Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (Kết nối tri thức) Tuần 17 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 17 sách Kết nối tri thức có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 2.

1 4,036 26/02/2024
Mua tài liệu


[TẠM NGỪNG BÁN] - bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 2 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tuần 17

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 17 - Đề số 1

Ba bớt

Ba bớt là con bò đẹp. Ở nó hội tụ các tiêu chuẩn: mình thon, chân cao, mắt sáng, lông mượt, sừng khỏe, dáng đi oai vệ. Giữa cái trán rộng màu hạt dẻ nổi lên ba cái bớt màu trắng, thế nên nó có cái tên ba bớt.

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Ba bớt là con gì?

a. Con trâu

b. Con gà

c. Con bò

Câu 2: Ba bớt có màu lông gì?

a. Màu hạt dẻ

b. Màu đen

c. Màu trắng

Câu 3: Tìm những từ ngữ miêu tả đặc điểm của con ba bớt?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 4: Đặt câu kiểu Ai thế nào? miêu tả con ba bớt?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 5: Điền vào chỗ chấm et hoặc ec, ui hoặc uy:

- xanh l…….. ; h……. ta; đường n……..; con lợn kêu eng ……….; th……… thủ; lúi h………; ……….. nghi;

Câu 6: Gạch chân dưới từ chỉ con vật nuôi có trong đoạn thơ dưới đây:

Có nàng gà mái mơ

Cục ta cục tác khi vừa đẻ xong

Có ao muống với cá cờ

Em là chị Tấm đợi chờ bống lên

Có đầm ngào ngạt hoa sen

Ếch con đi học, dế mèn ngâm thơ.

Câu 7: Viết tiếp vào chỗ chấm vế so sánh đối lập với các so sánh đã cho

Hiền như bụt >< dữ

Trắng như tuyết>< đen

Yếu như sên >< khỏe

Chính tả: Tập chép “Ba bớt”

ĐÁP ÁN - TUẦN 17

Ba bớt

Ba bớt là con bò đẹp. Ở nó hội tụ các tiêu chuẩn: mình thon, chân cao, mắt sang, long mượt, sừng khỏe, dáng đi oai vệ. Giữa cái trán rộng màu hạt dẻ nổi lên ba cái bớt màu trắng, thế nên nó có cái tên ba bớt.

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: c

Câu 2: a

Câu 3: Tìm những từ ngữ miêu tả đặc điểm của con ba bớt?

- Mình thon, chân cao, mắt sang, long mượt, sừng khỏe, dáng đi oai vệ

- Giữa cái trán rộng màu hạt dẻ nổi lên ba cái bớt màu trắng

Câu 4: Đặt câu kiểu Ai thế nào? miêu tả con ba bớt?

Ba bớt rất khỏe mạnh, cao lớn, dáng đi oai vệ

Câu 5: Điền vào chỗ chấm et hoặc ec, ui hoặc uy:

- xanh lét ; héc ta; đường nét; con lợn kêu eng eng; thùy thủ; lúi húi; uy nghi.

Câu 6: Gạch chân dưới từ chỉ con vật nuôi có trong đoạn thơ dưới đây:

Có nàng mái mơ

Cục ta cục tác khi vừa đẻ xong

Có ao muống với cá cờ

Em là chị Tấm đợi chờ bống lên

Có đầm ngào ngạt hoa sen

Ếch con đi học, dế mèn ngâm thơ.

Câu 7: Viết tiếp vào chỗ chấm vế so sánh đối lập với các so sánh đã cho

Hiền như bụt >< dữ tợn

Trắng như tuyết>< đen tuyền

Yếu như sên >< khỏe mạnh

Chính tả: Tập chép “Ba bớt”

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 17 - Đề số 2

A. Đọc – hiểu

I. Đọc thầm văn bản sau:

CÔ CHỦ NHÀ TÍ HON

Ông ngoại ở quê ra chơi.

Đến bữa cơm, thấy thức ăn mẹ nấu hấp dẫn, Vân liền chạy tới bàn, định nếm thử. Ông nhìn Vân, nheo mắt cười:

- Mời cả nhà cùng ăn cơm nào! Nghe ông nói, Vân bẽn lẽn:

- Cháu mời ông, con mời bố mẹ. Ăn xong, ông nhìn Vân âu yếm:

- Tăm nhà mình để ở đâu nhỉ? Cô chủ nhà tí hon lấy giúp ông với nào!

Ông gọi Vân là “cô chủ nhà tí hon" đấy! Vân bỗng thấy mình thật quan trọng. Cô bé bèn chạy đi lấy tăm, lễ phép đưa cho ông. Em cũng không quên mang tăm cho cả bố và mẹ.

- Cô chủ nhà tí hon ngoan quá!

- Ông cười khích lệ. Chỉ ra chơi mấy hôm, ông đã mang đến cho Vân biết bao điều thú vị. Vân cảm thấy mình ra dáng một cô chủ nhà tí hon, đúng như lời ông nói.

Thu Hằng

II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. Ai đã gọi Vân là “Cô chủ nhà tí hon”?

A. Tự Vân gọi mình

B. Ông ngoại

C. Bố mẹ Vân

2. Khi thấy thức ăn mẹ nấu, Vân chạy đến định làm gì?

A. dọn cơm

B. bê thức ăn ra mời ông bà

C. định nếm thử

3. Ông ngoại đã nhắc nhở Vân điều gì khi ở bàn ăn?

A. Ông nhắc Vân phải mời mọi người trước.

B. Ông nhắc Vân rửa tay trước khi ăn.

C. Ông nhắc Vân lau bát đũa.

4. Tại sao ông ngoại lại gọi Vân là “Cô chủ nhà tí hon”?

III. Luyện tập:

5. Gạch dưới những từ ngữ chỉ người thân trong gia đình có trong bài đồng dao:

Chim ri là dì sáo sậu
Sáo sậu là cậu sáo đen
Sáo đen là em tu hú
Tu hú là chú bồ các
Bồ các là bác chim ri…

6. Gạch dưới những từ chỉ người trong họ nội:

ông nội, bác, cậu, mợ, chú, thím, dì, cô, bà nội.

7. Gạch dưới những từ chỉ người trong họ ngoại:

ông ngoại, bác, cậu, mợ, chú, thím, dì, cô, bà ngoại.

8. Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm để hoàn thành câu:

(phụng dưỡng, con cái, nhường nhịn, bảo ban)

a. ……………………….cần hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

b. Anh em trong gia đình phải ……………………….nhau.

c. Cha mẹ ………………… con cái.

d. Con cái có trách nhiệm ………………… cha mẹ khi về già.

9. Dưới đây là bức thư một bạn đã viết cho ông bà nhưng bị lộn xộn các câu. Em hãy giúp bạn sắp xếp lại các câu bằng cách viết lại để thành một bức thư hoàn chỉnh.

Ông bà có khoẻ không ạ? Cháu viết mấy dòng hỏi thăm ông bà. Ông bà yêu quý! Cháu chúc ông bà luôn mạnh khoẻ. Cháu nghe tin ở quê bị lũ lụt. Cháu của ông bà: Lê Hà My. Cháu nhớ ông bà nhiều lắm.

ĐÁP ÁN

II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. Ai đã gọi Vân là “Cô chủ nhà tí hon”?

B. Ông ngoại

2. Khi thấy thức ăn mẹ nấu, Vân chạy đến định làm gì?

C. định nếm thử

3. Ông ngoại đã nhắc nhở Vân điều gì khi ở bàn ăn?

A. Ông nhắc Vân phải mời mọi người trước.

4. Tại sao ông ngoại lại gọi Vân là “Cô chủ nhà tí hon”?

Vì Vân là một cô bé dễ thương, ngoan ngoãn, lễ phép biết nghe lời người lớn.

III. Luyện tập:

5. Gạch dưới những từ ngữ chỉ người thân trong gia đình có trong bài đồng dao:

Chim ri là sáo sậu
Sáo sậu là cậu sáo đen
Sáo đen là em tu hú
Tu hú là chú bồ các
Bồ các là bác chim ri…

6. Gạch dưới những từ chỉ người trong họ nội:

ông nội, bác, cậu, mợ, chú, thím, dì,, bà nội.

7. Gạch dưới những từ chỉ người trong họ ngoại:

ông ngoại, bác, cậu, mợ, chú, thím, , cô, bà ngoại.

8. Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm để hoàn thành câu:

(phụng dưỡng, con cái, nhường nhịn, bảo ban)

a. Con cái cần hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

b. Anh em trong gia đình phải nhường nhịn nhau.

c. Cha mẹ bảo ban con cái.

d. Con cái có trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ khi về già.

9. Dưới đây là bức thư một bạn đã viết cho ông bà nhưng bị lộn xộn các câu. Em hãy giúp bạn sắp xếp lại các câu bằng cách viết lại để thành một bức thư hoàn chỉnh.

Ông bà có khoẻ không ạ? Cháu viết mấy dòng hỏi thăm ông bà. Ông bà yêu quý! Cháu chúc ông bà luôn mạnh khoẻ. Cháu nghe tin ở quê bị lũ lụt. Cháu của ông bà: Lê Hà My. Cháu nhớ ông bà nhiều lắm.

Gợi ý

Ông bà yêu quý!

Ông bà có khoẻ không ạ? Cháu nghe tin ở quê bị lũ lụt. Cháu viết mấy dòng hỏi thăm ông bà. Cháu nhớ ông bà nhiều lắm. Cháu chúc ông bà luôn mạnh khoẻ.

Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 2 chọn lọc, hay khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 2 Tuần 18

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 2 Tuần 19

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 2 Tuần 20

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 2 Tuần 21

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 2 Tuần 22

1 4,036 26/02/2024
Mua tài liệu