Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (Kết nối tri thức) Tuần 19 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 19 sách Kết nối tri thức có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 2.

1 7,037 05/11/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 180k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức (cả năm) bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tuần 19

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 19 - Đề số 1

I- Bài tập về đọc hiểu

Mùa xuân bên bờ sông Lương

Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi, đen xám. Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung hung vàng. Các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa. Và hai bên ven con sông nước êm đềm trong mát, không một tấc đất nào bỏ hở. Ngay dưới lòng sông, từ sát mặt nước trở lên, những luống ngô, đỗ, lạc, khoai, cà… chen nhau xanh rờn phủ kín các bãi cát mùa này phơi cạn.

(Nguyễn Đình Thi)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng .

1. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những đâu?

a- Những cành cây gạo cao chót vót giữa trời

b- Những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn

c- Những vòm cây quanh năm luôn xanh um

2. Trên bãi đất phù sa, vòm cây như được rắc thêm lớp bụi phấn thế nào?

a- Mịn hồng mơn mởn

b- Hung hung vàng

c- Màu vàng dịu

3. Những loại cây nào phủ định kín bãi cát dưới lòng sông cạn?

a- Ngô, đỗ, lạc, vải, khoai

b- Ngô, đỗ, lạc, vải, nhãn

c- Ngô, đỗ, lạc, khoai, cà

(4). Những màu sắc nào xuất hiện bên bờ sông Lương khi mùa xuân đến?

a- Đỏ, đen, hồng, xanh

b- Đỏ, hồng, xanh, vàng

c- Đỏ, hồng, xanh, đen

II- Bài tập vể Chính tả,Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. a) Điềnl hoặcn vào chỗ trống và chép lại khổ thơ sau của nguyễn Duy:

Đồng chiêm phả…..ắng….ên không,

Cánh cò dẫn gió qua thung ….úa vàng.

Gió …âng tiếng hát chói chang,

…ong…anh….ưỡi hái ….iếm ngang chân trời.

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

b) Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã lên chữ in đậm và chép lại từ ngữ đúng:

- lí le/…………. - số le/…………..

- loang /……….. - vốn/………….

2. Đọc bài ca dao để điền vào ô trống tên tháng (cột A), tên hoạt động hoặc công việc nhà nông thường làm (cột B):

Tháng giêng là tháng ăn chơi

Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà

Tháng ba thì đậu đã già

Ta đi ta hái về nhà phơi khô

Tháng tư đi tậu trâu bò

Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm

Chờ cho lúa có đòng đòng

Bấy giờ ta sẽ trả công cho người

Bao giờ cho đến tháng mười

Ta đem liềm hái ra ngoài ruộng ta

Gặt hái ta đem về nhà

Phơi khô quạt sạch ấy là xong công.

A

Tháng

B

Hoạt động, công việc nhà nông thường làm

……………….

Ăn chơi (VD: Tham gia lễ hội, đi lễ chùa… )

……………….

Trồng đậu, trồng khoai, trồng cà

Ba

………………………………………………..

…………………………………………………

……………….

Sắm sửa (chuẩn bị ) làm mùa (làm ruộng trồng lúa)

Mười

…………………………………………………..

3. Trả lời các câu hỏi sau:

(1) Khi nào trẻ em được đón Tết Trung thu?

…………………………………………………………………………..

(2) Cô giáo thường khen em khi nào?

…………………………………………………………………………..

(3) Ở nhà, em vui nhất khi nào?

……………………………………………………………………………

4. Viết tiếp lời tự giới thiệu và trò chuyện khi em đến nhà bạn mượn quyển truyện, gặp mẹ của bạn ra mở cửa:

- Cháu chào cô ạ!.....................................................................................

…………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………...

- Thế à! Phương Anh đang tưới cây ngoài vườn, cháu vào đi.

-…………………………………………………………………………..

ĐÁP ÁN

I- 1.a 2.b 3.c 4.b

II-1.

a)

Đồng chiêm phả nắng lên không,

Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng.

Gió nâng tiếng hát chói chang,

Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.

b) lí lẽ - số lẻ - loang lổ - lỗ vốn

2. Điền từ ngữ:

A

Tháng

B

Hoạt động, công việc nhà nông thường làm

Giêng

Ăn chơi (VD: Tham gia lễ hội, đi lễ chùa…)

Hai

Trồng đậu, trồng khoai, trồng cà

Ba

Hái đậu về nhà phơi khô

Tậu trâu bò

Năm

Sắm sửa (chuẩn bị) làm mùa (làm ruộng trồng lúa)

Mười

Gặt lúa, phơi khô quạt sạch (thóc lúa )

3. Gợi ý:

(1) Rằm tháng tám, trẻ em được đón Tết Trung thu.( hoặc: trẻ em được đón Tết Trung thu vào ngày rằm tháng tám)

(2) Cô giáo thường khen em khi em thuộc bài. (hoặc: Cô giáo thường khen em khi em biết giúp đỡ bạn..)

(3) Ở nhà, em vui nhất khi được bố mẹ khen ngoan. (Hoặc: ở nhà, em vui nhất khi gia đình quây quần đông đủ sau bữa cơm tối..)

4. Gợi ý (lời tự giới thiệu và trò chuyện)

- (Cháu chào cô ạ!) Cháu là Hương, bạn học cùng lớp với Phương Anh.

Cháu xin phép cô cho cháu gặp Phương Anh để mượn quyển truyện ạ.

- (Thế à! Phương Anh đang tưới cây ngoài vườn, cháu vào đi.)

- Dạ, cháu cảm ơn cô.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 19 - Đề số 2

A. Đọc – hiểu

I. Đọc thầm văn bản sau:

HỌA MI HÓT

Mùa xuân! Mỗi khi Họa Mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu!

Trời bỗng sáng thêm ra. Những luồng ánh sáng chiếu qua các chùm lộc mới hóa rực rỡ hơn. Những gợn sóng trên hồ hòa nhập với tiếng Họa Mi hót, lấp lánh thêm. Da trời bỗng xanh cao. Những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của Họa Mi chợt bừng giấc, xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi. Tiếng hót dìu dặt của Họa Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới.

Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Họa Mi đã làm cho tất cả bừng giấc ... Họa Mi thấy lòng vui sướng, cố hót hay hơn nữa.

(Võ Quảng)

II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. Khi Họa Mi tung ra những tiếng hót vang lừng vào mùa xuân, mọi vật như thế nào?

A. Mọi vật như sáng thêm ra.

B. Mọi vật như có sự đổi thay kỳ diệu.

C. Mọi vật như trở lên lấp lánh kỳ diệu.

2. Các loài hoa nở rộ, xòe những cánh hoa đẹp khi nào?

A. Khi mùa xuân vừa đến.

B. Khi Họa Mi vừa rời tổ.

C. Khi nghe thấy Họa Mi cất tiếng hót trong suốt.

3. Các loài chim dạo lên khúc nhạc tưng bừng ca ngợi điều gì?

A. Ca ngợi tiếng hót của Họa Mi.

B. Ca ngợi mùa xuân tới.

C. Ca ngợi các loài hoa.

D. Ca ngợi núi sông đang đổi mới.

4. Theo em, vì sao mọi vật đều bừng giấc và đổi mới khi nghe tiếng hót của Họa Mi?

III. Luyện tập:

5. Gạch dưới từ ngữ chỉ sự vật có trong những câu sau:

Những luồng ánh sáng chiếu qua các chùm lộc mới hóa rực rỡ hơn. Những gợn sóng trên hồ hòa nhập với tiếng Họa Mi hót, lấp lánh thêm.

6. Gạch dưới từ ngữ chỉ đặc điểm có trong câu sau:

Những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn.

7. Gạch dưới những từ ngữ không phù hợp với mỗi mùa:

a. Mùa xuân: ấm áp, nắng ấm, rét buốt, cây cối tốt tươi, mưa xuân.

b. Mùa hạ: oi ả, oi bức, oi nồng, gió heo may, nắng chói chang, mưa rào.

c. Mùa thu: mưa phùn, se se lạnh, gió heo may, mát mẻ.

d. Mùa đông: lạnh giá, rét mướt, rét căm căm, gió bấc, nắng ấm.

8. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống:

Mùa xuân bắt đầu từ tháng giêng đến tháng ba □ Thời tiết rất ấm áp □ Mặt trời chiếu những tia nắng dịu dàng làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc. Mùa xuân có bao nhiêu là hoa đẹp như hoa hồng □ hoa đào □ hoa mai □ Em rất thích mùa xuân.

(Theo http://www.hoc24.vn)

9. Tô màu vào hình ảnh của đồ vật mọi người cần sử dụng vào mùa đông:

Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt sách KNTT

10. Viết câu trả lời:

- Em thích nhất mùa nào?

……………………………………………………………………………………….

- Mùa nào em được rước đèn, phá cỗ?

……………………………………………………………………………………….

- Mùa hè em thường làm gì?

……………………………………………………………………………………….

ĐÁP ÁN

II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. Khi Họa Mi tung ra những tiếng hót vang lừng vào mùa xuân, mọi vật như thế nào?

B. Mọi vật như có sự đổi thay kỳ diệu.

2. Các loài hoa nở rộ, xòe những cánh hoa đẹp khi nào?

A. Khi mùa xuân vừa đến.

3. Các loài chim dạo lên khúc nhạc tưng bừng ca ngợi điều gì?

D. Ca ngợi núi sông đang đổi mới.

4. Theo em, vì sao mọi vật đều bừng giấc và đổi mới khi nghe tiếng hót của Họa Mi?

Tiếng hót dìu dặt của Họa Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới.

III. Luyện tập:

5. Gạch dưới từ ngữ chỉ sự vật có trong những câu sau:

Những luồng ánh sáng chiếu qua các chùm lộc mới hóa rực rỡ hơn. Những gợn sóng trên hồ hòa nhập với tiếng Họa Mi hót, lấp lánh thêm.

6. Gạch dưới từ ngữ chỉ đặc điểm có trong câu sau:

Những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn.

7. Gạch dưới những từ ngữ không phù hợp với mỗi mùa:

a. Mùa xuân: ấm áp, nắng ấm, rét buốt, cây cối tốt tươi, mưa xuân.

b. Mùa hạ: oi ả, oi bức, oi nồng, gió heo may, nắng chói chang, mưa rào.

c. Mùa thu: mưa phùn, se se lạnh, gió heo may, mát mẻ.

d. Mùa đông: lạnh giá, rét mướt, rét căm căm, gió bấc, nắng ấm.

8. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống:

Mùa xuân bắt đầu từ tháng giêng đến tháng ba . Thời tiết rất ấm áp. Mặt trời chiếu những tia nắng dịu dàng làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc. Mùa xuân có bao nhiêu là hoa đẹp như hoa hồng, hoa đào, hoa mai. Em rất thích mùa xuân

(Theo http://www.hoc24.vn)

9. Tô màu vào hình ảnh của đồ vật mọi người cần sử dụng vào mùa đông:

Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt sách KNTT

Gợi ý

Tô màu vào các hình 1; 2; 4

10. Viết câu trả lời:

- Em thích nhất mùa nào?

Mùa xuân

- Mùa nào em được rước đèn, phá cỗ?

Mùa thu

- Mùa hè em thường làm gì?

Tham gia các hoạt động ngoại khóa, tham gia trại hè.

Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 2 chọn lọc, hay khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 2 Tuần 20

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 2 Tuần 21

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 2 Tuần 22

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 2 Tuần 23

Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 2 Tuần 24

1 7,037 05/11/2024
Mua tài liệu