Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (Kết nối tri thức) Tuần 3 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 3 sách Kết nối tri thức có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 2.

1 10,746 05/11/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 180k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức (cả năm) bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tuần 3

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 3 - Đề số 1

Người bạn mới

Cả lớp đang làm bài tập toán, bỗng một phụ nữ bước vào, khẽ nói với thầy giáo:

- Thưa thầy, tôi đưa con gái tôi đến lớp. Nhà trường đã nhận cháu vào học.

- Mời bác đưa em vào. -Thầy giáo nói.

Bà mẹ bước ra và trở lại ngay với một bé gái. Ba mươi cặp mắt ngạc nhiên hướng về phía cô bé nhỏ xíu - em bị gù.

Thầy giáo nhìn nhanh cả lớp, ánh mắt thầy nói lời cầu khẩn: "Các con đừng để bạn cảm thấy bạn bị chế nhạo". Các trò ngoan của thầy đã hiểu - các em vui vẻ, tươi cười nhìn bạn mới.

Thầy giáo giới thiệu:

- Mơ là học sinh mới của lớp ta. Bạn từ tỉnh xa chuyển đến. Ai nhường chỗ cho bạn ngồi bàn đầu nào? Bạn bé nhỏ nhất lớp mà.

Cả sáu em học sinh trai và gái ngồi bàn đầu đều giơ tay:

- Em nhường chỗ cho bạn.

Mơ ngồi vào bàn và nhìn các bạn mới với ánh mắt dịu dàng, tin cậy.

Theo XU-KHÔM-LIN-XKI

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Người bạn mới (Mơ) có đặc điểm gì?

a. Bạn nhỏ xíu, bị gù.

b. Bạn không thể tự đi vào lớp.

c. Bạn rất nhát, mẹ dắt mới vào lớp.

Câu 2: Lúc đầu thấy Mơ, thái độ của các bạn trong lớp như thế nào?

a. Vui vẻ, tươi cười.

b. Ngạc nhiên.

c. Chế nhạo.

Câu 3: Thấy ánh mắt của thầy, thái độ của các bạn thay đổi như thế nào?

a. Vui vẻ, tươi cười.

b. Ngạc nhiên.

c. Chế nhạo.

Câu 4: Các bạn làm gì khi thầy giáo yêu cầu nhường chỗ ở bàn đầu cho Mơ?

a. Cả lớp ai cũng xin nhường chỗ.

b. Bạn học sinh bé nhất xin nhường chỗ.

c. Sáu bạn ngồi bàn đầu xin nhường chỗ.

Câu 5: Vì sao Mơ nhìn các bạn với ánh mắt dịu dàng, tin cậy?

a. Vì Mơ thấy bạn nào cũng thân thiện với mình.

b. Vì Mơ tin tưởng vào thầy giáo.

c. Vì Mơ rất dịu dàng.

Câu 6: Câu nào dưới đây viết theo mẫu Ai ( con gì, cái gì) là gì?

a. Mơ bé nhỏ nhất lớp.

b. Mơ là bạn học sinh mới.

c. Các bạn tươi cười đón Mơ.

Câu 7: Điền vào chỗ chấm tr hay ch: Mười quả .....ứng .....òn

Mẹ gà ấp ủ

Mười ....ú gà con

Hôm nay ra đủ.

Lòng ......ắng lòng đỏ

Thành mỏ thành ......ân

Cái mỏ tí hon

Cái .....ân bé xíu.

Câu 8: Đặt dấu hỏi hay dấu ngã trên chữ in đậm:

- Kiến cánh vơ tô bay ra

Bao táp mưa sa tới gần.

- Da tràng xe cát biên đông

Nhọc lòng mà chăng nên công cán gì.

Câu 9: Nối để tạo thành câu có nghĩa

Ai ( con gì, cái gì)? Là gì?
Bố Mợ là loài chim của đông quê
Mẹ Mơ là học sinh lớp 7
Chị Mơ là công nhân
Chim Gáy là thủy thủ

II. Chính t: Viết bài Người bạn mới từ đầu đến “tươi cười nhìn bạn mới”

ĐÁP ÁN – TUẦN 3

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: a

Câu 2: b

Câu 3: a

Câu 4: c

Câu 5: a

Câu 6: b

Câu 7: Điền vào chỗ chấm tr hay ch:

Mười quả trứng tròn Lòng trắng lòng đỏ

Mẹ gà ấp ủ Thành mỏ thành chân

Mười chú gà con Cái mỏ tí hon

Hôm nay ra đủ. Cái chân bé xíu.

Câu 8: Đặt dấu hỏi hay dấu ngã trên chữ in đậm:

- Kiến cánh vỡ tô bay ra

Bão táp mưa sa tới gần.

- tràng xe cát biển đông

Nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì.

Câu 9: Nối để tạo thành câu có nghĩa

- Bố Mợ là thủy thủ

- Mẹ Mơ là công nhân

- Chị Mơ là học sinh lớp 7

- Chim Gáy là loài chim của đông quê

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 3 - Đề số 2

A. Đọc – hiểu

I. Đọc thầm văn bản sau:

ÚT TIN

Út Tin vừa theo ba đi cắt tóc về. Mái tóc đen dày được cắt cao lên, thật gọn gàng.

Quanh hai tai, sau gáy em chỉ còn vệt chân tóc đen mờ. Không còn vướng tóc mái, cái trán dô lộ ra, nhìn rõ nét tinh nghịch. Gương mặt em trông lém lỉnh hẳn. Cái mũi như hếch thêm, Còn ánh mắt hệt đang cười. Tôi thấy như có trăm vì sao bé tí cùng trốn trong mắt em. Bên má em vẫn còn dính vụn tóc chưa phủi kĩ. Hai má phúng phính bỗng thành cái bánh sữa có rắc thêm mấy hạt mè. Tôi định bẹo má trêu nhưng rồi lại đưa tay phủi tóc cho em.

Ngày mai, Út Tin là học sinh lớp Hai rồi. Em chẳng thích bị trêu vậy đâu!

Nguyễn Thị Kim Hoà

II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Út Tin theo ba đi đâu về?

A. đi xem lớp học mới

B. đi cắt tóc

C. đi thả diều

Câu 2. Gương mặt Út Tin thế nào sau khi cắt tóc?

A. Gương mặt trông lém lỉnh hẳn ra.

B. Nhìn rõ nét tinh nghịch.

C. Hệt như đang cười

Câu 3. Tác giả định trêu em Tin bằng cách:

A. Nói má em như cái bánh sữa.

B. Nói rằng trong mắt em như có trăm vì sao bé tí đang trốn.

C. Bẹo má trêu em

Câu 4. Vì sao Út Tin không thích bị trêu?

III. Luyện tập:

Câu 5. Xếp các từ sau vào ô thích hợp trong bảng:

đen, cao, hiền lành, nhỏ nhắn, gầy, xanh, phúng phính, mập, to, hung dữ, đo đỏ, thấp

Đặc điểm về tính cách

Đặc điểm về màu sắc

Đặc điểm về hình dáng, kích cỡ

………………………….

………………………….

………………………….

………………………….

………………………….

………………………….

…………………………..

…………………………..

…………………………..

Câu 6. Gạch dưới từ chỉ đặc điểm có trong câu sau:

Mái tóc đen dày được cắt cao lên, thật gọn gàng.

Câu 7. Gạch dưới những từ viết sai chính tả rồi chữa lại cho đúng:

a. Ở gốc cây đa có chiếc gế gỗ để bé ngồi hóng mát.

………………………………………………………………………………………….

b. Bàn học của Minh lúc nào cũng được xắp xếp ghọn gàng.

………………………………………………………………………………………….

Câu 8. Sắp xếp các từ dưới đây thành 2 câu khác nhau và viết lại cho đúng:

lưng/mái tóc/ bà em/bạc phơ/còng/và

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Câu 9. Viết tiếp vào chỗ chấm để hoàn thành câu nêu đặc điểm:

- Bầu trời ………………………………………………………………………………

- Em bé …………………………………………………………………………………

Câu 10. Đặt câu với từ:

a. chót vót: ……………………………………………………………………………..

b. xinh xắn: …………………………………………………………………………….

ĐÁP ÁN

III. Luyện tập:

Câu 5. Xếp các từ sau vào ô thích hợp trong bảng:

đen, cao, hiền lành, nhỏ nhắn, gầy, xanh, phúng phính, mập, to, hung dữ, đo đỏ, thấp

Đặc điểm về tính cách

Đặc điểm về màu sắc

Đặc điểm về hình dáng, kích cỡ

hung dữ, hiền lành

đen, đo đỏ, xanh

cao, nhỏ nhắn, thấp, phúng phính, mập, to, gầy

………………………….

………………………….

………………………….

………………………….

………………………….

………………………….

…………………………..

…………………………..

…………………………..

Câu 6. Gạch dưới từ chỉ đặc điểm có trong câu sau:

Mái tóc đen dày được cắt cao lên, thật gọn gàng.

Gạch chân dưới từ: đen dày, cao lên, gọn gàng

Câu 7. Gạch dưới những từ viết sai chính tả rồi chữa lại cho đúng:

a. Ở gốc cây đa có chiếc gế gỗ để bé ngồi hóng mát.

Gạch chân: gế

b. Bàn học của Minh lúc nào cũng được xắp xếp ghọn gàng.

Gạch chân: ghọn, xắp

Câu 8. Sắp xếp các từ dưới đây thành 2 câu khác nhau và viết lại cho đúng:

lưng/mái tóc/ bà em/bạc phơ/còng/và

Viết lại như sau

Mái tóc bà em bạc phơ và lưng còng

Lưng bà em còng và mái tóc bạc phơ

Câu 9. Viết tiếp vào chỗ chấm để hoàn thành câu nêu đặc điểm:

- Bầu trời cao vời vợi.

- Em bé có cái má ửng hồng.

Câu 10. Đặt câu với từ:

a. chót vót: Những cây lêu cao chót vót bị hạ xuống.

b. xinh xắn: Chị Mai có khuôn mặt xinh xắn.

Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 2 chọn lọc, hay khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 2 Tuần 4

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 2 Tuần 5

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 2 Tuần 6

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 2 Tuần 7

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 2 Tuần 8

1 10,746 05/11/2024
Mua tài liệu