Bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS Module 2 (Đặc điểm học tập của học sinh THCS)

Vietjack.me tổng hợp, biên soạn giới thiệu đến thầy cô Bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS Module 2 với chủ đề Đặc điểm học tập của học sinh THCS. Mời thầy cô và các bạn đón xem:

1 373 01/02/2024


Bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS Module 2

(Đặc điểm học tập của học sinh THCS)

I. Tìm hiểu hoạt động của học sinh THCS

1. Đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh trung học cơ sở

a) Về thể chất:

Cơ thể phát triển tuy chưa thật hoàn thiện nhưng các em đã cỏ sức lực khá mạnh mẽ .Hoạt động giao tiếp là hoạt động chủ đạo, trước hết là với HS cùng lứa. Qua đó hình thành tình bạn của tuổi thiếu niên. Các em thích làm người lớn nhưng chưa ý thức được đầy đủ, vị thế xã hội của các em là vị thành niên.

b) Về hoạt động tập thể của HS THCS:

Các hoạt động đoàn thể: ngoài hoạt động học hành là hoạt động cơ bản các em còn có các hoạt động khác như sinh hoạt Đội theo các hình thức khác nhau. Do đặc điểm tâm sinh lí phát triển mà đã có sự định hướng giá trị sống, những giá trị mà các em hướng tới, như tình bạn, khả năng cá nhân…

Các hoạt động công ích xã hội: giúp đỡ người khó khăn, làm từ thiện, tham gia gìn giữ, tôn tạo các khu di tích, công viên, nơi sinh hoat công cộng.

c) Về tâm lí

Tình cảm, ý chí của HS THCS phát triển phong phú, nhận thức phát triển khá cao, đặc biệt là sự phát triển tư duy khoa học, tính trừu tượng và tính lí luận trong nhận thức. Điều đáng chú ý trong dạy học và giáo dục HS THCS là độ trường thành về nhân cách và vị thế xã hội của các em.

2. Hoạt động chủ đạo của học sinh trung học cơ sở

Hai hoạt động chủ đạo, đó là hoạt động giao tiếp và hoạt động học tập. Các nhà giáo, nhà sư phạm đều có định hướng chung trong hành động đó là trách nhiệm đối với HS, luôn vì lợi ích học tập của các em, tổ chức tốt hoạt động học tập cho HS THCS; đồng thời tạo điều kiện để HS được thực hiện hoạt động giao tiếp lành mạnh.

3. Hoạt động học của học sinh trung học cơ sở

Hoạt động học của HS THCS được kế thừa và phát triển phương thức của hoạt động học- tập đã được định hình ở tiểu học, nhưng được phát triển theo phương thức mới, đó là học - hành. Cấp THCS là cấp học có mục tiêu phổ cập giáo dục chung có tất cả HS ở từng lớp, từng trường.

Học - hành là phương thức học tập chủ đạo, phương thức đặc trưng thực hiện hoạt động học của HS THCS.

HS - THCS đã lĩnh hội được phương thức học - tập, đang hình thành phương thức học- hành. Đó là cơ sở để hình thành từng bước phương thức học mới- tự học ở cấp độ ban đầu.

4. Tổ chức hoạt động học cho học sinh trung học cơ sở

Việc tổ chức hoạt động học dành cho HS cấp THCS được thực hiện theo hướng tập trung hơn, quy mô số lớp/trường và số HS/lớp lớn hơn để đáp ứng được hoạt động dạy và học ở cấp học này. Đó là một số yêu cầu có tính đặc trưng đối với cấp học như:

- GV được chuyên môn hoá

- Trong trường có phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn.

- HS đã lớn hơn, có thể đến trường trong khoảng cách khoảng vài ba cây số

- Hoạt động của tổ chuyên môn có vai trò quan trọng trong hoạt động dạy và học

- HS được học trong phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn hoặc khu thí nghiệm thực hành. Trong quá trình học tập HS luôn cần sự hướng dẫn giảng giải của GV trực tiếp hoặc gián tiếp qua sách, tài liệu và các phương tiện thông tin… Hoạt động học của HS THCS được GV tổ chức hướng dẫn theo các phương pháp có thể là khá phong phú đa dạng, tuỳ thuộc vào nội dung và điều kiện và có thể gọi bằng tên chung là phương pháp “Thầy tổ chức-Trò hoạt động"

5. Tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh trung học cơ sở

Các hoạt động giáo dục tạo điều kiện để mỗi HS phát triển thể lực, phong phú về tâm hồn, đặc biệt là hình thành ở các em định hướng giá trị như:

+ Giá trị có được từ học tập

+ Giá trị về sự trưởng thành của bản thân

+ Giá trị về sự ứng xử trong các mối quan hệ

+ Giá trị về sự nhận thức và tình cảm của mình với gia đình và quê hương đất nước.

II. Tìm hiểu công nghệ dạy học cấp trung học cơ sở

1. Dạy học ở trung học cơ sở là nghề sử dụng công nghệ dạy học

Nghề dạy học là nghề được thực hiện bởi con người được đào tạo chuyên biệt có nội dung xác định, phương pháp hợp lí, quy trình chặt chẽ và những điều kiện cần thiết khác, tất cả đều hướng đến mục tiêu giáo dục. Nghề dạy học có công nghệ thực thi, công nghệ đó có ba đặc điểm chính như sau:

- Công việc được chủ động tổ chức

- Công việc được chủ động kiểm soát cả quá trình và kết quả đầu vào, đầu ra.

- Nghề dạy học được chuyển giao từ thế hệ trước sang thế hệ sau, từ người này sang người khác.

2. Các yếu tố của công nghệ dạy học

* Yếu tố thứ nhất:

- HS: là nhân vật trung tâm, là chủ thể giáo dục, tự biến đổi chính bản thân mình theo hướng phát triển trong quá trình học tập và thực hiện các hoạt động giáo dục.

- GV là người tổ chức, giảng dạy, hướng dẫn HS thực hiện hoạt động học

- Các bậc cha mẹ, các nhà quản lí giáo dục, quản lí xã hội, các doanh nhân, các tổ chức đoàn thể và các hội... có tác động không nhỏ đến quá trình dạy và học ở nhà trường

* Yếu tố thứ hai: Mục tiêu giáo dục đuợc cụ thể hoá cho tùng môn học, lớp học và cả cấp học.

* Yếu tố thứ ba: Cơ sở vật chất- thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục khác.

* Yếu tố thứ tư: Các điều kiện khác phục vụ cho các hoạt động thực hiện mục tiêu giáo dục

3. Quá trình dạy và học:

- GV giảng giải, hướng dẫn, minh hoạ

- HS theo dõi, ghi chép, thảo luận và làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV

- Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS luôn tác động manh đến hoạt động học của HS nên trong quá trình giảng dạy và kiểm tra, đánh giá thì GV nên nghiên cứu kĩ và có câu trả lời cụ thể cho các vấn đề sau:

+ HS học môn học cụ thể mà mình dạy để làm gì

+ Qua môn học cụ thể đó HS cần lĩnh hội được điều gì về kiến thức, kĩ năng và thái độ,

+ Bằng phương pháp nào để lĩnh hội các nội dung cơ bản, tối thiểu đã xác định, đáp ứng chuẩn quy định.

- Xu hướng dạy học hiện nay mà GV và các nhà trường quan tâm là quá trình tổ chức cho HS thực hiện hoạt động học - dạy học theo hướng phát huy tính tích cục cửa HS

- Phương pháp dạy học hiện nay có thể khái quát là “Thầy tổ chức - Trò hoạt động”

III. Tìm hiểu điều kiện dạy và học ở trường trung học cơ sở

a) Về yếu tố con người

HS là nhân vật trung tâm của nhà trường vì HS là mục tiêu giáo dục. Nhà trường là đơn vị cơ sở thực hiện nhiệm vụ giáo dục HS theo mục tiêu giáo dục. GV là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giáo dục HS, người giữ vị trí then chốt và có vai trò có tính quyết định chất lượng giáo dục, quyết định sự thành bại của giáo dục.

Các bậc cha mẹ là nhân vật thú ba trong công nghệ dạy học. Tuy không trực tiếp tham gia vào quá trình dạy và học của GV và HS ở trường lớp, nhưng có tác động nâng cao chất lương giáo dục con em, tạo điều kiện cho con em học tập, tạo sự đồng thuận với nhà trường về quan điểm và PPGD, xây dựng môi trường giáo dục gia đình lành mạnh...

Các lực lượng khác: Việc thực hiện mục tiêu giáo dục sẽ khó thành công nếu như không huy động được nguồn lực từ các tổ chức chính trị, xã hội, các tổ chức kinh tế và toàn xã hội theo định hướng xã hội hoá giáo dục.

b) Mục tiêu giáo dục

Mục tiêu giáo dục do Nhà nước quy định chung cho mọi HS ở tất các địa phương trong cả nước, đó là các chuẩn mục và chương trình học, là những quy định có tính pháp quy. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học, mọi GV vẫn có thể thoả mãn nhu cầu chủ động, sáng tạo trong dạy học bằng một số biện pháp cụ thể:

- Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí và hoàn cảnh của từng HS để có tác động sư phạm thích hợp.

- Nghiên cứu để hiểu thấu đáo về chuẩn kiến thức kỉ năng môn học mình giảng dạy

- Tìm hiểu về thiết bị dạy học mà nhà trường có để sử dụng và có kế hoạch làm đồ dùng dạy học, hướng dẫn HS cùng làm và chuẩn bị điều kiện để thực hành, thực nghiệm.

c) Cơ sở vật chất thiết bị

Đây là điều kiện không thể thiếu trong hoạt động giáo dục. Ngoài phòng học, bàn ghế, bảng và một số điều kiện khác, ở cấp THCS không thể thiếu thư viện, thiết bị, phòng thí nghiệm và những điều kiện thực hành khác

d) Các điều kiện khác

- Tài chính

- Môi trường giáo dục

e) Mô hình trường trung học cơ sở

-Trường chuẩn quốc gia là mô hình nhà trường ở trình độ phát triển mới

-Trong mô hình có những yếu tố có mối quan hệ hữu cơ với nhau:

*Yếu tố 1: HS là nhân vật trung tâm, là mục tiêu giáo dục.

*Yếu tố 2: các hoạt động giáo dục, cả hoạt động chính khoá và hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt đoàn thể, hoạt động xã hội.

*Yếu tố 3: hoạt động kiểm định và đánh giá giáo dục.

*Yếu tố 4: các nguồn lực cả về nhân lực, vật lực và tài lực.

*Yếu tố 5: tổ chức và quản lí giáo dục, trước hết là nhân lực quản lí, cơ chế quản lí.

*Yếu tố 6: nội dung và phương pháp dạy học.

*Yếu tố 7: cơ sở vật chất- thiết bị.

Trong các hoạt động giáo dục (yếu tố 2) bao gồm cả các hoạt động giáo dục và hoạt động học tập của HS và hoạt động giảng dạy của GV. Dạy học và giáo dục là những hoạt động không đơn tuyến, không tách biệt nhau mà ở trong nhau

g) Bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh kém

Việc bồi duõng HS giỏi và phụ đạo HS kém là biểu hiện của quan điểm dạy học phù hợp với đối tượng HS hay là dạy học phân hoá

IV. Tìm hiểu việc giảm tải nội dung chương trình học dành cho học sinh trung học cơ sở

Từ thực tiễn dạy và học ở các trường bộc lộ những điểm bất hợp lí, đã gây quá tải đối với nhìều HS. Nội dung chương trình học tập dành cho HS là một trong những vấn đề bức xúc xã hội.

a) Yêu cầu giảm tải

Những nội dung giảm tải theo chỉ đạo của Vụ Giáo dục Trung học hướng vào những nội dung sau:

- Những nội dung trùng lặp ở các môn học.

- Những nội dung không thiết thực.

- Những nội dung không phù hợp với trình độ của HS và chưa có điều kiện thực hiện.

Giao cho GV quyền tự chủ để có thể vận dụng thích hợp với điều kiện cụ thể của trường mình nhằm đạt được mục tiêu, đảm bảo theo chuẩn kiến thức và kĩ năng môn học.

b) Thực hiện giảm tải

- Nghiên cứu kĩ, nắm vững chuẩn kiến thức và kĩ năng môn học đối chiếu với các nội dung giảm tải để tự tin khi thực hiện.

- Nghiên cứu SGK để hướng dẫn HS sử dụng cho dễ dàng, thích hợp.

- Chuẩn bị kĩ bài dạy theo tinh thần tinh giản nội dung và đổi mới phuơng pháp giảng dạy.

Thực hiện giảm tải cũng chính là thực hiện “Dạy tốt - Học tốt" nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục theo mục tiêu cụ thể của từng môn học, tùng lớp học và cả cấp học.

c) Quản lí giảng dạy theo tinh thần giảm tải

Thực tế quản lí hoạt động dạy và học ở khá nhiều trường cho thấy còn bộc lộ một số điểm bất cập, ví dụ như:

- Thiên về kiểu quản lí hành chính, hình thức

- Đánh giá hoạt động giảng dạy của GV còn hình thức chưa kết hợp thoả đáng với kết quả học tập của HS.

- Hoạt động của tổ chuyên môn chưa được thường xuyên, chưa đi sâu vào những vấn đề trọng tâm, cơ bản.

- Chưa có cơ chế thích hợp và chưa tạo được điều kiện để phát huy nội lực, để GV tự chịu trách nhiệm và sáng tạo trong quá trình thục hiện nhiệm vụ chuyên môn.

V. Tìm hiểu sự phát triển tâm lí học sinh trung học cơ sở trong sự phụ thuộc vào hoạt động học

1. Quy luật chung của sự phát triển tâm lí học sinh

Sự phát triển tâm lí của HS có tính quy luật, theo đó được bộc lộ ra ở HS qua các biểu hiện:

- Tính không đồng đều về sự phát triển tâm lí của các chủ thể HS

- Tính toàn vẹn của tâm lí trong mọi chủ thể HS

- Tính thuần nhất, thống nhất, ổn định và bền vững

- Tính mềm dẻo và khả năng bù trừ

Những điểm có tính quy luật này rất có ý nghĩa sư phạm nên GV cần hiểu rõ và có sự ứng xử thích hợp đối với mọi HS theo hướng dạy học theo quan điểm phân hoá.

Sự phát triển tâm lí học sinh có mối quan hệ biện chứng với hoạt động dạy và hoạt động học

+ Theo công nghệ dạy học cũ, coi GV là nhân vật trung tâm

+ Theo công nghệ dạy học mới coi HS là nhân vật trung tâm. Kiểu dạy học này đang đuợc GV hướng tới. Đó chính là “Đổi mới phương pháp dạy học". Theo cách này HS được chủ động, tích cực thực hiện hoạt động học để lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, phương pháp và có thái độ tương thích theo sự tổ chức, hướng dẫn của GV. Những điều HS học được vừa mang tính lí thuyết vừa mang tính thực tiễn.

2. Dạy học tạo sự phát triển trí tuệ học sinh

*Hai cách tác động đến sự phát triển trí tuệ của HS, đó là:

- Qua quá trình thu nhận tri thức mà trí tuệ được rèn luyện, phát triển

- Hướng nhiều hơn vào bản thân sự phát triển, HS phải lĩnh hội nội dung học tập nhất định. Con đường này dẫn đến hình thành tư duy logic, trình độ tư duy khoa học

*Hoạt động học của HS là sự phát triển tâm lí, trước hết là sự xuất hiện và phát triển những hành vi mang tính ý thức, tính có chủ định, tính lí trí, trên cơ sở đó hình thành những phẩm chất tâm lí thuộc về phẩm chất và năng lực của con người.

*Hoạt động học của HS là sự phát triển tâm lí phụ thuộc vào hoạt động dạy của GV bao gồm nội dung, phương pháp, phương thức tổ chức, các điều kiện.

VI. Thống nhất phương pháp đánh giá chất lượng dạy và học ở trung học cơ sở

Kiểm định đánh giá trường học, lớp học, hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học của HS là hướng vào thực hiện mục tiêu giáo dục, hướng tới mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy của GV và kết quả học tập của HS.

1. Đánh giá hoạt động dạy của giáo viên

a) Xác định rõ mục đích:

- Đánh giá hoạt động chuyên môn của từng GV để biết được trình độ và trách nhiệm

- Đánh giá qua một số tiết dạy cụ thể để biết được khả năng giảng dạy của mỗi GV.

- Đánh giá toàn bộ lao động sư phạm của GV để biết đuợc sổ lượng, loại hình và chất lượng của đội ngũ so với yêu cầu phát triển giáo dục của nhà trường.

b) Xác định thông tin đánh giá:

- Thông tin về sự tìm kiếm, chuẩn bị thiết bị, đổi mới phương pháp dạy học.

- Thông tin về thực tế hoạt động dạy và học ở trên lớp.

- Thông tin về kết quả học tập của HS.

c) Sử dụng kết quả đánh giá:

- Xem xét đánh giá xếp loại thi đua

- Dùng làm tư liệu để theo dõi GV phục vụ cho nhiệm vụ quản lí

- Làm căn cứ để phân công giảng dạy

- Làm căn cứ để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và tạo điều kiện cho GV.

2. Đánh giá kết quả học tập của học sinh

HS học ở trường được đánh giá theo 2 mặt: hanh kiểm và học lực.

- Về hạnh kiểm: HS được nhận định đánh giá theo những quy định chung do sự nhận xét đánh giá của GV và của chính HS.

- Về học lực: HS cấp THCS, trong quá trình học tập cần lĩnh hội cả lí thuyết và thực hành, điều này được nhận định, đánh giá qua các bài kiểm tra, thí nghiệm và thực hành

- Cấp THCS là cấp phổ cập, tuy không phải qua kì thi tốt nghiệp nhưng HS vẫn cần được xem xét, đánh giá để được cấp chứng chỉ

Vì vậy việc đánh giá kết quả học tập của HS THCS là việc làm rất có ý nghĩa và cần sự cẩn trọng, từ việc đánh giá thường xuyên trong quá trình học tập của HS đến việc kiểm tra, đánh giá định kì.

3. Hướng đổi mới kiểm định và đánh giá chất lượng

a) Một số thử nghiệm về đánh giá chất lượng giáo dục ở các trường học

+ Đánh giá ngoài

+ Đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng

b) Đánh giá chất lượng theo mục tiêu giáo dục

c) Đánh giá theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia

VII. Đánh giá kết quả bồi dưỡng module

1. Những vấn đề trọng tâm của module

- HS THCS có nhiều biến động trong sự phát triển tâm lí, sinh lí và xã hội.

- Hoạt động học tập và giao tiếp là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi này.

- HS THCS cần được xem là nhân vật trung tâm trong quá trình dạy hoc và GD.

- Dạy học ở THCS là một nghề sử dụng công nghệ dạy học. Do vậy, để thực hiện có hiệu quả GV cần nắm vững quy trình công nghệ (đầu vào, quá trình, đầu ra).

- Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học. Để đánh giá chất lượng dạy và học, cần phải đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng.

2. Định hướng nghề nghiệp

Triết lí phát triển giáo dục trong thời đại ngày nay có một nội dung chung. Đó là: Ai cũng đuợc học, học suốt đời; học để phát triển cá nhân, hoàn thiện nhân cách, để sống tốt đẹp hơn trong xã hội đang vận động theo hướng “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh".

* Với Hs THCS, theo triết lí này thì cần hướng tới:

- Được học theo mục tiêu giáo dục toàn diện, nội dung chương trình phù hợp.

- Trong quá trình học tập có tiến bộ, đáp ứng được tiêu chuẩn phổ cập THCS.

- Có sự phát triển hài hòa về cá nhân, nhân cách và tham gia thích hợp đời sống gia đình, xã hội.

- Học để có chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất và năng lực nhà giáo trong giai đoạn mới

- Làm việc (dạy học và giáo dục HS) đạt chất lượng, hiệu quả.

- Lương và thu nhập được cải thiện, đảm bảo cuộc sống bình thường

- Sống có trách nhiệm với bản thân, thân thiện, hòa hợp với người thân, với đồng nghiệp, với mọi người trong cộng đồng.

- Sống thân thiện với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.

Đặc điểm của nghề dạy học đòi hỏi GV phải học suốt đời để làm người đương thời với HS của mình, để luôn duy trì được phong trào “dạy tốt - học tốt" trong nhà trường. Nếu các trường và mọi GV đều thực hiện nghiêm túc về giảm tải chương trình thi chắc chắn giáo dục sẽ dần đi vào thế ổn định và chất lượng đuợc cải thiện, cũng chính là chuẩn bị tốt cho công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục. Mỗi GV có thể tự học, tự bồi dưỡng để tự xử lí đuợc những vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ phát sinh trong quá trình dạy học

1 373 01/02/2024


Xem thêm các chương trình khác: