3000 câu hỏi ôn tập Ngữ văn có đáp án (Phần 27)

Bộ 3000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn có đáp án Phần 27 hay nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn.

1 175 lượt xem


3000 câu hỏi ôn tập Ngữ văn (Phần 27)

ĐỌC

Kiến thức Ngữ văn trang 3

Câu 1: Truyện là gì?

Trả lời: Truyện là một thể loại văn học thường kể lại câu chuyện bằng một số sự kiện liên quan đến nhau, có mở đầu, phát triển và kết thúc. Truyện nhằm giải thích hiện tượng đời sống, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ.

Câu 2: Truyện được chia làm mấy loại? Kể tên.

Trả lời: Truyện có thể được phân loại theo 3 loại lớn. Đó là:

- Trong văn học dân gian truyện có nhiều thể loại: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.

- Trong văn học trung đại có truyện bằng chữ Hán và truyện thơ Nôm.

- Trong văn học hiện đại, theo quy mô văn bản và dung lượng hiện thực người ta phân ra thành truyện ngắn, truyện dài, truyện vừa.

Câu 3: Trình bày những đặc trưng cơ bản của truyện.

Trả lời: Những đặc trưng cơ bản của truyện là:

- Truyện phản ánh hiện thực trong tính khách quan của nó

- Ở đây, cốt truyện với một chuỗi các tình tiết, sự kiện, biến cố xảy ra liên tiếp tạo nên sự vận động của hiện thực được phản ánh, góp phần khắc họa tính cách nhân vật, số phận từng cá nhân.

- Nhân vật được miêu tả chi tiết và sinh động trong mối quan hệ với hoàn cảnh, với môi trường xung quanh.

- Truyện không bị gò bó về không gian, thời gian, có thể đi sâu vào tâm trạng con người, những cảnh đời cụ thể.

Câu 4: Truyện đồng thoại là gì?

Trả lời:

- Truyện đồng thoại là loại truyện thường lấy loài vật làm nhân vật. Các con vật trong truyện đồng thoại được các nhà văn miêu tả, khắc hoạ như con người (gọi là nhân cách hoá).

Câu 5: Chủ ngữ là gì? Ví dụ.

Trả lời:

- Chủ ngữ là một trong hai thành phần chính của câu; chỉ sự vật, hiện tượng có hoạt động, trạng thái, đặc điểm nêu ở vị ngữ; trả lời cho các câu hỏi Ai?, Con gì?, Cái gì?.

- Ví dụ:

Tôi đang làm việc (Tôi là chủ ngữ).

Nam đang đi học. (Nam là chủ ngữ)

Câu 6: Nêu tác dụng của việc mở rộng chủ ngữ trong câu.

Trả lời:

- Tác dụng của việc mở rộng chủ ngữ trong câu: Làm cho thông tin của câu trở nên chi tiết, rõ ràng hơn để phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của người viết.

VĂN BẢN ĐỌC

Văn bản 1: Bài học đường đời đầu tiên

Câu 1: Em đã bao giờ xem xét và nhìn nhận lại bản thân mình chưa? Hãy chia sẻ với các bạn điều mà em cảm thấy hài lòng/ chưa hài lòng về bản thân mình?

Trả lời:

- Em đã từng xem xét và nhìn nhận lại bản thân mình.

- Điều em cảm thấy hài lòng: Chăm chỉ học tập, luôn ngoan ngoãn nghe lời ông bà, cha mẹ, hay giúp đỡ bạn bè

- Điều em cảm thấy chưa hài lòng: Dễ nổi nóng.

Câu 2: Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” thuộc thể loại gì?

Trả lời:

- Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” thuộc thể loại truyện đồng thoại.

Câu 3: Nêu những nét khái quát về tác giả Tô Hoài.

Trả lời:

- Khái quát về tác giả Tô Hoài:

+ Tên: Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen sinh năm 1920

+ Quê quán: ở Kim Bài, Thanh Oai, Hà Nội.

+ Tô Hoài là một nhà văn lớn nổi tiếng trước cách mạng tháng Tám.

+ Sáng tác trên nhiều thể loại, truyện ngắn, tiểu thuyết.

+ Có vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về phong tục tập quán của nhiều cùng miền nhất là vùng Tây Bắc.

+ Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác.

Câu 4: “Bài học đường đời đầu tiên” được trích trong tác phẩm nào của nhà văn Tô Hoài? Giới thiệu những nét chính về tác phẩm đó.

Trả lời:

- Bài học đường đời đầu tiên là một trong những đoạn trích đặc sắc nhất trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài

Giới thiệu những nét chính về “Dế Mèn phiêu lưu kí”

- Dế Mèn phiêu lưu ký là tác phẩm văn xuôi đặc sắc và nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi.

- Thuộc thể truyện đồng thoại

- Truyện gồm 10 chương, kể về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn qua thế giới muôn màu muôn vẻ của những loài vật nhỏ bé.

+ Chương 1: kể về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

+ Chương 2: tới chương 9 kể về những cuộc phiêu lưu của Mèn, cùng người bạn đường là Dế Trũi.

+ Chương 10: kể về việc Mèn cùng Trũi về nhà và nghỉ ngơi, dự tính cuộc phiêu lưu mới.

Câu 5: Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy? Hãy chỉ ra các nhân vật tham gia vào câu chuyện.

Trả lời:

- Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật Dế Mèn

- Các nhân vật tham gia vào câu chuyện là: Dế Mèn, Dế Choắt, Chị Cốc,...

Câu 6: Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” là?

Trả lời:

- Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” là tự sự.

Câu 7: Văn bản được chia làm mấy phần? Kể tên nội dung chính của từng phần.

Trả lời:

- Bài văn có thể chia làm hai phần:

+ Phần 1: từ đầu đến “sắp đứng đầu thiên hạ rồi”: miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn.

+ Phần 2: còn lại: câu chuyện bài học đường đời đầu tiên đối với Dế Mèn.

Câu 8: Hãy liệt kê các chi tiết miêu tả hình dáng, cử chỉ, hành động của nhân vật Dế Mèn.

Trả lời:

- Chi tiết miêu tả ngoại hình cùa Dế Mèn: đôi càng mẫm bóng, càng vuốt nhọn hoắt, cái đầu nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy, sợi râu dài và uốn cong.

- Hành động, cử chỉ: co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ; lúc đi bách bộ thì người rung rinh một màu nâu bóng mỡ; hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp, chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.

Câu 9: Hãy liệt kê các chi tiết miêu tả hình dáng, cử chỉ, hành động của nhân vật Dế Choắt?

Trả lời:

- Hình dáng của Dế Choắt: người gầy gò, dài lêu nghêu, cánh ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn, đôi càng bè bè, nặng nề. râu ria cụt một mẩu, mặt mũi ngẩn ngơ

- Cử chỉ, hành động: đụng đến việc là thở, khúm núm xin Dế Mèn cho đào một cái ngách thông sang nhà Dế Mèn để nếu có ai bắt nạt thì Dế Choắt chạy sang.

=> Dế Choắt là người có ngoại gầy gò, yếu đuối, trái ngược hoàn toàn với Dế Mèn

Câu 10: Hãy liệt kê các từ ngữ miêu tả cảm xúc của Dế Mèn khi chứng kiến cái chết của Dế Choắt.

Trả lời:

- Các từ ngữ miêu tả cảm xúc của Dế Mèn khi chứng kiến cái chết của Dế Choắt: vô cùng hối hận và đau xót, giận cái thói huênh hoang, hống hách của mình.

Câu 11: Nêu nội dung chính của văn bản: “Bài học đường đời đầu tiên”.

Trả lời:

- Nội dung chính của văn bản: “Bài học đường đời đầu tiên” là: Văn bảnBài học đường đời đầu tiên” miêu tả Dế Mèn là một chàng dế thanh niên có vẻ đẹp cường tráng, khỏe mạnh, hùng dũng nhưng tính nết lại kiêu căng, xốc nổi. Vì bày trò trêu chọc chị Cốc, Dế Mèn đã gây ra cái chết thương tâm cho Dế Choắt, người bạn hàng xóm gầy gò, ốm yếu, tội nghiệp.

Câu 12: Văn bản: “Bài học đường đời đầu tiên” đã để lại ý nghĩa như thế nào đối với người đọc?

Trả lời:

- Văn bản: “Bài học đường đời đầu tiên” đã để lại ý nghĩa đối với người đọc là: chúng ta không nên kiêu ngạo, hống hách, cần biết sống khiêm nhường, quý trọng những người xung quanh hơn.

Câu 13: Dế Mèn đã ân hận về việc gì? Hãy tóm tắt sự việc đó trong khoảng 3 dòng.

Trả lời:

- Dế Mèn vô cùng ân hận về sự việc đã trêu chị Cốc gây nên cái chết đầy thương tâm cho Dế Choắt.

- Tóm tắt: Dế Mèn đã trêu chị Cốc khiến Cốc tức giận. Chị Cốc không may nhìn thấy Dế Choắt nhầm tưởng là Choắt trêu mình nên đã liên tục mổ vào đầu Choắt. Kết quả là Dế Choắt đáng thương đã chết. Sau đó, Dế Mèn rất ân hận về hành động này của mình.

Câu 14: Dế Mèn đã có sự thay đổi về thái độ và tâm trạng như thế nào sau sự việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt.

Trả lời:

Dế Mèn đã có sự thay đổi về thái độ và tâm trạng:

- Sau khi trêu chị Cốc, Dế Mèn lên giường nằm khểnh và thấy hành động vừa rồi của mình thật thú vị.

- Nhưng sau khi nhìn thấy cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn đã vô cùng ân hận sợ hãi, ân hận và nhận ra hành động vừa rồi của mình thật đáng trách.

Câu 15: Từ các chi tiết “tự họa” về bản thân và lời lẽ, cách xưng hô, điệu bộ, giọng điệu, tháu độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt, chị Cốc, em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này?

Trả lời:

Nhận xét:

- Dế Mèn là một chú dế tự tin, yêu đời và luôn tự hào về bản thân mình

- Tuy nhiên, Dế Mèn có tính cách tự cao, tự đắc, kiêu căng và coi thường người khác

Câu 16: Ở cuối đoạn trích, sau khi chôn cất Dế Choắt, Dế Mèn đã “đứng lặng giờ lâu” và “nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”. Theo em, đó là bài học gì?

Trả lời:

- Theo em đó chính là bài học mà Dế Choắt trước khi qua đời đã dặn Dế Mèn: Sống phải biết khiêm tốn tuyệt đối không được kiêu căng, tự đắc.

Câu 17: Nhà văn Tô Hoài từng chia sẻ: “Nhân vật trong truyện đồng thoại được nhân cách hóa trên cơ sở đảm bảo không thoát li sinh hoạt có thật của loài vật”.

Dựa vào những điều em biết về loài dế, hãy chỉ ra những điểm “có thật” như thế trong văn bản, đồng thời, phát hiện những chi tiết đã được nhà văn “nhân cách hóa”.

Trả lời:

- Những điểm “có thật” ở loài dế mà tác giả miêu tả trong văn bản là:

+ Đôi càng mẫm bóng.

+ Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.

+ Người rung rinh một màu nâu bóng mỡ, soi gương được và rất ưa nhìn.

+ Đầu to ra, nổi từng tảng rất bướng.

+ Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp.

- Những chi tiết được nhà văn nhân cách hóa là:

+ Tên nhân vật được viết hoa như tên người, nhân hóa con vật như một con người

+ Dế Mèn xưng tôi, có những hành động như người

+ Tình cách như con người: hống hách, kiêu căng, ngạo mạn,...

Câu 18: Viết một đoạn văn tóm tắt lại văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.

Trả lời:

Dế Mèn là chàng dế thanh niên cường tráng biết ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực. Tuy nhiên Dế Mèn tính tình kiêu căng, tự phụ luôn nghĩ mình “là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Bởi thế mà Dế Mèn không chịu giúp đỡ Dế Choắt - người hàng xóm trạc tuổi Dế Mèn với vẻ ngoài ốm yếu, gầy gò như gã nghiện thuốc phiện. Dế Mèn vì thiếu suy nghĩ, lại thêm tính xốc nổi đã bày trò nghịch dại trêu chị Cốc khiến Dế Choắt chết oan. Trước khi chết, Dế Choắt tha lỗi và khuyên Dế Mèn bỏ thói hung hăng, bậy bạ. Dế Mèn sau khi chôn cất Dế Choắt vô cùng ân hận và suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.

Câu 19: Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.

Trả lời:

+ Nội dung: Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình

+ Nghệ thuật: cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, miêu tả loài vật sinh động, ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình…

Văn bản 2: Ông lão đánh cá và con cá vàng

Câu 1: Văn bản “Ông lão đánh cá và con cá vàng” thuộc thể loại gì?

Trả lời: Văn bản “Ông lão đánh cá và con cá vàng” thuộc thể loại truyện cổ tích.

Câu 2: Nêu những nét khái quát về tác giả Pu-skin.

Trả lời:

- Khái quát về tác giả Pu – skin:

+ A. Pu-skin là đại thi hào dân tộc Nga

+ Ông là một trong số những nhà văn viết văn xuôi đầu tiên và có nhiều đóng góp cho nền văn học Nga

+ Sự nghiệp sáng tác: ông được biết đến như là “mặt trời của thi ca Nga” với nhiều bài thơ đặc sắc, ông còn sáng tác trường ca, truyện ngắn…

Câu 3: Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy?

Trả lời:

- Câu chuyện được kể bằng lời của tác giả.

- Kể theo ngôi thứ ba.

Câu 4: Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Ông lão đánh cá và con cá vàng” là?

Trả lời:

- Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Ông lão đánh cá và con cá vàng” là tự sự.

Câu 5: Bố cục văn bản “Ông lão đánh cá và con cá vàng”? Nội dung từng phần?

Trả lời:

- Phần 1 (từ đầu đến “vợ ở nhà kéo sợi”): Giới thiệu về nhân vật

- Phần 2 (tiếp đó đến “làm theo ý muốn của mụ”): Sự đền ơn của cá vàng và lòng tham của mụ vợ

- Phần 3 (còn lại): Sự trừng trị của cá vàng

Câu 6: Các chi nào cho biết hoàn cảnh sống của ông lão và cách ông lão cư xử với cá vàng?

Trả lời:

- Các chi tiết về hoàn cảnh sống của ông:

+ Sống trong một túp lều nát, cạnh bờ biển.

+ Ngày ngày chồng đi đánh cá, vợ ở nhà kéo sợi

Cuộc sống nghèo khổ, khó khăn.

- Các chi tiết về cách cư xử của ông lão với cá vàng:

+ Ngạc nhiên nhưng rồi cũng thả con cá xuống biển

+ Ông nói với cá vàng rằng ông không đòi hỏi được trả ơn.

Tính cách: tốt bụng, giúp đỡ không cần được trả ơn

Câu 7: Lần thứ nhất, bà vợ đã yêu cầu ông lão điều gì? Lúc này, cảnh biển thế nào?

Trả lời:

- Lần thứ nhất:

+ Mụ vợ bắt ông lão quay lại biển xin con cá vàng một cái máng cho lợn ăn

+ Cảnh biển: mặt biển gợn sóng êm ả

Câu 8: Đòi hỏi và thái độ của vợ ông lão lần thứ hai có gì khác lần thứ nhất? Hãy tiếp tục chú ý chi tiết tả cảnh biển trong phần này.

Trả lời:

- Lần thứ hai:

+ Đòi hỏi và thái độ của vợ ông lão ở lần thứ hai khác ở lần đầu là ước nguyện lớn dần, mụ đòi một tòa nhà đẹp

- Cảnh biển lần thứ hai: biển đã gợn sóng

Câu 9: Hãy liệt kê ra vở những chi tiết thể hiện sự đòi hỏi, thái độ, hành động của vợ ông lão đánh cá; phản ứng của ông lão đánh cá và trạng thái của biển trong các phần 2,3,4,5,6 theo gợi ý sau:

Phần

Vợ ông lão đánh cá

Ông lão đánh cá

Biển

2

3

4

5

6

Trả lời:

Phần

Vợ ông lão đánh cá

Ông lão đánh cá

Biển

2

Mụ vợ bắt ông lão quay lại biển xin con cá vàng một cái máng cho lợn ăn.

Nghe lời mục vợ cứ thế ra biển xin

Gợn sóng êm ả

3

Mụ đòi một tòa nhà đẹp.

Nghe lời mục vợ cứ thế ra biển xin

Biển đã gợn sóng

4

Mụ muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân.

Nghe lời mục vợ cứ thế ra biển xin

Biển nổi sóng dữ dội

5

Mụ muốn trở thành nữ hoàng.

Khúm núm với nợ, cãi lại vợ khi biết ước muốn của bà nhưng rồi vẫn lủi thủi ra biển

Biển nổi sóng mù mịt

6

Mụ muốn làm Long Vương ngự trị trên mặt biển để bắt cá vàng hầu hạ và làm theo ý mụ.

Không dám trái lời mụ

Biển nổi sóng ầm ầm

Câu 10: Em có nhận xét gì về tính cách của vợ ông lão đánh cá và ông lão đánh cá?

Trả lời:

Nhận xét:

- Tính cách của ông lão: thật thà, tốt bụng, không tham lam nhưng nhu nhược

- Tính cách của mụ vợ: tham lam vô độ, quá quắt, bạc tình

Câu 11: Cảnh biển trong mỗi lần ông lão ra gọi cá vàng thay đổi theo chiều hướng như thế nào? Theo em, sự thay đổi đó có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Cảnh biển thay đổi:

+ Lần 1: gợn sóng êm ả

+ Lần 2: biển đã gợn sóng

+ Lần 3: biển nổi sóng dữ dội

+ Lần 4: biển nổi sóng mù mịt

+ Lần 5: biển nổi sóng ầm ầm

- Cảnh biển mỗi lần ông lão ra gọi cá vàng lại trở nên dữ dội, mù mịt hơn.

=> Điều đó thể hiện sự bực mình, tức giận trước lòng tham vô đáy và tính cách bội bạc quá quắt của người vợ.

Câu 12: Bài học rút ra từ câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” là gì?

Trả lời:

- Bài học rút ra từ câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” là:

+ Trong cuộc sống đừng bao giờ tham lam, bội bạc.

+ Chúng ta cũng không nên quá nhu nhược, làm theo những sai khiến vô lí của người khác.

Câu 13: Hãy nêu một điểm giống, một điểm khác nhau nổi bật của truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” và truyện cổ tích dân gian (Gợi ý: tìm điểm giống và khác về tác giả; yếu tố hoang đường, kì ảo, kiểu nhân vật…)

Trả lời:

- Giống nhau ở:

+ Trong truyện đều có các yếu tố kì ảo, hoang đường:

+ Có các kiểu nhân vật theo mô típ: người hiền gặp lành, kẻ tham lam sẽ có bài học thích đáng

+ Kết chuyện là kết thúc có hậu người hiền sẽ được hạnh phúc và người xấu xa sẽ phải chuốc lấy hậu quả.

- Khác nhau ở:

+ Văn học dân gian là sáng tác của nhân dân lao động truyền miệng từ đời này qua đời khác

+ Còn tác phẩm trên là do nhà văn người Nga viết

Câu 14: Nêu nội dung, nghệ thuật văn bản “Ông lão đánh cá và con cá vàng”.

Trả lời:

- Nội dung: “Ông lão đánh cá và con cá vàng” là truyện cổ tích dân gian do A.Pu-skin kể lại. Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những con người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc

- Nghệ thuật:

+ Sự lặp lại tăng tiến của các tình huống cốt truyện

+ Sự đối lập giữa các nhân vật

+ Sử dụng các yếu tố tưởng tượng, hoang đường, kì ảo

Thực hành tiếng Việt trang 16

Câu 1: Thế nào là từ ghép? Ví dụ.

Trả lời:

- Từ ghép là từ phức có hai hay nhiều tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau tạo thành.

VD: cha mẹ, hiền lành, phá tan, xanh rì,…

Câu 2: Thế nào là từ láy? Ví dụ.

Trả lời:

- Từ láy là từ phức do hai hay nhiều tiếng có âm đầu hoặc vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau tạo thành. Các tiếng tạo thành từ láy, chỉ có một tiếng có nghĩa hoặc tất cả các tiếng đều không có nghĩa (phân biệt với từ ghép có sự trùng lặp về ngữ âm).

VD: chăm chỉ, thật thà, lim dim, lủi thủi, từ từ, xanh xanh,…

Câu 3: Xếp các từ sau đây vào 2 nhóm: từ ghép, từ láy.

Mẫm bóng, hủn hoẳn, lợi hại, phành phạch, giòn giã

Trả lời:

- Từ ghép: mẫm bóng, lợi hại

- Từ láy: hủn hoẳn, phành phạch, giòn giã

Câu 4: Qua các từ mẫm bóng, hủn hoẳn, em hình dung như thế nào về ngoại hình của nhân vật Dế Mèn?

Trả lời:

- Các từ mẫm bóng, hủn hoẳn đã giúp em hình dung về ngoại hình của Dế Mèn, chú có đôi càng mập mạp khỏe khoắn, còn đôi cánh trước đây chỉ ngắn ngủn thì bây giờ đã dài đến chấm đuôi.

- Qua các từ ngữ đó ta thấy sự trưởng thành về ngoại hình của Dế Mèn.

Câu 5: Các thành ngữ chết ngay đuôi, vái cả sáu tay mà nhà văn Tô Hoài sáng tạo ra trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” có điểm gì khác những thành ngữ đã có sẵn như chết thẳng cẳng, vái cả hai tay? Theo em, thành ngữ nào phù hợp để nói về loài dế?

Trả lời:

- Thành ngữ "chết ngay đuôi, vái cả sáu tay " sử dụng các bộ phận đuôi và 6 tay thay vì các bộ phận cẳng và 2 tay ở thành ngữ "chết thẳng cẳng, vái cả hai tay"

- Thành ngữ "chết ngay đuôi, vái cả sáu tay " phù hợp hơn với loài dễ, vì loài dế khác với con người, đặc tính của chúng là có đuôi và có 6 chân

Câu 6: Tìm chủ ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây:

a. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt (Tô Hoài)

b. Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba. (Tô Hoài)

c. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiễu bức tranh màn sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng hiện ratrước mắt em bé. (Cô bé bán điêm)

Trả lời:

a. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo

b. Những gã xốc nổi

c. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng

Câu 7: Xác định danh tử trung tâm và các thành tố phụ trong từng cụm danh từ làm chủ ngữ nói trên. Nêu tác dụng của việc mở rộng chủ ngữ.

Trả lời:

Câu 8: Viết một đoạn văn (khoảng 5 — 7 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên hoặc Ông lão đánh cá và con cá vàng, trong đoạn văn có sử dụng chủ ngữ là cụm từ. Xác định chủ ngữ là cụm từ trong đoạn văn đó.

Đoạn mẫu tham khảo

Nhân vật mà tôi muốn nói đến ở đây chính là mụ vợ trong truyện ông lão đánh các và con cá vàng. Lợi dụng việc con cá mang ơn chồng mình mà mụ ta đã đưa ra những đòi hỏi quá đáng kiến chồng mình phục tùng nghe theo và khi đạt được mục đích mụ trở thành kẻ bạc tình, bạc nghĩa. Mụ vợ tham lam lần lượt đưa ra những yêu cầu có cấp độ tăng dần: máng lợn, tòa nhà, muốn làm nhất phẩm phu nhân, nữ hàng và yêu cầu quá quắt nhất là muốn trở thành Long Vương để bắt cá phục tùng. Kết cục xứng đáng cho sự tham lam vô độ và bội bạc mà mụ vợ chính là mụ ta phải trở về với túp lều rách nát và chiếc máng sứt mẻ.

Cụm chủ ngữ là cụm từ: Mụ vợ tham lam

THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU

Cô bé bán diêm

Câu 1: Văn bản “Cô bé bán diêm” thuộc thể loại gì?

Trả lời:

- Văn bản “Cô bé bán diêm” thuộc thể loại truyện cổ tích.

Câu 2: Nêu những nét khái quát về tác giả An-đéc-xen.

Trả lời:

- Những nét khái quát về tác giả An-đéc-xen:

An- đéc- xen (1805- 1875) tên đầy đủ là Christian Andersen

- Quê quán: nhà văn người Đan Mạch

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

+ Ông là nhà văn nổi tiếng với thể loại truyện dành cho trẻ em, nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích nhưng có nhiều truyện là của ông.

+ Năm 1835, ông bắt đầu sáng tác truyện kể nhan đề Chuyện kể cho trẻ em tại Ý

+ Từ đó ông thường xuyên cho ra đời cac âu truyện như Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của Hoàng đế, Chú vịt con xấu xí…

- Phong cách sáng tác:

+ Phong cách giản dị đan xen giữa mộng tưởng và hiện thực, những câu truyện ông viết hầu hết dành cho trẻ em.

Câu 3: Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy?

Trả lời:

- Câu chuyện được kể bằng lời của tác giả.

- Kể theo ngôi thứ 3

Câu 4: Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Cô bé bán diêm” là?

Trả lời:

- Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Cô bé bán diêm” là tự sự.

Câu 5: Bố cục văn bản “Cố bé bán diêm”? Nội dung từng phần.

Trả lời:

+ Phần 1 (từ đầu… “cứng đờ ra”): Hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm.

+ Phần 2 (tiếp… “chầu Thượng đế”): Những lần quẹt diêm những mơ ước giản dị hiện ra.

+ Phần 3 (còn lại): Cái chết của cô bé bán diêm và thái độ của mọi người.

Câu 6: Thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện cho biết điều gì về cảnh ngộ của em bé?

Trả lời:

- Từ địa điểm, thời gian của em bé ta thấy được cảnh ngộ của em bé thật đáng thương: + Vào buổi tối trong đêm giao thừa, khi tất cả các gia đình đang quây quần, xum họp đón chờ năm mới.

+ Trong góc tường giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào trong chút ít

Ta có thể thấy đáng ra trong ngày giao thừa em phải đang quây quần bên gia đình, ấy vậy mà em lại phải đi bán những bao diêm trong lạnh lẽo.

Câu 7: Hãy tìm những chỉ tiết hiện thực và mộng ảo mà nhà văn đã sáng tạo ra để khắc hoạ hoàn cảnh và mơ ước của cô bé bán diêm. Qua đó, em có nhận xét gì về nhân vật này?

Trả lời:

Lần quẹt diêm 1:

- Mộng tưởng: Lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng

- Hiện thực: Tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút

Lần quẹt diêm 2:

- Mộng tưởng: Xuất hiện tấm rèn bằng vài mầu, trong nhà có bàn ăn dọn sẵn, ga trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát địa bằng sứ quý giá và có cả một con ngỗng quay.

- Hiện thực: Xung quanh những bức tường dày đặc và lạnh lẽo

Lần quẹt diêm 3:

- Mộng tưởng: Hiện ra một cây thông Noen lớn, trang trí lộng lẫy hơn cây mà em đã thấy năm ngoái qua cửa kính một nhà buôn giàu có.

- Hiện thực: Chỉ có đầy trời đầy sao

Lần quẹt diêm 4:

- Mộng tưởng: Bà em đang mỉm cười với em

- Hiện thực: Không hề có bà, vẫn chỉ có mình em trong gió rét

Lần quẹt diêm 5:

- Mộng tưởng: Bà nắm lấy tay em cả hai cùng bay lên cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa

- Hiện thực: Em bé đã chết vì quá lạnh.

=> Nhận xét: Cô bé bán diêm tuy đáng thương và tội nghiệp, nhưng lại rất nhân hậu, lạc quan. Cô bé ấy luôn không ngừng hi vọng mơ ước tới một cuộc sống đẹp đẽ và hạnh phúc hơn.

Câu 8: Theo em, ý nghĩa của câu chuyện “Cô bé bán diêm” là gì?

Trả lời:

Ý nghĩa: Nhà văn muốn gửi đến người đọc bài học giàu ý nghĩa về tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống: tấm lòng nhân ái của nhà văn với những số phận, cảnh đời nghèo khó, bất hạnh, đặc biệt là với trẻ em.

Câu 9: Em hãy tìm một số chi tiết trong văn bản để chứng tỏ truyện Cô bé bán diêm có đặc điểm của truyện cổ tích (Gợi ý: kiểu nhân vật, cách kết thúc truyện, ý nghĩa,...).

Trả lời:

* Một số chi tiết chứng tỏ truyện Cô bé bán diêm có đặc điểm của truyện cổ tích là:

- Câu chuyện phản ánh hiện thực cuộc sống đói nghèo, bất hạnh cơ cực của những em bé đáng thương.

- Em bé bán diêm thuộc kiểu nhân vật bất hạnh.

- Trong chuyện có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo như: Những tưởng tượng của em bé sau 5 lần quẹt diêm, hình ành em bé cùng bà bay về trời.

- Thể hiên khao khát hi vọng của nhân dân về một cuộc sống hạnh phúc, bình yên.

Câu 10: Cảnh ngộ đau khổ và cái chết của cô bé bán diêm gợi cho em liên tưởng đến những bạn nhỏ bất hạnh hoặc kém may mắn nào trong cuộc sống? Hãy nêu một việc tốt mà em có thể làm để giúp đỡ những bạn ấy.

Trả lời:

- Cảnh ngộ đau khổ và cái chết của cô bé bán diêm gợi cho em liên tưởng đến những bạn nhỏ mồ côi cha mẹ, những bạn nhỏ phải đi bán vé số, … trên các hè phố, lề đường.

- Em sẽ giúp các bạn bằng cách nếu gặp các bạn đó, em sẽ cho các bạn đồ dùng học tập, sách, truyện cũ, yêu thương hòa đồng với các bạn.

VIẾT

Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ

Câu 1: Thế nào là viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ?

Trả lời:

- Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ là kể lại một việc làm, một hoạt động, một tình huống.... mà người viết đã trực tiếp trải qua. Trong bài viết người kể thường xưng tôi – ngôi thứ nhất.

Câu 2: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ cần lưu ý những gì?

Trả lời:

- Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ cần lưu ý:

+ Xác định một sự việc, một tình huống hoặc hoạt động đáng nhớ mà em đã trực tiếp trải qua hoặc tham gia. Ví dụ: một chuyến tham quan, một lần mặc lỗi

+ Ghi lại các chi tiết cụ thể gắn với địa điểm, thời gian, con người, hành động, suy nghĩ, cảm xúc,...

Câu 3: Lập dàn ý cho bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em.

Dàn ý tham khảo

1. Mở bài: Giới thiệu trải nghiệm mà em muốn kể.

Hôm qua là sinh nhật của mẹ em. Chính vì thế, em và bố đã quyết định là chuẩn bị một bất ngờ cho mẹ. Đó là dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị một bữa tối thật ngon. Nghĩ là làm, sau khi mẹ đi làm, hai bố con em đã cùng nhau thực hiện kế hoạch.

2. Thân bài: Kể lại trải nghiệm theo trình tự thời gian:

a. Hoạt động chuẩn bị:

- Dọn dẹp nhà cửa:

+ Em sắp xếp đồ đạc, quét nhà…

+ Bố lau nhà và giặt phơi quần áo…

- Mua sắm:

+ Mua các loại thức ăn, bánh kẹo, nước ngọt chuẩn bị cho bữa tối

+ Mua một bó hoa và món quà (chiếc váy/son/vòng tay…) để tặng cho mẹ

+ Mua các món đồ cần thiết để chuẩn bị cho bữa tiệc sinh nhật (bóng bay, pháo hoa giấy, dòng chữ Happy Birthday bằng bóng, bánh sinh nhật, nến…)

b. Quá trình chuẩn bị:

- Nấu ăn:

+ Bố vào bếp nấu các món tủ mà mẹ yêu thích (sườn xào chua ngọt, cá sốt cà chua…)

+ Em bày các loại kẹo, bánh đã mua vào đĩa theo hình xoắn ốc cho thật đẹp

+ Bố bày các món đã nấu lên bàn, em xếp bát đĩa, cốc nước

+ Đặt bánh sinh nhật lên giữa bàn, cắm sẵn nến

- Trang trí:

+ Thổi bóng bay và cho bóng bay khắp phòng

+ Dán dòng chữ Happy Birthday lên bức tường đối diện cửa

+ Chuẩn bị sẵn pháo hoa giấy để bắn lúc mẹ bước vào

+ Đội nón sinh nhật lên đầu

- Văn nghệ:

+ Mở sẵn ca khúc Happy Birthday

+ Chuẩn bị các bài hát để mọi người cùng ca hát

c. Diễn ra bữa tiệc

+ Nghe tiếng mẹ về ngoài hành lang, liền thắp nến, tắt đèn, cầm sẵn pháo hoa giấy trên tay

+ Mẹ mở cửa bước vào liền nổ pháo hoa giấy, nói lời chúc mừng sinh nhật mẹ

+ Đội mũ sinh nhật cho mẹ, mời mẹ vào bàn thổi nến và cắt bánh sinh nhật

+ Tặng quà sinh nhật cho mẹ và cùng nhau dùng bữa tối

+ Ai cũng cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và đầm ấm

c. Kết bài: Suy nghĩ, cảm xúc của em dành cho trải nghiệm đó

Buổi tiệc sinh nhật ấy diễn ra vô cùng vui vẻ và hạnh phúc. Em đã cùng bố tất bật chuẩn bị suốt gần một ngày. Tuy có vất vả nhưng điều đó chẳng là gì so với niềm vui sướng của mẹ. Đây thực sự là một trải nghiệm ý nghĩa và đáng nhớ của em.

Câu 4: Viết bài văn kể lại trải nghiệm đáng nhớ nhất của em trong mùa hè 2021.

Bài mẫu tham khảo

Kì nghỉ hè năm 2021, em đã có một trải nghiệm bổ ích cùng với các anh chị trong đoàn thanh niên. Đó là một chuyến du lịch để nghỉ ngơi sau một năm học tập căng thẳng.

Điểm đến của chuyến đi chính là bãi biển Cửa Lò xinh đẹp. Tôi hôm trước, mẹ đã giúp em chuẩn bị đồ đạc cần thiết. Mẹ còn dặn dò em phải luôn cẩn thận, chú ý nghe lời các anh chị trong đoàn. Đây là lần đầu tiên em có một chuyến đi xa, nên việc mẹ lo lắng là bình thường.

Chuyến xe khởi hành từ sáng sớm. Đến nơi, mọi người đều đã mệt nên quyết định sau khi đến khách sạn nhận phòng. Em ở cùng phòng với chị Lan Anh - chị họ của em. Sau khi thu dọn đồ đạc sẽ cùng nhau đi ăn uống rồi nghỉ ngơi. Buổi chiều tất cả sẽ cùng nhau đi tắm biển.

Khoảng năm giờ chiều, mọi người cùng nhau ra biển. Em phải đi bộ từ khách sạn khoảng bốn ki-lô-mét mới đến biển. Trước mắt em chính là bãi biển Cửa rộng mênh mông. Gió biển lồng lộng. Tiếng sóng vỗ ào ạt. Bãi cát vàng trải dài. Bầu trời lúc này thật cao, không một gợn mây. Ông mặt trời như một quả bóng khổng lồ tỏa ánh nắng chói chang xuống mọi nơi. Em cùng các bạn thỏa thích vui đùa trên bãi cát, nghịch nước biển mát lạnh.

Chiều hôm đó, sau khi tắm biển xong. Chúng em thấy có một nhóm thanh niên tình nguyện đang dọn dẹp vệ sinh gần biển. Các anh chị trong đoàn đã đề nghị đến tham gia giúp đỡ. Khi nhận được yêu cầu đó, nhóm thanh niên tình nguyện rất vui vẻ. Chúng em phân thành các nhóm với từng công việc cụ thể. Một nhóm được giao cho công việc nhặt rác ở trên bờ biển. Một nhóm phụ trách ra xa hơn để thu nhặt rác (đặc biệt là các đồ nhựa). Sau nhiều tiếng lao động chăm chỉ, cuối cùng bờ biển cũng trở nên sạch sẽ hơn. Không chỉ vậy, chúng em còn quen được những người bạn mới. Họ nói rằng cảm thấy rất hạnh phúc khi vẫn còn nhiều khách du lịch như chúng em - có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh bãi biển.

Chuyến du lịch này là một trải nghiệm đẹp với em. Em mong rằng sẽ có thêm nhiều hơn những chuyến đi thú vị và bổ ích như vậy.

NÓI VÀ NGHE

Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ

Câu 1: Để kể lại một trải nghiệm đáng nhớ thì trải nghiệm đó phải có vai trò như thế nào với người kể?

Trả lời:

- Để kể lại một trải nghiệm đáng nhớ thì trải nghiệm đó phải có vai trò để lại những cảm xúc, ấn tượng khiến người đọc nhớ mãi.

Câu 2: Lập dàn ý chi tiết cho bài nói kể lại một chuyến đi đáng nhớ.

Dàn ý tham khảo

I. Mở bài: Giới thiệu chuyến đi chơi xa

Năm học vừa rồi em được thành tích tốt trong học tập nên ba mẹ thưởng cho em một chuyến đi chơi xa. Em rất phấn khởi và hứng thú cho chuyến đi của mình. em đã chọn một chuyến đi Đà Lạt thơ mộng, em đã được nghe nhiều về nơi này nhưng chưa 1 lần đặt chân đến. em đã có một chuyến đi thật thú vị và bổ ích.

II. Thân bài: Kể về chuyến đi xa

1. Cảnh dọc đường:

- Trên đường đi rất nhiều cây lá

- Hai bên đường rậm rạp

- Những đường đèo quanh co và uốn khúc

- Em đi trên những vực đều sâu thẳm

- Mọi người trên xe nói chuyện rôm rả, có những người say xe nên đã ngủ thiếp đi

- Tâm trạng em lúc đó rất hồi hộp và chờ mong.

2. Khi đến nơi:

- Trước mắt em là muôn vàng cảnh đẹp và hoa lá

- Bầu trời se lạnh và nên thơ

- Một thành phố rất đáng để đến

- Em đã ở lại chơi 1 tuần và đi khám phá khắp Đà Lạt: vườn hóa, thác, hồ Xuân Hương,….

- Con người ở đây rất hiền hòa và tận tình

3. Lúc ra về:

- Kết thúc 1 tuần em lại về

- Tâm trạng luyến tiết và không muốn rời xa

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chuyến đi xa

- Em cảm thấy rất vui

- Em sẽ đến đây vào một ngày không xa.

Câu 3: Mục đích khi kể lại một trải nghiệm đáng nhớ là gì?

Trả lời:

- Mục đích khi kể lại một trải nghiệm đáng nhớ là: Chia sẻ cho mọi người những trải nghiệm vui, buồn, thú vị, xấu hổ, … của mình để mình và mọi người thân thiết với nhau, hiểu nhau hơn.

Câu 4: Thế nào là kể lại một trải nghiệm?

Trả lời:

- Kể lại một trải nghiệm là trình bày bằng lời nói về một trải nghiệm của bản thâ, có thể là sự việc hoặc hoạt động.... mà người kể đã trực tiếp trải qua và có được những kinh nghiệm bài học đó

TỰ ĐÁNH GIÁ

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

ANH CÚT LỦI

Ong thợ đang hút mật bỗng nghe một tiếng “soạt” dưới cây bìm bìm. Ong thợ

nhìn xuống. Thì ra đó là một anh Cun Cút vừa lủi đến. Cun Cút đang run rẩấy nép

Sát vào bụi. Ong thợ ái ngại hỏi:

- Gì vậy, anh Cun Cút?

- Nó... Nó xua tôi!

- Nó là ai vậy?

- Là thằng Bồ Chao.

Ong thợ mỉm cười. Cun Cút hổn hển nói tiếp:

- Nó còn là thằng Cáo già. Có lúc nó còn doạ cả mụ Mèo hoang, thằng

Chó dữ, con Rắn độc, cả lão Quạ đen nữa.

Quả thật nhiều lần Ong thợ nhìn thấy Cun Cút. Lúc Cun Cút lủi trong bụi tre,

lúc chạy tránh trong lau lách, lúc đứng nấp trong bụi rậm, lúc ở chỗ này, khi ở chỗ

khác, nay đây mai đó rất tội nghiệp. Ong thợ hỏi:

- Vậy nhà anh đâu?

- Không nhà.

- Nên có một ngôi nhà để ở. Khi ta đã có được một ngôi nhà vững chắc, có rào giậu tử tế thì không phải lủi, phải tránh gì nữa. Loài ong chúng tôi xem việc xây dựng là việc vô cùng quan trọng. Chúng tôi xây dựng hàng nghìn căn phòng ở trên những thân cây cao, đến bọn Cáo già cũng không thể mon men mò đến được.

Cun Cút vỡ lẽ? gật gù:

- Rất đúng! Tôi phải làm ngay cho tôi một ngôi nhà. Tôi phải chấm dứt cuộc

đời luôn luôn lủi tránh. [...]

Chương trình xây nhà của Cun Cút khá quy mô và tỉ mỉ. [...] Đến lúc phải bắt tay vào việc. Nhưng Cun Cút chợt nghĩ: “Gì mà phải vội! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng chẳng sao. Hôm nay là tiết xuân, phải đi chơi một vòng đã.”. Cun Cút đi dọc bờ ruộng, dòm dòm ngó ngó, la cà tìm cách bắt chuyện với bọn Cóc, bọn Nhái đang ngồi đợi bọn Kiến với Sâu bò ra. Một ngày trôi qua. [...]

Hôm sau, Cun Cút lại bắt tay vào việc. Nhưng cũng lại chợt nghĩ: “Gì mà phải vội! Ngày mai rồi bắt đầu cũng được chứ sao! Đêm qua phải lủi mấy lần mệt quá! Hôm nay phải nghỉ cái đã, nhất là phải ngủ thêm một giấc. Không có gì tốt cho sức khoẻ bằng một giấc ngủ ngon. Đó chính là lời của bác sĩ giỏi nói với ta vậy.”. Cun Cút chui vào bụi, ngủ gà ngủ gật. Một ngày nữa đã trôi qua. [... ]

Và cứ thế, ngày nào Cun Cút cũng muốn bắt đầu nhưng rồi cũng có lí do để

hoãn việc, lúc thì thấy đau đầu, lúc thì thấy chóng mặt, lúc thì nắng gắt quá, lúc thì

sẽ có cơn mưa,... [...] Chương trình xây dựng từ mùa này đến mùa khác, từ năm

này đến năm khác vẫn còn nằm trong dự định.

Ong thợ gặp Cun Cút hỏi:

- Nhà cửa đã xong chưa?

- Chưa xong gì cả.

- Thế khâu nguyên liệu đã đến đâu rồi?

- Cũng chưa có gì cả.

- Gì chứ gỗ tốt với tre trúc thì có thiếu gì. Tre gỗ bạt ngàn, làm gì cho hết.

Nhưng đã nghĩ là phải làm. [... ] Chúng tôi không bao giờ để đến ngày mai một việc có thể làm ngay hôm nay được. Cứ lấy cớ này cớ nọ để lùi việc lại ngày mai, có lúc đó cũng là hình thức của sự tránh việc, của sự lười biếng.

Anh lười biếng hay kiếm chuyện nói quanh. Cun Cút có nhiều lí do để lùi việc làm nhà. Mãi cho đến ngày nay, Cun Cút vẫn phải chui bờ, ở bụi.

(Theo VÕ QUẢNG, Những truyện hay viết cho thiếu nhỉ,

NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2019)

Câu 1. Nhân vật Cun Cút được nhà văn khắc hoạ thông qua yếu tố nào?

Trả lời:

- Nhân vật Cun Cút được nhà văn khắc hoạ thông qua yếu tố: Trang phục

Câu 2. Để làm nổi bật cuộc sống của Cun Cút, nhà văn đã sáng tạo ra cuộc đối thoại giữa nhân vật này với nhân vật nào?

Trả lời

- Để làm nổi bật cuộc sống của Cun Cút, nhà văn đã sáng tạo ra cuộc đối thoại giữa nhân vật này với nhân vật: Ong thợ

Câu 3. Suy nghĩ nào của Cun Cút được lặp đi lặp lại để từ đó làm bật lên tính cách của nhân vật này?

Trả lời

- Suy nghĩ của Cun Cút được lặp đi lặp lại để từ đó làm bật lên tính cách của nhân vật này là: Gì mà phải vội! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng chẳng sao

Câu 4. Vì sao Cun Cút đến nay vẫn phải chui bờ, ở bụi?

Trả lời

- Cun Cút đến nay vẫn phải chui bờ, ở bụi: Vì Cun Cút luôn đưa ra lí do để lùi việc

Câu 5. Theo em, qua nhân vật Cun Cút, nhà văn muốn phê phán kiểu người nào trong xã hội?

Trả lời

- Theo em, qua nhân vật Cun Cút, nhà văn muốn phê phán kiểu người lười biếng, ngại làm việc trong xã hội.

Câu 6. “Loài ong chúng tôi xem việc xây dựng là việc vô cùng quan trọng. Chúng tôi xây dựng hàng nghìn căn phòng ở trên những thân cây cao, đến bọn Cáo già cũng không thể mon men mò đến được.” Các câu văn trên nói về tính cách nào?

Trả lời

- Các câu văn trên nói về tính cách: Chăm chỉ, cẩn trọng, kiên trì

Câu 7. Truyện có phải do nhân vật Ong thợ kể lại?

Trả lời

- Truyện không phải do nhân vật Ong thợ kể lại.

Câu 8. Câu nào có chủ ngữ được mở rộng? Hãy chỉ ra thành phần mở rộng của chủ ngữ.

a) Anh hay kiếm chuyện nói quanh.

b) Những anh lười biếng hay kiếm chuyện nói quanh.

Trả lời:

- Câu b có chủ ngữ được mở rộng: Những anh lười biếng hay kiếm chuyện nói quanh.

- Thanh phần được mở rộng là chủ ngữ “Những anh lười biếng” là một cụm danh từ.

Câu 9. Hãy viết lại câu văn sau theo hướng mở rộng thành phần chủ ngữ: Ong xây dựng hàng nghìn căn phòng ở trên những thân cây cao.

Trả lời:

Viết lại câu văn theo hướng mở rộng thành phần chủ ngữ:

- Những chú ong cần mẫn, xây dựng hàng nghìn căn phòng ở trên những thân cây cao.

- Thành phần được mở rộng chủ ngữ: Những chú ong cần mẫn

Câu 10. Câu nói của Ong thợ: “Nhưng đã nghĩ là phải làm. [...] Chúng tôi không bao giờ để đến ngày mai một việc có thể làm ngay hôm nay được.” giúp em rút ra bài học gì? Hãy viết bài học đó trong khoảng 3 - 5 dòng.

Đoạn văn mẫu tham khảo

Câu nói của Ong thợ: “Nhưng đã nghĩ là phải làm. [...] Chúng tôi không bao giờ để đến ngày mai một việc có thể làm ngay hôm nay được.” giúp em rút ra bài học một bài học về sự chăm chỉ trong cuộc sống. Thật vậy, khi cô giáo giao bài tập ta hãy hoàn thành ngay. Khi bố mẹ bảo làm việc gì chúng ta cũng cố gắng làm sớm, không chần chừ. Điều này sẽ giúp chúng ta tạo dựng được đức tính chăm chỉ, siêng năng khiến mọi người đều yêu mến.

1 175 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: