Bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS Module 19 (Dạy học với công nghệ thông tin)
Vietjack.me tổng hợp, biên soạn giới thiệu đến thầy cô Bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS Module 19 với chủ đề Dạy học với công nghệ thông tin. Mời thầy cô và các bạn đón xem:
Bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS Module 19
(Dạy học với công nghệ thông tin)
1. Định nghĩa
Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại – chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.
Trong dạy học việc ứng dụng CNTT là rất cần thiết bởi muốn đổi mới phương pháp dạy học cần có sự trợ giúp của CNTT.
Trong mỗi bài dạy cần xác định ứng dụng CNTT để làm gì? Ứng dụng vào phần nào của bài dạy.
Đảm bảo việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, phải đảm bảo học sinh hiểu bài một cách nhanh hơn so với không ứng dụng công nghệ thông tin.
2. Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học
CNTT được ứng dụng trong giáo dục đã làm thay đổi lớn về chất lượng giáo dục do:
- CNTT ứng dụng trong quản lý giúp các nhà quản lý nắm bắt trạng thái của hệ thống một cách nhanh chóng, chính xác, đáng tin cậy. Thêm nữa, các hệ hỗ trợ quyết định trợ giúp thêm cho các nhà quản lý kịp thời ra được các quyết định quản lý chính xác, phù hợp.
- CNTT ứng dụng trong dạy học giúp cho nhà giáo nâng cao chất lượng giảng dạy, người học nắm bài tốt hơn, Ngoài ra, internet cũng trợ giúp cho người học trong việc tra cứu, tìm hiểu, cập nhật tri thức và tự kiểm tra bản thân, làm cho chất lượng nâng cao thêm.
- CNTT ứng dụng trong định đánh giá chất lượng giúp cho công tác kiểm định được toàn diện, kết quả kiểm định được khách quan và công khai.
Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong những năm qua các sở giáo dục đã chỉ đạo các trường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
- CNTT còn giúp học sinh được học tập trực tuyến (Online Learning), học tập trực tuyến là một loại hình giảng dạy, học tập sử dụng mạng máy tính và internet.
Trực tuyến (hay còn gọi là e-learning) là phương thức học ảo thông qua một máy vi tính nối mạng đối với một máy chủ ở nơi khác có lưu giữ sẵn giáo trình và phần mềm cần thiết để có thể hỏi/yêu cầu/ra đề cho học sinh trực tuyến từ xa.
- Mở rộng khả năng tìm kiếm và khai thác thông tin cho người dạy và người học: Thông qua việc tra cứu, tìm kiếm thông tin trong các phần mềm và trên các trang web, GV có thể khai thác thông tin hoặc tranh ảnh, âm thanh, video clip để bổ xung cho bài dạy; HS có thể chủ động tìm kiếm thông tin mở rộng hoặc các bài tập, bài thực hành cho các kiến thức đã được truyền thụ trên lớp.
- Nâng cao hiệu quả truyền đạt và lĩnh hội tri thức: GV có thể ứng dụng CNTT để soạn giáo án điện tử, trình chiếu trên lớp học trong các giờ lên lớp. Thông qua giáo án điện tử, kiến thức có thể biểu diễn dưới dạng kênh chữ, kênh hình, qua đó tạo hứng thú cho người học, kích thích người học chủ động , tích cực trong việc lĩnh hội tri thức.
- Tăng cường việc giao lưu, trao đổi thông tin giữa người dạy và người học: thông qua việc ứng dụng CNTT, GV có thể tạo nhiều cơ hội để người học bộc lộ những quan điểm, suy nghĩ của bản thân về các kiến thức trong bài học cũng như cách truyền thụ kiến thức của người dạy. Người dạy dễ dàng tiếp nhận được thông tin phản hồi từ người học và người học được rèn luyện các kỹ năng trao đổi, thảo luận, thuyết trình..
- Nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm tra, đánh giá.
3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Với các tính năng và phong phú, CNTT có thể vận dụng để nâng cao hiệu quả các khâu của quá trình dạy học:
3.1 Ứng dụng trong tìm kiếm, khai thác tư liệu phục vụ cho dạy học.
a) Sử dụng trang web để tìm kiếm;
Muốn tìm kiếm tư liệu thì GV cần truy cập trên website, để truy cập một website cần phải biết địa chỉ của nó. Một địa chỉ website gồm hai thành phần: thành phần thứ nhất là giao thức, thường bắt đầu bằng http:// và thành phần thứ hai là địa chỉ của máy chủ web hoặc đường dẫn chi tiết đến website.
Ví dụ địa chỉ trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo là:
http://www.moet.gov.vn
Để truy cập một trang web, nhập địa chỉ trang web vào ô địa chỉ rồi nhấn phím enter. Nếu máy tính được kết nối mạng thì nội dung trang web sẽ được hiển thị lên màn hình.
b) Sử dụng công cụ tìm kiếm google để tìm kiếm thông tin trên mạng.
Sử dụng trang web http://www.google.com.vn để tìm kiếm thông tin trên mạng. Sử dụng công cụ tìm kiếm google bằng cách: Mở trình duyệt Internet Explorer bằng cách kích chuột trái vào biểu tượng start ở góc dướibeen trái màn hình , chọn Internet Explorer, xuất hiện giao diện của trình duyệt. Tại phần nhập địa chỉ ở góc bên trái màn hình, nhập địa chỉ của web site http://.google.com/.vn. Rồi nhập thông tin cần tìm vào khung trống, sau đó ấn nút Enter trên bàn phím.
3.2 Ứng dụng trong soạn giáo án, thiết kế bài giảng và thực hiện giảng bài trên lớp
A) Soạn giáo án trong Microsoft ofice word:
a.1) Soạn một giáo án mới:
Ngay khi mở Microsoft ofice word, một tệp tài liệu trống được mở ra, GV có thể thao tác ngay trên tệp này. Để lưu tệp giáo án, GV nháy chuột vào vào File trên thanh công cụ, chọn lệnh Save As. Rồi lựa chọn địa chỉ lưu tệp giáo án tại Save in và đật tên cho giáo án tại File name.
Lưu ý:
- GV thường phải có thói quen lưu nội dung soạn thảo bằng các thao tác sau: Từ thanh công cụ: vào File à Save; Hoặc kích chuột vào biểu tượng dưới thanh công cụ trên màn hình; Hoặc bấm phím Ctrl + S trên bàn phím.
- Phông chữ thường dùng để gõ tiếng Việt như Unicode, TCVN3 (ABC), VNI vindow. Hai phần mềm hỗ trợ gõ các kí tự tiếng việt được sử dụng là Vietkey và Unikey. Để sử dụng, khởi động Start -> All programs -> Vietkey, Unikey
a.2) Tạo một giáo án có sẵn:
- Copy một tệp giáo án có sẵn sang một địa chỉ mới: Kích đúp vào biểu tượng My Computer trên màn hình , lựa chọn địa chỉ có chứa tệp giáo án có sẵn, kích chuột phaỉ vào giáo án có sẵn, chọn lệnh Copy để sao chép. Sau đó lựa chon địa chỉ cần lưu tệp giáo án mới, kích chuột phải, chon lệnh Paste vào địa chỉ mới. Đổi tên tệp giáo án bằng cách kích chuột phải vào tên File giáo án và lựa chon lệnh Rename.
B) Soạn giáo án trên PowerPoint:
* Khởi động PowerPoint: Vào menu Start-> Programs-> MicroOffice-> Microsoft Power Pooint-> Tiến hành soạn thảo bài giảng.( Nên soạn giáo án trên Slide mẫu đã có sẵn để cho khỏi đơn điệu).->Nhập và định dạng văn bản trong textbox.
* Yêu cầu khi thiết kế trình chiếu bài giảng trên PowerPoint:
- Xây dựng ý tưởng về kịch bản sẽ trình bày trong bài giảng theo định hướng sử dụng PowerPoint để hỗ trợ cho GV thể hiện ý tưởng sư phạm một cách thuận lợi và hiệu quả hơn.
- Nội dung trình chiếu phải có cấu trúc chặt chẽ, logic, đảm bảo tiến trình dạy học. Thông tin ngắn gọn, cô đọng, được thiết kế trình bày một cách khoa học phù hợp với tiến trình trên lớp. Sử dụng hợp lý các đối tượng đa phương tiện để hỗ trợ các hoạt động nhận thức.
- Qúa trình thiết kế trình chiếu bài giảng cần phối hợp với các PPDH tích cực nhằm khuyến khích sự trao đổi giữa GV và HS; giữa HS với HS, khích lệ HS tư duy, sáng tạo.
3.3. Ứng dụng trong đánh giá
Ngày nay, công nghệ thông tin được ứng dụng nhiều trong công tác đánh giá nói chung và đánh giá học sinh, cán bộ nói riêng nhờ những lợi thế của nó về lưu trữ, thống kê, tính toán, sắp xếp, lọc dữ liệu…
Nhờ công nghệ thông tin mà học sinh có thể tự đánh giá kiến thức của mình bằng các phần mềm trắc nghiệm để từ đó tự bổ sung, hoàn thiện kiến thức.
Giáo viên, nhà trường đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách chính xác, khách quan hơn khi tổ chức thi, kiểm tra bằng máy tính.
3.4. Ứng dụng trong học tập của học sinh
Giáo dục đang thay đổi một cách mạnh mẽ, nhiều phương pháp, quan điểm dạy học mới ra đời, hướng tới mục tiêu “dạy ít, học nhiều”, tăng tính chủ động, khả năng tự học của người học dưới nhiều hình thức:
- Tìm kiếm, tra cứu tài liệu học tập trên mạng internet.
- Tham gia các lớp học qua mạng.
- Tự đánh giá kiến thức của mình bằng các phần mềm trắc nghiệm.
- Chia sẻ thông tin với giáo viên, bạn bè qua các diễn đàn.
- Tham gia các cuộc thi trực tuyến (online).
- …
* Một số chú ý khi sử dụng CNTT trong giảng dạy:
- Giáo viên cần cân nhắc và lựa chọn kĩ các tiết dạy có hoặc không sử dụng công nghệ thông tin sao cho phát huy được một cách tối đa hiệu quả và đảm bảo mục tiêu bài học.
- Không lạm dụng các hiệu ứng trình chiếu phức tạp, nhiều hiệu ứng trình chiếu khác nhau trong một slide
- Cùng với các hiệu ứng, giáo viên cũng nên chọn những hình nền đơn giản, sáng và phù hợp với bài dạy để thể hiện nội dung một cách rõ ràng
- Lựa chọn các câu chữ ngắn gọn, súc tích và tường minh, thể hiện rõ nội dung để chiếu lên màn hình
- Tránh ôm đồm, lạm dụng các tư liệu vào bài giảng, biến tiết học thành buổi xem tranh ảnh, phim tư liệu
- Nên kết hợp công cụ trình chiếu với ghi bảng
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Tổng hợp về các tác giả văn học
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn có đáp án
- Tổng hợp kiến thức Ngữ Văn
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint