3000 câu hỏi ôn tập Ngữ văn có đáp án (Phần 28)

Bộ 3000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn có đáp án Phần 28 hay nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn.

1 237 lượt xem


3000 câu hỏi ôn tập Ngữ văn (Phần 28)

ĐỌC

Kiến thức Ngữ văn trang 27

Câu 1: Thơ là gì?

Trả lời:

Thơ là hình thức nghệ thuật dùng từ trong ngôn ngữ làm chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới hình thức lôgíc nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe.

Câu 2: Nêu đặc trưng cơ bản của thơ.

Trả lời:

- Những đặc trưng cơ bản của thơ:

+ Thơ là thể loại văn học có phạm vi phổ biến rộng và sâu.

+ Thơ tác động đến người đọc bằng sự nhận thức trong cuộc sống, những liên tưởng phong phú, nhưng cái cốt lõi của thơ là trữ tình.

+ Thơ ca bao giờ cũng là tấm gương của tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời.

+ Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sống khách quan.

+ Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu.

Câu 3: Thế nào là miêu tả?

Trả lời:

- Miêu tả là việc sử dụng ngôn từ để tái hiện, làm nổi lại hình ảnh của một sự vật, sự việc, bối cảnh …

Câu 4: Tự sự là gì?

Trả lời:

- Tự sự là tường thuật, trình bày lại sự kiện, sự việc đang diễn ra cho người nghe hoặc người đọc. Thông qua một chuỗi câu viết, nói hoặc hình ảnh để người nghe, đọc dễ dàng nắm bắt.

Câu 5: Như thế nào là thơ có yếu tố tự sự, miêu tả?

Trả lời:

- Thơ có yếu tố tự sự, miêu tả là thơ trong đó người viết thường kể lại sự việc và miêu tả sự vật; qua đó, thể hiện tình cảm, thái độ của mình.

Câu 6: Hoán dụ là gì? Nêu ví dụ.

Trả lời:

- Hoán dụ là biện pháp tu từ, theo đó, một sự vật, hiện tượng được gọi bằng tên sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ: trong câu thơ “Áo chàm đưa buổi phân li / Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...” (Tố Hữu)

Câu 7: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ.

- Tác dụng của hoán dụ đó là: nhận thức, giúp người đọc có thể hình dung được sự tương đồng của 2 sự vật hiện tượng mà không cần phải suy nghĩ quá nhiều.

Văn bản 1: Đêm nay Bác không ngủ

Câu 1: Văn bản “Đêm nay Bác không ngủ” thuộc thể thơ gì?

Trả lời: Văn bản “Đêm nay Bác không ngủ” thuộc thể thơ 5 chữ.

Câu 2: Nêu những nét khái quát về tác giả Minh Huệ.

Trả lời:

- Tên: Minh Huệ (1927-2003) tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái.

- Quê quán: Bến Thủy, nay thuộc phường Quang Trung, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

- Ông bắt đầu viết năm 1951, khi mới 24 tuổi.

- Ông từng là Hội trưởng Hội sáng tác Văn nghệ liên khu IV, Trưởng ban thơ, lý luận, phê bình; Văn học dịch Nhà xuất bản văn học, Ủy viên Ủy ban hành chính kiêm Trưởng ty Văn hóa Nghệ An.

- Sau khi chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát hoàn toàn miền Bắc, ông tiếp tục đi học và tốt nghiệp đại học Văn, được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957), Chủ tịch Hội văn nghệ Nghệ Tĩnh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1984-1991).

- Tác phẩm tiêu biểu: Dòng máu Việt Hoa (1954); Tiếng hát quê hương (1959); Rừng xưa rừng nay (bút ký, 1962); Đất chiến hào (1970); Mùa xanh đến (1972); Ngọn cờ Bến Thủy (truyện ký, 1974-1979);

Câu 3: Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Đêm nay Bác không ngủ” là?

Trả lời:

- Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Đêm nay Bác không ngủ” là biểu cảm.

Câu 4: Nêu bố cục bài “Đêm nay Bác không ngủ”.

Trả lời:

- Phần 1: 9 khổ thơ đầu : lần thức dậy lần thứ nhất của anh đội viên,

- Phần 2: 6 khổ thơ tiếp: lần thức dậy lần thứ ba của anh đội viên.

- Phần 3: Còn lại: Suy nghĩ của anh đội viên về hình tượng Bác Hồ.

Câu 5: Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”.

Trả lời:

- Biện pháp tu từ: So sánh

"Bóng Bác cao lồng lộng,

Ấm hơn ngọn lửa hồng"

=> Tác dụng: Điểm tô đậm đà hình ảnh vị lãnh tụ tối cao của dân tộc lớn lao, vĩ đại. Bác hiện lên rõ nét và thật vĩ đại, là tâm điểm của bức tranh phác hoạ màn đêm trong chiến dịch biên giới năm 1950.

- Biện pháp tu từ: Ẩn dụ

"Người cha mái tóc bạc"

=> Tác dụng: Người lãnh tụ vĩ đại hiện lên trước mắt tác giả như một người cha hiền dịu, tận tâm. Từ một người chiến sĩ dũng cảm, Bác lại trở nên trìu mến dưới ánh mắt của tác giả, của người dân. Bác là người Cha Già quả cảm, vĩ đại nhất lịch sử.

Câu 6: Chỉ ra và nêu tác dụng của các từ láy được tác giả sử dụng trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”.

Trả lời:

- Những từ láy có trong bài thơ: trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng, mơ màng, lồng lộng, thổn thức, thầm thì, ngủ ngon, bồn chồn, bề bộn, hốt hoảng, đinh nình, phăng phắc, vội vàng, nằng nặc, lầm thâm, mênh mông.

- Tác dụng: Từ láy được sử dụng như một yếu tố nghệ thuật nổi bật, đem đến cho bài thơ một vẻ đặc sắc riêng.

+ Từ láy có tác dụng miêu tả tạo hình: trầm ngâm, xơ xác, đinh ninh, lồng lộng, …

+ Từ láy làm tăng giá trị biểu cảm: mơ màng, thổn thức, thầm thì, bồn chồn, …

Câu 7: Bài thơ có những nhân vật nào? Tìm các chi tiết liên quan đến hoàn cảnh xuất hiện của các nhân vật. Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian (khoảng 9-10 dòng).

Trả lời:

- Bài thơ có hai nhân vật là Bác Hồ và anh đội viên (bộ đội)

- Hoàn cảnh xuất hiện của các nhân vật là vào một đêm trời đã khuya, mưa lâm thâm, bên cạnh bếp lửa hồng ở một mái lều tranh xơ xác.

- Kể lại câu chuyện dựa theo trật tự thời gian.

Đêm đó tại núi rừng Việt Bắc, trời mưa lâm thâm, dưới mái lều tranh xơ xác. Anh đội viên thức dậy thì thấy Bác vẫn ngồi đó. Anh thầm nghĩ cả ngày hành quân vất vả, đêm đến là lúc mọi người cần ngủ để đủ sức mai tiếp tục hành quân. Ấy vậy mà, Bác vẫn còn ngồi đó. Hình ảnh Bác hiện lên bên bếp lửa hồng với vẻ mặt trầm ngâm. Anh đội viên nhìn Bác mà lại càng thêm yêu thương. Anh thấy Bác đi dém chăn cho từng người. Bác nhón chân nhẹ nhàng để các chiến sĩ không giật mình tỉnh giấc. Lần thứ ba thức dậy, vẫn thấy Bác còn thức. Anh mời Bác đi ngủ, thì biết được rằng Bác không ngủ được vì lo cho đoàn dân công. Tấm lòng yêu thương của Bác khiến cho anh đội viên cảm thấy thật ấm áp. Sự nồng ấm đó đã xua tan đi cái lạnh giá của cơn mưa ngoài kia. Chính vì sự quan tâm của Bác mà anh đội viên quyết định thức cùng Bác.

Câu 8: Liệt kê các chi tiết thể hiện tình cảm của Bác đối với các chiến sĩ và dân công. Chi tiết nào gây ấn tượng nhất cho em?

- Các chi tiết thể hiện tình cảm của Bác với chiến sĩ và dân công:

" Rồi bác đi dém chăn

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thột

Bác nhón chân nhẹ nhàng."

" Bác thương đoàn dân công

Đêm nay ngủ ngoài rừng

Rải lá cây làm chiếu

Manh áo phủ làm chăn”

" Càng thương càng nóng ruột

Mong trời sáng mau mau"

- Em thích nhất chi tiết là:

Rồi bác đi dém chăn

Từng người từng người một

Câu 9: Tìm các chỉ tiết thế hiện tình cảm của anh đội viên dành cho Bác Hồ (từ dòng 1 đến dòng 44). Chỉ tiết nào đem lại cho em nhiều cảm xúc nhất?

Trả lời:

- Các chi tiết thể hiện tình cảm của anh đội viên dành cho Bác Hồ:

“Anh đội viên nhìn Bác

Càng nhìn lại càng thương

Người cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm”

“- Bác ơi! Bác chưa ngủ

Bác có lạnh lắm không”

" Không biết nói gì hơn

Anh nằm lo Bác ốm

Lòng anh cứ bề bộn"

" Anh hoảng hốt giật mình"

" Anh vội vàng nằng nặc"

"Lòng vui sướng mênh mông

Anh thức luôn cùng Bác"

- Chi tiết đem lại cho em nhiều cảm xúc nhất là: “- Bác ơi! Bác chưa ngủ/Bác có lạnh lắm không”

Câu 10: Câu thơ “Đêm nay Bác không ngủ” được điệp lại mấy lần trong bài thơ? Ý nghĩa của sự điệp lại này là gì?

Trả lời

- Câu thơ “Đêm nay Bác không ngủ” được điệp lại 3 lần

- Ý nghĩa của việc điệp lại 3 lần là: Việc lặp lại nhằm nhấn mạnh sự lo lắng, yêu thương, chăn chở của Bác dành cho những người chiến sĩ, dân công. Đồng thời cũng thể hiện sự băn khoăn, lo lắng của anh đội viên dành cho Bác.

Câu 11: Hãy chỉ ra một số yếu tố miêu tả trong văn bản “Đêm nay Bác không ngủ” và nêu tác dụng qua một ví dụ cụ thể.

Trả lời

- Một số yếu tố miêu tả trong văn bản là:

" Vẻ mặt Bác trầm ngâm

Ngoài trời mưa lâm thâm

Mái lều tranh xơ xác"

" Bác nhón chân nhẹ nhàng"

" Bóng bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngon lửa hồng"

- Tác dụng của yếu tố miêu tả trong câu thơ: Ngoài trời mưa lâm thâm/ Mái lều tranh xơ xác" đã cho thấy những người lính phải trải qua biết bao khó khăn, thiếu thốn, vất vả.

Câu 12: Đoạn trích sau là toàn bộ câu chuyện mà Minh Huệ được nghe kể lại về Bác. Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu bên dưới:

“Một đêm, Bác Hồ ghé vào một lán bộ đội giữa rừng. Một đội viên tỉnh giấc thấy có một cụ già Nùng đang tiếp củi vào bếp lửa giữa lán. Bóng ông cụ và ánh lửa như đang toả sáng, xua đi bóng tối và cái lạnh lẽo của núi rừng. Anh trùm kín thêm áo trấn thủ lên đầu định ngủ tiếp nhưng linh tính mách bảo anh một điều gì đó. Anh ló đầu ra, căng mắt quan sát và nhận ra Bác Hồ. Anh vùng dậy sung sướng định reo lên nhưng không hiểu sao, anh chỉ lại run run khẽ thốt:

- Bác ơi, sao Bác chưa ngủ ạ? Thưa Bác, mời Bác đi ngủ...

Bác cười hiển, đảm ấm:

- Được, cháu cứ ngủ ngon, Bác sẽ đi ngủ.

Vâng lời Bác, anh đội viên trở về sạp. Nhưng làm sao có thể ngủ được khi được gặp Bác Hồ và Bác Hồ còn thức. Thế là anh lại vùng dậy, nài nỉ mời Bác đi ngủ kẻo trời sắp sáng. Bác lại âu yếm bảo: “Cháu cứ việc ngủ ngon, ngày mai đi đánh giặc. Cháu ngủ ngon là Bác khoẻ. Bác không buồn ngủ vì trời lạnh còn nhiều bộ đội và dân công ngủ ngoài rừng.”.

(Nhà thơ Minh Huệ đã viết bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” như thế nàø?))

Chỉ ra sự giống nhau, khác nhau trong câu chuyện giữa đoạn trích và bài thơ của Minh Huệ.

Trả lời

- Nhà thơ Minh Huệ đã viết bài thơ dựa trên câu chuyện mà mình được nghe lại về Bác

- Sự giống nhau, khác nhau giữa đoạn trích và bài thơ của Minh Huệ:

+ Giống nhau: Đều thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ

- Khác nhau:

+ Hình thức: 1 bài là văn xuôi, 1 bài diễn đạt bằng thơ (5 chữ)

Câu 13: Nêu nội dung, nghệ thuật bài “Đêm nay Bác không ngủ”.

Trả lời:

- Nội dung: Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ

- Nghệ thuật:

+ Thể thơ năm chữ, nhiều vần liền

+ Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm

+ Sử dụng nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động

Văn bản 2: Lượm

Câu 1: Văn bản “Lượm” thuộc thể thơ gì?

Trả lời:

- Văn bản “Lượm” thuộc thể thơ 4 chữ.

Câu 2: Nêu những nét khái quát về tác giả Tố Hữu.

Trả lời:

- Tố Hữu (1920-2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở tỉnh Thừa Thiên - Huế

- Ông vừa là nhà cách mạng vừa là nhà thơ lớn của thơ hiện đại Việt Nam

- Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật

- Tác phẩm tiêu biểu: tập thơ Từ ấy, Gió lộng, Việt Bắc, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn.

Câu 3: Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Lượm” là?

Trả lời:

- Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Lượm” là biểu cảm.

Câu 4: Nêu bố cục bài “Lượm”.

Trả lời:

- Phần 1: Từ đầu đến “Cháu đi xa dần..”: Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu.

- Phần 2: Tiếp theo đến “Hồn bay giữa đồng…” : Câu chuyện về chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.

- Phần 3: Còn lại: Hình ảnh Lượm vẫn sống mãi.

Câu 5: Tìm và chỉ ra tác dụng của các từ láy trong các dòng thơ 5-8 bài “Lượm”.

Trả lời:

- Các từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.

→ Tác dụng: Các từ láy có tác dụng nhằm miêu tả cụ thể, sinh động ngoại hình, dáng điệu và cử chỉ của chú bị Lượm, một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu.

Câu 6:Chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ trong các dòng thơ 10-12 bài “Lượm”.

Trả lời:

- Phép tu từ trong các dòng thơ 10-12: so sánh" mồm huýt sáo vang- như con chim chích nhảy trên đường vàng"

→ Tác dụng: Nhằm gợi hình, tô đậm hình ảnh chú bé đi liên lạc trở nên vui vẻ, lạc quan yêu đời khi làm nhiệm vụ.

Câu 7: Ngoại hình và tích cách của chú bé liên lạc được thể hiện qua bức tranh minh họa trong SGK/33 như thế nào?

Trả lời:

* Ngoại hình

- Lượm là một cậu bé nhỏ nhắn, nhanh nhẹn.

- Lượm đội mũ lệch trông ngộ nghĩnh và đáng yêu.

- Chú liên lạc này luôn đeo một cái xắc xinh xinh trên vai trông rất ra dáng “cán bộ”. Đó cũng là một cậu bé rất yêu đời.

→ Lượm rất lạc quan trong khi làm nhiệm vụ.

* Tính cách, phẩm chất:

- Vui vẻ, yêu đời, lúc nào cũng hát ca

- Dũng cảm, không sợ nguy hiểm vượt qua bom đạn để hoàn thành nhiệm vụ

Câu 8: Kể lại câu chuyện trong bài thơ “Lượm” dựa theo trật tự thời gian (khoảng 10 dòng).

Trả lời:

Đó là một ngày của những năm năm 1946, thực dân Pháp trở mặt xâm lược nước ta một lần nữa, từ Hà Nội, tôi trở về quê hương, đúng lúc gặp giặc Pháp tấn công vào Huế. Tình cờ tôi quen được Lượm, một cậu bé giao liên làm nhiệm vụ vận chuyển điện tín mật ở đồn Mang Cá. Cậu bé loắt choắt, da sạm nắng, trên đầu là chiếc mũ ca lô đội lệch, trông mới tinh nghịch làm sao. Cậu luôn cười, phô hàm răng trắng đều, sải bước thật nhanh về phía tôi, hai tay dang rộng, chiếc xắc cốt nhún nhảy trên lưng theo nhịp bước. Và rồi vào một ngày hè sau đó, tôi bàng hoàng khi nhận được tin Lượm đã hi sinh trong một trận tấn công đồn giặc. Tôi nghe kể lại rằng giữa lúc cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, Lượm nhận nhiệm vụ chuyển thư thượng khẩn ra mặt trận và hi sinh trên mặt trận đầy bom đạn. Em đã đi rồi nhưng hình ảnh loắt choắt xinh xinh của chú bé ấy vẫn mãi ám ảnh tôi. Chiến tranh thật đau đớn làm sao!

Câu 9: Đọc các khổ thơ: 2, 3, 4, 5 bài “Lượm” lập bảng sau vào vở và điền các chi tiết miêu tả Lượm phù hợp vào cột bên phải.

Trang phục

Hình dáng

Cử chỉ, hành động

Lời nói

Trong các chi tiết tác giả đã dùng để miêu tả nhân vật Lượm, em thấy thú vị với chỉ tiết nào nhất? Vì sao?

Trả lời:

Trang phục

Đội mũ ca lô lệch về một bên, đeo cái xắc xinh xinh

Hình dáng

Nhỏ nhắn, loắt choắt, thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh

Cử chỉ, hành động

Huýt sao vang, yêu đời.

Lời nói

- Cháu đi liên lạc

Vui lắm chú à

Ở đồn Mang Cá

Thích hơn ở nhà

- Trong các chi tiết tác giả đã dùng để miêu tả nhân vật Lượm, em thấy thú vị với chỉ tiết Lượm nói là:

- Cháu đi liên lạc

Vui lắm chú à

Ở đồn Mang Cá

Thích hơn ở nhà

Vì chi tiết này chứng tỏ Lượm là một cậu bé hồn nhiên, lạc quan, luôn hăng say khi làm nhiệm vụ mà không sợ hiểm nguy.

Câu 10: Theo em, tại sao các dòng thơ 25, 26, 47 bài “Lượm” được tách ra thành những khổ thơ riêng?

Trả lời:

- Theo em, các câu thơ đó được tách riêng vì đó là dòng cảm xúc lắng đọng lại của tác giả khi biết tin Lượm đã hi sinh, thể hiện sự tiếc nuối, ngầm ngùi, không muốn tin vào sự thật của tác giả

Câu 11: Trong tác phẩm “Lượm”, tác giả gọi Lượm bằng nhiều từ ngữ xưng hô khác nhau.

Hãy tìm và cho biết mỗi từ ngữ đó thể hiện thái độ và tình cảm gì?

Trả lời:

- Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau: Cháu, chú bé, Lượm, Chú đồng chí nhỏ.

- Việc lựa chọn những từ ngữ xưng hô đó cho thấy tình cảm yêu thương, quý mến mà tác giả dành cho Lượm: Lượm vừa là cậu bé ngộ nghĩnh và cũng là một người đồng chí dũng cảm làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Câu 12: Bài thơ “Lượm”. kết thúc bằng việc lặp lại những dòng thơ miêu tả hình ảnh Lượm vẫn như ngày đầu có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Bài thơ kết thúc bằng việc lặp lại những dòng thơ miêu tả hình Lượm vẫn như ngày đầu có ý nghĩa khẳng định rằng Lượm sẽ sống mãi trong lòng tác giả và mỗi chúng ta.

Câu 13: Trong cuộc sống và trong tác phẩm văn học có rất nhiều tấm gương thiếu niên dũng cảm như nhân vật Lượm. Hãy viết 3 — 4 dòng giới thiệu về một người mà em biết.

Trả lời:

Chị Võ Thị Sáu (1933 - 1952) là một người em rất ngưỡng mộ. Từ năm mười lăm tuổi, chị đã hăng hái tham gia cách mạng, lập nhiều chiến công vang dội. Vào tháng 5 năm 1950, bị giặc Pháp bắt, tra tấn dã man nhưng chị vẫn giữ vững khí tiết của người chiến sĩ cách mạng. Năm 1952, chị bị đày ra Côn Đảo, bị xử tử. Năm 1993, Nhà nước đã trân trọng truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Chị Võ Thị Sáu chính là tấm gương tiêu biểu về sự dũng cảm và tinh thần yêu nước.

Câu 14: Nêu nội dung, nghệ thuật bài “Lượm”.

Trả lời:

- Nội dung: Bài thơ khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người

- Nghệ thuật:

+ Thể thơ bốn chữ

+ Sử dụng từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu

+ Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật

+ Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: miêu tảm, tự sự, biểu cảm

Thực hành tiếng Việt trang 36

Câu 1: Hoán dụ là gì? Nêu ví dụ.

Trả lời:

- Hoán dụ là biện pháp tu từ, theo đó, một sự vật, hiện tượng được gọi bằng tên sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ: trong câu thơ “Áo chàm đưa buổi phân li / Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...” (Tố Hữu)

Câu 2: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ.

Trả lời:

- Tác dụng của hoán dụ đó là: nhận thức, giúp người đọc có thể hình dung được sự tương đồng của 2 sự vật hiện tượng mà không cần phải suy nghĩ quá nhiều.

Câu 3: Tìm các từ được viết hoa trong hai bài thơ “Đêm may Bác không ngủ” của Minh Huệ và Lượm của Tố Hữu. Xếp các từ được viết hoa vào hai nhóm:

a) Viết hoa tên riêng.

b) Viết hoa tu từ (viết hoa để thể hiện sự kính trọng).

Trả lời:

a) Việt hoa tên riêng: Hồ Chí Minh, Huế, Hà Nội, Hàng Bè, Mang Cá, Lượm

b) Viết hoa tu từ (viết hoa để thế hiện sự kính trọng): Bác, người Cha.

Câu 4: Tìm các từ láy trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ. Phần tích tác dụng miêu tả hoặc biêu cảm của một từ láy trong số đó.

Trả lời:

- Những từ láy có trong bài thơ: trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng, mơ màng, lồng lộng, thổn thức, thầm thì, ngủ ngon, bồn chồn, bề bộn, hốt hoảng, đinh ninh, phăng phắc, vội vàng, nằng nặc, lâm thâm, mênh mông.

- Từ láy được sử dụng như một yếu tố nghệ thuật nổi bật, đem đến cho bài thơ một vẻ đặc sắc riêng:

+ Từ láy có tác dụng miêu tả tạo hình: trầm ngâm, xơ xác, đinh ninh, lồng lộng...

+ Từ láy làm tăng giá trị biểu cảm: mơ màng, thổn thức, thầm thì, bồn chồn, hốt hoảng, nằng nặc...

Câu 5: Các từ láy trong khổ thơ sau giúp em hình dung chú bé Lượm như thể nào?

“Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh”

(Tố Hữu)

Trả lời:

- Các từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh

- Các từ láy có tác dụng miêu tả hình dáng, tính cách của Lượm: Lượm tuy còn nhỏ nhưng luôn lạc quan và dũng cảm.

Câu 6: Trong những câu thơ dưới đây, các từ ngữ in đậm chỉ ai, chỉ cái gì, việc gì? Giữa sự vật, sự việc mà các từ ngữ ây biểu thị với sự vật, sự việc mà các từ ngữ gây hàm ý có mối liên hệ như thế nào? Cách diễn đạt này có tác dụng gì?

a.

Bàn tay mẹ chắn mưa sa

Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng. [... |

Bàn tay mẹ thức một đời

À ơi này cái Mặt Trời bé con.

(Bình Nguyên)

b.

Ngày Huế đỗ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ chủ, cháu

Gặp nhau Hàng Bè

(Tố Hữu)

c.

Vì lợi ích mười năm phải trồng cây,

Vì lợi ích trăm năm phải trồng người.

(Hồ Chí Minh)

Trả lời:

a.

- Bàn tay mẹ chỉ người mẹ

- Mối liên hệ giữa bản tay mẹ và mẹ: Bàn tay là bộ phận của cơ thế người dùng để cầm nắm, tượng trưng cho sức lao động à Lấy bộ phận để gọi toàn thể

→ Cách diễn đạt này nhằm tăng sức gợi hình gợi tả cho sự diễn đạt. Giúp hình ảnh người mẹ hiện lên sinh động, hấp dẫn hơn.

b.

- Đổ máu chỉ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Huế

- Mối liên hệ: Đổ máu chỉ sự hi sinh, mất mát đây là dấu hiệu chỉ cuộc chiến tranh chống Pháp à Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.

→ Tác dụng: Nhấn mạnh hiện thực cuộc chiến trang gay go, khốc liệt

c.

- “Mười năm” chỉ khoảng thời gian ngắn, trước mắt

“Trăm năm” chỉ khoảng thời gian dài, có ý nghĩa lâu dài

Câu 7: Ghép thành ngữ ở cột bên trái với nghĩa tương ứng ở cột bên phải. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ ở các thành ngữ này.

Thành ngữ

Nghĩa

1) Buôn thúng bán mẹt

a) giúp nhau lúc khó khăn, thiếu thốn

2) Chân lấm tay bùn

b) làm lụng vất vả, dãi dầu sương nắng

3) Gạo chợ nước sông

c) buôn bán vặt ở đầu đường, góc chợ

4) Một nắng hai sương

d) cuộc sống bấp bênh, phụ thuộc

5) Nhường cơm sẻ áo

e) sự lam lũ, cực nhọc của việc đồng áng

Trả lời:

1 – c

2 – e

3 – d

4 – b

5 - a

Câu 8: Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng), trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ trong bài tập 5.

Bác Hai gần nhà tôi là người phụ nữ tần tảo, hi sinh vì chồng con. Quanh năm chân lấm tay bùn nuôi đàn con thơ. Chồng bác là bộ đội về hưu và là thương binh hạng nặng nên mọi việc trong nhà đều do bác vun vén. Từ việc bé đến việc to, việc trong nhà đến việc của láng giềng bác không ngần ngại giúp đỡ. Nhất là đối với các phong trào nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ vùng miền bão lũ, bác luôn là người đúng lên phát động bà con xóm làng tham gia.

THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU

Gấu con chân vòng kiềng

Câu 1: Văn bản “Gấu con chân vòng kiềng” thuộc thể thơ gì?

Trả lời: Văn bản “Gấu con chân vòng kiềng” thuộc thể thơ 5 chữ.

Câu 2: Nêu những nét khái quát về tác giả U-xa-chốp.

Trả lời:

Những nét khái quát về tác giả U-xa-chốp:

- Tên: U-xa-chốp (1958)

- Quê quán: Matxcơva, Nga

- Ông là nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch cho thiếu nhi.

Câu 3: Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Gấu con chân vòng kiềng” là?

Trả lời:

- Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Gấu con chân vòng kiềng” là biểu cảm.

Câu 4: Bài thơ được chia làm mấy phần? Kể tên nội dung chính của từng phần.

Trả lời:

Bài thơ được chia làm 2 phần.

- Phần 1 (5 khổ đầu): Gấu con bị loài vật khác trêu chọc về chân vòng kiềng.

- Phần 2 (Còn lại): Gấu con sau nghe mẹ giải thích rất tự tin vào chân vòng kiềng của mình.

Câu 5: Tại sao ngoài con sáo, tác giả còn đưa thêm chi tiết “Cả đàn năm con thỏ” cùng nhận xét về “chân vòng kiềng” của gấu con?

Trả lời:

- Tác giả đưa thêm chi tiết cả đàn năm con thỏ cũng vào trêu trọc gấu vì tác giả muốn nhấn mạnh rằng không chỉ một người chê mà rất nhiều người chê bai đôi chân vòng kiềng của gấu.

Câu 6: Tại sao gấu mẹ lại nói với gấu con về chân của mình, chân của gấu bố và khẳng định: “Vòng kiềng giỏi nhất vùng/ Chính là ông nội đấy?

Trả lời:

- Gấu mẹ lại nói với gấu con về chân của mình, chân của gấu bố và khẳng định: “Vòng kiềng giỏi nhất vùng/ Chính là ông nội đấy” vì gấu mẹ muốn gấu thoát ra muốn cho con hiểu rằng đôi chân vòng kiềng không hề xấu, không có gì phải tự ti. Ông gấu cũng chân vòng kiềng mà làm việc rất giỏi.

Câu 7: Kể lại câu chuyện trong bài thơ theo diễn biến tâm trạng của gấu con (khoảng 7 dòng).

Trả lời:

Một ngày nọ, gấu con đi dạo trong rừng nhỏ. Đột nhiên, khi đang nhặt thông và hát líu lo, một quả thông rơi trúng gấu con. Gấu con loạng choạng, vấp phải chân và ngã cái bộp. Thấy gấu con bị ngã, con sáo trên cành hét to trêu chọc: “Ê gấu, chân vòng kiềng/ Giẫm phải đuôi à nhóc”. Rồi lại đến cả năm con thỏ trong bụi cũng hùa theo rồi hét thật to “đến xấu”. Thế rồi ai cũng biết, tất cả đều chê bai. Gấu con tủi thân chạy về mách mẹ “Con thà chết còn hơn”. Nó nấp sau cánh tủ, khóc nức vì bị cả khu rừng trêu chọc chân vòng kiềng xấu. Ngạc nhiên thay, mẹ gấu khen chân gấu rất đẹp, mẹ luôn tự hào về gấu con của mẹ. Cả mẹ, bố chân đều cong và ông nội - con gấu giỏi nhất vùng - cũng vậy. Gấu con nghe vậy thì bình tâm trở lại, ăn bánh mật và bước ra kiêu hãnh, vui vẻ hét to “Chân vòng kiềng là ta/ Ta vào rừng đi dạo!”.

Câu 8: Ngoại hình của gấu con trong nhận xét của sáo và thỏ như thế nào? Điều này có ảnh hưởng gì đến gấu con?

Trả lời:

- Trong cảm nhận của thỏ và sáo đôi chân vòng kiềng của gấu rất xấu. Vì vậy mà gấu rất tự ti, mặc cảm, buồn bã với đôi chân đó.

Câu 9: Tại sao ở hai dòng thơ số 43 và 44, gấu con kiêu hãnh nhắc đến chân vòng kiềng của mình và tự tin vào rừng đi dạo?

Trả lời:

- Gấu con kiêu hãnh nhắc đến chân vòng kiềng và tự tin đi dạo trong rừng ở dòng thơ 43 và 44 vì nó đã được mẹ giải thích về đôi chân đó: là một đôi chân rất đẹp và khỏe mạnh, mẹ rất tự hào về đôi chân đó.

Câu 10: Theo em, ngoại hình của một người có quan trọng không? Chúng ta có nên trêu chọc người khác về ngoại hình không? Vì sao?

Trả lời:

- Theo em, ngoại hình của một con người có quan trọng nhưng không phải là tất cả vì thứ quan trọng nhất đó là phẩm chất, nhân cách của con người đó.

Câu 11: Nêu nội dung, nghệ thuật bài “Gấu con chân vòng kiềng”.

Trả lời:

- Nội dung: Gấu con chân vòng kiềng nêu lên vấn đề về ngoại hình của con người. Bài thơ khẳng định ngoại hình không quan trọng và không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài.

- Nghệ thuật: Thể thơ năm chữ cùng các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, hoán dụ,...

VIẾT

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả

Câu 1: Thế nào là viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả?

Trả lời:

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự miêu tả là nêu lên những suy nghĩ và rung động của em về bài thơ đó.

Câu 2: Để viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả, chúng ta cần chú ý những gì?

Trả lời:

Để viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả các em cần chú ý:

- Đọc kĩ để hiểu bài thơ chú ý các yếu tố tự sự, miêu tả và tác dụng của các yếu tố này trong việc thế hiện nội dung.

- Lựa chọn một yếu tố về nội dung hoặc nghệ thuật trong bài thơ mà em thấy ấn tượng, yêu thích.

- Viết đoạn văn nêu rõ: Em thích nhất chi tiết, yếu tố,... nào trong bài thơ? Vì sao?

Câu 3: Em hãy viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ “Lượm” trong đó có sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả.

Đoạn văn mẫu tham khảo

“Lượm” là một trong những bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu. Tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm - một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hình ảnh Lượm hiện lên với vài nét khắc họa những để lại ấn tượng sâu sắc. Đó là một cậu bé chừng mười bốn, mười lăm tuổi. Dáng vẻ nhỏ bé, nhanh nhẹn thể hiện qua đôi chân lúc nào cũng thoăn thoắt. Vì tuổi còn nhỏ nên cậu vẫn còn rất hồn nhiên, chiếc mũ ca-lô đội lệch sang một bên thật nhí nhảnh. Cậu vừa chạy nhảy, vừa huýt sáo làm vang cả cánh đồng. Cách so sánh “như con chim chích” khiến cho người đọc cảm nhận rõ hơn về tâm hồn ngây thơ của cậu. Không chỉ là hình ảnh của Lượm, Tố Hữu còn kể lại hành trình thực hiện nhiệm vụ của Lượm. Với lá thư đề “Thượng khẩn” cần nhanh tới tay người nhận. Cậu bé liên lạc đã không quản nguy hiểm để có thể nhanh chóng đưa thư. Từ “sợ chi” mang nghĩa khẳng định ý chí chiến đấu của người liên lạc nhỏ. Trong lòng cậu không hề sợ hãi nguy hiểm xung quanh mình mà chỉ nghĩ đến nhiệm vụ cấp bách cần phải hoàn thành lúc này. Lượm đã hy sinh trên cánh đồng lúa của quê hương. Cậu bé là một người chiến sĩ dũng cảm, gan dạ. Khi đọc xong bài thơ này, tôi như cảm phục thêm về một thế hệ Việt Nam anh hùng đã cống hiến tuổi thanh xuân, tính mạng cho sự nghiệp cách mạng của đất nước.

Câu 4: Em hãy viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” trong đó có sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả.

Đoạn văn mẫu tham khảo

Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả Minh Huệ là một tác phẩm hay viết về Bác Hồ. Khi đọc bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, em cảm nhận được tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân cũng như tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với vị lãnh tụ già của dân tộc. Bài thơ giống như một câu chuyện kể lại của người chiến sĩ về một đêm được chứng kiến việc Bác Hồ không ngủ. Hình ảnh Bác đã được phác họa chân thật qua đôi mắt của một người chiến sĩ. Bác hiện lên với sự “lặng lẽ”, “trầm ngâm” mặc cho mưa gió giá rét ở ngoài kia. Dù là một vị chủ tịch nước, nhưng Bác không quản ngại khó khăn, đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh cùng những người chiến sĩ. Người luôn hiểu được mọi gian khổ lẫn hiểm nguy mà người lính đã trải qua và dành cho những người chiến sĩ những tình cảm, sự quan tâm, săn sóc đặc biệt, thể hiện ngay ở những hành động nhỏ nhất như “đi dém chăn” cho từng người, bước chân nhẹ nhàng. Những cử chỉ ân cần quan tâm đó đã khiến anh đội viên cảm thấy lòng ấm áp: “Bóng Bác cao lồng lộng/Ấm hơn ngọn lửa hồng”. Có lúc Bác lại giống như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không gian cổ tích: dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu. Mạch cảm xúc của bài thơ được đẩy lên cao khi lần thứ ba anh đội viên thức dậy. Anh thấy Bác vẫn còn thức giấc, anh lo lắng cho sức khỏe của Người trước chặng đường hành quân khó khăn trước mắt. Bức chân dung của Bác hiện lên dưới ngòi bút của nhà thơ Minh Huệ thật giản dị, gần gũi, ấm áp nhưng cũng vô cùng vĩ đại. Bài thơ đã khắc họa được một bức chân dung sáng ngời của Bác với tình yêu thương chân thành mà bao la rộng lớn.

Câu 5: Em hãy viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng” trong đó có sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả.

Đoạn văn mẫu tham khảo

Bài thơ Gấu con chân vòng kiềng là một tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ U-xa-chốp người Nga. Bài thơ viết về một chú gấu con gặp rắc rối do bị bạn bè trêu chọc về chân hình vòng kiềng của mình. Nhưng sau khi nghe mẹ động viên, khích lệ, gấu đã tự tin và vui vẻ hơn. Hình ảnh chú gấu và những loài vật xuất hiện trong bài thơ chính là ẩn dụ cho con người trong xã hội mọi thời đại. Người đọc có thể thấy được quanh cuộc sống của chúng ta luôn có những đánh giá con người một cách thiếu sót, thiển cận, gây ra những tổn thương cho người nghe, người bị đánh giá. Bài thơ nhẹ nhàng, trong sáng và gợi ra nhiều bài học quý giá cho chúng ta về cách cư xử trong cuộc sống. Mỗi người đều có những giá trị khác nhau, chính vì vậy khi đánh giá, nhìn nhận con người hay vấn đề nào đó trong cuộc sống, chúng ta nên xét toàn diện để đánh giá được đúng đắn, tránh làm cho người khác tổn thương.

NÓI VÀ NGHE

Trình bày ý kiến về một vấn đề

Câu 1: Mục đích khi chúng ta trình bày ý kiến về một vấn đề là gì?

Trả lời:

- Chúng ta trình bày ý kiến về một vấn đề nhằm bày tỏ quan điểm, ý nghĩ với mọi người về một vấn đề nào đó trong cuộc sống.

Câu 2: Việc chúng ta trình bày ý kiến về một vấn đề trong cuộc sống, sẽ đem lại cho ta những lợi ích gì?

Trả lời:

- Việc chúng ta trình bày ý kiến về một vấn đề trong cuộc sống, sẽ đem lại cho ta những lợi ích:

+ Giúp chúng ta thể hiện, bày tỏ được quan điểm, suy nghĩ của mình về vấn đề

+ Làm cho mọi người hiểu, yêu quý và trân trọng hơn đóng góp của chúng ta về vấn đề đó

Câu 3: Để trình bày ý kiến về một vấn đề em cần thực hành những thao tác gì?

Trả lời:

Để trình bày ý kiến về một vấn đề các em cần:

- Xác định vấn đề của cuộc sống đặt ra trong một tác phẩm văn học

- Tìm ý và lập dàn ý cho bài nói

- Thực hành trình bày ý kiến

- Lưu ý những lỗi khi trình bày

Câu 4: Sau khi đọc bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng” của U-xa-chốp em thấy vấn đề ngoại hình của con người có quan trọng hay không? Hãy trình bày ý kiến của mình?

Trả lời:

Bài nói tham khảo

Xin chào cô giáo và các bạn hôm nay em rất vui khi được đứng ở đây trình bày suy nghĩ và quan điểm của mình về vấn đề “Ngoại hình của con người có quan trọng không” sau khi đọc bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng” của U-xa-chốp.

Người xưa vẫn có câu “cái nết đánh chết cái đẹp”, “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Vẻ đẹp bên ngoài theo thời gian sẽ phai nhạt dần, khi ấy thứ để đánh giá cái đẹp của phụ nữ chính là vẻ đẹp tâm hồn bên trong con người họ.

Khi nhìn nhận đánh giá một sự vật, ta phải thấy rằng giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong, không phải lúc nào cũng thống nhất mà thông thường thì những sự vật có thực chất kém cỏi lạ thường một hình thức lôi cuốn hấp dẫn. Một vật dụng như chiếc tủ, chiếc giường, chiếc bàn bằng gỗ tạp lại được sơn phết, tô điểm với nước sơn bóng nhoáng, màu mè. Mỗi kẻ vô tài thường làm ra vẻ lịch duyệt, hiểu biết. Những kẻ “miệng nam mô bụng một bồ dao găm” vẫn tồn tại phổ biến trong xã hội. Do đó, trong tiếp xúc thường ngày với mọi sự vật, mọi con người phải chú trọng vào chất lượng bên trong của sự vật, vào vẻ đẹp tâm hồn của con người chớ đừng vì bóng sắc hấp dẫn bên ngoài mà quên đi cái mục ruỗng, thối nát, xấu xa và vô vị bên trong. Bởi vì nghĩ cho kĩ, suy cho cùng, nếu chân giá trị của vật dụng là chất gốc thì chân giá trị của con người chính là đạo đức tài năng và trí tuệ. Chính vì thế ngoại hình của con người lúc này đây không được đánh giá cao

Nhưng trong xã hội ngày nay, một người có tâm hồn đẹp đến đâu mà không biết chăm chút cho nhan sắc bên ngoài của mình thì rất khó có thể thành công được. Vẻ đẹp nhan sắc bên ngoài luôn là bước đi đầu tiên sau đó mới là thời gian để chứng minh vẻ đẹp tâm hồn bên trong. Bởi ngay từ khi tiếp xúc, điều ta nhìn thấy trước hết là vẻ đẹp bên ngoài của con người đó. Nó là yếu tố quan trọng để đánh giá hay cảm nhận về người đó lần gặp gỡ đầu tiên. Ngay như trong các cuộc thi hoa hậu, vòng đầu tiên vẫn luôn là vòng thi nhan sắc. Vẻ đẹp nhan sắc luôn là vẻ đẹp được đánh giá đầu tiên. Không phủ nhận rằng nét đẹp bên trong vẫn được đánh giá cao hơn nét đẹp bên ngoài nhưng trên thực tế vẻ đẹp bên ngoài mới là cái trực quan nhất, mới là cái khiến người khác chú ý đầu tiên còn nét đẹp bên trong thì phải tiếp xúc một thời gian mới xác định được. Nhưng vẻ đẹp nhan sắc thôi thì chưa đủ để nói lên giá trị của con người, hơn nữa vẻ đẹp này rất phù du, không tồn tại lâu dài. Và sự đánh giá vẻ đẹp nhan sắc cũng không thống nhất, không tuyệt đối, những quy chuẩn về cái đẹp luôn thay đổi theo thời đại, theo từng địa phương, theo từng quốc gia, từng khu vực và tùy thuộc vào cảm xúc thẩm mỹ của mỗi người.

Chính vì đánh giá và nhận xét một vật dụng, một con người, chúng ta dựa trên cơ sở cả nội dung lẫn hình thức. Hai mặt này kết hợp và bổ sung cho nhau làm nên giá trị của vật dụng ấy, con người ấy, trong đó nội dung giữ vai trò quyết định. Khi đánh giá, ta cần coi trọng chất lượng của sự vật cũng như đạo đức, tài năng trí tuệ của con người.

Bài thơ gấu con chân vòng kiềng một lời khuyên sáng suốt, thiết thực trong cách đánh giá sự vật và con người trong mọi hoàn cảnh, đồng thời đó cũng là lời cảnh tỉnh đối với những ai chỉ chạy theo hình thức hào nhoáng bên ngoài mà quên đi phẩm chất tốt đẹp – yếu tố cơ bản tạo nên giá trị đích thực của một con người.

Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe. Mong cô và các bạn hãy cho ý kiến về bài nói để em rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn.

TỰ ĐÁNH GIÁ

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

SAO KHÔNG VỀ VÀNG Ơi?

1. Tao đi học về nhà

Là mày chạy xổ ra

Đầu tiên mày rối rít

Cái đuôi mừng ngoáy tít

5... Rồi mày lắc cái đầu

Khit khit mũi, rung râu

Rồi mày nhún chân sau

Chân trước chồm, mày bắt

Bắt tay tao rất chặt

10. Thế là mày tất bật

Đưa vội tao vào nhà

Dù tao đi đâu xa

Cũng nhớ mày lắm đấy...

Hôm nay tao bỗng thấy

15. Cái cổng rộng thế này

Vì không thấy bóng mày

Nằm chờ tao trước cửa

Không nghe tiếng mày sủa

Như những buổi trưa nào

20. Không thấy mày đón tao

Cái đuôi vàng ngoáy tít

Cái mũi đen khịt khit

Mày không bắt tay tao

Tay tao buồn làm saol

25. Sao không về hả chó?

Nghe bom thằng Mỹ nổ

Mày bỏ chạy đi đâu?

Tao chờ mày đã lâu

Cơm phần mày để cửa

Sao không về hả chó?

Tao nhớ mày lắm đó

Vàng ơi là Vàng ơi!...

Kỉ niệm ngày mất chó 3-4-1967

TRẦN ĐĂNG KHOA

(Góc sân và khoảng trời, NXB Văn học, Hà Nội, 2006)

Câu 1. Nêu các biểu hiện riêng biệt của bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả?

Trả lời:

- Các biểu hiện riêng biệt của bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả là: Có chi tiết và biện pháp tu từ.

Câu 2. Tác dụng của việc kể lại câu chuyện theo ngôi thứ nhất là gì?

Trả lời:

- Tác dụng của việc kể lại câu chuyện theo ngôi thứ nhất là: Giúp người viết thể hiện được suy nghĩ, tình cảm với chú chó Vàng

Câu 3. Tác dụng của các từ láy xuất hiện ở đoạn thơ thứ nhất bài “Sao không về vàng ơi?” là gì?

Trả lời:

- Tác dụng của các từ láy xuất hiện ở đoạn thơ thứ nhất bài “Sao không về vàng ơi?” là:

+ Miêu tả hoạt động của Vàng

+ Thể hiện tình cảm và sự gắn bó giữa cậu bé với Vàng

+ Miêu tả sự mừng rỡ của Vàng

Câu 4. Xác định đoạn thơ trong bài “Sao không về vàng ơi” thể hiện rõ nhất yếu tố miêu tả?

Trả lời:

- Đoạn thơ trong bài “Sao không về vàng ơi” thể hiện rõ nhất yếu tố miêu tả là:

Đầu tiên mày rối rít

Cái đuôi mừng ngoáy tít

Rồi mày lắc cái đầu

Khịt khịt mũi, rung râu

Câu 5. Bài thơ “Sao không về Vàng ơi?” giống bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng” ở điểm nào?

Trả lời:

- Bài thơ Sao không về Vàng ơi? giống các bài thơ Lượm, Gấu con chân vòng kiềng ở điểm là: Đều là thơ có yếu tố tự sự, miêu tả

Câu 6. Bài thơ “Sao không về Vàng ơi?” khác bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng” ở điểm nào?

Trả lời:

- Bài thơ “Sao không về Vàng ơi?” khác bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng” ở điểm là: Bài thơ “Sao không về Vàng ơi?” là lời kể của ngôi thứ nhất.

Câu 7. Chủ đề của bài thơ “Sao không về Vàng ơi?” là gì?

Trả lời:

- Chủ đề của bài thơ Sao không về Vàng ơi? Là: Tình cảm gắn bó sâu nặng của cậu bé và chú chó Vàng.

Câu 8. Biện pháp tu từ nào được sử dụng ở đoạn thơ thứ nhất bài “Sao không về Vàng ơi?” ?

Trả lời:

- Biện pháp tu từ nào được sử dụng ở đoạn thơ thứ nhất bài “Sao không về Vàng ơi?” là nhân hóa.

Câu 9. Tác dụng của điệp từ “không” trong đoạn thơ thứ hai bài “Sao không về Vàng ơi?”

Trả lời:

- Tác dụng của điệp từ “không” trong đoạn thơ thứ hai bài “Sao không về Vàng ơi?” là:

+ Nhấn mạnh sự thiếu vắng của Vàng

+ Tạo ra sự tương phản với cảnh tượng ở đoạn thơ thứ nhất

+ Thể hiện cảm xúc trống trải của người kể chuyện

Câu 10. Tóm tắt câu chuyện trong bài thơ bằng 3 - 4 dòng ngắn gọn.

Trả lời:

Mọi ngày, cậu bé đi học về. Chú chó Vàng đã chạy ra chào. Cái đuôi của chú ngoáy tít, còn cái đầu thì lắc lắc. Chú giơ tay ra tỏ ý muốn cậu chủ bắt tay với mình. Dù đi đâu xa, cậu bé cũng rất nhớ Vàng. Bỗng một hôm, cậu bé trở về nhưng không thấy bóng dáng Vàng nằm chờ trước cửa, hay tiếng sủa quen thuộc của nó. Cậu nghĩ rằng tiếng bom Mỹ khiến nó sợ bỏ chạy. Cậu vẫn để cơm phần cho nó. Nhưng Vàng vẫn không trở về. Điều đó khiến cậu rất buồn bã.

1 237 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: