Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (Kết nối tri thức) Tuần 13 có đáp án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 13 sách Kết nối tri thức có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 2.
[TẠM NGỪNG BÁN] - bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 2 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tuần 13
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 13 - Đề số 1
Kho báu
Kho báu của tôi! Đó là những truyện cổ tích mẹ cắt ra từ báo và dán lại thành tập hoặc những quyển truyện tranh bằng tiếng Nga bố đã cặm cụi dịch ra tiếng Việt. Dù chúng chỉ là những tờ báo, cuốn sách cũ những những câu chuyện trong đó đã mở ra một thế giới kì thú mà một cô bé 6 tuổi như tôi không thấy được ở những quyển sách in màu bóng loáng, đẹp mắt khác. Phép lạ đầy màu sắc từ những câu chuyện cũ không màu mè ấy như mở ra cánh cửa đưa đến một thế giới kì diệu, gửi gắm đầy yêu thương mà bố mẹ đã tạo dựng cho tôi.
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Kho báu của bạn nhỏ trong đoạn văn là gì?
a. Là những truyện cổ tích mẹ cắt ra từ báo
b. Là món đồ chơi yêu thích
c. Là món ăn ngon
Câu 2: Ai là người mang kho báu đến cho bạn nhỏ?
a. Là mẹ
b. Là bố
c. Là cô giáo
Câu 3: Bố mẹ bạn nhỏ đã mang đến cho bạn điều gì?
a. Gửi gắm đầy yêu thương
b. Một thế giới kì diệu
c. Là quyển sách in màu bóng loáng
Câu 4: Viết những từ ngữ chỉ:
Công việc gia đình |
Tình cảm gia đình |
|
|
|
|
|
|
Câu 5: Gạch dưới những từ chứa iê – yê trong khổ thơ sau:
Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay
Bố em xách điếu đi cày
Mẹ em tát nước, nắng đầy trong khau
Cậu mèo đã dậy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng
Mụ gà cục tác như điên
Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi.
Câu 6: Viết một đoạn văn ( 3 câu) kể về gia đình em.
Chính tả: Tập chép “Kho báu”.
ĐÁP ÁN – TUẦN 13
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: A
Câu 2: A và B
Câu 3: B
Câu 4: Viết những từ ngữ chỉ:
Công việc gia đình |
Tình cảm gia đình |
Nâu ăn |
Yêu thương |
Trông em |
Nhường nhịn |
Dọn dẹp |
Chia sẻ |
Câu 5: Gạch dưới những từ chứa iê – yê trong khổ thơ sau:
Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay
Bố em xách điếu đi cày
Mẹ em tát nước, nắng đầy trong khau
Cậu mèo đã dậy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng
Mụ gà cục tác như điên
Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi.
Câu 6: Viết một đoạn văn ( 3 câu) kể về gia đình em.
Gia đình em có ba người, gồm có: Bố em bốn mươi bốn tuổi, là một bác sĩ tốt bụng. Mẹ em ba mươi bảy tuổi là một luật sư nhân hậu. Và em bảy tuổi là học sinh lớp hai trường Tiểu học Lô-mô-nô-xốp. Em không có anh chị em ruột, em chỉ có hai em họ, em gái là em Ánh - bốn tuổi và em Bách - sáu tháng tuổi. Bố mẹ rất yêu thương em, em rất yêu quý bố mẹ và thương các em. Em rất vui được là một thành viên trong gia đình. Em sẽ cố gắng học hành chăm chỉ.
Chính tả: Tập chép “Kho báu”.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 13 - Đề số 2
A. Đọc – hiểu
I. Đọc thầm văn bản sau:
CƯỚP CỜ
Cướp cờ là một trò chơi vừa vui nhộn lại vừa rèn luyện sức khỏe và sự khéo léo.
Các bạn cần vẽ một vòng tròn, trong vòng tròn cắm một cái cờ hoặc để một cái khăn.
Tất cả các bạn chia thành 2 đội, xếp hàng ngang và quy định số theo từng cặp một.
Những bạn đứng đối diện nhau có cùng một số theo thứ tự.
Khi người điều khiển hộ đến số thứ tự nào thì bạn có số thứ tự đó của mỗi bên cùng chạy lên thật nhanh đến vị trí cắm cờ. Hai bạn rình nhau, chờ cho đối phương sơ hở để chớp thật nhanh cơ hội cướp lấy cờ chạy về phía ranh giới đội của mình. Nếu để cho đối phương chạy theo chạm vào người của mình sẽ không được tính điểm. Người của đội nào thắng thì đội đó được ghi điểm.
