Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (Kết nối tri thức) Tuần 21 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 21 sách Kết nối tri thức có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 2.

1 5937 lượt xem
Mua tài liệu


[TẠM NGỪNG BÁN] - bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 2 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tuần 21

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 21 - Đề số 1

I- Bài tập về đọc hiểu

Chim chiền chiện

Chiền chiện có nhiều nơi còn gọi là sơn ca. Chiền chiện giống sẻ đồng nhưng áo không một màu nâu sồng như chim sẻ. Áo của chiền chiện màu đồng thau, đốm đậm đốm nhạt rất hài hòa. Chiền chiện chân cao và mảnh, đầu rất đẹp, dáng thấp như một kị sĩ.

Chiền chiện có mặt ở khắp nơi, nhất là những vùng trời đất bao la.

Khi chiều thu buông xuống, lúc đã kiếm ăn no nê trên bãi trên đồng, chiền chiện vụt bay lên như viên đá ném vút lên trời. Theo cùng tiếng chim bay lên, từ không trung vọng xuống tiếng hót trong sáng diệu kì, giọng ríu ran đổ hồi, âm điệu hài hòa quyến rũ.. Tiếng chim là tiếng nói của sứ giả mặt đất gửi tặng trời. Rồi, tiếng chim lại là tiếng nói của thiên sứ gửi lời chào mặt đất.

(Theo Ngô Văn Phú)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Hình dáng chim chiền chiện có những điểm gì khác chim sẻ?

a- Áo màu nâu sồng, chân cao và mảnh, đầu rất đẹp

b- Áo màu đồng thau, chân cao và mảnh, đầu rất đẹp

c- Áo màu đồng thau, chân cao và mập, đầu rất đẹp

2. Khi nào chiền chiện vụt bay lên như viên đá ném vút lên trời?

a- Khi chiều thu buông xuống, lúc đã kiếm ăn no nê

b- Khi chiều thu buông xuống, lúc đồng bãi vắng vẻ

c- Khi chiều thu buông xuống, vùng trời và đất bao la.

3. Tiếng hót của chim chiền chiện được miêu tả thế nào?

a- Trong sáng diệu kì, ríu ran đổ hồi, âm điệu mượt mà quyến rũ

b- Trong sáng diệu kì, ríu ran đổ hồi, âm điệu hài hòa quyến rũ

c- Trong sáng diệu kì, ríu rít từng hồi, âm điệu hài hòa quyến luyến

(4). Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ nhận xét về tiếng chim chiền chiện?

a- Là tiếng nói của sứ giả mặt đất gửi tặng trời

b- Là tiếng nói của thiên sứ gửi lời chào mặt đất

c- Là sợi dây gắn bó, giao hòa giữa trời và đất

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Ghép các từ ngữ và viết lại cho đúng chính tả:

a) M:

Trả

bài trả bài

chả

Trẻ

củi ……….

chẻ

Trở

đò ……….

chở

Trổ

bông ………

chổ

b) tuốt

tuốt

lúa ……..

tuốc

buột

chặt ……….

buộc

suốt

ngày ……….

suốc

thuột

bài ………..

thuộc

2. Xếp tên các loài chim dưới đây vào đúng cột trong bảng:

Chiền chiện, bồ câu, diều hâu, gà, chích chòe, vịt, tu hú, ngỗng, cú mèo, ngan (Vịt xiêm)

Loài chim nuôi trong nhà

Loài chim sống hoang dại

………………………..

…………………………

…………………………

…………………………..

…………………………..

………………………….

3. a) Viết câu trả lời cho mỗi câu hỏi:

(1) Người nông dân trồng lúa ở đâu?

-…………………………………………………..…………………………………………………………………………………..

.…………………………………………………..…………………………………………………………………………………..

(2) Chim chiền chiện thường hót ở đâu?

-…………………………………………………..…………………………………………………………………………………..

.…………………………………………………..…………………………………………………………………………………..

b) Đặt câu hỏi có cụm từ ở đâu cho mỗi câu:

(1) Mẹ dạy em tập viết ở nhà

-…………………………………………………..…………………………………………………………………………………..

(2) Chim hải âu thường bay liệng trên mặt biển

-…………………………………………………..…………………………………………………………………………………..

4. a) Viết lời đáp của em vào chỗ trống:

Em dắt tay một người bạn khiếm thị qua đường. Bạn nói: “Cảm ơn bạn đã giúp đỡ mình!”

Em đáp lại:………………………....…………..…………………………………………………………………………………..

…………………………………………………..…………………………………………………………………………………..

b) Viết 2- 3 câu về một loài chim nuôi trong nhà (hoặc chim sống hoang dại) mà em biết.

Gợi ý: Đó là con gì? Hình dáng nó có gì nổi bật (về bộ lông hay đôi cánh, đầu, mỏ, chân..)? Hoạt động chủ yếu của nó ra sao (hót hoặc bay, nhảy, đi lại, ăn uống, kiếm mồi.. )?

ĐÁP ÁN

I-

1.b

2.a

3.b

(4).c

II- 1.

a) chẻ củi – chở đò – trổ bông

b) tuốt lúa- buộc chặt – suốt ngày – thuộc bài

2.

Loài chim nuôi trong nhà

Loài chim sống hoang dại

Bồ câu, gà, vịt, ngỗng, ngan (vịt xiêm)

Chiền chiện, diều hâu, chích chòe, tu hú, cú mèo

3. a) VD: (1) Người nông dân trồng lúa ở đồng ruộng

(2) Chim chiền chiện thường hót trên không trung.

b) VD : (1) Mẹ dạy em tập viết ở đâu?

(2) Chim hải âu thường bay liệng ở đâu?

4. a) VD: Mình chỉ giúp bạn một việc nhỏ thôi mà.

b) VD:

(1) Nhà bà ngoại em có nuôi một con gà trống, đó là con vật mà em rất thích. Bộ lông nó sặc sỡ nhiều màu sắc, trông thật thích mắt. Mỗi lần em về thăm bà, lại được nghe tiếng gà trống gáy dõng dạc ngoài sân: “Ò…ó..o..o ! Ò..ó…o..o!”

(2) Em thích nhất loài chim sâu. Chim sâu có đôi chân nhỏ nhắn và cái mỏ xinh xinh. Đôi chân nhỏ giúp chim sâu chuyền cành, cái mỏ xinh gắp những con sâu ở thân cây nhanh thoăn thoắt.

(3) Trong thế giới loài chim, em thích nhất chim bồ câu. Nó có bộ lông màu trắng tinh, hai mắt tròn xoe như hai hạt nhãn tiêu. Ban ngày, bồ câu đi kiếm ăn. Nó thường ăn hạt đậu, hạt thóc. Buổi tối, bồ câu bay về làm tổ trên những thân cây. Bồ câu còn là một chú chim biết đưa thư nên ai ai cũng quý nó. Em coi nó như một người bạn thân nhất của em.

(4) Chim hoàng yến là loài chim em thích nhất. Mỏ chúng rất ngắn, bộ lông của chúng có màu xanh ô liu. Chúng hót rất hay. Tiếng hót của chúng véo von như ca sĩ của rừng xanh. Ôi, chim hoàng yến thật đáng yêu làm sao!

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 21 - Đề số 2

A. Đọc – hiểu

I. Đọc thầm văn bản:

BÀI THƠ VỀ CÂY LÚA

Đông giá vừa tan
Trời đổ nắng vàng
Rộn ràng mùa mới
Mầm xanh phơi phới.

Áo mới ra đồng
Mẹ còng lưng cấy
Mồ hôi mây mẩy
Thánh thót ruộng cày.

Thoăn thoắt đôi tay
Từng cây lúa nhỏ
Gọi từng sợi gió
Chở mưa tưới đồng

Đừng gọi cơn giông
Làm đau mầm lúa
Đừng kêu nắng lửa
Thui lúa cháy bời.

Hãy nói ông Trời
Thuận hoà mưa nắng
Người không lo lắng
Lúa đẹp dâng đời.

Huệ Trinh

II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. Mẹ ra đồng để làm gì?

A. để cấy lúa

B. để gieo hạt

C. để gặt lúa

2. Từng cây lúa nhỏ gọi tới điều gì?

A. nắng

B. mưa

C. giông

D. gió

3. Bạn nhỏ trong đoạn văn muốn ngọn gió nói với ông Trời điều gì?

A. Bạn nhỏ muốn ngọn gió nói với ông Trời hãy làm cho mưa thuận gió hòa.

B. Bạn nhỏ muốn ngọn gió nói với ông Trời đừng làm mẹ bạn ấy lo lắng.

C. Bạn nhỏ muốn ngọn gió nói với ông Trời đừng làm tổn hại ngọn lúa.

4. Vì sao bạn nhỏ trong đoạn văn không muốn để mầm lúa bị cơn giông làm đau?

III. Luyện tập:

5. Nối theo mẫu:

Bài tập cuối tuần lớp 2 Tiếng Việt

6. Viết từ ngữ chỉ cây cối dưới mỗi hình:

Bài tập cuối tuần lớp 2 Tiếng Việt

7. Viết câu nêu hoạt động của bạn nhỏ trong mỗi hình:

Bài tập cuối tuần lớp 2 Tiếng Việt

8. Đặt câu nêu hoạt động với các từ cho trước sau đây:

- bắt sâu: ……………………………………………………………………………….

- nhổ cỏ: ……………………………………………………………………………….

9. Viết 2 đến 3 câu nêu những việc em đã làm để chăm sóc và bảo vệ cây xanh:

ĐÁP ÁN

II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. Mẹ ra đồng để làm gì?

A. để cấy lúa

2. Từng cây lúa nhỏ gọi tới điều gì?

D. gió

3. Bạn nhỏ trong đoạn văn muốn ngọn gió nói với ông Trời điều gì?

A. Bạn nhỏ muốn ngọn gió nói với ông Trời hãy làm cho mưa thuận gió hòa.

4. Vì sao bạn nhỏ trong đoạn văn không muốn để mầm lúa bị cơn giông làm đau?

III. Luyện tập:

5. Nối theo mẫu:

Bài tập cuối tuần lớp 2 Tiếng Việt

6. Viết từ ngữ chỉ cây cối dưới mỗi hình:

Bài tập cuối tuần lớp 2 Tiếng Việt

7. Viết câu nêu hoạt động của bạn nhỏ trong mỗi hình:

Bài tập cuối tuần lớp 2 Tiếng Việt

8. Đặt câu nêu hoạt động với các từ cho trước sau đây:

- bắt sâu: Hoàng đang bắt sâu trên những cây rau.

- nhổ cỏ: Mai cùng ông Nội nhỏ cỏ trong vườn

9. Viết 2 đến 3 câu nêu những việc em đã làm để chăm sóc và bảo vệ cây xanh:

Chủ nhật tuần trước, em và các bạn tham gia dọn dẹp vệ sinh khu phố. Chúng em được phân công quét dọn con đường chính, chăm sóc cây cối ven đường. Em và các bạn đã nhặt sạch rác trong bồn cây. Chúng em còn nhổ cỏ, tưới nước cho cây. Nhờ vậy, cây cối trở nên xanh tốt hơn.

Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 2 chọn lọc, hay khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 2 Tuần 22

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 2 Tuần 23

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 2 Tuần 24

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 2 Tuần 25

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 2 Tuần 26

1 5937 lượt xem
Mua tài liệu