Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (Kết nối tri thức) Tuần 14 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 14 sách Kết nối tri thức có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 2.

1 5,910 05/11/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 180k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức (cả năm) bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tuần 14

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 14 - Đề số 1

Làm anh

Làm anh khó đấy

Phải đâu chuyện đùa

Với em gái bé

Phải người lớn cơ

Khi em bé khóc

Anh phải dỗ dành

Nếu em bé ngã

Anh nâng dịu dàng

Phan Thị Thanh Nhàn

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Công việc làm anh phải làm gì?

a. Dỗ dành, nâng dịu dàng

b. Nhường nhịn em

c. Chơi một mình

Câu 2: Người anh đã làm được những việc gì?

a. Dỗ dành, nâng em ngã

b. Cho em đi chơi

c. Chia quà bánh cho em

Câu 3: Việc làm nào thể hiện tình cảm của người anh đối với em?

a. Đưa em đi chơi

b. Nhường em phần hơn

c. Dỗ dành, nâng em ngã

Câu 4: Viết câu kiểu Ai làm gì? với từ dỗ dành

Câu 5: Tìm từ nói về tình cảm của người anh với em trong đoạn thơ.

Câu 6: Viết lại các tiếng bắt đầu bằng l/n trong đoạn thơ trên.

Câu 7: Điền vần iêng/ iên/ iêt vào chỗ chấm thích hợp.

Ông Lê-nin ở nước Nga

Mà em lại thấy rất là V……… Nam

Cũng yêu các cháu thiếu n…………

Y như tình cảm th……….. l………. Bác Hồ.

Câu 8: Điền vào chỗ trống dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm:

Một giọt nước nhỏ đọng trên chiếc lá sen □ Giọt nước đong đưa, đong đưa □

Giọt nước bé nhỏ này tới đây bằng cách nào nhỉ □

Câu 9: Em viết 2 – 3 câu nhắn lại cho bố mẹ xin phép đi mua sách cùng với bạn.

Chính tả: Tập chép “Làm anh”

ĐÁP ÁN - TUẦN 14

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: A

Câu 2: A

Câu 3: A

Câu 4: Viết câu kiểu Ai làm gì? với từ dỗ dành

- Anh luôn dỗ dành, yêu thương em nhỏ.

Câu 5: Tìm từ nói về tình cảm của người anh với em trong đoạn thơ.

- Yêu thương, nhường nhịn, dỗ dành em nhỏ

Câu 6: Viết lại các tiếng bắt đầu bằng l/n trong đoạn thơ trên.

- Làm, lớn, nâng

Câu 7: Điền vần iêng/ iên/ iêt vào chỗ chấm thích hợp.

Ông Lê-nin ở nước Nga

Mà em lại thấy rất là Việt Nam

Cũng yêu các cháu thiếu niên

Y như tình cảm thiêng liêng Bác Hồ.

Câu 8: Điền vào chỗ trống dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm:

Một giọt nước nhỏ đọng trên chiếc lá sen. Giọt nước đong đưa, đong đưa.

Giọt nước bé nhỏ này tới đây bằng cách nào nhỉ?

Câu 9: Em viết 2 – 3 câu nhắn lại cho bố mẹ xin phép đi mua sách cùng với bạn.

- Mẹ ơi mai bọn con có môn kể chuyện, con xin phép mẹ chiều nay cho con đi mua sách cùng Hoa ở đầu ngõ nhà mình. Con đi khoảng 1h sẽ về à. Con cảm ơn mẹ ạ

Chính tả: Tập chép “Làm anh”

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 14 - Đề số 2

A. Đọc – hiểu

I. Đọc thầm văn bản sau:

SỰ TÍCH HOA TỈ MUỘI

Ngày xưa, có hai chị em Nết và Na mồ côi cha mẹ, sống trong ngôi nhà nhỏ bên sườn núi. Nết thương Na, cái gì cũng nhường em. Đêm đông, gió ù ù lùa vào nhà, Nết vòng tay ôm em:

- Em rét không? Na ôm choàng lấy chị, cười rúc rích:

- Ấm quá! Nết ôm em chặt hơn, thầm thì:

- Mẹ bảo, chị em mình là hai bông hoa hồng, chị là bông to, em là bông nhỏ. Chị em mình mãi bên nhau nhé!

Na gật đầu. Hai chị em cứ thế ôm nhau ngủ.

Năm ấy, nước lũ dâng cao, Nết cõng em chạy theo dân làng đến nơi an toàn. Hai bàn chân Nết rớm máu. Thấy vậy, Bụt thương lắm. Ông giơ gậy thần lên. Kì lạ thay, bàn chân Nết bỗng lành hẳn. Nơi bàn chân Nết đi qua, mọc lên những khóm hoa đỏ thắm. Hoa kết thành chùm, bông hoa lớn che chở cho nụ hoa bé nhỏ. Chúng cũng đẹp như tình chị em của Nết và Na. Dân làng đặt tên cho loài hoa ấy là hoa tỉ muội (hoa chị em).

(Theo Trần Mạnh Hùng)

II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. Hai chị em Nết và Na sống ở đâu?

A. Sống trên núi

B. Sống bên cạnh sườn núi

C. Sống ở một ngôi nhà nhỏ bên cạnh sườn núi.

2. Mẹ Nết và Na đã so sánh hai bạn với:

A. hai bông hoa

B. hai bông hoa hồng

C. hai bông hoa lớn

D. hai bông hoa nhỏ

3. Nơi bàn chân Nết đi qua mọc lên:

A. Những thảm cỏ xanh ngời

B. Những ngọn cây cao lớn

C. Những bông hoa trắng xinh xắn

D. Những khóm hoa đỏ thắm

4. Vì sao dân làng lại đặt tên những bông hoa là “Hoa Tỉ Muội”?

........................................................................................................................................

III. Luyện tập:

5. Gạch dưới từ chỉ đặc điểm có trong câu sau:

Ở ngôi làng nhỏ có một ông chủ giàu có, ông có một người đầy tớ chăm chỉ, tận tâm.

6. Gạch dưới những từ trái nghĩa với từ in nghiêng:

a. nhanh nhẹn – chậm chạp, thấp bé, từ từ

b, khỏe mạnh – cao lớn, yếu ớt, to cao.

c. cứng – dẻo, cong, mềm

d. thẳng – cong, to, nhỏ

e. tối – ngày, sáng, đêm

7. Đặt 2 câu nêu đặc điểm với cặp từ trái nghĩa vừa tìm được ở bài 6.

Ví dụ: Thỏ nhanh nhẹn còn Rùa chậm chạp.

8. Tô màu vào từ ngữ chỉ tình cảm tốt đẹp anh chị em dành cho nhau:

Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt lớp 2 KNTT

9. Viết 2 câu có sử dụng những từ ngữ chỉ tình cảm tốt đẹp anh chị em dành cho nhau vừa tìm được ở bài 8.

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

10. Điền vào chỗ chấm từ còn thiếu để hoàn thành những câu ca dao, tục ngữ:

- Anh em như thể …………………

Rách lành ………………, dở hay đỡ đần.

- Khôn ngoan đối đáp ………….. ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài …………. nhau.

ĐÁP ÁN

II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. Hai chị em Nết và Na sống ở đâu?

C. Sống ở một ngôi nhà nhỏ bên cạnh sườn núi.

2. Mẹ Nết và Na đã so sánh hai bạn với:

B. hai bông hoa hồng

3. Nơi bàn chân Nết đi qua mọc lên:

D. Những khóm hoa đỏ thắm

4. Vì sao dân làng lại đặt tên những bông hoa là “Hoa Tỉ Muội”?

Vì thể hiện tình chị em gắn bó của Nết và Na như những bông hoa đỏ thắm

III. Luyện tập:

5. Gạch dưới từ chỉ đặc điểm có trong câu sau:

Ở ngôi làng nhỏ có một ông chủ giàu có, ông có một người đầy tớ chăm chỉ, tận tâm.

6. Gạch dưới những từ trái nghĩa với từ in nghiêng:

a. nhanh nhẹnchậm chạp, thấp bé, từ từ

b, khỏe mạnh – cao lớn, yếu ớt, to cao.

c. cứng – dẻo, cong, mềm

d. thẳng cong, to, nhỏ

e. tối – ngày, sáng, đêm

7. Đặt 2 câu nêu đặc điểm với cặp từ trái nghĩa vừa tìm được ở bài 6.

Bạn Hoàng có thân hình khỏe mạnh còn bạn Hải thì yếu ớt

Thằng bé kia có vẻ cứng cáp

Cái cây như mềm như sắp gãy

8. Tô màu vào từ ngữ chỉ tình cảm tốt đẹp anh chị em dành cho nhau:

Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt lớp 2 KNTT

Tô màu vào: dỗ dành; nhường nhịn; chăm lo

9. Viết 2 câu có sử dụng những từ ngữ chỉ tình cảm tốt đẹp anh chị em dành cho nhau vừa tìm được ở bài 8.

Mai luôn nhường nhịn em gái nhỏ

Nga chăm lo cho cho em gái khi bị ốm

10. Điền vào chỗ chấm từ còn thiếu để hoàn thành những câu ca dao, tục ngữ:

- Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

- Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 2 chọn lọc, hay khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 2 Tuần 15

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 2 Tuần 16

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 2 Tuần 17

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 2 Tuần 18

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 2 Tuần 19

1 5,910 05/11/2024
Mua tài liệu