Sau khi thắng, lại mang cờ lên đặt vào vị trí quy định để cặp khác tiếp tục lên chơi tiếp. Chơi trò này phải tập trung và nhanh nhẹn, vì hô đến số thứ tự của mình mà bạn đó lên chậm để đối phương cướp được cờ trước là đội mình thua.
Trò chơi kết thúc khi hai bên đã chơi hết một lượt theo thứ tự của mỗi cặp chơi. Đội nào có số điểm nhiều hơn thì đội đó thắng cuộc. Đội thua cuộc phải cõng đội thắng cuộc một vòng hoặc phải làm theo yêu cầu của đội thắng cuộc như đã thoả thuận trước khi chơi.
(Theo 101 Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non)
II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
1. Trong trò cướp cờ, mọi người chia thành mấy đội?
A. 2 đội
B. 3 đội
C. 4 đội
D. Không có đội nào
2. Phải làm thế nào để ghi được điểm trong trò cướp cờ?
A. Phải cướp được cờ
B. Phải không để người của đội đối thủ chạm vào mình.
C. Phải cướp được cờ và không để đối phương chạm vào mình.
D. Phải cướp được cờ và không để đối phương chạm vào mình trong lúc cầm cờ.
3. Hình phạt cho đội thua cuộc là gì?
A. Cõng đội thắng cuộc 1 vòng
B. Phải làm theo yêu cầu của đội thắng.
C. Phải cõng đội thắng 1 vòng hoặc làm theo yêu cầu của đội thắng như đã thỏa thuận trước khi chơi.
4. Em đã từng chơi cướp cờ chưa? Em có muốn được chơi trò này cùng các bạn không? Vì sao?
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
III. Luyện tập:
5. Điền từ còn thiếu vào ô trống để có tên của các trò chơi dân gian:
(cá sấu, rắn, đỉa, nụ, dê)
- Thả ……… ba ba.
- Rồng ……… lên mây.
- Bịt mắt bắt …………
- ……………. lên bờ.
- Chồng …….. chồng hoa.
6. Viết tên các trò chơi dưới mỗi tranh:
(nhảy dây, nhảy bao bố, bắn bi, nhảy lò cò)
7. Điền g hay gh vào chỗ chấm:
- Lên thác xuống ………ềnh
- Áo ……ấm đi đêm
- ……..an cóc tía
- …….i lòng tạc dạ
- Nhiễu điều phủ lấy giá …….ương
8. Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu:
a. Mẹ mua tặng em quần áo đồ chơi sách truyện.
b. Con cái phải biết ngoan ngoãn chăm chỉ và vâng lời cha mẹ.
c. Em cùng ông nhổ cỏ bắt sâu cho cây vào cuối tuần.
ĐÁP ÁN
II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
1. Trong trò cướp cờ, mọi người chia thành mấy đội?
A. 2 đội
2. Phải làm thế nào để ghi được điểm trong trò cướp cờ?
D. Phải cướp được cờ và không để đối phương chạm vào mình trong lúc cầm cờ.
3. Hình phạt cho đội thua cuộc là gì?
C. Phải cõng đội thắng 1 vòng hoặc làm theo yêu cầu của đội thắng như đã thỏa thuận trước khi chơi.
4. Em đã từng chơi cướp cờ chưa? Em có muốn được chơi trò này cùng các bạn không? Vì sao?
Em đã từng chơi cướp cờ rồi. Em muốn cùng chơi với các bạn để gắn bó, đoàn kết với các bạn.
III. Luyện tập:
5. Điền từ còn thiếu vào ô trống để có tên của các trò chơi dân gian:
(cá sấu, rắn, đỉa, nụ, dê)
- Thả đỉa ba ba.
- Rồng rắn lên mây.
- Bịt mắt bắt dê
- Cá sấu lên bờ.
- Chồng nụ chồng hoa.
6. Viết tên các trò chơi dưới mỗi tranh:
7. Điền g hay gh vào chỗ chấm:
- Lên thác xuống ghềnh
- Áo gấm đi đêm
- Gan cóc tía
- Ghi lòng tạc dạ
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
8. Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu:
a. Mẹ mua tặng em quần áo, đồ chơi, sách truyện.
b. Con cái phải biết ngoan ngoãn, chăm chỉ và vâng lời cha mẹ.
c. Em cùng ông nhổ cỏ, bắt sâu cho cây vào cuối tuần.
Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 2 chọn lọc, hay khác:
Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 2 Tuần 14
Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 2 Tuần 15
Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 2 Tuần 16
Xem thêm các chương trình khác: