3000 câu hỏi ôn tập Ngữ văn có đáp án (Phần 9)

Bộ 3000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn có đáp án Phần 9 hay nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn.

1 442 22/01/2024


3000 câu hỏi ôn tập Ngữ văn (Phần 9)

ĐỌC

Tri thức Ngữ văn trang 60

*Tri thức đọc hiểu

Câu 1: Thơ lục bát là gì?

Trả lời:

- Thơ lục bát là thể thơ có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam. Một cặp câu lục bát gồm một dòng 6 tiếng (dòng lục) và một dòng 8 tiếng (dòng bát).

Câu 2: Cách gieo vần trong thơ lục bát như thế nào?

Trả lời:

- Cách gieo vần trong thơ lục bát: tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát kế nó, tiếng thứ tám dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo.

Câu 3: Cách ngắt nhịp trong thơ lục bát như thế nào?

Trả lời:

- Cách ngắt nhịp trong thơ lục bát: thơ lục bát thường được ngắt nhịp chẵn, ví dụ như 2/2/2, 2/4/2, 4/4,...

Câu 4: Thanh điệu trong thơ lục bát được phối hợp ra sao?

Trả lời:

- Thanh điệu trong thơ lục bát được phối hợp là: sự phối hợp thanh điệu giữa các tiếng trong một cặp câu lục bát được thể hiện như sau:

Câu 5: Nêu những đặc trưng cơ bản trong thơ lục bát.

Trả lời:

Những đặc trưng cơ bản trong thơ lục bát:

* Số câu, số tiếng:

- Số dòng: Một câu gồm hai dòng (một cặp) gồm: Một dòng có sáu tiếng và một dòng có tám tiếng.

- Số câu: Không giới hạn nhưng khi kết thúc phải dừng lại ở câu tám tiếng. Một bài thơ lục bát: Có thể có một câu, hai câu, ba câu hay có thể có nhiều câu nối dài.

* Cách gieo vần:

- Âm tiết cuối của dòng sáu tiếng hiệp vần với âm tiết thứ sáu cuả dòng tám tiếng theo từng cặp. Âm tiết cuối của dòng tám tiếng lại hiệp vần với âm tiết thứ sáu của dòng sáu tiếng nối tiếp. Cứ thế luân chuyển như vậy cho đến hết bài.

- Vần cuối dòng là vần chân, vần ở giữa dòng là vần lưng.

* Phối thanh:

- Chỉ bắt buộc: Các tiếng thứ tư phải là trắc; các tiếng thứ hai, sáu, thứ tám phải là bằng.

- Nhưng câu tám tiếng thì tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám phải khác dấu (nếu tiếng trước là dấu huyền thì tiếng sau phải không có dấu và ngược lại).

- Các tiếng thứ một, ba, năm, bảy của cả hai câu sáu tiếng, tám tiếng và âm tiết thứ hai (của cả hai câu) có thể linh động tuỳ ý về bằng trắc

* Nhịp và đối trong thơ lục bát:

- Cách ngắt nhịp khá uyển chuyển: Nhịp 2 / 4; Nhịp 3/3

* Đối:

- Thơ lục bát không nhất thiết phải sử dụng phép đối. Nhưng đôi khi để làm nổi bật một ý nào đó, người làm thơ có thể sử dụng tiểu đối trong từng cặp hoặc từng câu thơ.

* Tri thức tiếng Việt

Câu 6: Trình bày cách lựa chọn từ ngữ thích hợp khi nói hoặc viết.

Trả lời:

Cách lựa chọn từ ngữ thích hợp khi nói hoặc viết:

- Xác định nội dung cần diễn đạt.

- Huy động các từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa, từ đó lựa chọn những từ ngữ có khả năng diễn đạt chính xác nhất nội dung muôn thể hiện.

- Chú ý khả năng kết hợp hài hoà giữa từ ngữ được lựa chọn với những từ ngữ được sử dụng trước và sau nó trong cùng một câu (đoạn) văn.

Câu 7: Nêu tác dụng của cách lựa chọn từ ngữ thích hợp khi nói hoặc viết.

Trả lời:

- Tác dụng của cách lựa chọn từ ngữ thích hợp khi nói hoặc viết: Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản giúp diễn đạt chính xác và hiệu quả điều mà người nói (viết) muốn thể hiện.

VĂN BẢN ĐỌC

Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong những câu hát dân gian là?

Trả lời:

- Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong những câu hát dân gian là biểu cảm

Câu 2: Cụm từ “vẻ đẹp quê hương” thường khiến em nghĩ đến điều gì?

Trả lời:

- Cụm từ “vẻ đẹp quê hương” thường khiến em nghĩ đến những khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp trên mọi miền quê hương đất nước.

Câu 3: Hình ảnh kinh thành Thăng Long được gợi lên trong bài ca dao số 1 có điểm gì đặc biệt? Những từ ngữ như “phồn hoa thứ nhất Long Thành”, “người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” đã góp phần thể hiện sắc thái cảm xúc gì của tác giả về đất Long Thành?

Trả lời:

- Hình ảnh kinh thành Thăng Long hiện lên với đầy đủ tên gọi của 36 phố phường.

- Những từ ngữ như “phồn hoa thứ nhất Long Thành”, “người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” đã góp phần thể hiện niềm tự hào về vẻ đẹp của Hà Nội và tình cảm lưu luyến của tác giả khi phải xa Long Thành.

Câu 4: Bài ca dao 2 giới thiệu vẻ đẹp gì của quê hương? Cảm xúc của tác giả dân gian về quê hương được thể hiện như thế nào qua bài ca dao này?

Trả lời:

- Bài ca dao số 2 đã giới thiệu về một vẻ đẹp khác của quê hương, đó là vẻ đẹp về truyền thống giữ nước của dân tộc, tác giả dân gian đã giới thiệu địa danh lịch sử, gắn với những chiến công lịch sử oanh liệt của dân tộc

- Cảm xúc của tác giả dân gian: Tác giả yêu và tha thiết tự hào về quê hương mình.

Câu 5: Em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của vùng đất Bình Định qua bài ca dao 3? Xác định và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu lục bát “Bình Định có núi Vọng Phu/ Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh.”

Trả lời:

- Bài ca dao 3 đã gợi lên vẻ đẹp của vùng đất Bình Định qua vẻ đẹp thiên nhiên, của lịch sử đấu tranh anh hùng

- Tác giả đã sử dụng phép điệp từ “có” trong câu lục bát “Bình Định có núi Vọng Phu/ Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh.”

- Tác dụng: Điệp từ này đã góp phần nhấn mạnh những nét đẹp đặc trưng của Bình Định và thể hiện lòng tự hào, yêu mến của tác giả với mảnh đất quê hương.

Câu 6: Em hãy chỉ ra đặc điểm của thể thơ lục bát thể hiện qua bài ca dao 3.

Trả lời:

- Thể thơ lục bát thể hiện qua bài ca dao số 3:

+ Số dòng thơ: 4 dòng (2 dòng lục có sáu tiếng, 2 dòng bát có 8 tiếng)

+ Vần trong các dòng thơ: tiếng thứ 6 của câu lục hiệp với tiếng thứ 6 của câu bát: phu-cù, xanh-anh-canh)

+ Nhịp thơ: Dòng 1 nhịp 2/4, dòng 2 nhịp 4/4, dòng 3 nhịp 4/2, dòng 4 nhịp 4/4

Câu 7: Những hình ảnh “cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” thể hiện đặc điểm gì của vùng Tháp Mười? Từ đó, cho biết tình cảm của tác giả đối với vùng đất này.

Trả lời:

- Những hình ảnh “cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” thể hiện sự trù phú về sản vật mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người.

- Qua đó thể hiện niềm tự hào của tác giả về sự giàu có của thiên nhiên vùng Đồng Tháp Mười.

Câu 8: Những vẻ đẹp nào của quê hương được thể hiện xuyên suốt trong bốn bài ca dao trên? Qua đó, tác giả dân gian thể hiện tình cảm gì với quê hương, đất nước? Dựa vào đâu, em nhận định như vậy?

Trả lời:

- Những vẻ đẹp nào của quê hương được thể hiện xuyên suốt trong bốn bài ca dao trên là: vẻ đẹp thiên nhiên, con người, truyền thống lịch sử đấu tranh, văn hoá của vùng đất. Qua đó, tác giả thể hiện tình cảm, sự tự hào về quê hương, đất nước.

- Em nhận định như trên là dựa vào những hình ảnh, từ ngữ, biện pháp nghệ thuật được các tác giả dân gian thể hiện qua từng bài ca dao.

Câu 9: Điền vào bảng sau ít nhất một từ ngữ hoặc hình ảnh độc đáo của mỗi bài ca dao và giải thích vì sao em chọn từ ngữ, hình ảnh ấy.

Bài ca dao

Từ ngữ, hình ảnh độc đáo

Giải thích

1

2

3

4

Trả lời:

Bài ca dao

Từ ngữ, hình ảnh độc đáo

Giải thích

1

Phồn hoa thứ nhất Long Thành/ Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ

Hình ảnh kinh thành Thăng Long đông đúc, nhộn nhịp

2

Sâu nhất là sông Bạch Đằng/ Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan

Thể hiện được vẻ đẹp và lòng tự hào về lịch sử quê hương.

3

Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh

Lòng tự hào về những cảnh đẹp quê hương gắn liền với lịch sử.

4

Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn

Sự trù phú, giàu có của thiên nhiên ban tặng người dân Tháp Mười.

Câu 10: Trong bốn bài ca dao trên, em thích nhất bài nào? Vì sao?

Trả lời:

- Em thích nhất là bài ca dao số 1, bài thơ đã thể hiện được vẻ đẹp phồn hoa đô thị của phố phường Hà Nội xưa. Đó chính là niềm tự hào về mảnh đất kinh thành, nơi hội tụ tinh hoa của đất nước.

Việt Nam quê hương ta

Câu 1: Nếu chọn một hình ảnh làm biểu tượng cho Việt Nam, em sẽ chọn hình ảnh nào? Vì sao?

Trả lời:

- Nếu chọn hình ảnh làm biểu tượng cho Việt Nam, em sẽ chọn cảnh đẹp Hồ Gươm.

- Vì hình ảnh Hồ Gươm gắn với câu chuyện kể về truyền thuyết lịch sử ý nghĩa: Lê Lợi hoàn gươm cho Long Vương.

Câu 2: Em biết bài thơ hoặc bài hát nào về quê hương?

Trả lời:

- Bài hát, bài thơ về quê hương mà em biết: “Bay qua Biển Đông” (nhạc sĩ: Lê Việt Khánh), “Hãy đến với con người Việt Nam” (sáng tác: Xuân Nghĩa); “Quê hương” (Tế Hanh), …

Câu 3: Việt Nam quê hương ta” thuộc thể loại nào?

Trả lời:

- “Việt Nam quê hương ta” thuộc thể loại thơ lục bát.

Câu 4: Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản Việt Nam quê hương ta” là?

Trả lời:

- Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản Việt Nam quê hương ta” là biểu cảm.

Câu 5: Tám dòng thơ này giúp em hình dung gì về phong cảnh và con người Việt Nam?

Trả lời:

- Tám dòng thơ này đã gợi cho em hình dung đến phong cảnh đất nước tươi đẹp có những cánh đồng lúa trải dài thẳng cánh cò bay, những dãy núi bồng bềnh trong mây.

- Đất nước Việt Nam còn có những những người dân bao đời nay cần cù, chịu khó, chịu nhiều thương đau trong chiến tranh, vất vả một nắng hai sương trên đồng ruộng.

Câu 6: Những dòng thơ này gợi cho em nghĩ đến đặc điểm nào của truyền thống dân tộc?

Trả lời:

- Những dòng thơ này gợi cho em nghĩ đến truyền thống anh hùng, anh dũng trong đấu tranh của nhân dân.

Câu 7: Em hãy chỉ ra cách gieo vần và ngắt nhịp của bốn dòng thơ đầu.

Trả lời:

- Cách gieo vần của 4 câu thơ đầu: ơi-trời; hơn-rờn-sơn

- Cách ngắt nhịp: câu 1 và câu 3 nhịp 2/2/2, câu 2 và câu 4 nhịp 2/2/2/2

Câu 8: Trong văn bản tác giả tập trung miêu tả những hình ảnh nào tiêu biểu của con người Việt Nam và nói đến những vẻ đẹp nào của quê hương?

Trả lời:

- Trong văn bản, tác giả đã nhắc đến những hình ảnh tiêu biểu về những người lao động cần cù, chịu khó, của truyền thống đấu tranh bất khuất, của lòng chung thuỷ, sự tài hoa.

- Trong văn bản, tác giả đã nói đến những vẻ đẹp quê hương: cánh đồng lúa, cánh cò, núi đồi.

Câu 9: Tìm và nêu tác dụng của những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ đặc sắc mà tác giả sử dụng để miêu tả cảnh sắc quê hương trong bốn dòng thơ đầu.

Trả lời:

- Các biện pháp tu từ:

+ Biện pháp tu từ nhân hoá: “Việt Nam đất nước ta ơi”

+ Biện pháp tu từ so sánh: “Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”

- Tác dụng: Khiến cho hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, thân quen, sinh động, gợi cảm hơn.

Câu 10: Tìm và nêu tác dụng của hình ảnh, từ ngữ đặc sắc được dùng để khắc hoạ vẻ đẹp của con người Việt Nam trong đoạn thơ còn lại.

Trả lời:

- Những vẻ đẹp của con người Việt Nam đã được khắc hoạ trong đoạn thơ đó là:

+ Sự vất vả, cần cù trong lao động: “vất vả in sâu”, “áo nâu nhuộm bùn”.

+ Sự anh hùng, mạnh mẽ, kiên cường trong chiến đấu: “chịu nhiều đau thương”, “chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”, “Đạp quân thù xuống đất đen”

+ Sự hiền lành, chịu thương chịu khó khi trở về cuộc sống đời thường lại: “Súng gươm vứt bỏ lại hiền hơn xưa”.

+ Sự thuỷ chung, khéo léo, chăm chỉ: “Yêu ai yêu trọn tấm lòng thuỷ chung”, “Tay người như có phép tiên”, “Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ”.

- Tác dụng: Giúp tô đậm hơn vẻ đẹp cần cù, chịu thương chịu khó, anh hùng, thủy chúng của người Việt Nam ta

Câu 11: Tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện như thế nào trong văn bản? Hãy chỉ ra một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện trực tiếp tình cảm ấy.

Trả lời:

- Tác giả đã thể hiện sự tự hào về đất nước, quê hương qua những khung cảnh thiên nhiên và văn hoá, con người như: “Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”, “Quê hương biết mấy thân yêu”, …

Câu 12: Văn bản gợi cho em suy nghĩ và cảm xúc gì về con người và cảnh sắc quê hương?

Trả lời:

- Văn bản đã gợi cho em về một đất nước Việt Nam với rất nhiều cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và những con người anh hùng, kiên cường trong chiến đấu và chăm chỉ, thuỷ chung, cần cù, chịu khó trong cuộc sống đời thường.

ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM

Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…

Câu 1: Theo Bùi Mạnh Nhị, những hình ảnh đặc sắc nào của quê hương đã được khắc hoạ qua bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng?

Trả lời:

- Theo Bùi Mạnh Nhị, những hình ảnh đặc sắc của quê hương đã được khắc hoạ đó là vẻ đẹp của cánh đồng lúa bao la, trù phú, tốt tươi, đầy sức sống. Trên nền thiên nhiên đó là vẻ đẹp của người con gái thon thả, mảnh mai, duyên dáng và đầy sức sống.

Câu 2: Bài viết này đã đề cập đến những nét độc đáo nào của bài ca dao?

Trả lời:

- Nét độc đáo của bài ca dao:

+ Sử dụng các biện pháp nghệ thuật độc đáo: Hai dòng thơ đầu được kéo dài tới 12 tiếng, sử dụng nhiều biện pháp tu từ như đối xứng, điệp ngữ, điệp từ, ngôn ngữ mang màu sắc địa phương.

+ Bài ca dao có nhiều cách hiểu ở hai dòng thơ cuối: Hai dòng thơ cuối có thể là lời của cô gái nhưng cũng có thể là lời của chàng trai

Câu 3: Bài viết đã thể hiện cảm xúc gì của tác giả khi đọc bài ca dao? Nêu một số chi tiết trong văn bản làm căn cứ cho ý kiến của em.

Trả lời:

- Cảm xúc của tác giả và một số chi tiết làm căn cứ:

+ Sự yêu mến, trân trọng với vẻ đẹp của thiên nhiên và con người quê hương: như chi tiết tác giả nói về cánh đồng: cánh đồng không chỉ rộng lớn, mênh mông mà còn rất đẹp, trù phú, đầy sức sống

+ Thể hiện sự bất ngờ, thú vị bởi sự sâu sắc của bài thơ: bài ca dao gây ấn tượng ngay từ những dòng thơ đầu, tuy nhiên bài ca dao có thể còn mang nhiều ý khác

Câu 4: Bài ca dao này là lời của ai nói với ai?

Trả lời:

- Bài ca dao này là lời của chàng trai nói với cô gái hoặc có thể hiểu là lời cô gái đang tự nói về mình.

Câu 5: Liệt kê một số bài ca dao có nội dung tương tự bài ca dao trên.

Trả lời:

- Liệt kê một số bài ca dao có nội dung tương tự bài ca dao trên:

“Thân em như hạt mưa rào,
Hạt rợi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.
Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.”

Thực hành tiếng Việt trang 67

Câu 1: Đọc đoạn ca dao sau:

Phồn hoa thứ nhất Long Thành

Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.

Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,

Bút hoa xin chép bài thơ lưu truyền.

a. Từ “phồn hoa” trong dòng thơ thứ nhất nên được hiểu như thế nào? Liệu có thể thay từ “phồn hoa” bằng từ “phồn vinh” được hay không? Hãy lí giải.

b. Tìm và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ”.

c. Xác định và chỉ ra tác dụng của việc sử dụng từ láy trong đoạn ca dao trên.

d. Trong dòng thơ cuối, có thể sử dụng cụm từ “bút đây” thay cho “bút hoa” được không? Sự lựa chọn từ “bút hoa” góp phần thể hiện sắc thái ý nghĩa gì của bài ca dao.

Trả lời:

a. Từ “phồn hoa” được hiểu là cảnh sống giàu có, xa hoa còn “phồn vinh” được dùng để miêu tả đất nước ở vào giai đoạn giàu có, thịnh vượng. Vì vậy, câu thơ này chỉ cảnh buôn bán tấp nập, giàu có của mảnh đất kinh thành xưa nên dùng từ “phồn hoa” là thích hợp nhất.

b. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh phố – mắc cửi, đường – bàn cờ

- Tác dụng: giúp người đọc hình dung được tính chất sầm uất, đông vui của phố thị.

c. Từ láy “ngẩn ngơ” thể hiện trạng thái bị cuốn hút đến ngỡ ngàng của tác giả trước vẻ xa hoa, sầm uất của phố phường.

d. Từ “bút hoa” thể hiện tài năng xuất sắc của người làm nên bài thơ sử dụng từ này có ý nghĩa và hay hơn so với từ “bút đây”.

Câu 2: Đọc bài ca dao sau:

Ai ơi về miệt Tháp Mười

Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn

a. Từ “sẵn” trong câu “Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” có nghĩa là gì? Việc lựa chọn từ “sẵn” trong bài ca dao này có phù hợp với nội dung mà tác giả muốn thể hiện không? Vì sao?

b. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao trên

Trả lời:

a. Từ “sẵn” được hiểu là có nhiều đến mức cần bao nhiêu cũng có thể có ngay bấy nhiêu. Việc lựa chọn từ “sẵn” phù hợp với nội dung bài thơ để nhằm thể hiện sự trù phú, giàu có của thiên nhiên đã ban tặng cho con người vùng đất Tháp Mười.

b. Tác giả sử dụng biện pháp điệp từ “sẵn” nhằm nhấn mạnh tính chất giàu có của thiên nhiên Tháp Mười.

Câu 3: Tìm từ ở cột B có nghĩa phù hợp với các chỗ trống trong câu ở cột A:

Trả lời:

1e – 2g – 3h – 4k – 5i – 6a – 7b – 8c – 9đ – 10d

Câu 4: Đọc đoạn văn sau:

Bài ca dao, chỉ với bốn dòng ngắn ngủi nhưng đã mở ra một không gian bao la của đồng quê và một thế giới cảm xúc của người dân quê, vừa thiết tha sâu lắng. Bài ca dao cũng cho thấy lời ăn tiếng nói vốn dân dã, mộc mạc cảu mỗi miền quê, khi đã thành lời ca, điệu hát thì sẽ trở nên tha thiết, ngọt ngào như thế nào. Có cái gì khiến ta bâng khuâng, xao xuyến mãi trong mấy chữ đơn sơ này: “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng”.

Tìm từ láy trong đoạn văn trên. Những từ láy đó có tác dụng gì đối với việc thể hiện nội dung của đoạn văn.

Trả lời:

- Các từ láy trong đoạn văn trên: dân dã, mộc mạc, tha thiết, thiết tha, bâng khuâng, ngọt ngào, ngắn ngủi, xao xuyến.

- Các từ láy đó góp phần nhấm mạnh sự chất phác, mộc mạc thôn quê của bài ca dao.

ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI

Hoa Bìm

Câu 1: “Hoa Bìm” thuộc thể thơ nào?

Trả lời:

- “Hoa Bìm” thuộc thể thơ lục bát.

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong “Hoa Bìm” là?

Trả lời:

- Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong “Hoa Bìm” là: Biểu cảm

Câu 3: Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ lục bát trong bài thơ trên.

Trả lời:

- Những đặc điểm của thể thơ lục bát trong bài thơ trên là:

- Bài thơ gồm các cặp câu lục bát.

- Về cách gieo vần:

+ Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát kế nó: bìm-tìm, ngư-hờ, sai-vài, dim-chim, gầy-đầy, tơ-nhờ

+ Tiếng thứ tám dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục kế theo: thơ-ngơ, gai-sai, chim-dim, mây-gầy

- Về ngắt nhịp: ngắt nhịp chẵn câu lục ngắt nhịp 2/2/2, câu bát ngắt nhịp 4/4

- Về thanh điệu: có sự phối hợp giữa các tiếng trong một cặp câu lục bát: các tiếng ở vị trí 2,4,6,8 đều tuân thủ chặt chẽ theo quy định: tiếng thứ 2 là thanh bằng, tiếng thứ 4 thanh trắc, tiếng thứ 6 và 8 là thanh bằng.

Câu 4: Xác định tình cảm của tác giả đối với quê hương được thể hiện qua bài thơ.

Trả lời:

- Tác giả đã thể hiện tình cảm với quê hương khi gợi nhắc lại những kỉ niệm của tuổi thơ, những hình ảnh giản dị, đời thường gắn với cuộc sống thường ngày.

Câu 5: Nêu ít nhất một nét độc đáo của bài thơ được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh hoặc biện pháp tu từ.

Trả lời:

- Tác giả đã sử dụng điệp từ “có” kết hợp với biện pháp liệt kê để gợi nhắc những hình ảnh thân thuộc gắn bó với tuổi thơ: có con “chuồn ớt” lơ ngơ, có “cây hồng trĩu” cành sai, có “con mắt lá” lim dim, có “con thuyền giấy”….. Từ đó, tác giả đã vẽ lên một khung cảnh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động với người đọc

VIẾT

Làm một bài thơ lục bát

Câu 1: Nêu quy tắc luật thanh khi làm thơ lục bát.

Trả lời:

Quy tắc luật thanh khi làm thơ lục bát:

- Về thanh điệu: sự phối hợp thanh điệu giữa các tiếng trong một cặp câu lục bát được thể hiện như sau:

Câu 2: Trình bày cách gieo vần khi làm thơ lục bát.

Trả lời:

- Cách gieo vần khi làm thơ lục bát: tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát kế nó, tiếng thứ tám dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo.

Câu 3: Trình bày cách ngắt nhịp khi làm thơ lục bát.

Trả lời:

- Về ngắt nhịp: thơ lục bát thường được ngắt nhịp chẵn, ví dụ như 2/2/2, 2/4/2, 4/4,...

Câu 4: Mục đích của em khi làm một bài thơ lục bát là gì?

Trả lời:

- Mục đích của em khi làm một bài thơ lục bát là: Muốn truyền tải, tạo sự hấp dẫn cho người đọc những nội dung, cảm xúc của bài thơ mà em viết.

Câu 5: Lập dàn ý để làm một bài thơ lục bát.

Trả lời:

1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về thể thơ lục bát (do người Việt sáng tạo, dễ bộc lộ cảm xúc).

2. Thân bài.

a. Các đặc điểm của thể thơ lục bát: Lục bát chỉnh thể (tuân đúng những quy định)

* Số câu, số tiếng:

- Số dòng: Một câu gồm hai dòng (một cặp) gồm: Một dòng có sáu tiếng và một dòng có tám tiếng.

- Số câu: Không giới hạn nhưng khi kết thúc phải dừng lại ở câu tám tiếng.

Một bài thơ lục bát: Có thể có một câu, hai câu, ba câu hay có thể có nhiều câu nối dài.

* Cách gieo vần:

- Âm tiết cuối của dòng sáu tiếng hiệp vần với âm tiết thứ sáu cuả dòng tám tiếng theo từng cặp. Âm tiết cuối của dòng tám tiếng lại hiệp vần với âm tiết thứ sáu của dòng sáu tiếng nối tiếp. Cứ thế luân chuyển như vậy cho đến hết bài.

- Vần cuối dòng là vần chân, vần ở giữa dòng là vần lưng.

* Phối thanh:

- Chỉ bắt buộc: Các tiếng thứ tư phải là trắc; các tiếng thứ hai, sáu, thứ tám phải là bằng.

- Nhưng câu tám tiếng thì tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám phải khác dấu (nếu tiếng trước là dấu huyền thì tiếng sau phải không có dấu và ngược lại).

- Các tiếng thứ một, ba, năm, bảy của cả hai câu sáu tiếng, tám tiếng và âm tiết thứ hai (của cả hai câu) có thể linh động tuỳ ý về bằng trắc

* Nhịp và đối trong thơ lục bát:

- Cách ngắt nhịp khá uyển chuyển: Nhịp 2 / 4; Nhịp 3/3

* Đối: Thơ lục bát không nhất thiết phải sử dụng phép đối. Nhưng đôi khi để làm nổi bật một ý nào đó, người làm thơ có thể sử dụng tiểu đối trong từng cặp hoặc từng câu thơ.

b. Trường hợp Ngoại lệ:

* Lục bát biến thể:

- Số chữ tăng lên: Vần lưng tất nhiên cũng xê dịch theo.

- Thanh: Tiếng thứ hai có thể là thanh trắc:

- Gieo vần: Có thể gieo vần trắc:

c. Tác dụng của thơ lục bát:

- Phản ánh và cô kết trung thành những phẩm chất thẩm mĩ của Tiếng Việt.

- Cách gieo vần và phối thanh, ngắt nhịp giản dị mà biến hoá vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng làm cho thơ lục bát dồi dào khả năng diễn tả.

3. Kết bài

- Nêu vị trí của thơ lục bát trong nền văn học Việt Nam.

- Muốn làm được một bài thơ lúc bát hay ta cần tuân thủ theo các quy tác về gieo vần, phối thanh, ngắt nhịp, …

Câu 6: Hãy làm một bài thơ lục bát theo đề tài tự do.

Trả lời:

Ve kêu đã tự khi nào
Mà ta cứ nghĩ mới vào đầu thu
Trường mới giờ đã thành xưa
Ngày nào mới đến giờ xa mất rồi

Bốn năm cứ nghĩ là dài
Cứ nghĩ học mãi học hoài chả xong
Bây giờ lại nhớ lại mong
Mái trường xưa cũ phượng hồng mùa thi.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát

Câu 1: Đoạn văn là gì?

Trả lời:

- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, biểu đạt nội dung tương đối trọn vẹn. Về hình thức, đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành, được bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn.

Câu 2: Trình bày yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát.

Trả lời:

- Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát

+ Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn

+ Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát

+ Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc

+ Cấu trúc gồm 3 phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn

Câu 3: Muốn viết đoạn văn trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát, cần thực hiện theo mấy bước? Là những bước nào?

Trả lời:

Muốn viết đoạn văn trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát, cần thực hiện theo 4 bước:

- Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

+ Xác định đề tài

+ Thu thập tư liệu

- Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

- Bước 3: Viết đoạn

- Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

Câu 4: Mục đích của em khi viết một đoạn văn trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát là nhằm?

Trả lời:

- Mục đích của em khi viết một đoạn văn trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát là muốn bày tỏ cảm xúc, tình cảm của mình về bài thơ lục bát đó tới người đọc.

Câu 5: Lập dàn ý viết một đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát.

Trả lời:

1. Mở đoạn

- Giới thiệu tên bài thơ, tác giả (nếu có), cảm nghĩ chung về bài thơ.

2. Thân đoạn

- Chỉ ra nội dung hoặc nghệ thuật cụ thể của bài thơ khiến em yêu thích và có nhiều cảm xúc, suy nghĩ.

+ Ví dụ: về nội dung, bài thơ viết về đề tài gia đình thân thuộc, về tình cảm yêu thương gắn bó giữa mọi người…; về hình thức, bài thơ sử dụng thể lục bát quen thuộc, gần gũi, có cách ngắt nhịp và gieo vần phù hợp với việc thể hiện nội dung tình cảm gia đình…

- Nêu lên các lý do khiến em yêu thích.

+ Ví dụ: về nội dung, bài thơ cho em những kỉ niệm, tình cảm, cảm xúc thân thương về ông, bà, cha, mẹ... ; về nghệ thuật, tác giả đã sử dụng các từ ngữ, hình ảnh rất sinh động, gợi cảm; các biện pháp tu từ và cách gieo vần, ngắt nhịp độc đáo của thơ lục bát…

3. Kết đoạn

- Khái quát lại cảm nghĩ của bản thân về ý nghĩa của bài thơ.

Câu 6: Viết một đoạn văn ngắn thể hiện cảm xúc của em về bài thơ “Chuyện cổ nước mình”.

Trả lời:

Đoạn văn mẫu tham khảo

Truyện cổ tích là kho tàng văn học dân gian quý báu và giàu có của nhân dân ta. Tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ đã thể hiện và đúc kết thật hay, thật sâu lắng những bài học quý giá từ những câu chuyện cổ trong bài thơ “Chuyện cổ nước mình”. Bài thơ viết bằng thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ, tác giả ca ngợi truyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau. Đó là bài học đạo đức về tư tưởng “ở hiền gặp hiền” được thể hiện qua các nhân vật cổ tích như Thạch Sanh, Sọ Dừa,… Điều đó khiến chúng ta thêm tin vào lẽ công bằng và sống một cuộc sống hướng thiện hơn. Từ những dòng thơ sâu lắng, đậm đà, truyện cổ còn mang giá trị tinh thần to lớn, giúp tác giả đi qua những chông gai của cuộc đời, tin vào lẽ sống và hoàn thiện mình hơn. Có thể thấy, “Chuyện cổ nước mình" là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm truyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình và có tư tưởng tích cực hơn trong cuộc đời.

NÓI VÀ NGHE

Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát

Câu 1: Bài nói trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát nhằm mục đích gì?

Trả lời:

- Bài nói trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát nhằm mục đích trình bày, bộc lộ những tình cảm, cảm xúc của bản thân về bài thơ lục bát tới người nghe.

Câu 2: Bài nói trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát gồm mấy bước? Đó là những bước nào?

Trả lời:

Bài nói trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát gồm 4 bước:

- Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói

- Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

- Bước 3: Luyện tập và trình bày

- Bước 4: Trao đổi, đánh giá

Câu 3: Lập dàn ý cho bài nói trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát mà em yêu thích.

Trả lời:

1. Mở đoạn

- Gửi lời chào tới người nghe

- Giới thiệu tên bài thơ, tác giả (nếu có), cảm nghĩ chung về bài thơ.

2. Thân đoạn

- Chỉ ra nội dung hoặc nghệ thuật cụ thể của bài thơ khiến em yêu thích và có nhiều cảm xúc, suy nghĩ.

+ Ví dụ: về nội dung, bài thơ viết về đề tài gia đình thân thuộc, về tình cảm yêu thương gắn bó giữa mọi người…; về hình thức, bài thơ sử dụng thể lục bát quen thuộc, gần gũi, có cách ngắt nhịp và gieo vần phù hợp với việc thể hiện nội dung tình cảm gia đình…

- Nêu lên các lý do khiến em yêu thích.

+ Ví dụ: về nội dung, bài thơ cho em những kỉ niệm, tình cảm, cảm xúc thân thương về ông, bà, cha, mẹ... ; về nghệ thuật, tác giả đã sử dụng các từ ngữ, hình ảnh rất sinh động, gợi cảm; các biện pháp tu từ và cách gieo vần, ngắt nhịp độc đáo của thơ lục bát…

3. Kết đoạn

- Khái quát lại cảm nghĩ của bản thân về ý nghĩa của bài thơ.

- Cảm ơn mọi người đã lắng nghe.

Câu 4: Viết một bài nói mẫu tham khảo trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát mà em yêu thích.

Trả lời:

Bài nói tham khảo

Chào các bạn, hôm nay mình xin trình bày những cảm xúc, tình cảm của mình về một bài thơ lục bát mà mình rất yêu thích. Đó là bài:

Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Những câu thơ lục bát ấy, dường như ai ai cũng thuộc, cũng nhớ phải không các bạn? Hình ảnh đóa sen trắng thanh khiết, trong trẻo đã đi sâu vào kí ức của mọi người.

Ngay câu thơ đầu, tác giả dân gian đã khẳng định vị trí “khó ai sánh bằng” của hoa sen trong đầm. Hình ảnh hoa sen được miêu tả từ ngoài vào trong, với ba gam màu xanh, trắng, vàng, lần lượt từ lá, cánh hoa, đến nhị hoa. Đó đều là những màu sắc rực rỡ, sáng tươi.

Đặc biệt, ở câu thơ thứ ba, những chi tiết ấy lại được điệp thêm lần nữa, nhưng với trật tự đảo ngược. Khiến cho người đọc cảm nhận, được dường như đang được kiểm tra, soi xét cho thật kĩ, từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài. Sau đó, chắc chắn mà khẳng định rằng: “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Thứ hoa ấy, không chỉ xinh đẹp, mà còn tinh khiết, tuy sống trong bùn tanh nhưng vẫn thơm hương, trong sạch.

Giống như những con người, dù hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, như thế nào, vẫn giữ vẹn nguyên tấm lòng trung trinh, chung thủy, chẳng một dạ hai lòng, hai trở nên xấu xa, tồi tệ. Phẩm hạnh cao quý, đáng trân trọng ấy của con người Việt Nam, đã được tác giả dân gian khéo léo thể hiện qua hình ảnh bông sen trong câu ca dao trên.

Cảm ơn các bạn đã lắng nghe phần trình bày của mình! Nếu có sai sót gì mong các bạn góp ý để mình rút kinh nghiệm nhé!

Ôn tập trang 79

Câu 1: Tóm tắt nội dung của các văn bản sau và xác định thể loại của chúng bằng cách điền vào bảng:

Văn bản

Nội dung

Thể loại

Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương

Việt Nam quê hương ta

Trả lời:

Văn bản

Nội dung

Thể loại

Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương

“Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương” là các bài ca dao nhắc đến những địa danh, danh lam thắng cảnh, đặc sản, sản vật, lịch sử,... của dân tộc từ Bắc vào Nam. Qua đó khơi dậy tình yêu, niềm tự hào với thiên nhiên, quê hương, đất nước, con người của tác giả dân gian.

Ca dao

Việt Nam quê hương ta

Thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, của những con người lao động cần cù, chịu khó, truyền thống đấu tranh bất khuất và lòng chung thuỷ, sự tài hoa của con người Việt Nam.

Thơ lục bát

Câu 2: Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ lục bát trong bài ca dao sau:

Sông Tô nước chảy trong ngần

Con thuyền buồm trắng chạy gần chạy xa

Thon thon hai mũi chèo hoa

Lướt qua lướt lại như là bướm bay

Trả lời:

- Đặc điểm của thể thơ lục bát trong bài thơ là:

+ Về vần, nhịp, thanh điệu: bài thơ có 4 dòng, hai dòng lục (6 tiếng) và hai dòng bát (8 tiếng). Tiếng thứ sáu của câu lục thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát thứ nhất (ngần – gần) . Tiếng thứ tám của câu bát thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu lục thứ hai và tiếng thứ sáu của dòng bát thứ hai (xa- hoa -là). Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thanh bằng thanh trắc trong bài thơ.

+ Về ngôn ngữ: từ ngữ giản dị nhưng giàu sức gợi, diễn tả cảnh thuyền buồm tấp nận trên dòng sông Tô

+ Tác giả còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá (thuyền buồm chạy gần chạy xa), so sánh (Lướt qua lướt lại như là bướm bay) khiến cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân quen với con người.

Câu 3: Dựa vào gợi ý sau, em hãy nêu những đặc điểm của một đoạn văn chia sẻ về cảm xúc một bài thơ lục bát

Phương diện

Đặc điểm

Hình thức

Đoạn văn được đánh dấu từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn xuống dòng

Nội dung

Trả lời:

Phương diện

Đặc điểm

Hình thức

Đoạn văn được đánh dấu từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn xuống dòng

Đoạn văn đảm bảo cấu trúc gồm ba phần: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.

Nội dung

Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát

- Mở đoạn: giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ.

- Thân đoạn: trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.

- Kết đoạn: khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của bài thơ với bản thân


Câu 4:
Nêu hai kinh nghiệm mà em có được khi viết và trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát đã học.

Trả lời:

Hai kinh nghiệm mà em có được khi viết và trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát đã học.

- Trước khi viết hoặc nói, phải xác định mục đích là gì, người đọc/người nghe là những ai. Điều đó giúp em định hướng được nội dung bài viết, tăng hiệu quả giao tiếp.

- Thứ hai, cần tìm những từ ngữ, hình ảnh gợi cảm xúc, những biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng trong bài thơ. Từ đó, phân tích cái hay, cái đẹp của bài và nêu cảm xúc của mình.

Câu 5: Hình ảnh quê hương hiện lên trong tâm trí mỗi người không giống nhau, đối với nhà thơ Tế Hanh, quê hương là “con sông xanh biếc”, với nhạc sĩ Hoàng Hiệp, quê hương gắn liền với những kỉ niệm trên dòng sông tuổi thơ… Vậy hình ảnh quê hương trong tâm trí em là gì? Quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta? Em có thể làm gì để quê hương ngày càng đẹp hơn.

Trả lời:

- Hình ảnh quê hương hiện lên trong tâm trí mỗi người không giống nhau, đối với nhà thơ Tế Hanh, quê hương là “con sông xanh biếc”, với nhạc sĩ Hoàng Hiệp, quê hương gắn liền với những kỉ niệm trên dòng sông tuổi thơ… Riêng với bản thân em, quê hương là chốn bình yên, được tự do vui chơi và nô đùa, được đi thả diều trên triền đê, ăn những trái cây chín mọng trong vườn của ông bà thoả thích.

- Quê hương có ý nghĩa quan trọng với mỗi người bởi đó là đó là nơi chôn rau cắt rốn, có tổ tiên, ông bà, họ hàng để nhắc nhở ta nhớ về cội nguồn của chính mình.

- Để quê hương ngày càng đẹp hơn, em sẽ phấn đấu học thật giỏi và sau này quay về xây dựng, phát triển kinh tế để quê hương ngày càng giàu đẹp.

1 442 22/01/2024


Xem thêm các chương trình khác: