3000 câu hỏi ôn tập Ngữ văn có đáp án (Phần 4)

Bộ 3000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn có đáp án Phần 4 hay nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn.

1 306 lượt xem


3000 câu hỏi ôn tập Ngữ văn (Phần 4)

ĐỌC

Tri thức Ngữ văn trang 77

Câu 1: Văn bản là gì?

Trả lời:

- Văn bản là một đơn vị giao tiếp, có tính hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, tồn tại ở dạng viết hoặc dạng nói. Văn bản được dùng để trao đổi thông tin, trình bày suy nghĩ, cảm xúc,…

Câu 2: Đoạn văn là gì?

Trả lời:

- Đoạn văn là bộ phận quan trọng của văn bản, có sự hoàn chỉnh tương đối về ý nghĩa và hình thức, gồm nhiều câu (có khi chỉ một câu) được tổ chức xoay quanh một ý nhỏ.

- Đoạn văn bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng một dấu chấm câu.

Câu 3: Trình bày các yếu tố và cách triển khai của văn bản thông tin.

Trả lời:

- Một văn bản thông tin thường có các yếu tố như: nhan đề (một số văn bản có sa-pô dưới nhan đề), đề mục (tên gọi của các phần), đoạn văn, tranh ảnh,…

- Mỗi văn bản thông tin có một cách triển khai riêng: trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, nguyên nhân - kết quả, tất cả tạo thành một chuỗi liên tục.

Câu 4: Văn bản đa phương thức là gì?

Trả lời:

- Văn bản đa phương thức là loại văn bản có sử dụng phối hợp phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ như kí hiệu, sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh,…

Câu 5: Từ mượn là gì?

Trả lời:

- Từ mượn là từ có nguồn gốc từ một ngôn ngữ khác. Tiếng Việt từng vay mượn nhiều từ của tiếng Hán và tiếng Pháp. Hiện nay, tiếng Việt có xu hướng vay mượn nhiều từ của tiếng Anh.

- Trong sự tiếp xúc, giao lưu ngôn ngữ giữa các dân tộc, các ngôn ngữ thường vay mượn từ của nhau để làm giàu cho vốn từ của mình.

Câu 6: Tác dụng của việc vay mượn từ?

Trả lời:

- Từ mượn có vai trò nhất định trong tiếng Việt. Nó bổ sung những từ còn thiếu, tạo ra một lớp từ có sắc thái khác với những từ đã có trong tiếng Việt. Những lớp từ này thể hiện sự sang trọng, khái quát.

- Từ mượn còn giúp cho vốn từ của tiếng Việt trở nên đa dạng, phong phú và phù hợp với mọi thời đại.

Câu 7: Tiếng Việt từng vay mượn từ của những nước nào?

Trả lời:

- Tiếng Việt vay mượn từ ngữ Ấn – Âu để bổ sung vào những từ còn thiếu, nhất là khoa học kỹ thuật. Ngoài ra, còn tạo một lớp từ có ý nghĩa chính xác hơn từ thuần Việt hay Hán- Việt.

- Tuy đều có gốc Ấn- Âu nhưng những từ này khác nhau về mức độ Việt hóa.

VĂN BẢN ĐỌC

Văn bản 1: Trái Đất – cái nôi của sự sống

Câu 1: Em từng nghe, đọc hay đã thuộc những ca khúc, bài thơ nào viết về Trái Đất? Chúng đã gợi lên trong em ấn tượng, cảm xúc gì? Theo em, để hiểu biết và yêu quý hơn hành tinh xanh này, chúng ta còn cần phải tìm đến những nguồn thông tin hay loại tài liệu nào khác?

Trả lời:

Em từng nghe, đọc hay đã thuộc những ca khúc, bài thơ nào viết về Trái Đất:

– Bài hát Trái đất này là của chúng mình (Trương Quang Lục)

– Bài thơ Trái đất còn quay (Huy Cận)

Những bài thơ, bài hát này đã gợi lên trong em hình ảnh trái đất là một hành tinh xanh rộng lớn, quay mãi.

Theo em, để hiểu biết và yêu quý hơn hành tinh xanh này, chúng ta còn cần phải tìm đến những nguồn thông tin nghiên cứu khoa về trái đất, lịch sử hình thành trái đất,…

Câu 2: Người ta thường nói: “Sự sống muôn màu”. Em hiểu điều này như thế nào?

Trả lời:

Người ta thường nói: “Sự sống muôn màu”. Em hiểu điều này là: Trên Trái đất không biết có biết nhiêu sự sống của con người, loài vật, cây cỏ hoa lá,…Mỗi một sự sống đều là một câu chuyện từ lúc xuất hiện, được sinh ra cho đến lúc trưởng thành. Mỗi một sự vật lại mang một nét riêng biệt khác nhau, không sự vật nào giống sự vật nào. Vì thế, nên người ta đó là cuộc sống muôn màu muôn vẻ, muôn hình vạn trạng.

Câu 3: Văn bản “Trái Đất – cái nôi của sự sống” thuộc thể loại nào?

Trả lời:

- Văn bản thông tin

Câu 4: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Trái Đất – cái nôi của sự sống” là gì?

Trả lời:

- Nghị luận

Câu 5: Tác giả của “Trái Đất – cái nôi của sự sống” là ai?

Trả lời:

- Hồ Thanh Trang

Câu 6: Văn bản “Trái Đất – cái nôi của sự sống” được trích trong tác phẩm nào?

Trả lời:

- Báo điện tử Đất Việt - Diễn đàn của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam, 9/2020.

Câu 7: Nêu bố cục của văn bản “Trái Đất – cái nôi của sự sống”.

Trả lời:

Gồm 2 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến ...phát triển của sự sống trên Trái Đất): Giới thiệu và chứng minh Trái Đất là cái nôi của sự sống

- Phần 2 (Còn lại): Thực trạng Trái Đất hiện nay

Câu 8: Nêu nội dung, nghệ thuật của văn bản “Trái Đất – cái nôi của sự sống”.

Trả lời:

- Nội dung:

Trái Đất với "vị thần hộ mệnh" nước là hành tinh mang sự sống của muôn loài. Tuy nhiên con người đang dần phá hoại Trái Đất, khiến nó bị tổn hại nhiều. Điều này là nguy cơ lớn đối với muôn loài và chính con người.

- Nghệ thuật:

Văn bản có luận điểm rõ ràng, số liệu xác thực, hình ảnh hấp dẫn...

Câu 9: Vì sao có thể khẳng định con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống trên Trái Đất.

Trả lời:

- Con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống vì: Con người là động vật bậc cao, có não và hệ thần kinh phát triển nhất, có ý thức, có tình cảm, có ngôn ngữ, biết tổ chức cuộc sống theo hướng tích cực….

Câu 10: Liệt kê theo hình thức gạch đầu dòng những thông tin chủ yếu của văn bản.

Trả lời:

– Trái Đất là một trong tám hành tinh của hệ Mặt Trời.

– Nước chiếm 3/4 bề mặt Trái đất. Nhờ có nước sự sống trên Trái đất phát triển dưới nhiều dạng phong phú, từ vi sinh vật mang cấu tạo đơn giản đến động vật bậc cao có hệ thần kinh vô cùng phức tạp.

– Trái Đất là nơi cư ngụ của muôn loài. Tất cả mọi dạng tồn tại của sự sống đều tồn tại, phát triển theo những quy luật sinh học bí ẩn.

– Con người là đỉnh cao kỳ diệu của sự sống trên trái đất. Con người là động vật bậc cao có tình cảm, ngôn ngữ, biết tổ chức cuộc sống theo hướng tích cực. Tuy nhiên, cũng chính con người đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến Trái Đất bằng hành động khai thác thiên nhiên một cách bừa bãi.

– Tình trạng của Trái Đất đang từng ngày từng giờ bị tổn thương. Câu hỏi Trái Đất có thể chịu đựng được đến bao giờ là câu hỏi nhân loại không thể làm ngơ

Câu 11: Bức tranh minh hoạ làm sáng tỏ thông tin gì trong văn bản?

Trả lời:

– Bức tranh minh họa làm nổi bật những ý đã triển khai ở phần chữ, vốn được thâu tóm bằng đề mục “Trái Đất – nơi cư ngụ của muôn loài”.

– Trong tranh xuất hiện nhiều loài sinh vật sống trên mặt đất và dưới nước. Dù có nhiều chi tiết tả thực một số loài động – thực vật nhưng bức tranh chủ yếu mang tính cách điệu, biểu trưng, giúp người đọc có được sự hình dung bao quát về không gian tồn tại của vạn vật trên hành tinh chúng ta.

Câu 12: Vấn đề chính được đề cập trong phần 2 (“Vị thần hộ mệnh” của sự sống trên Trái Đất) là gì? Việc nói về vấn đề đó liên quan như thế nào đối với hướng triển khai những nội dung khác ở các phần kế tiếp?

Trả lời:

- Phần 2 (“Vị thần hộ mệnh” của sự sống trên Trái Đắt) tập trung thông tin về vấn đề:

+ Trái đất là cái nôi của sự sống, nước bao phủ trên 2/3 bề mặt Trái đất: Nước trong các lòng đại dương, nước đông cứng thành những khối băng ở hai địa cực, nước tuôn chảy ở các sông ngòi khắp các hệ thống sông trên các lục địa.

+ Nếu không có nước thì Trái đất chỉ là một hành tinh khô chết. Nhờ có nước, sự sống trên khăp hành tinh vô cùng phong phú.

- Việc nói về vấn đề đó liên quan đối với hướng triển khai những nội dung khác ở các phần kế tiếp. Phần 3, phần 4 tác giả nêu vấn đề chính vì cuộc sống phát triển và vô cùng phong phú nhờ tài nguyên nước, nên các loài động vật cũng phát triển phong phú theo, nhất là động vật bậc cao - con người. Con người sẽ khai thác Trái đất để phục vụ những mục đích khác nhau. Trong đó có cả mục đích tích cực và tiều cực.

Câu 13: Văn bản đã nói được đầy đủ về sự kì diệu của sự sống trên Trái Đất chưa? Em có thể bổ sung điều gì xung quanh vấn đề này?

Trả lời:

Văn bản đã nói bao quát về Trái đất nhưng có thể chưa được đầy đủ về sự kì diệu của sự sống trên Trái Đất chưa? Em có thể bổ. sung về vấn đề: Sự tương tác của Trái đất với các hành tinh khác.

Câu 14: Bằng hiểu biết của mình, em hãy nêu thêm bằng chứng để khẳng định con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống trên Trái Đất.

Trả lời:

Khi Soạn bài Trái đất – cái nôi của sự sống em đã tìm thêm được những bằng chứng khẳng định con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống trên Trái Đất:

– Khi khẳng định, con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống, tác giả đã xuất phát từ góc nhìn chủ quan của con người nói về chính mình.

– Điều khiến con người được xem là đỉnh cao kì diệu là:

+ Con người là động vật bậc cao, có não và hệ thần kinh phát triển nhất, có ý thức, có tình cảm, có ngôn ngữ, biết tổ chức cuộc sống theo hướng tích cực….

+ Bằng bàn tay lao động sáng tạo, con người đã cải tạo lại bộ mặt của Trái Đất, khiến cho nó “người” hơn, thân thiện hơn.

– Tuy nhiên sự sống trên Trái Đất sẽ kì diệu hơn nếu con người không khai thác thiên nhiên một cách bừa bãi, gây ảnh hưởng xấu.

Câu 15: Làm rõ lí do xuất hiện câu hỏi “Trái Đất có thể chịu đựng đến bao giờ?” trong đoạn cuối của văn bản. Câu hỏi đó gợi lên trong em những suy nghĩ gì?

Trả lời:

– Phần cuối của văn bản chứa đựng nỗi lo âu về tình trạng Trái Đất hiện nay.

+ Trước hết, người viết nói tới một số thảm họa do hành động “vô ý thức hay bất chấp tất cả của con người” gây ra cho hành tinh này.

+ Tiếp theo, câu hỏi “Trái Đất có thể chịu đựng đến bao giờ?” xoáy sâu vào tình trạng Trái Đất hầu như đã huy động hết khả năng chịu đựng của mình trước những gì đã và đang diễn ra. Rõ ràng, “sức khỏe” của Trái Đất đang “có vấn đề”. Điều đó cũng có nghĩa là “ngôi nhà chung” mà chúng ta cư ngụ đang đứng trước những thách thức to lớn, đòi hỏi mọi người phải thể hiện tinh thần trách nhiệm, không được khoanh tay đứng nhìn.

Câu 16: Từ việc đọc hiểu văn bản trên, em rút ra được kinh nghiệm gì về cách đọc một văn bản thông tin?

Trả lời:

– Kinh nghiệm về cách đọc một văn bản thông tin:

+ Cần xác định đúng thông tin cơ bản của văn bản thông tin dựa vào nhan đề và phần sa-pô (nếu có)

+ Đánh giá hiệu quả của cách triển khai văn bản thông tin mà tác giả đã chọn.

+ Đánh giá tính chính xác và tính mới của văn bản, thông qua hệ thống ý, số liệu, hình ảnh, … đã được tác giả sử dụng.

Câu 17: Tóm tắt văn bản “Trái Đất – cái nôi của sự sống”.

Trả lời:

Là một văn bản đa phương tiện luận điểm rõ ràng, số liệu xác thực, hình ảnh hấp dẫn, Trái Đất với "vị thần hộ mệnh" nước là hành tinh mang sự sống của muôn loài. Tuy nhiên con người đang dần phá hoại Trái Đất, khiến nó bị tổn hại nhiều. Điều này là nguy cơ lớn đối với muôn loài và chính con người.

Câu 18: Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) về chủ đề: Để hành tinh xanh mãi xanh…

Trả lời:

Trái Đất vốn là một hành tinh xinh đẹp. Nhưng hiện nay, con người đã gây ra những ảnh hưởng nguy hại. Môi trường trên Trái Đất đang bị ô nhiễm. Từ nguồn nước bị nhiễm chất thải hóa học. Không khí không còn trong lành. Đất đai khô cằn, thiếu dưỡng chất. Chúng ta cần hiểu được rằng, môi trường ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của nhân loại. Chính vì vậy, con người cần chung tay bảo vệ môi trường, để hành tinh xanh mãi mãi.

Thực hành tiếng Việt trang 81

Câu 1: Văn bản là gì?

Trả lời:

- Văn bản là một đơn vị giao tiếp, có tính hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, tồn tại ở dạng viết hoặc dạng nói. Văn bản được dùng để trao đổi thông tin, trình bày suy nghĩ, cảm xúc,…

Câu 2: Đoạn văn là gì?

Trả lời:

- Đoạn văn là bộ phận quan trọng của văn bản, có sự hoàn chỉnh tương đối về ý nghĩa và hình thức, gồm nhiều câu (có khi chỉ một câu) được tổ chức xoay quanh một ý nhỏ.

- Đoạn văn bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng một dấu chấm câu.

Câu 3: Văn bản được chia làm mấy loại? Là những loại nào?

Trả lời:

– Văn bản hành chính.

– Văn bản quy phạm pháp luật.

– Hợp đồng.

– Hóa đơn.

– Chứng chỉ, văn bằng.

Câu 4: Căn cứ vào đâu để nhận biết và phân loại các loại văn bản

Trả lời:

- Căn cứ vào nội dung và hình thức trình bày của văn bản đó

- Dựa trên đặc trưng của thể loại văn bản

Câu 5: Nêu bằng chứng cụ thể để khẳng định Trái Đất – cái nôi của sự sống là một văn bản.

Trả lời:

- Bằng chứng cụ thể để khẳng định Trái đất - cái nôi của sự sống là một văn bản:

+ Trái đất - cái nôi của sự sống có các yếu tố: Nhan đề, đề mục các phần (5 phần), có 5 đoạn văn và 2 bức tranh minh họa cho nội dung văn bản.

+ Văn bản được triển khai theo quan hệ nguyên nhân - kết quả.

Câu 6: Hãy liệt kê các bộ phận cấu tạo của văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống.

Trả lời:

- Liệt kê những bộ phận tạo thành văn bản Trái đất - cái nôi của sự sống là một văn bản:

+ Nhan đề

+ Đề mục

+ Các đoạn văn

+ Tranh minh họa

Câu 7: Nhắc lại những thông tin, thông điệp mà em tiếp nhận được từ văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống.

Trả lời:

- Không thể cắt bỏ các tranh ảnh trong văn bản này. Lý do:

+ Trái đất - cái nôi của sự sống là một văn bản. Yếu tố cấu thành nên thể loại văn bản này chính là tranh minh họa.

+ Cần có tranh ảnh minh họa sẽ làm nội dung bài viết được nổi bật hơn, có những hình thức khác nhau để người đọc so sánh, tưởng tưởng và cảm nhận.

Câu 8: Chọn một đoạn văn trong văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống và điền thông tin cần thiết vào bảng theo mẫu sau (làm vào vở):

Thứ tự

đoạn văn

trong

văn bản

Điểm

mở đầu

và điểm

kết thúc

của

đoạn văn

Ý chính của đoạn văn

Chức năng

của

đoạn văn

trong

văn bản

Trả lời:

- Thứ tự đoạn văn trong văn bản: đoạn văn đầu tiên

- Điểm mở đầu: Từ "Trái đất trong hệ mặt trời". Điểm kết thúc của văn bản "(365,25 ngày)"

- Ý chính của văn bản: cung cấp thông tin về vị trí, các thông tin thiên văn của trái đất trong hệ mặt trời

- Chức năng của đoạn văn trong văn bản: là đoạn văn mở đầu, đưa ra những thông tin khái quát về trái đất và làm tiền đề gợi mở cho những nội dung liên quan đến trái đất ở phía sau.

Văn bản 2: Các loài chung sống với nhau như thế nào?

Câu 1: Em biết những chương trình nào trên các phương tiện truyền thông, In-tơ-nét cung cấp nhiều thông tin thú vị, bổ ích về đời sống của muôn loài trên Trái Đất? Em suy nghĩ gì về việc chúng ta phải thường xuyên tìm hiểu các tài liệu đề cập đến sự đa dạng của thế giới tự nhiên?

Trả lời:

- Em biết những chương trình nào trên các phương tiện truyền thông, in-tơ-nét cung cấp nhiều thông tin thú vị, bổ ích về đời sống của muôn loài trên Trái Đất:

+ Chương trình Thế giới động vật (kênh VTV2)

+ Animal Plnet (kênh 45): đây là kênh duy nhất dành toàn bộ thời gian để nói về những loài động vật. Thông qua những thước phim tài liệu về thiên nhiên và cuộc sống hoang dã thế giới động vật muôn màu hiện lên đầy chân thực và sống động.

- Chúng ta phải thường xuyên tìm hiểu các tài liệu để bổ sung kiến thức, sự hiểu biết thực tế về thế giới tự nhiên, về đa dạng sinh học. Từ đó ý thức được vấn đề bảo vệ sự đa dạng sinh học đó.

Câu 2: Trong số những tài liệu, bộ phim kể về các loài sinh vật mà em đã đọc, đã xem, tài liệu, bộ phim nào để lại cho em nhiều ấn tượng nhất? Vì sao?

Trả lời:

Trong số những tài liệu, bộ phim kể về các loài sinh vật mà em đã đọc, đã xem, tài liệu, bộ phim để lại cho em nhiều ấn tượng nhất là Những chú chó dũng cảm. Bộ phim kể về hành trình của ba thành viên thuộc đoàn nghiên cứu, gồm Jerry Shepard, bạn thân của anh Cooper và một nhà địa chất người Mỹ Davis McClaren. Họ có một đàn chó kéo xe 8 con để đi lại và vận chuyển. Sau khi xác định có một số vẩn thạch từ sao Hỏa rơi xuống vùng núi Melbourne, Jerry cùng Davis mang theo các thiết bị và đồ đạc hăm hở lên đường. Sau vài giờ lướt tuyết, họ đã tìm được vị trí tảng đá đó nhưng đồng thời nha khí tượng báo tin một cơn bão lớn sắp đổ bộ tới vùng này. Trưởng trạm buộc tất cả phải trở về trước khi quá muộn nhưng Davis muốn dựng trại ở lại nghiên cứu. Một tai nạn xảy ra, anh bị ngã xuống vùng mặt hồ, băng vỡ, anh có nguy cơ bị chết cóng, chính Jerry và đàn chó đã cứu sống Davis. Sau đó họ trở lại trạm chuẩn bị rời khỏi Nam Cực, đau lòng nhìn đàn chó bị bỏ lại. Jerry muốn cứu chúng nhưng đề nghị của anh bị gạt bỏ.

Câu 3: Văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào?” thuộc thể loại nào?

Trả lời:

- Văn bản thông tin

Câu 4: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào?” là gì?

Trả lời:

- Thuyết minh

Câu 5: Tác giả của Các loài chung sống với nhau như thế nào?” là ai?

Trả lời:

- Ngọc Phú

Câu 6: Văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào?” được trích trong tác phẩm nào?

Trả lời:

- Báo điện tử Đất Việt - Diễn đàn của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam, 9/2020.

Câu 7: Nêu bố cục của văn bản “Các loài chung sống với nhau như thế nào?”.

Trả lời:

Gồm 3 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến ...dễ bị tổn thương của nó): Giới thiệu vấn đề

- Phần 2 (Tiếp theo đến …thế giới đẹp đẽ này): Chứng minh mối quan hệ giữa các loài

- Phần 3 (Còn lại): Khẳng định vấn đề

Câu 8: Nêu nội dung, nghệ thuật của văn bản: “Các loài chung sống với nhau như thế nào?”.

Trả lời:

- Nội dung:

Văn bản nêu lên sự đa dạng của sinh vật cũng như cách các loài chung sống với nhau. Đồng thời nhắc đến con người với tư cách chủ thể tác động tới tự nhiên.

- Nghệ thuật:

Văn bản đa phương tiện, kết cấu đầu cuối tương ứng, đặt vấn đề trong tương quan với bộ phim Vua sư tử.

+ Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.

Câu 9: Những con số, dữ liệu nào trong đoạn (2) (Theo ước tính… lẫn nhau của muôn loài) thể hiện sự phong phú của các loài trên Trái Đất?

Trả lời:

- Những con số, dữ liệu trong đoạn (2) (Theo ước tính….lẫn nhau của muôn loài) thể hiện sự phong phú của các loài trên Trái đất:

+ Trái đất có khoảng trên 10.000.000 loài sinh vật, bao gồm cả thực vật và động vật.

+ Hiện nay, con người mới chỉ biết được khoảng trên 1.400.000 loài. Trong đó, có trên 300.000 loài thực vật và hơn 1.000.000 loài động vật

Câu 10: Đoạn (3) (Các loài động vật… riêng từng loài) đã nói gì về sự đa dạng của các quần xã sinh vật?

Trả lời:

Đoạn (3) (Các loài động vật…riêng từng loài) đã nói về sự đa dạng của quần xã sinh vật. Các loài động vật và thực vật thường tồn tại và phát triển thành từng quần xã. Ttrong những bai-ôm khác nhau. Mỗi quần xã có thể được xem như một thế giới riêng, trong đó có sự chung sống của một số loài nhất định với số lượng cá thể hết sức khác nhau ở riêng từng loài.

Câu 11: Nêu những căn cứ giúp ta hiểu được tính trật tự trong đời sống của muôn loài. Theo em, việc thiên nhiên duy trì trật tự ấy có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

– Trong quần xã luôn tồn tại một trật tự. Trật tự trong cuộc sống của muôn loài: loài ưu thế, loài thứ yếu, loài ngẫu nhiên, loài chủ chốt, loài đặc trưng,…

+ Loài ưu thế (như cậy thông trong quần xã rừng thông) đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng nhiều và có khả năng hoạt động mạnh.

+ Loài chủ chốt (như sư tử ở các đồng cỏ hay cá sấu ở đầm nước châu Phi) đóng vai trò kiểm soát, khống chế hoạt động của các loài khác và duy trì sự phát triển ổn định của quần xã.

– Ngoài những điều kể trên, trật tự này còn được thể hiện ở sự phân bố các loài trong không gian sống chung, hoặc theo chiều thẳng đứng (như sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới), hoặc theo chiều ngang (trải ra theo bề rộng của địa hình), để giảm bớt sự cạnh tranh giữa các loài và giúp từng loài có thể sử dụng nguồn sống của môi trường một cách hiệu quả nhất.

Câu 12: Nếu chỉ tồn tại quan hệ đối kháng, sự cân bằng trong từng quần xã sinh vật sẽ bị ảnh hưởng ra sao?

Trả lời:

– Nếu chỉ tồn tại quan hệ đối kháng, sự cân bằng trong đời sống của các loài trong 1 quần xã lập tức bị phá vỡ. Ngược lại, nếu quan hệ hỗ trợ luôn cùng tồn tại bên cạnh quan hệ đối kháng thì mọi thứ đạt tới sự cân bằng và vạn vật đều có cơ hội sống (chính câu chuyện giữa hai cha con Mu-pha-sa và Xim-ba được nhắc ở đầu văn bản nói rõ điều này)

Câu 13: Theo em, đoạn nào trong văn bản thể hiện rõ nhất cách trình bày văn bản thông tin theo quan hệ nhân quả?

Trả lời:

Khi soạn bài Các loài chung sống với nhau như thế nào – Kết nối tri thức em thấy, đoạn “Trên Trái Đất… thế giới đẹp đẽ này.” trong văn bản thể hiện rõ nhất cách trình bày văn bản thông tin theo quan hệ nhân quả.

Câu 14: Cách mở đầu và kết thúc của văn bản thông tin này có gì đặc sắc?

Trả lời:

Sự đặc sắc trong cách mở đầu và kết thúc của văn bản thông tin này là: Cả đoạn mở đầu và kết thuc, tác giả đều nêu vấn đề bằng cách đề cập đến bộ phim hoạt hình Vua Sư tử và nhắc lại câu nói “Tất cả chúng ta đều thuộc về vòng đời bất tận”. “Một câu nói cho thấy sự am hiểu bản chất cuộc sống và sự ứng xử khôn ngoan với đời sống của muôn loài.

Câu 15: Con người có thể làm gì để bảo vệ sự phát triển phong phú của thế giới sinh vật?

Trả lời:

Những việc con người có thể làm để bảo vệ sự phát triển phong phú của thế giới sinh vật: Trồng cây gây rừng, bảo vệ các loài động vật quý hiếm và hoang dã, các loại sinh vật biển, cải thiện hồ chứa nước,…

Câu 16: Tóm tắt văn bản “Các loài chung sống với nhau như thế nào?”.

Trả lời:

Văn bản đã đưa đến cho ta những thông tin bổ ích và môi trường sinh tồn của các loài vật. Chỉ ra sự đa dạng của các loài, tính trật tự, tác động lẫn nhau trong đời sống của muôn loài. Vai trò của con người đối với sự sống trên Trái Đất.

Câu 17: Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) về chủ đề: Trên hành tinh đẹp đẽ này, muôn loài luôn cần thiết cho nhau.

Trả lời:

Trên hành tinh đẹp đẽ này, muôn loài luôn cần thiết cho nhau. Mỗi loài sống trong một sinh cảnh đều có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với những loài khác. Tất cả những loài đó cùng sinh sống, cùng phát triển, ràng buộc lẫn nhau bởi mối quan hệ đối kháng hay hỗ trợ, kiểm soát lẫn nhau hay cùng nhau hỗ trợ để cùng tồn tại lâu dài. Sự phát triển hay biến mất của một loài đều ít nhiều ảnh hưởng đến những loài xung quanh trong quần xã. Lưới thức ăn, chuỗi thức ăn và các con đường, mối quan hệ sinh thái của các loài bền vững, phát triển theo năm tháng. Tóm lại, trong quần xã và trên hành tinh này, muôn loài đều ràng buộc lẫn nhau để cùng tồn tại, phát triển.

Thực hành tiếng Việt trang 86

Câu 1: Từ mượn là gì?

Trả lời:

- Từ mượn là những từ vay mượn của nước ngoài tạo ra sự phong phú, đa dạng của Tiếng Việt.

Câu 3: Liệt kê 5-7 các từ mượn thường dùng?

Trả lời:

- Phụ nữ, xà phòng, mít-tinh, kỷ yếu, văn minh,…

Câu 4: Các lưu ý khi sử dụng từ mượn?

Trả lời:

- Không lạm dụng từ mượn.

- Cần sử dụng từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh nói (viết)

- Hiểu rõ nghĩa của từ ngữ trước khi dùng.

- Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

Do kế hoạch phát triển công nghiệp thiếu bền vững, Trái Đất đang nóng dần lên, băng ở Bắc Cực và Nam Cực đang tan chảy, khiến nước biển dâng cao, nhấn chìm nhiều thành phố, làng mạc, nhiều cánh đồng màu mỡ. Tầng ô-dôn bị thủng nhiều chỗ, đất đai, nước, không khí bị ô nhiễm nặng nề, đe doạ sự sống của muôn loài.

a. Trong đoạn văn trên có nhiều từ là từ mượn, chẳng hạn: kế hoạch, phát triển, công nghiệp, băng, ô-dôn, không khí, ô nhiễm,… Theo em, từ nào được vay mượn từ tiếng Hán, từ nào được vay mượn từ tiếng Anh? Vì sao em xác định như vậy?

b. Trong các từ mượn như công nghiệp, băng, ô-dôn, ô nhiễm, từ nào gây cho em cảm giác về từ mượn rõ nhất? Vì sao?

c. Các yếu tố như không, nhiễm không chỉ xuất hiện trong không khí, ô nhiễm mà còn được dùng để tạo nên nhiều từ khác mà chúng ta vẫn sử dụng hằng ngày. Hãy kể thêm một số từ có những yếu tố ấy và giải thích ý nghĩa của chúng.

Trả lời:

a.

- Các từ vay mượn tiếng Hán: công nghiệp, băng, ô nhiễm

=> Các từ này có cách đọc và hình thức chính tả giống từ thuần Việt, có tính chất khái quát về nghĩa.

- Các từ vay mượn tiếng Anh: Ô-dôn

=> Từ có gạch nối giữa các âm tiết.

b.

- Từ ô-dôn cho em cảm giác từ mượn rõ nhất.

- Vì từ ngữ này có phần gạch nối rất dễ nhận biết.

c. Một số từ có yếu tố không, nhiễm:

- chân không: khoảng không gian không chứa một dạng vật chất nào cả

- không gian: hình thức tồn tại cơ bản của vật chất (cùng với thời gian), trong đó các vật thể có độ dài và độ lớn khác nhau, cái nọ ở cách cái kia

- nhiễm trùng: bị vi trùng xâm nhập vào cơ thể.

- miễn nhiễm: cơ thể có đề kháng, không bị yếu tố gây bệnh xâm nhập.

Câu 6: Qua việc thực hiện các yêu cầu ở bài tập 1, em rút ra nhận xét gì về đặc điểm của vốn từ tiếng Việt?

Trả lời:

Qua việc thực hiện các yêu cầu trên, em rút ra nhận xét về đặc điểm của vốn từ tiếng Việt: tiếng Việt có vốn từ đa dạng và phong phú. Trong đó có từ mượn và từ thuần Việt. Từ mượn được vay mượn từ nhiều ngôn ngữ khác, vay mượn nhiều của tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh. Chính sự vay mượn ngôn ngữ này, làm giàu thêm vốn từ tiếng Việt.

Câu 7: Hãy diễn đạt lại câu văn sau đây theo hướng thay thế từ mượn bằng từ quen thuộc hoặc dễ hiểu hơn vốn đã có từ lâu trong vốn từ tiếng Việt:

Các fan cuồng thực sự phấn khích, hân hoan khi thấy idol của mình xuất hiện trên cửa chiếc chuyên cơ vừa đáp xuống phi trường.

Trả lời:

Những người hâm mộ thực sự phấn khích, hân hoan khi thấy thần tượng của mình xuất hiện trên cửa chiếc máy bay vừa đáp xuống sân bay.

Các fan cuồng được thay bằng những người hâm mộ

idol được thay bằng thần tượng

chuyên cơ được thay bằng máy bay

phi trường được thay bằng sân bay

Văn bản 3: Trái Đất

Câu 1: Văn bản Trái Đất” thuộc thể loại nào?

Trả lời:

- Thơ

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản Trái Đất”.

Trả lời:

- Biểu cảm

Câu 3: Văn bản Trái Đất” được kể theo ngôi thứ mấy?

Trả lời:

- Ngôi thứ 3

Câu 4: Tác giả của văn bản Trái Đất” là ai? Nêu khái quát về tác giả đó.

Trả lời:

- Hồ Thanh Trang

Câu 5: Nêu bố cục của văn bản Trái Đất”.

Trả lời:

- Phần 1 (Khổ 1): Trái Đất đối với mọi người

- Phần 2 (Khổ 2): Trái Đất đối với nhân vật trữ tĩnh

Câu 6: Nêu nội dung, nghệ thuật của văn bản “Trái Đất”.

Trả lời:

- Nội dung:

Tác giả thể hiện thái độ lên án với những kẻ làm hại Trái Đất đồng thời thương xót, vỗ về những đau đớn của Trái Đất.

- Nghệ thuật:

Thể thơ tự do, các biện pháp nghệ thuật: điệp từ, liệt kê, ẩn dụ...

Câu 7: Bốn dòng đầu của bài thơ tập trung nói về điều gì?

Trả lời:

- Bốn câu đầu bài thơ tập trung nói về thái độ của nhà thơ đối với những kẻ đang hủy hoại Trái Đất. Nhà thơ ví Trái Đất như quả dưa, quả bóng. Những kẻ hủy hoại Trái Đất đó giành giật, tranh giành lẫn nhau để đạt được mục đích của mình.

Câu 8: Bốn dòng thơ sau cho biết thái độ của nhà thơ đối với Trái Đất như thế nào?

Trả lời:

– Bốn câu sau cho thấy thái độ của nhà thơ đối với Trái Đất là sự xót xa, nhà thơ hiểu được những tổn thương, đau đớn mà Trái Đất đang hàng ngày hàng giờ phải gánh chịu. Nhà thơ dỗ dành, vỗ về Trái Đất, “rửa sạch máu cho người” và “hát dịu dàng” cho người nghe.

Câu 9: Nhắc đến nước mắt và máu, nhà thơ muốn nói lên tình trạng gì của Trái Đất?

Trả lời:

Nhắc đến nước mắt và máu nhà thơ muốn nói lên tình trạng gì của Trái đất đang ở trong mức báo động, Trái đất như đang kêu cứu con người dừng ngay những hành động phá hoại môi trường sống, phá hoại tài nguyên thiên nhiên. Trái đất đang mang trong mình những tổn thương của mình, bài thơ cũng là lời cảnh tỉnh cho những kẻ có những hành động hủy hoại môi trường sống của mình trước khi quá muộn.

Câu 10: Chỉ ra sự khác nhau giữa các cách hình dung về Trái Đất và thái độ cư xử với Trái Đất được thể hiện trong bài thơ.

Trả lời:

- Chỉ ra sự khác nhau giữa các cách hình dung về Trái đất và thái độ cư xử với Trái đất được thể hiện trong bài thơ:

+ Cách hình dung về trái đất: Hình dung như quả bóng, quả dưa. Trái đất bị con người cắt xẻ thành nhiều phần, tranh giành nhau những mảnh đất màu mỡ, tươi tốt. Thái độ của của nhà thơ ở những dòng thơ này thể hiện sự căm ghét, mỉa mai (tác giả gọi là lũ, bọn) trước những hành vi vô đạo đức đó.

+ Cách hình dung về Trái đất: Nhà thơ hình dung về Trái đất với khuôn mặt thân thương. An uỉ, vỗ về. xoa dịu nỗi đau, sự tổn thương của Trái đất.

Câu 11: Hãy tìm ra điểm chung về mặt nội dung giữa bài thơ của Ra-xun Gam-da-tốp với hai văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sốngCác loài chung sống với nhau như thế nào?

Trả lời:

Đặc điểm chung về mặt nội dung giữa bài thơ của Ra-xum Gam-da-tốp với hai văn bản Trái đất - cái nôi của sự sống và Các loài chung sống với nhau như thế nào là: Cả 3 tác phẩm đều thể hiện tình yêu đối với Trái đất - hành tinh xanh, nơi sinh sống của muôn loài. Ở Trái đất, con người là động vật bậc cao nhất có tư duy phát triển nhưng cũng chính con người đang ngày một phá hủy môi trường sống của mình. Các tác phẩm đặt ra vấn đề nhức nhối, cấp bách đó là Trái đất liệu không biết chịu đựng được đến bao giờ. Từ đó, dấy lên hồi chuông thức tỉnh về trách nhiệm bảo vệ Trái đất của mỗi con người chúng ta.

Câu 12: Theo em, để cùng “lau nước mắt” và “rửa sạch máu” cho Trái Đất, mỗi người chúng ta cần phải làm gì?

Trả lời:

Theo em, để cùng lau nước mắt và rửa sạch máu cho Trái Đất, mỗi người chúng ta cần làm những việc cụ thể:

- Trồng và bảo vệ cây xanh xung quanh nhà, xung quanh trường.

- Rút các loại phích cắm điện khỏi ổ cắm, tắt các công tắc điện tránh lãng phí điện khi không sử dụng.

- Sử dụng sản phẩm tái chế, các sản phẩm bằng vật liệu hữu cơ, giảm sử dụng túi ni lông.

- Đổ rác đúng nơi quy định, phân chia các loại rác thải theo nguồn gốc: hữu cơ, tái chế, y tế,...

- Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường của trường và của khu phố: khơi thông cống rãnh, nhặt cỏ, tỉa cây ở khu vực không gian chung như công viên, vườn hoa...

Câu 13: Cùng đưa ra một thông điệp giống nhiều văn bản khác, nhưng bài thơ Trái Đất của Ra-xun Gam-da-tốp vẫn có được sự độc đáo, sức hấp dẫn riêng. Theo em, những gì đã tạo nên sự độc đáo, sức hấp dẫn riêng ấy?

Trả lời:

– Tác giả sử dụng thể loại thơ dễ dàng bộc bạch thái độ, cảm xúc của mình.

– Tác giả so sánh, miêu tả sinh động hình ảnh Trái Đất với quả dưa, quả bóng, khuôn mặt thân thương.

– Cách hình dung về Trái Đất và cách thể hiện tình cảm đối với Trái Đất được bày tỏ qua hai thái độ khác nhau.

– Hình ảnh thơ có sức gợi tả, lay động mạnh mẽ “lau nước mắt”, “rửa sạch máu”.

– Tác giả trò chuyện với Trái Đất như với một con người thân thiết, cụ thể, đang đứng đối diện, vì giọng điệu cảm thông, thương xót, vì cách nói giản dị mà thấm thía,…

VIẾT

A. Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận

Câu 1: Biên bản là gì?

Trả lời:

Biên bản là loại văn bản ghi chép một cách trung thực, chính xác, đầy đủ một sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra. Người ghi chép biên bản chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản.

Câu 2: Biên bản dùng để làm gì?

Trả lời:

Biên bản không có hiệu lực pháp lý để thi hành mà chủ yếu được dùng làm chứng cứ minh chứng các sự kiện thực tế đã xảy ra. Biên bản có thể là biên bản ghi lại một sự kiện như biên bản cuộc họp, biên bản hội nghị...

Câu 3: Trình bày thể thức của một biên bản thông thường.

Trả lời:

Trong biên bản phải có các yếu tố cơ bản sau:

- Quốc hiệu và tiêu ngữ.

- Tên văn bản và trích yếu nội dung.

- Ngày… tháng… năm… giờ… (ghi rất cụ thể thời gian giờ phút lập biên bản).

- Thành phần tham dự (kiểm tra, xác nhận sự kiện thực tế dự hội họp…).

- Diễn biến sự kiện thực tế (phần nội dung).

- Phần kết thức (ghi thời gian và lý do).

- Thủ tục ký xác nhận.

Câu 4: Viết một biên bản cuộc họp, cuộc thảo luận nhằm mục đích gì?

Trả lời:

- Trình bày các ý kiến quan trọng

- Đưa ra những góp ý, thảo luận nhằm đi đến kết luận cuối cùng.

Câu 5: Để viết được một biên bản cuộc họp, cuộc thảo luận, chúng ta cần phải thực

hành theo mấy bước? Là những bước nào?

Trả lời:

- Bước 1: Chuẩn bị:

* Tìm hiểu nội dung, mục đích cuộc thảo luận/ cuộc họp:

– Cuộc họp tiến hành ở đâu, vào thời gian nào?

– Thành phần tham dự là ai? Ai điều hành cuộc thảo luận/ cuộc họp?

– Các nội dung sẽ bàn luận là gì?

– Dự kiến biên bản sẽ có các phần, các mục như thế nào?

* Chuẩn bị viết biên bản:

– Người viết biên bản có thể ghi trước các mục, các phần cơ bản của một biên bản.

- Bước 2: Viết biên bản:

– Lắng nghe các ý kiến trong cuộc thảo luận và ghi lại trung thực các ý kiến ấy theo trình tự thời gian.

– Viết biên bản một cuộc thảo luận/ cuộc họp là ghi lại tại chỗ những gì đang diễn ra ngay trong thời điểm ấy. Trong trường hợp này em đang thực hiện một bài tập thực hành nên biên bản có thể được viết sau cuộc thảo luận/ cuộc họp, dựa trên những tư liệu được lưu giữ, hoặc những gì mà em nhớ lại, về cuộc thảo luận/ cuộc họp này.

Nội dung, diễn biến của cuộc thảo luận/ cuộc họp thuộc phần chính của biên bản, cho nên cần chú ý ghi kĩ những ý dưới đây:

– Chủ tọa phát biểu về mục đích, nội dung chính cuộc thảo luận/ cuộc họp.

– Các thành viên tham dự phát biểu, trao đổi ý kiến.

– Chủ tọa phát biểu tổng kết.

- Bước 3: Chỉnh sửa và đọc lại biên bản cho các thành viên dự họp nghe:

* Kiểm tra lại biên bản dựa theo những gợi ý sau:

– Biên bản đủ ba phần: phần đầu, phần chính, phần cuối:

+ Phần đầu trình bày rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.

+ Phần chính ghi lần lượt các ý kiến phát biểu của từng người theo đúng trình tự diễn ra.

+ Phần cuối ghi rõ thời gian kết thúc cuộc họp, họ tên, chữ kí của thư kí và chủ tọa.

– Ngôn ngữ của biên bản chính xác, ngắn gọn, không làm cho người đọc hiểu lầm ý người nói.

* Đọc lại và điều chỉnh:

– Trong cuộc thảo luận hoặc cuộc họp, thư kí đọc lại biên bản cho mọi thành viên tham dự nghe và điều chỉnh những chỗ ghi chép chưa rõ, chưa sát, chưa đúng với ý kiến người phát biểu (nếu có) trước khi cuộc thảo luận kết thúc. Đối với bài tập thực hành biên bản, em tự chỉnh sửa hoặc đọc cho một vài bạn nghe để nhận được sự góp ý.

Câu 6: Viết biên bản một cuộc họp lớp bàn luận về hoạt động kỉ niệm nhân ngày 8/3.

Trả lời:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ngày … tháng...năm...

BIÊN BẢN HỌP

Về việc Tổ chức ngày 8/3 cho phụ nữ Việt Nam

Hôm nay, vào lúc ….… giờ …… ngày ….. tháng ….. năm …..

Tại Phòng họp chung

I. Thành phần tham dự:

1. Chủ trì : Ông/Bà …………………….….. Chức vụ: …..…………………………………………………………

2. Thư ký: Ông/Bà ………………………… Chức vụ: ………………………………………………………………

3. Thành phần khác

…………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………....…………………………………………

II. Nội dung cuộc họp:

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

III. Biểu quyết (nếu có):

- Tổng số phiếu: …………. Phiếu

- Số phiếu tán thành: ……… phiếu, chiếm …… %

- Số phiếu không tán thành: ………... phiếu, chiếm …… %

IV. Kết luận cuộc họp

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

Cuộc họp kết thúc vào lúc ….. giờ ….. ngày …. tháng ….. năm ……, nội dung cuộc họp đã được các thành viên dự họp thông qua và cùng ký vào biên bản.

Biên bản được các thành viên nhất trí thông qua và có hiệu lực kể từ ngày ký./.

THƯ KÝ

(Ký)

CHỦ TỌA

(Ký)

CÁC THÀNH VIÊN KHÁC

(Ký)

B. Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản

Câu 1: Sơ đồ là gì?

Trả lời:

- Hình vẽ quy ước, có tính chất sơ lược, nhằm mô tả một đặc trưng nào đó của sự vật hay một quá trình nào đó

Câu 2: Sơ đồ dùng để làm gì?

Trả lời:

Sơ đồ giúp cho bộ não của chúng ta dễ dàng cấu trúc, sắp xếp lại các ý tưởng, thông tin một cách trực quan, dễ nhớ, dễ hiểu, phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và lên ý tưởng.

Câu 3: Để tóm tắt được nội dung của một văn bản đơn giản bằng sơ đồ, chúng ta cần tuân thủ đúng các yêu cầu nào?

Trả lời:

- Xác định đúng nội dung cốt lõi của văn bản và hệ thống ý triển khai nội dung đó.

- Lựa chọn từ khóa phản ánh nội dung cốt lõi và các ý triển khai đã xác định được.

- Xác định mối liên hệ giữa các từ khóa.

Câu 4: Trước khi tóm tắt một văn bản bằng sơ đồ tư duy chúng ta cần thực hiện những thao tác gì?

Trả lời:

- Vẽ các hình cụ thể chứa các từ khóa.

- Sắp xếp các hình (chứa từ khóa) theo trật tự thích hợp.

- Vẽ các đường cong, thẳng hoặc mũi tên nối các hình (chứa từ khóa) với nhau.

Câu 5: Tóm tắt văn bản “Các loài chung sống với nhau như thế nào?” bằng sơ đồ tư duy.

Trả lời:

NÓI VÀ NGHE

Thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường

Câu 1: Ô nhiễm môi trường là gì?

Trả lời:

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác.

Câu 2: Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là gì?

Trả lời:

Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra. Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động của tự nhiên khác có tác động tới môi trường.

Câu 3: Nêu giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường mà em biết.

Trả lời:

- Nâng cao ý thức của người dân, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác lung tung.

- Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa để ngừa tắc cống thoát nước.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường.

- Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế

Câu 4: Mục đích chia sẻ mối quan tâm chung về giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường là gì?

Trả lời:

- Nâng cao ý thức của người dân, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác lung tung

- Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa để ngừa tắc cống thoát nước

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường

- Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế

- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường

- Nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ phụ trách công tác môi trường

- Đầu tư, trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại

- Trồng cây, gây rừng

- Chôn lấp và đốt rác thải một cách khoa học

- Sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường như gió, mặt trời

- Tái chế rác thải

Câu 5: Để thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường, chúng ta cần thực hiện những bước nào cho bài nói?

Trả lời:

- Chuẩn bị nội dung nói

- Luyện tập

- Trình bày bài nói

Câu 6: Lập dàn ý chi tiết cho bài nói thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường.

Trả lời:

1. Mở bài

Một đất nước muốn tồn tại và phát triển thì vấn đề môi trường sống là rất quan trọng, những thực tế môi trường hiện nay ngày một ô nhiễm trầm trọng.

2. Thân bài

- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường sống thiếu trong lành, bị nhiễm các chất độc hại tác động lớn đến đời sống
- Thực trạng:
+ Nhiều khu dân cư rác thải chất thành đống
+ Nước thải nước ngầm từ các nhà máy xí nghiệp đổ ra sông, ra biển gây ô nhiễm nguồn nước
+ Khói bụi, xe cộ tấp nập
+ Nhiều khu vệ sinh công cộng nhiễm bẩn kinh khủng

- Nguyên nhân:
+ Ý thức kém của người dân
+ Công tác quản lý của nhà nước chưa được thắt chặt
+ Người dân sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, trong trồng trọt và chăn nuôi
+ Các nhà máy vì lợi nhuận mà xả thải bừa bãi,bỏ qua khâu xử lý chất thải

- Hậu quả:
+ Ảnh hưởng sức khỏe, mỹ quan
+ Sinh vật bị mất môi trường sống
+ Hiện tượng biến đổi khí hậu cũng trở nên cấp thiết

- Giải pháp khắc phục:
+ Nâng cao ý thức người dân
+ Quản lý chặt chẽ, nghiêm túc
+ Phương tiện xử lý rác thải hiệu quả, tránh đề tình trạng rác ứ đọng
+ Sử dụng phương tiện công cộng

3. Kết bài

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vui không của riêng ai, hãy chung tay hành động vì một thế giới sống xanh - sạch- đẹp

Củng cố, mở rộng trang 94

Câu 1: Trong bài học này, em đã được đọc ba văn bản hoàn chỉnh. Kẻ bảng sau vào vở, đánh dấu X vào các ô trống thích hợp.


Tên văn bản

Nội dung

Loại văn bản

Hình thức văn bản

Trái Đất – môi trường

Văn bản thông tin

Văn bản văn học

Văn bản chỉ có kênh chữ

Văn bản đa phương thức

Trái Đất – cái nôi của sự sống

Các loài chung sống với nhau như thế nào?

Trái Đất

Trả lời câu hỏi

a. Theo em, lí do nào khiến ba văn bản này được xếp chung vào một bài học?

b. Bài học giúp em hiểu thêm gì về vấn đề bảo vệ môi trường sống trên Trái Đất?

c. Nêu những kiến thức mà em đã học được về văn bản thông tin.

Trả lời:

Trong bài học này, em đã được học ba văn bản hoàn chỉnh. Kẻ bảng vào vở, đánh dấu x vào các ô trống thích hợp:

Tên văn bản

Nội dung

Loại văn bản

Hình thức văn bản

Trái đất - môi trường

Văn bản thông tin

Văn bản văn học

Văn bản chỉ có kênh chữ

Văn bản đa phương thức

Trái đất - cái nôi của sự sống

x

x

x

Các loài chung sống với nhau như thế nào?

x

x

x

Trái đất

x

x

x

a. Ba văn bản này được xếp chung vào một bài học vì nó đều nói về chủ đề Trái đất - ngôi nhà chung. Kêu gọi trách nhiệm chung ta bảo vệ, giữ gìn hành tinh xanh, môi trường sống xanh sạch đẹp.

b. Bài học giúp em hiểu thêm về vấn đề bảo vệ môi trường sống trên Trái Đất: Trái đất đang chịu sự tổn thương nghiêm trọng trước sự khai thác, phá hoại bừa bãi của con người. Bảo vệ môi trường sống trên Trái đất thật sự là một vấn đề cấp bách và cần thiết ngay bây giờ trước khi Trái đất không thể chịu đựng được nữa.

c. Những kiến thức mà em đã được học về văn bản thông tin:

Một văn bản thông tin thường có các yếu tố như: nhan đề (một số văn bản có sa-pô dưới nhan đề), đề mục (tên gọi của các phần), đoạn văn, tranh ảnh,...
Mỗi văn bản thông tin có một cách triển khai riêng. Bên cạnh cách triển khai theo trật tự thời gian, văn bản thông tin có thể được triển khai theo quan hệ nhân quả, nguyên nhân được nêu trước, tiếp sau đó là kết quả, tất cả tạo thành một chuỗi liên tục.

Câu 2: Kẻ bảng sau vào vở. Điền thông tin vào ô trống, xem như chuẩn bị ý tưởng và dữ liệu cho một văn bản thông tin (có thể dưới dạng văn bản đa phương thức) viết về một vấn đề mà em quan tâm.

Vấn đề em định viết là:

………………………………………………………………………………………

Đoạn

Ý lớn

Các ý nhỏ

Số liệu

Tranh ảnh

Những từ khóa

Đoạn 1

Đoạn 2

Đoạn 3

Đoạn 4

Trả lời:

Kẻ bảng sau vào vở. Điền thông tin vào ô trống, xem như chuẩn bị ý tưởng và dữ liệu cho một văn bản thông tin (có thể dưới dạng văn bản đa phương thức) viết về một vấn đề mà em quan tâm.

Vấn đề em định viết là: Bảo vệ các loài động vật hoang dã ở Việt Nam

Đoạn

Ý lớn

Các ý nhỏ

Số liệu

Tranh ảnh

Những từ khóa

Đoạn 1

Những vi phạm trong việc tiêu thụ động vật hoang dã tại Việt Nam

Mạng lưới trung chuyển, buôn bán động vật trái phép tại Việt Nam và sang nước ngoài

Buôn bán, nuôi nhốt, săn bắt, vi phạm trái phép

Đoạn 2

Cứu hộ và bảo tồn nhiều loài động vật quý hiếm tại Việt Nam

Các cá thể được thả về nơi cư trú. Tịch thu các cá thể quý hiếm đang nguy cấp

Quý hiếm, báo động, nguy cấp

Đoạn 3

Biện pháp bảo vệ động vật hoang dã

Biện pháp răn đe hiệu quả. Nghiêm cấm buôn bán sừng tê giác. Châm dứt việc nuôi gấu, nuôi hổ.

Tăng cường, thăt chắt, xiết chặt

THỰC HÀNH ĐỌC

Sinh vật trên Trái Đất được hình thành như thế nào?

Câu 1: Văn bản “Sinh vật trên Trái Đất được hình thành như thế nào?” thuộc thể loại nào?

Trả lời:

- Văn bản thông tin

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Sinh vật trên Trái Đất được hình thành như thế nào?”

Trả lời:

- Nghị luận

Câu 3: Tác giả của văn bản “Sinh vật trên Trái Đất được hình thành như thế nào?” là ai? Nêu khái quát về tác giả đó.

Trả lời:

- Nguyễn Quang Riệu (1932 - 2021)

- Nhà vật lí thiên văn gốc Việt nổi tiếng thế giới, sống và làm việc chủ yếu tại Cộng hòa Pháp.

Câu 4: Văn bản “Sinh vật trên Trái Đất được hình thành như thế nào?” được trích trong tác phẩm nào?

Trả lời:

- Trích Bầu trời tuổi thơ, 2002.

Câu 5: Nêu bố cục của văn bản “Sinh vật trên Trái Đất được hình thành như thế nào?”

Trả lời:

Gồm 2 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến …vật lí, hóa học và sinh học): Giới thiệu vấn đề nguồn gốc sự sống

- Phần 2 (Còn lại): Nguồn gốc sự hình thành các sinh vật

Câu 6: Nêu nội dung, nghệ thuật của văn bản “Sinh vật trên Trái Đất được hình thành như thế nào?”

Trả lời:

- Nội dung:

Văn bản nêu ra những tranh luận về quá trình hình thành Trái Đất: khí quyển, vi sinh vật, những phản ứng hóa học,...

- Nghệ thuật:

Văn bản đa phương tiện kết hợp những kiến thức hóa học, địa lý học,...

Câu 7: Văn bản “Sinh vật trên Trái Đất được hình thành như thế nào?” cho em biết thêm điều gì về sự sống trên Trái Đất?

Trả lời:

Văn bản đã cung cấp thêm cho người đọc những thông tin về nguồn gốc của sự sống, quá trình tạo ra sự sống trên Trái Đất.

Câu 8: Hãy liệt kê những từ mượn xuất hiện trong văn bản “Sinh vật trên Trái Đất được hình thành như thế nào?”.

Trả lời:

- Các từ mượn như: hi-đrô, a-mô-ni-ắc, mê-tan, a-xít a-min, các-bô-níc, glu-cô, ô-xi….

- Từ glu-cô có thể thay thế bằng đường. Bởi từ này được sử dụng phổ biến hơn trong cuộc sống hằng ngày.

Câu 9: Sự sống được hình thành qua một quá trình dài, nhưng việc hủy diệt sự sống có thể chỉ diễn ra trong chớp mắt. Điều này gợi lên trong em cảm xúc và suy nghĩ gì?

Trả lời:

- Điều này đã gợi ra cảm xúc lo lắng cho sự sống trên Trái Đất. Từ đó dẫn đến suy nghĩ cần phải có những biện pháp để bảo vệ Trái Đất.

Câu 10: Tóm tắt văn bản “Sinh vật trên Trái Đất được hình thành như thế nào?”

Trả lời:

Là một văn bản đa phương tiện kết hợp những kiến thức hóa học, địa lý học,...Đây là văn bản nêu ra những tranh luận về quá trình hình thành Trái Đất: khí quyển, vi sinh vật, những phản ứng hóa học,...

Đọc mở rộng trang 97

Câu 1: Tìm đọc một số văn bản nghị luận và văn bản thông tin có nội dung gần gũi với những văn bản mà em đã học ở các bài Khác biệt và gần gũi, Trái Đất – ngôi nhà chung. Khi đọc những văn bản này, cần chú ý những đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận và văn bản thông tin để đọc hiểu một cách hiệu quả.

Trả lời:

Khi đọc, em cần nắm vấn để được bàn luận trong văn bản; ý kiến của người viết về vấn đề được bàn và lí lẽ, bằng chứng chứng minh cho ý kiến đó.

Em có thể tự đặt những câu hỏi để tìm hiểu các yếu tố của một văn bản nghị luận:

- Vấn đề được bàn trong văn bản là gì?

- Ý kiến của người viết về vấn đề đó như thế nào?

- Người viết dùng những lí lẽ, bằng chứng gì để thuyết phục người đọc?

Bằng cách đặt ra và trả lời những câu hỏi đó, em từng bước có kĩ năng đọc văn bản nghị luận. Các ý kiến trong văn bản nghị luận bao giờ cũng cần có lí lẽ; đến lượt mình, các lí lẽ bao giờ cũng cần có bằng chứng để chứng minh. Lưu ý cách người viết dùng các bằng chứng, đó có thể là một câu chuyện xác thực, một số liệu đáng tin cậy, một hiện tượng mà ai cũng biết,...

Nhớ ghi đầy đủ thông tin vào nhật kí đọc sách do em tự thiết kế. Việc này cũng giúp em chuẩn bị thông tin và ý tưởng cho tiết Đọc mở rộng tại lớp khi em được yêu cầu cùng các bạn trao đối, thảo luận về một văn bản nghị luận mà em đã đọc. Em có thể tham khảo mẫu nhật kí đọc sách ở tr. 63.

Câu 2: Trao đổi, thảo luận về những văn bản mà em đã đọc.

Trả lời:

Bài văn “Xem người ta kìa!” bàn luận về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Con người luôn muốn người thân quanh mình được thành công, tài giỏi,... như những nhân vật xuất chúng trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc đi làm cho giống người khác sẽ đánh mất bản thân mỗi người. Vì vậy chúng ta nên hòa nhập chứ không hòa tan.

1 306 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: