Bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS Module 34 (Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS)

Vietjack.me tổng hợp, biên soạn giới thiệu đến thầy cô Bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS Module 34 với chủ đề Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS. Mời thầy cô và các bạn đón xem:

1 262 02/02/2024


Bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS Module 34

(Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS)

I. Cơ sở lí luận

1. Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp là gì?

Hoạt động GDNGLL là hoạt động cơ bản được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm thực thi quá trình đào tạo nhân cách học sinh, đáp ứng những nhu cầu đa dạng của đời sống xã hội.

Hoạt động GDNGLL là những hoạt động tổ chức ngoài giờ của các môn học ở trên lớp, là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động của HS.

2. Mục tiêu của hoạt động GDNGLL

+ Hoạt động GDNGLL ở trường THCS nhằm củng cố và khắc sâu những kiến thức của các môn học; mở rộng và nâng cao hiểu biết cho HS về các lĩnh vực đời sống, làm phong phú thêm vốn tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể của HS.

+ Hoạt động GDNGLL còn rèn cho học sinh kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi HS như: Kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá; kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia các hoạt động tập thể với t cách là chủ thể hoạt động; kỹ năng tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện củng cố, phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác xã hội.

+ Bồi dưỡng thái độ tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội; Hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất nước; có thái độ đúng đắn đối với các hoạt động tự nhiên và xã hội.

3. Vị trí, vai trò của hoạt động GDNGLL

3.1. Vị trí của hoạt động GDNGLL

Hoạt động GDNGLL có vị trí then chốt trong quá trình giáo dục góp phầnđiều chỉnh và định hướng quá trình giáo dục đạt hiệu quả. Họat động GDNGLL là cầu nối tạo ra mối quan hệ hai chiều giữa nhà trường và xã hội. Dưới góc độ chỉ đạo vị trí của hoạt động GDNGLL cũng đã khẳng định là một trong ba kế hoạch đào tạo, đó là: Giờ lên lớp - Hoạt động ngoài giờ - Hướng nghiệp dạy nghề. Nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học theo định hớng giáo dục nhân văn, khoa học và kỹ thuật.

3.2. Vai trò của hoạt động GDNGLL

+ Hoạt động GDNGLL có vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức cho học sinh, đồng thời góp phần tích cực trong việc củng cố kết quả dạy học trên lớp.

+ Hoạt động GDNGLL thực chất là sự tiếp nối hoạt động dạy học do đó nó là nhân tố tạo nên sự cân đối, hài hoà của quá trình sư phạm toàn diện, thống nhất nhằm thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của cấp học.

+ Hoạt động GDNGLL vừa củng cố vừa phát triển quan hệ giao tiếp của học sinh trong nhà trường và trong cộng đồng xã hội, đồng thời đây cũng là một sân chơi đặc biệt đối với mỗi học sinh trong nhà trường.

+ Thông qua mỗi hoạt động, hoạt động GDNGLL nếu đợc tổ chức và chuẩn bị tốt sẽ thu hút và phát huy đợc tiềm năng của các lực lượng giáo dục xã hội và gia đình một cách mạnh mẽ để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh.

+ Hoạt động GDNGLL thực chất là việc tổ chức giáo dục thông qua những hoạt động thực tiễn của học sinh về mọi mặt qua đó giúp các em hình thành và phát triển nhân cách theo những định hớng giáo dục đã đợc xác định.

4. Nhiệm vụ của hoạt động GDNGLL

4.1. Nhiệm vụ về giáo dục về nhận thức:

+ Bổ sung, củng cố và hoàn thiện những tri thức đã được học trên lớp, ngoài ra còn giúp cho học sinh có những hiểu biết mới về thế giới xung quanh, cộng đồng xã hội.

+ Giúp học sinh biết vận dụng những tri thức đã học để giải quyết những vấn đề do đời sống đặt ra.

+ Giúp học sinh có hớng nhận thức, biết tự điều chỉnh hành vi, đạo đức, lối sống và qua đó càng làm giàu kinh nghiệm sống cho các em.

+ Giúp học sinh những hiểu biết nhất định về truyền thống văn hoá, đấu tranh cách mạng của quê hơng, đất nớc, tăng thêm hiểu biết về Bác Hồ, về Đảng, về Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên Tiền phong để các em thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh và ngời đội viên.

+ Giúp học sinh có những hiểu biết tối thiểu về các vấn đề có tính thời đại như chiến tranh, hoà bình, hữu nghị, môi trường, dân số, pháp luật

4.2. Nhiệm vụ giáo dục về thái độ:

+ Hoạt động GDNGLL phải tạo cho học sinh sự hứng thú và ham muốn hoạt động. Vì vậy nó đòi hỏi nội dung, hình thức và qui mô hoạt động phải phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi và nhu cầu các em.

+ Hoạt động GDNGLL từng bước hình thành cho học sinh niềm tin vào những giá trị mà các em phải vươn tới, đó là niềm tin vào chế độ XHCN đang đổi mới mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn, tin vào tiền đồ của tơng lai đất nớc. Từ đó các em có lòng tự hào dân tộc, mong muốn làm đẹp thêm truyền thống của trờng, lớp của quê hương mình, mong muốn vươn lên thành con ngoan trò giỏi, đội viên tích cực để trở thành công dân có ích cho xã hội mai sau.

+ Bồi dưỡng cho học sinh tình cảm đạo đức trong sáng, qua đó giúp các em biết kính yêu và trân trọng cái tốt, cái đẹp, biết phân biệt những cái xấu, cái tốt, cái lỗi thời không phù hợp trong cuộc sống.

+ Bồi dưỡng, xây dựng cho học sinh lối sống và nếp ssống phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật, truyền thống ttốt đẹp của địa phơng và đất nước.

+ Bồi dưỡng học sinh tính tích cực, tính năng động, sẵn sàng tham gia những hoạt động xã hội, hoạt độngtập thể của trường, của lớp vì lợi ích chung, vì sự trưởng thành của bản thân.

+ Họat động GDNGLL còn góp phần giáo dục cho học sinh tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế và các dân tộc khác trên thế giới.

4.3. Nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng:

+ Hoạt động GDNGLL rèn luyện cho học sinh những kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hoá, những thói quen tốt trong học tập, trong lao động và trong hoạt động khác.

+ Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng tự quản, trong đó kỹ năng giáo tổ chức, điều khiển, và thực hiện một hoạt động tập thể có hiệu quả, kỹ năng nhận xét đánh giá kết quả hoạt động. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giáo dục, tự điều chỉnh, hoà nhập để thực hiện tốt những nhiệm vụ do thầy giáo, cô giáo, do nhà trường, tập thể lớp giao cho.

5 - Nội dung chương trình Hoạt động GDNGLL

Nội dung của hoạt động GDNGLL có liên quan đến nội dung của các môn học, các lĩnh vực giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục lao động, giáo dục thể chất, giáo dục pháp luật, giáo dục trật tự an toàn giao thông, giáo dục dân số, giáo dục môi trường.

Nội dung của hoạt động GDNGLL thể hiện ở 6 loại hình hoạt động sau đây:

+ Hoạt động xã hội- chính trị

Đó là những hoạt động có liên quan đến những dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị, xã hội trong nớc và quốc tế đang đợc quan tâm; các hoạt động tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của nhà trường, địa phơng, dân tộc; các hoạt động nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, hoạt động từ thiện.

+ Hoạt động văn hoá, nghệ thuật

Nội dung của hoạt động văn hoá, nghệ thuật hướng vào việc giáo dục cho học sinh có được những hiểu, những tình cảm chân thành với con người, với Tổ quốc, với thiên nhiên và với cả chính bản thân mình. Nội dung cuả hoạt động văn hoá, nghệ thuật thể hiện dới nhiều hình thức khác nhau nhau: sinh hoạt văn nghệ, các cuộc thi, tổ chức đi xem phim, xem biểu diễn văn nghệ, các cuộc tham quan du lịch hay cắm trại, các câu lạc bộ chuyên đề phù hợp với lứa tuổi.

+ Hoạt động thể dục, thể thao

Hoạt động TDTT sẽ giúp học sinh có điều kiện để rèn luyện thể lực, tăng cường sức khoẻ, hình thành nhiều phẩm chất tốt.

Hoạt động TDTT diễn ra dới nhiều hình thức như: thể dục giữa giờ chống mệt mỏi; các hình thức nghỉ ngơi tích cực (thể dục nhịp điệu, đá cầu, nhảy dây, các trò chơi tập thể); hoạt động của các đội bóng đá mi ni, cờ vua, điền kinh, hoạt động thể dục thể thao trong ngày hội vui khoẻ, ngày hội thể thao toàn trường.

+ Hoạt động theo hứng thú khoa học, kỹ thuật

Nội dung của các loại hình này nhằm đáp ứng những hứng thú và niềm say mê tìm tòi cái mới trong học tập, ứng dụng kiến thức của học sinh vào thực tế. Đó là các hoạt động của câu lạc bộ theo chuyên đề; su tầm tìm hiểu về xã hội, khoa học, về các hiện tượng của tự nhiên, về các danh nhân, các nhà bác học, những tấm gương ham học, về các ngành nghề trong xã hội; tham quan cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp

+ Hoạt động lao động công ích

Là những hoạt động trong đó học sinh tham gia giữ gìn và bảo vệ môi trường cảnh quan của nhà trường, của địa phương bằng những việc làm hữu ích, thiết thực, phù hợp với khả năng và hứng thú của các em.

+ Hoạt động vui chơi giải trí

Vui chơi giải trí là hoạt động giúp HS thư giãn sau những giờ học miệt mài, căng thẳng mệt mỏi ở các em. Vui chơi giải trí có nhiều hình thức như: thi đố vui, thi đấu thể thao, thi ứng xử, các trò chơi.

6. Những con đường chủ yếu để thực hiện GDNGLL

Do những yêu cầu thực tiễn, đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh THCS cần tập trung vào hai con đường chủ yếu (đã được qui định và dành nhiều thời gian cho kế hoạch dạy học) để thực hiện loại hoạt động này là: Hoạt động GDNGLL thông qua tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp và hoạt động cao điểm trong tháng.

6.1.Tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần

Tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần là một dạng hoạt động giáo dục NGLL có tính chất tổng hợp, nhằm giáo dục cho học sinh lòng yêu quê hương đất nớc; khắc sâu ý thức phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân; xác định được trách nhiệm của mình là học tập vì Tổ quốc; định hướng những yêu cầu trọng tâm của nhà trường trong từng thời điểm, gây nên khí thế mới thúc đẩy học sinh say mê rèn luyện; mở rộng mối liên hệ giữa các tập thể lớp, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, khắc phục xu hướng hẹp hòi, cục bộ trong đời sống tập thể hàng ngày ở nhà trường. Tiết sinh hoạt dưới cờ được tổ chức theo quy mô toàn trường với sự tham gia điều khiển của giáo viên và học sinh.

Nội dung hoạt động của tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần gắn liền với nội dung hoạt động của chủ điểm giáo dục tháng. Đó là các nội dung hoạt động như: báo các kết quả thi đua, rèn luyện các tập thể và cá nhân trong trường; phát động thi đua theo một chủ đề nhất định; tổ chức hoạt động văn nghệ, vui chơi giải trí; nghe nói chuyện chuyên đề; giao lưu giữa các tập thể lớp; tổ chức các lễ kỉ niệm

6.2. Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần

Tiết sinh hoạt cuối tuần là một dạng hoạt động GDNGLL, là một hình thức tổ chức giáo dục tự quản cho HS và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết. Đây cũng là dịp để học sinh làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết của người học sinh THCS.

Tiết sinh hoạt cuối tuần do học sinh cùng nhau tự tổ chức dưới sự giúp đỡ, cố vấn của giáo chủ nhiệm. Nội dung của tiết sinh hoạt lớp cuối tuần gắn với nội dung hoạt động của chủ điểm giáo dục tháng, phù hợp với nhu cầu và hứng thú của học sinh.

7. Qui trình tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp

7.1. Một số nguyên tắc cần chú ý

+ Tạo cho học sinh quen dần và biết tự quản toàn bộ quá trình hoạt động. Các nhà giáo dục chỉ giữ vai trò cố vấn

+ Nội dung hoạt động phải luôn gắn với các yêu cầu giáo dục nhà trường, xã hội ở từng thời điểm cụ thể.

+ Luôn luôn đổi mới và đa dạng các hình thức hoạt động phù hợp với nhu cầu và hứng thú của học sinh ở lứa tuổi thiếu niên. Riêng đối với tiết sinh hoạt lớp, các nhà quản lí nên chỉ đạo theo một kế hoạch thống nhất trong các tuần, trong một tháng.

7.2. Qui trình tổ chức hoạt động: Gồm 4 bước sau

Bước 1: Lựa chọn đặt tên chủ đề hoạt động và xác định yêu cầu giáo dục cần phải đạt được (Yêu cầu giáo dục về nhận thức, giáo dục về thái độ, giáo dục về kỹ năng)

Bước 2: Chuẩn bị cho hoạt động.

- Vạch kế hoạch, thời gian chuẩn bị, thời gian tiến hành hoạt động

- Thiết kế về nội dung và hình thức hoạt động, hình thức trang trí, những phương tiện vật chất, chương trình văn nghệ

- Dự kiến công việc phải chuẩn bị, phân công công việc cho lực lượng tham gia

- Đôn đốc kiểm tra sự chuẩn bị .

Bước 3: Tiến hành và kết thúc hoạt động

Bước 4: Tổ chức rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả hoạt động.

8. Cơ sở lý luận về quản lý, chỉ đạo hoạt động GDNGLL

8.1. Các quan điểm chỉ đạo hoạt động GDNGLL hiện nay.

Trước đây trong chương trình giáo dục ở trường THCS không có chương trình hoạt động GDNGLL, việc tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL cho HS được tiến hành qua văn bản Hướng dẫn giáo dục theo chủ điểm mà Bộ GD&ĐT đã ban hành bằng chỉ thị số 1960 CT/1983. Sau đó, hàng năm Bộ GD&ĐT lại có văn bản hướng dẫn bổ sung. Với văn bản hướng dẫn này, các nhà trường đã tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục cho học sinh tuỳ theo điều kiện và khả năng cho phép.

Chương trình hoạt động GDNGLL được đưa vào chương trình THCS theo Quyết định số 03/2002/QĐ - BGD&ĐT ngày 24 tháng 1 năm 2002 của Bộ trởng Bộ GD & ĐT. Nó được coi là như một môn học, có chương trình, có qui định về số tiết, có sách hướng dẫn... Thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội khoá X và chỉ thị số 14/2001/CT- TTg ngày 11 tháng 6 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông, năm 2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành theo quyết định số 14/ 2004/ QĐ - BGD &ĐT, kí ngày 17/5 năm 2004 về chương trình bồi dỡng thờng xuyên cho giáo viên hớng dẫn Hoạt động GDNGLL THCS chu kì III (2004 - 2007). Chơng trình bồi dưỡng thờng xuyên chu kì III nhằm góp phần nâng cao chất lợng đội ngũ giáo viên hớng dẫn Hoạt động GDNGLL ở THCS, giúp học sinh thực hiện tốt chương trình mới THCS.

Hàng năm trong các chỉ thị, quyết định của Bộ GD &ĐT về nhiệm vụ năm học mới cũng đã nhấn mạnh các nhà trường phải nâng cao chất lượng hoạt động GDNGLL để góp phần hoàn thành tốt mục tiêu đào tạo của cấp học. Trên cơ sở đó, Sở GD&ĐT, Phòng GD có những văn bản hướng, chỉ đạo thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL cho các nhà trường THCS.

8.2. Nội dung chỉ đạo.hoạt động GDNGLL ở trường THCS.

+ Người giáo viên chủ nhiệm đối với hoạt động GDNGLL: Người giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp tổ chức hướng dẫn hoạt động của lớp vì vậy giáo viên chủ nhiệm luôn nắm vững tình hình lớp mình chủ nhiệm, kịp thời phát hiện những chuyển biến tích cực cũng như không có lợi trong học sinh lớp mình để có những biện pháp giáo dục phù hợp.

+ Người cán bộ Tổng phụ trách trong hoạt động GDNGLL:

* Nắm chắc chương trình, kế hoạch của cả năm học.

- Chương trình hoạt động của Hội đồng Đội TW và địa phương

- Chương trình hoạt động NGLL do Bộ Giáo dục qui định.

- Các chủ điểm, ngày, tháng, trọng điểm trong năm học.

* Xây dựng kế hoạch hoạt động cho cả năm học:

- Chọn lọc các hoạt động trọng tâm, chú ý những ngày lễ đặc biệt trong năm sát với nội dung của hoạt động NGLL, đồng thời đúng với yêu cầu chính trị của địa phương hoặc cả nước.

- Thông qua kế hoạch với hiệu trưởng, hoặc với Ban giám hiệu nhà trường để góp ý, điều chỉnh kịp thời.

+ Người hiệu trưởng với vai trò là người phối kết hợp điều hành quản lí các hoạt động GDNGLL một cách hiệu quả nhất.

* Giám sát điều hành hoạt động của Tổng phụ trách.

- Thông qua kế hoạch cá nhân.

- Thông qua báo cáo hoạt động thường kỳ, từng phần hoặc qua kết quả của một hoạt động cụ thể sau khi đã được tiến hành đánh giá hoạt động đó.

- Thông qua các thông tin phản hồi và nhiều nguồn thông tin khác nhau.

- Trực tiếp tham dự vào các hoạt động.

* Giám sát điều hành công tác của giáo viên chủ nhiệm.

* Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường một cách hợp lí: Với Hội đồng GD, Đoàn Thanh niên, Đội thiếu niên, Công đoàn và các tổ chức lực lượng GD khác của địa phương, ngoài nhà trường.

II. Một số phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Phương pháp tổ chức HĐGD NGLL ở trường THCS rất đa dạng và phong phú. ở đây có sự phối hợp phương pháp giáo dục với phương pháp dạy học, trên cơ sở đó giáo viên vận dụng cho phù hợp với nội dung và hình thức hoạt động đã lựa chọn, có một số phương pháp cơ bản sau:

1. Phương pháp thảo luận nhóm

Thảo luận là 1 dạng hoạt động mà trong đó các thành viên đều giải quyết 1 vấn đề cùng quan tâm nhằm đạt tới 1 sợ hiểu biết chung. Thảo luận giúp học sinh kiểm chứng ý kiến của mình, có cơ hội để làm quen với nhau để hiểu nhau hơn. Khác với dạy học, thảo luận trong HĐGD NGLL là dựa vào trao đổi ý kiến giữa các em học sinh với nhau về mọt chủ đề, một tình huống nảy sinh trong hoạt động hay một nhiệm vụ được giao. Tùy từng hoạt động cụ thể, có thể tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm lớn (cả lớp), nhóm nhỏ (tổ hoặc nhỏ hơn)

2. Phương pháp đóng vai

Phương pháp đóng vai được sử dụng nhiều để đạt được mục tiêu thay đổi thái độ của học sinh đối với 1 vấn đề hay đối tượng nào đó. Phương pháp đóng vai cũng rất có tác dụng trong việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp ứng sử của học sinh, đóng vai là phương pháp giúp học sinh thực hành những cách ứng sử bày tỏ thái độ trong tình huống giả định hoặc trên cơ sở sáng tạo và óc tưởng tượng của các em, đóng vai thường không có kịch bản cho trước, mà học sinh tự xây dựng trong quá trình hoạt động

3. Phương pháp giải quyết vấn đề

Phương pháp giải quyết vấn đề là con đường quan trọng để phát huy tính tích cực của học sinh. Vấn đề là những câu hỏi hay nhiệm vụ đặt ra mà việc giải quyết chúng chưa có quy luật sẵn cũng như những tri thức, kĩ năng sẵn có chưa đủ giải quyết mà còn khó khăn, cản trở cần vượt qua. Tình huống có vấn đề xuất hiện khi một cá nhân (hoặc nhóm) đứng trước một mục đích muốn đạt tới, khi biết một nhiệm vụ cần giải quyết nhưng chưa biết cách nào, chưa đủ phương tiện (tri thức, kĩ năng…) để giải quyết. Giải quyết vấn đề thường được vận dụng khi học sinh phải phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trước một hiện tượng, sự việc này sinh trong hoạt động.

4. Phương pháp giải quyết tình huống

Có thể nói phương pháp giải quyết tình huống là phương pháp điển hình của phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp sắm vai và ngay cả phương pháp trò chơi. Ở đây học sinh được đặt mình vào trong các tình huống có vấn đề gắn với thực tiễn, đòi hỏi phải có những hành động cụ thể đưa ra phương án giải quyết. Do vậy trong các HĐGD NGLL, có thể có các tình huống thực tế nảy sinh cần được sử lí kịp thời (như học sinh thảo luận lạc đề, vấn đề đặt ra không phù hợp với thưc tiễn …) hoặc có những tình huống có vấn đề được tạo ra (như tình huống tiểu phẩm để sắm vai, các trò chơi…) nhằm giúp học sinh có cơ hội rèn luyện các kĩ năng tìm ra phương án giải quyết các tình huống.

Vận dụng phương pháp sử lý tình huống trong các HĐGD NGLL là rất cần thiết và quan trọng làm phong phú them tính hấp dẫn của các hoạt động và mang lại hiệu quả cao cho các hoạt động.

5. Phương pháp giao nhiệm vụ

Đây là phương pháp thường được dùng trong nhóm các phương pháp giáo dục. Giao nhiệm vụ là đặt học sinh vào vị trí nhất định các em phải thực hiện trách nhiệm cá nhân. Giao nhiệm vụ cũng là tạo cơ hội để học sinh thể hiện khả năng của mình, là dịp để các em được rèn luyện nhằm tích lũy kinh nghiệm cho bản than.

Trong việc tổ chức HĐGD NGLL, giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp sẽ tạo nên thế chủ động cho các em khi điều hành hoạt động. Điều đó sẽ giúp phát triển tính chủ động, sáng tạo, khả năng ứng đáp trong mọi tình huống của học sinh. Cán bộ lớp sẽ chủ động hơn trong việc phân công nhiệm vụ cho từng tổ, nhóm, cá nhân với phương châm “ lôi cuốn tất cả mọi thành viên trong lớp” vào việc tổ chức thực hiện hoạt động.

6. Phương pháp trò chơi

Hoạt động vui chơi có nhiều hình thức rất đa dạng, nhưng cốt lõi của nó là dạng các trò chơi. Hoạt động trò chơi có nguồn gốc từ xã hội, nó phản ánh các loại hình lao động khác nhau của xã hội và làm thay đổi mục đích của chúng.

Phương pháp trò chơi có thể sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau của HĐGD NGLL như làm quen, tiếp nhận tri thức, đánh giá kết quả, rèn luyện các kĩ năng và củng cố các tri thức đã được tiếp nhận. Phương phá trò chơi có những thuận lợi như: Phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho học sinh, tạo bầu không khí than thiện, tạo cho học sinh phong cách nhanh nhẹn…

Vì vậy tổ chức cho học sinh vui chơi là một loại hình HĐGD NGLL phổ biến và có ý nghĩa tích cực

Khi vận dụng một trong các phương pháp này giáo viên cần linh hoạt, tránh máy móc áp dụng. Trong một hoạt động có thể dùng đan xen nhiều phương pháp khác nhau có thể mang lại hiệu quả cao hơn và quan trọng là người tổ chức luôn phải lấy học sinh làm trung tâm cho mọi hoạt động.

1 262 02/02/2024


Xem thêm các chương trình khác: