàn cảnh khác nhau trong hoạt động. Mục tiêu giáo dục lòng nhân ái , tinh thần hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống được thực hiện trong giáo dục hòa nhập.

+ HSKT được giáo dục, học tập và phát triển để sống tự lập cống hiến cho xã hội đồng nghĩa với việc gia đình, xã hội bớt phải chăm lo, tốn kém thêm cả nhân lực, vật lực và kinh phí để nuôi dưỡng HSKT sau thời gian dài sau THCS.

2.5. Thống nhất về các điều kiện cần thiết để thực hiện giáo dục hòa nhập HSKT.

-Chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể của hệ thống quản lí giáo dục.

- Cơ sở pháp lí bảo đảm và khuyến khích thực hiện GDHNHSKT.

- Nguồn nhân lực đảm bảo để thực hiện GDHNHSKT có chất lượng.

-Nhận thức và ủng hộ của cộng đồng về GDHN HSKT.

- Chương trình giáo dục HSKT phải mềm dẻo, được xây dựng có tính mở , tạo cơ hội cho HS có dạng KT khác nhau tham gia. Các quy định về đánh giá kết quả giáo dục của HSKT cũng cần mềm dẻo, linh hoạt, phù hợp với đối tượng.

- Cơ sở vật chất, phương tiện giáo dục, dạy học bảo đảm để HSKT có thể tham gia vào giáo dục.

- Hệ thống dịch vụ đáp ứng được nhu cầu tham gia giáo dục của HSKT và tư vấn kịp thời cho nhà trường, phụ huynh và cộng đồng về giáo dục hòa nhập HSKT.

3. Quy trình giáo dục hòa nhập HSKT

3.1. Khái niệm về quy trình.

- Khái niệm: Quy trình là các bước cần tiến hành trong thực hiện một hoạt động để đạt mục tiêu một cách nhanh nhất với chất lượng cao.

- Quy trình giáo dục hòa nhập HSKT có 4 bước cơ bản:

+ Tìm hiểu khả năng, nhu cầu của trẻ khuyết tật

+ Xây dựng mục tiêu,Lập kế hoạch giáo dục

+ Thực hiện Kế hoạch giáo duc.

+ Đánh giá kết quả giáo dục

3.2. Những khả năng và nhu cầu của học sinh khuyết tật.

- Các nhóm khả năng gồm: Khả năng phát triển thể chất và phục hồi các chức năng; khả năng phát triển nhận thức, các kĩ năng xã hội; khả năng đặc biệt.

- Các nhóm nhu cầu gồm: Hỗ trợ phát triển thể chất,tinh thần, tình cảm; can thiệp y tế, xã hội, luật; phát triển và phục vụ cộng đồng… Trong tìm hiểu nhu cầu của học sinh khuyết tật có thể áp dụng thang bậc nhu cầu của Abraham Maslow.

- Các vấn đề liên quan như: Những sở thích, mong muốn của học sinh và nguyện vọng của gia đình học sinh; môi trường giáo dục nơi học sinh đang sinh sống và học tập.

3.3. Các phương pháp và phương tiện tìm hiểu khả năng và nhu cầu của học sinh khuyết tật.

- Các phương pháp:

+ Phương pháp sử dụng phiếu hỏi.

+ Phương pháp quan sát.

+ Phương pháp phỏng vấn.

+ Phương pháp hồi cứu tư liệu.

- Dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào thì cũng cần chú ý tới các yếu tố như: Khuyết tật của HS, thời gian, địa điểm, đối tượng… để thực hiện các phương pháp một cách hiệu quả.

3.4. Mẫu bản kế hoạch giáo dục cá nhân

-Mục tiêu:

-Thời gian thực hiện

Hoạt động

Phương pháp

Phương tiện

Người

thực hiện

Kết quả

Dự kiến

Ghi chú

Hoạt động 1:

……………..

Hoạt động 2:

……………..

Hoạt động 3:

……………..

Hoạt động n:

……………..

3.5. Đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập HSKT ( TT58/2011TT-BGDDT)

4. Lớp học có HSKT học hòa nhập

4.1. Khái niệm

- KN: Lớp học có HSKT học hòa nhập là lớp học phổ thông trong đó có 2 HSKT học với các bạn cùng tuổi theo chương trình chung, do cùng giáo viên dạy.

- HSKT học theo chương trình chung nhưng có sự điều chỉnh nhất định phù hợp với đặc điểm phát triển và nhu cầu của cá nhân theo kế hoạch giáo dục cá nhân.

- Cơ sở vật chất và phương tiện trong lớp học hòa nhập HSKT được điều chỉnh, cải tạo để phù hợp với sự tham gia hoạt động học tập và sinh hoạt của HS có dạng khuyết tật.

- HS không có khuyết tật được chuẩn bị tham gia và tổ chức các hoạt động học tập, sinh hoạt cùng với bạn khuyết tật.

4.2. Xác định yêu cầu đối với giáo viên dạy học trong lớp có HSKT học hòa nhập.

Giáo viên dạy học tại lớp có HSKT học hòa nhập cần:

-Thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục phổ thông cho tất cả mọi học sinh trong lớp.

- Tổ chức, quản lí lớp có HSKT học hòa nhập.

- Có phương pháp tổ chức các hoạt động cùng nhau của tất cả học sinh trong lớp theo mục tiêu chung và mục tiêu riêng cho học sinh khuyết tất.

- Có kiến thức và kỹ năng đánh giá năng lực, nhu cầu của HSKT và thái độ tôn trọng, đối xử bình đẳng với tất cả học sinh trong lớp.

- Thực hiện đánh giá kết quả giáo dục phù hợp với mục tiêu giáo dục của từng đối tượng học sinh trong lớp.

- Biết vận động và huy động nguồn lực cộng đồng tham gia hỗ trợ giáo dục hòa nhập HSKT.

4.3. Xác định mục tiêu bài học phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh trong lớp học hòa nhập:

Trong lớp học hòa nhập thì mục tiêu của từng tiết học cụ thể đối với tất cả học sinh không có khuyết tật về cơ bản giữ nguyên.

Mục tiêu cần đạt đối với HSKT tùy thuộc vào tiết học và đối tượng học sinh sẽ được giữ nguyên hoặc điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng. Việc điều chỉnh có thể là tăng cao hoặc giảm mức độ dựa trên năng lực của học sinh khuyết tật.

4.4. Các cách thức điều chỉnh nội dung chương trình dạy học trong lớp có HSKT học hòa nhập:

Khái niệm: Điều chỉnh là sự thay đổi mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức và cách thức kiểm tra, môi trường học tập…trong quá trình dạy học nhằm giúp học sinh phát triển tốt nhất những năng lực của cá nhân.

PPĐC: Đồng loạt, trùng lặp giáo án, thay thế, đa trình độ

4.5. Thiết kế bản kế hoạch bài dạy học hiệu quả trong lớp có HSKT học hòa nhập.

Tên bài:

- Mục tiêu bài dạy học:

+Mục tiêu chung:(Dành cho tất cả lớp)

+ Mục tiêu riêng:(Dành cho HSKT)

- Chuẩn bị của GV và HS:

- Phương pháp chủ đạo

- Dự kiến kế hoạch

Nội dung - thời lượng

Hoạt động

của giáo viên

Hoạt động

của học sinh

Hoạt động

của HSKT

1. Kiểm tra bài cũ (phút)

2. Dạy học bài mới ( Phút)

HĐ1 (phút)

HĐ2 (phút)

HĐ (n) (phút)

3.Kết thúc bài (phút)

4.6. Tìm hiểu khái niệm dạy học tương tác:

Dạy học tương tác được thiết kế theo mô hình sau: Dạy học tương tác các hoạt động của GV, HSKT và các bạn cùng lớp được liên kết gắn liền với nhau, bổ sung cho nhau.

4.7. Tìm hiểu khái niệm cá biệt hóa trong dạy học tại lớp có HSKT học hòa nhập.

Dạy học cá biệt hóa trong dạy học hòa nhập HSKT là hoạt động riêng giữa GV với HSKT trong giờ học trên lớp hoặc ngoài lớp học

Liên hệ với thực tế ở đơn vị đồng chí đang công tác?

Hiện tại, ở trường THCS …………….. có một số học sinh khuyết tật trí tuệ ( nhận thức kiến thức chậm hơn so với các học sinh khác) , vì số lượng ít nên các em học chung với các bạn ở các lớp- Lớp học có HSKT học hòa nhập (Lớp học có HSKT học hòa nhập là lớp học phổ thông trong đó có 2 HSKT học với các bạn cùng tuổi theo chương trình chung, do cùng giáo viên dạy).

Vì vậy mỗi giáo viên khi giảng dạy ở những lớp có học sinh khuyết tật cần điều chỉnh thay đổi mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức và cách thức kiểm tra, môi trường học tập…trong quá trình dạy học để phù hợp với các đối tượng HS nhằm giúp học sinh phát triển tốt nhất những năng lực của cá nhân.

Giáo viên dạy học tại lớp có HSKT học hòa nhập luôn thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục phổ thông cho tất cả mọi học sinh trong lớp. Tổ chức, quản lí lớp có HSKT học hòa nhập. Có phương pháp tổ chức các hoạt động cùng nhau của tất cả học sinh trong lớp theo mục tiêu chung và mục tiêu riêng cho học sinh khuyết tất.Có kiến thức và kỹ năng đánh giá năng lực, nhu cầu của HSKT và thái độ tôn trọng, đối xử bình đẳng với tất cả học sinh trong lớp. Thực hiện đánh giá kết quả giáo dục phù hợp với mục tiêu giáo dục của từng đối tượng học sinh trong lớp.

Biết vận động và huy động nguồn lực cộng đồng tham gia hỗ trợ giáo dục hòa nhập HSKT.

1 222 02/02/2024


Xem thêm các chương trình khác: